intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sức chống chịu, khả năng phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế - Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2022 (ICYREB 2022): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:497

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2022 (ICYREB 2022) "Sức chống chịu, khả năng phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế" Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách; giá trị cảm nhận của khách hàng tại thành phố huế đối với dịch vụ bán lẻ đa kênh tích hợp;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sức chống chịu, khả năng phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế - Kỷ yếu hội thảo quốc tế dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh năm 2022 (ICYREB 2022): Phần 1

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH NĂM 2022 (ICYREB 2022) SỨC CHỐNG CHỊU, KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH NĂM 2022 (ICYREB 2022) SỨC CHỐNG CHỊU, KHẢ NĂNG PHỤC HỒI VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  3. BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO TT Họ và tên Chức vụ - Đơn vị công tác Vai trò 1 PGS.TS. Lê Trung Thành Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Trưởng ban 2 PGS.TS. Nguyễn Anh Thu Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Phó Trưởng ban ĐHQGHN 3 PGS.TS. Bùi Huy Nhượng Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên 4 PGS.TS. Đào Ngọc Tiến Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương Ủy viên 5 PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Ủy viên 6 PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng Ủy viên 7 PGS.TS. Trương Thị Thủy Phó Giám đốc Học viện Tài chính Ủy viên 8 TS. Huỳnh Thị Thúy Giang Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Ủy viên ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 9 PGS.TS. Trương Tấn Quân Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Ủy viên Đại học Huế 10 PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt Chủ tịch Hội đồng tư vấn Trường Đại học Kinh Ủy viên tế TP. Hồ Chí Minh 11 PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Ủy viên Đại học Đà Nẵng BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO TT Họ và tên Chức vụ - Đơn vị công tác Vai trò 1 PGS.TS. Nguyễn Anh Thu Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Trưởng ban ĐHQGHN 2 ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Nương Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Phó Trưởng ban Hợp tác Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 3 PGS.TS. Tô Trung Thành Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Ủy viên Kinh tế Quốc dân 4 PGS.TS. Vũ Hoàng Nam Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại Ủy viên học Ngoại thương 5 TS. Trần Thị Bích Hằng Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Ủy viên Thương mại 6 PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Ủy viên Học viện Ngân hàng
  4. 6 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... 7 PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng Phó Ban Quản lý Khoa học, Học viện Tài chính Ủy viên 8 PGS.TS. Trịnh Quốc TrungTrưởng phòng Sau đại học và Khoa học Công Ủy viên nghệ, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 9 TS. Phạm Xuân Hùng Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Ủy viên Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế 10 TS. Phạm Dương Phương Thảo Phó Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Hợp Ủy viên tác Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 11 TS. Bùi Huỳnh Nguyên Phó Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc Ủy viên tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng BAN NỘI DUNG HỘI THẢO TT Họ và tên Chức vụ - Đơn vị công tác Vai trò 1 PGS.TS. Nguyễn Anh Thu Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Trưởng ban ĐHQGHN 2 TS. Lưu Ngọc Hiệp Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính Ngân hàng, Phó Trưởng ban Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 3 TS. Nguyễn Đức Lâm Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Ủy viên, Thư ký Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 4 PGS.TS. Tô Thế Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Ủy viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 5 TS. Phạm Vũ Thắng Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh, Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 6 TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy Chủ nhiệm Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại Ủy viên học Kinh tế - ĐHQGHN 7 PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính Ngân hàng, Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 8 TS. Vũ Thanh Hương Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kinh doanh Ủy viên Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 9 PGS.TS. Lưu Quốc Đạt Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Ủy viên Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 10 PGS.TS. Lê Quốc Hội Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Ủy viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 11 PGS.TS. Trần Mạnh Dũng Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Ủy viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 12 PGS.TS. Hoàng Xuân Bình Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Ủy viên Ngoại thương
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... 7 13 PGS.TS. Trịnh Thị Thu Hương Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Kinh doanh Ủy viên Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương 14 TS. Trần Thị Bích Hằng Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Ủy viên Thương mại 15 TS. Trần Việt Thảo Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại Ủy viên học Thương mại 16 PGS.TS. Nguyễn Thùy Dương Trưởng khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng Ủy viên 17 TS. Nguyễn Vân Hà Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Ủy viên Ngân hàng 18 PGS.TS. Trương Thị Thủy Phó Giám đốc Học viện Tài chính Ủy viên 19 PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng Phó Ban Quản lý Khoa học, Học viện Tài chính Ủy viên 20 PGS.TS. Nguyễn Anh Phong Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng Trường Đại Ủy viên học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 21 TS. Trịnh Hoàng Hồng Huệ Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Ủy viên ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 22 PGS.TS. Bùi Đức Tính Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại Ủy viên học Kinh tế - Đại học Huế 23 PGS.TS. Hoàng Trọng Hùng Phó Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Ủy viên Đại học Kinh tế - Đại học Huế 24 ThS. Võ Đức Hoàng Vũ Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Ủy viên Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 25 ThS. Tô Công Nguyên Bảo Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Ủy viên TP. Hồ Chí Minh 26 PGS.TS. Đặng Hữu Mẫn Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 27 TS. Bùi Huỳnh Nguyên Phó Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Ủy viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  6. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU...........................................................................................................................15 Phần 1 QUẢN TRỊ KINH DOANH 1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM DU LỊCH THÔNG MINH CỦA DU KHÁCH Trần Thị Huyền Trang.....................................................................................................18 2. GIÁ TRỊ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ BÁN LẺ ĐA KÊNH TÍCH HỢP Bùi Thị Thanh Nga..........................................................................................................42 3. KHOẢNG CÁCH GIỮA KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI HỌC VỀ KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Nguyễn Thị Nhinh, Nguyễn Ngọc Hà, Trương Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Trà Vinh.............................................................................................................63 4. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Phạm Thị Bích Thu, Lê Thị Loan....................................................................................80 5. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN SỐ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NHẰM PHỤC HỒI DU LỊCH ĐỐI VỚI TỈNH QUẢNG NINH Dương Hồng Hạnh........................................................................................................ 101 6. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHU CẦU CHẠM VÀO SẢN PHẨM ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM TRỰC TUYẾN Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Lê Thị Minh Hằng, Lê Thị Mỹ Yến........................................ 123
  7. 10 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... 7. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG NHẬT BẢN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ HỢP TÁC QUỐC TẾ DAYSTAR Nguyễn Như Phương Anh, Nguyễn Thị Thúy Hà....................................................... 150 8. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Dương Thị Hoài Nhung, Đỗ Thị Thanh Hải................................................................. 181 9. TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG TƯƠNG TÁC ĐẾN NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU VÀ LÒNG TRUNG THÀNH: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ SỐ Nguyễn Thị Huyền Ngân.............................................................................................. 207 10. TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM - VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU Lê Thị Thanh Ngân........................................................................................................ 231 11. VẬN DỤNG THUYẾT BÊN LIÊN QUAN VÀ THUYẾT THỂ CHẾ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ÁP LỰC CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ CHIẾN LƯỢC MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ KIỂM SOÁT Phùng Mạnh Hùng....................................................................................................... 251 12. MÔ HÌNH KINH DOANH D2C CỦA NIKE VÀ BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP THỜI TRANG VIỆT NAM Tăng Thị Thanh Thủy, Vũ Khánh Linh........................................................................ 278 13. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI LỰA CHỌN THƯƠNG HIỆU CỬA HÀNG BÁN LẺ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI KHU VỰC HÀ NỘI Tăng Thị Thanh Thủy, Vũ Thu Loan............................................................................. 296 14. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ (MOBILE WALLET VÀ MOBILE MONEY) CỦA CÔNG NHÂN VÀ NÔNG DÂN: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM Đào Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Hoa, Vũ Thị Thu Huệ....................................................... 314 15. GIẢI THÍCH HÀNH VI TRUYỀN MIỆNG VÀ NÓI TIÊU CỰC VỀ THƯƠNG HIỆU CẠNH TRANH: VAI TRÒ CỦA GẮN BÓ VÀ TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU Đặng Thị Phước Toàn, Nguyễn Hữu Khôi................................................................... 316
  8. MỤC LỤC 11 16. NHẬN THỨC VÀ NHU CẦU XỬ LÝ RÁC THẢI NHỰA CỦA NGƯỜI DÂN Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Đỗ Thị Hồng Uyên, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Thu Hiền,  Nguyễn Diệp Linh, Khúc Văn Quý............................................................................... 317 Phần 2 KINH TẾ HỌC 17. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA CHỦ HỘ TIÊU DÙNG ĐIỆN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Lê Thanh An................................................................................................................... 320 18. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH Đào Thị Cẩm Nhung, Phan Thị Nhung....................................................................... 341 19. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI TIÊU Y TẾ CÔNG VÀ TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CỦA CON NGƯỜI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN KHU VỰC CHÂU Á Phạm Cảnh Toàn, Vũ Lam Giang................................................................................. 356 20. MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM Lê Khánh Cường............................................................................................................ 381 21. NHÌN LẠI HƠN BA THẬP KỶ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH GIÁ Ở VIỆT NAM Trần Phương Thúy........................................................................................................ 404 22. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Bế Thị Hồng................................................................................................................... 425 23. QUAN HỆ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN NGƯỠNG NỢ Lê Hoàng Đức................................................................................................................ 442 24. VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ TẠI VIỆT NAM Trần Thị Thu Huyền...................................................................................................... 462 25. XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Đào Thị Nhung.............................................................................................................. 478
  9. 12 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... 26. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 Đỗ Hương Giang,, Đào Trang Uyên, Phan Trung Kiên, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Quỳnh Trang, Phạm Quỳnh Anh....................................... 495 Phần 3 TÀI CHÍNH 27. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Thanh Nga, Đàm Thị Thu Trang........................... 498 28. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG TRONG KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thu Hoài, Phạm Đức Hiếu............................................................................. 513 29. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIẾT KIỆM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VIỆT NAM Lê Văn Hinh, Nguyễn Tường Vân................................................................................ 533 30. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM Phan Hương Thảo......................................................................................................... 563 31. KIỂM NGHIỆM MÔ HÌNH CARHART TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Võ Kim Thủy Tiên, Nguyễn Hải Yến............................................................................ 583 32. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƯỚC VÀ SAU DỊCH COVID-19 Lê Thanh Huyền............................................................................................................ 602 33. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THUỘC SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI Trần Văn Hải.................................................................................................................. 622 34. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẬP BÁO CÁO TÍCH HỢP Hoàng Thị Hồng Vân.................................................................................................... 645 35. TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Dương Ngân Hà............................................................................................................. 670
  10. MỤC LỤC 13 36. TÍNH PHÁP LÝ CỦA CÁC HỢP ĐỒNG KHI NGƯỜI THỨ BA THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Nguyễn Thị Dịu Hiền................................................................................................... 692 37. VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN NỀN TẢNG BLOCKCHAIN Ở VIỆT NAM Lê Thị Khánh Linh......................................................................................................... 705 38. CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI, GIAO DỊCH CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Nguyễn Vĩnh Khương, Lê Ong Tiểu Băng, Đinh Hồ Tuyết Anh,  Văn Công Danh, Phạm Xuân Hưng, Nguyễn Ái Ngân.............................................. 706 39. RÀO CẢN TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI MỘT SỐ NƯỚC ASEAN Đào Bích Ngọc, Ngô Thị Hằng..................................................................................... 707 40. TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CƠ SỞ: TRƯỜNG HỢP CHỈ SỐ VN30 Nguyễn Xuân Hào, Nguyễn Thị Nhung...................................................................... 708 Phần 4 NGHIÊN CỨU KHU VỰC, QUY HOẠCH VÀ MÔI TRƯỜNG 41. MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DƯỚI SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ CHẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Hồ Huy Quốc Cường, Trần Trúc Quỳnh, Trần Hồ Cẩm Phả, Mai Lê Thuý Vân......... 710 42. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ MÔI TRƯỜNG TỚI SỰ THỎA MÃN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NGÀNH CHĂM SÓC DA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Dương Thị Hoài Nhung, Thạch Thanh Tú................................................................... 754 43. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Đào Lê Trang Anh, Nguyễn Thị Tú Anh....................................................................... 781 44. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LỰA CHỌN SINH KẾ TẠI CÁC VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2018 Huỳnh Ngọc Chương, Trần Thị Lộc, Trần Lục Thanh Tuyền, Bùi Hồng Ngọc.......... 798
  11. LỜI GIỚI THIỆU Tiếp nối thành công của các kỳ hội thảo đã qua, với mong muốn tạo ra một diễn đàn dành cho các nhà khoa học trẻ trong và ngoài nước có thiên hướng nghiên cứu về kinh tế và quản trị kinh doanh, Hội thảo Quốc tế Thường niên dành cho các nhà khoa học trẻ khối trường kinh tế và kinh doanh (International Conference for Young Researchers in Economics and Business - ICYREB) tiếp tục được tổ chức trong năm 2022 với đơn vị chủ trì là Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Hội thảo cũng là một phần trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Trường Đại học Kinh tế (2007-2022). Trong năm thứ 8 tổ chức, Hội thảo nhận được sự tham gia của 10 trường đại học và học viện với tư cách là đơn vị thành viên đồng tổ chức, bao gồm: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Thương mại, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Mục tiêu trọng tâm xuyên suốt các kỳ Hội thảo ICYREB là thúc đẩy năng lượng nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh hướng tới việc công bố sản phẩm khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế có uy tín. Hội thảo cũng mở ra cơ hội để các nhà khoa học trẻ giao lưu, kết nối và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong nghiên cứu. Thông qua Hội thảo, các nhà khoa học trẻ sẽ nhận được những lời góp ý, bình luận của các nhà phản biện thuộc lĩnh vực chuyên môn bài viết, qua đó rút kinh nghiệm và tiếp tục phát triển công trình nghiên cứu của mình để có thể được chấp nhận đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước. Đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội chưa từng có trên toàn cầu. Sau hơn hai năm, mặc dù đại dịch đã từng
  12. 16 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... bước được kiểm soát, những hệ lụy của đại dịch vẫn hiện hữu và tiếp tục tạo ra nhiều khó khăn cũng như cơ hội với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội thảo ICYREB lần thứ 8 được tổ chức tập trung vào chủ đề Sức chống chịu, khả năng phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế (Economic Resilience, Recovery and Growth). Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham gia viết bài của hàng trăm nhà khoa học trẻ đến từ 34 trường đại học/ học viện và các tổ chức đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh với tổng số 171 bài viết đã được gửi cho Ban Tổ chức Hội thảo. Trải qua hai vòng phản biện kín, 116 bài viết đã được duyệt đăng trong Kỷ yếu Hội thảo. Ngoài các nhà khoa học trẻ trong nước, Hội thảo cũng thu hút sự quan tâm viết bài của các tác giả đến từ Bỉ, Nga, Hàn Quốc… Nhiều bài viết đã cho thấy được năng lực nghiên cứu tốt của các nhà khoa học trẻ với việc áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, cấu trúc lôgic, lập luận chặt chẽ và có luận cứ vững vàng. Lĩnh vực nghiên cứu của các bài viết cũng tương đối đa dạng, được bao quát thông qua 5 chủ đề chính sau: (1) Tài chính; (2) Quản trị thông tin/ quản trị hệ thống; (3) Quản trị kinh doanh; (4) Kinh tế học; và (5) Nghiên cứu khu vực, quy hoạch và môi trường. Ban Tổ chức Hội thảo xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của các trường thành viên đồng tổ chức Hội thảo, những góp ý khách quan, thẳng thắn của các nhà khoa học trong quá trình tham gia phản biện bài viết và sự tham gia nhiệt thành của các nhà khoa học trẻ trong và ngoài nước. Chúng tôi hy vọng tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện của lãnh đạo các trường đại học/ học viện trong mạng lưới các trường đào tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh cũng như sự tham gia đông đảo hơn nữa của các nhà khoa học trẻ trong những lần tổ chức Hội thảo tiếp theo. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2022 TM. BAN TỔ CHỨC TRƯỞNG BAN PGS.TS. Nguyễn Anh Thu Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
  13. Phần 1 QUẢN TRỊ KINH DOANH
  14. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM DU LỊCH THÔNG MINH CỦA DU KHÁCH Trần Thị Huyền Trang1 Tóm tắt: Nghiên cứu tập trung vào phân tích ảnh hưởng của 5 thuộc tính của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) gồm có: tính thông tin, tính truy cập, tính tương tác, cá nhân hóa, độ bảo mật đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách thông qua ba giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi tại điểm đến Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khám phá ra mức độ tác động của các thuộc tính CNTT&TT đến ba giai đoạn của chuyến đi và mức độ ảnh hưởng của 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách. Nghiên cứu đã có những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn nhằm góp phần làm phong phú thêm nghiên cứu thuộc lĩnh vực này tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước và các ban Quản lý điểm đến có những chính sách phù hợp để phát triển CNTT&TT tại điểm đến nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách du lịch. Từ khóa: Công nghệ thông tin và truyền thông, du lịch thông minh, trải nghiệm du lịch thông minh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Về mặt lý luận Trong những thập kỷ qua, CNTT&TT đã và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là làm biến đổi ngành du lịch trên toàn thế giới (Buhalis, 2003). Khái niệm điểm đến du lịch thông minh là một khái niệm mới nổi trong bối cảnh phát triển và ứng dụng CNTT&TT ngày càng gia tăng ở các điểm đến du lịch, khái niệm này đang dần tạo ra một cách tiếp cận mới về quản lý điểm đến. Du lịch thông minh được xây dựng trên nền tảng CNTT&TT, 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tác giả liên hệ: Email: tranhuyentrang.neu@gmail.com
  15. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 19 trong đó hạ tầng tích hợp dữ liệu được phát triển đồng bộ, đảm bảo sự tương tác kịp thời giữa các bên là cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch, du khách và cộng đồng nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Neuhofer, Buhalis và Ladkin (2012) cho rằng sự tiến bộ của CNTT&TT đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành du lịch và làm thay đổi vai trò, cấu trúc, quy trình và cách thức du lịch truyền thống để từ đó hình thành trải nghiệm du lịch thông minh cho du khách. Vì vậy, CNTT&TT thực sự đã làm thay đổi mạnh mẽ trải nghiệm của khách du lịch và nâng cao trải nghiệm của du khách trong toàn bộ quá trình đi du lịch, hay trải nghiệm du lịch thông thường đã được nâng tầm lên thành trải nghiệm du lịch thông minh nhờ có sự áp dụng CNTT&TT. 1.2. Về mặt thực tiễn Sự phát triển của CNTT&TT tại các điểm đến du lịch cũng đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin của khách du lịch. Đặc biệt, sự bùng nổ của mạng xã hội và các ứng dụng trên điện thoại di động có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn điểm đến, cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, các điểm tham quan của khách du lịch. Không nằm ngoài xu thế này, du lịch Việt Nam đang tiếp cận nhanh chóng với du lịch thông minh để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của CNTT&TT đến trải nghiệm du lịch thông minh của khách du lịch vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở Việt Nam, dẫn đến việc các nhà quản lý gặp khó khăn trong việc xác định được thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin tại điểm đến liệu có đáp ứng được những nhu cầu của khách du lịch, từ đó xác định xem các điểm đến nên đầu tư vào khía cạnh nào của CNTT&TT để tối ưu hóa các trải nghiệm du lịch thông minh của du khách (Nguyễn Thị Minh Nghĩa và Nguyễn Thị Thuý Vân, 2019). Vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào làm rõ mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính CNTT&TT (tính thông tin, tính truy cập, tính tương tác, tính cá nhân hóa, độ bảo mật) đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách trong 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi tại các điểm đến du lịch ở Việt Nam cũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
59=>2