intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sức hút siêu thị ngoại

Chia sẻ: Ho Huynh Thien Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

185
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với chính sách giá rẻ, linh hoạt trong thanh toán, mở nhiều kênh khuyến mãi hấp dẫn... các siêu thị ngoại đang dần tạo ra những ưu thế đặc trưng thu hút ngày càng đông khách hàng đến mua sắm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sức hút siêu thị ngoại

  1. Sức hút siêu thị ngoại Nếu như đến với Metro vì sự đa dạng và phong phú của hàng hóa cũng như kỳ vọng vào giá rẻ, thì người tiêu dùng đến với Big C bởi những chuyện rất nhỏ như “để mua bánh mì Pháp” hay đến Lotte Mart vì khu vui chơi trẻ em... Với chính sách giá rẻ, linh hoạt trong thanh toán, mở nhiều kênh khuyến mãi hấp dẫn... các siêu thị ngoại đang dần tạo ra những ưu thế đặc trưng thu hút ngày càng đông khách hàng đến mua sắm. Nếu như đến với Metro vì sự đa dạng và phong phú của hàng hóa cũng như kỳ vọng vào giá rẻ, thì người tiêu dùng đến với Big C bởi những chuyện rất nhỏ như “để mua bánh mì Pháp” hay đến Lotte Mart vì khu vui chơi trẻ em... Câu chuyện ổ bánh mì Những ngày giữa tháng 6-2010, đến siêu thị Co.op Mart Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp, TP.HCM), nhiều người có cảm giác là lạ khi thấy xuất hiện một quầy bánh mì tươi. Co.op Bakery, thương hiệu bánh mì riêng do Co.op Mart xây dựng, xem như là một giá trị cộng thêm nhằm kéo khách đến với mình. Nhưng trước đó khi mới bắt đầu đặt chân vào VN, siêu thị Big C đã mang theo công nghệ bánh mì Pháp trong các siêu thị của mình. Điều mới mẻ này ngay lập tức đã tạo nên “hội chứng bánh mì”, hầu như bà nội trợ nào rời siêu thị này cũng đều xách theo những ổ bánh mì baguette vàng ươm, nóng giòn và nhất là độ dài không lẫn vào đâu được. Quầy bánh mì ở các siêu thị Big C luôn trong tình trạng chen chúc, xô đẩy khi mẻ bánh mì mới ra lò. Đại diện Big C thừa nhận ổ bánh mì đã trở thành “hình ảnh” của siêu thị này tại VN. Người dân ưa thích đến mức tại Hà Nội có người vào siêu thị gom bánh mì ra bán ngay gần cổng siêu thị để kiếm lời. Dù mang tiếng là siêu thị dành cho người Hàn Quốc vì bán rất nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc, siêu thị Lotte Mart (Q.7, TP.HCM) cũng đang trở thành thỏi nam châm của nhiều bà nội trợ. Tuy có vẻ bề ngoài là một siêu thị hiện đại nhưng so với mặt bằng giá ngoài chợ, mặt hàng thủy hải sản ở đây có giá cả khá phù hợp, thậm chí nhiều loại không dễ tìm thấy ngoài chợ. Lotte Mart cũng là một trong những siêu thị cung cấp thêm các dịch vụ phương tiện như xe đẩy cho em bé, khu vui chơi cho trẻ em... Nếu so với những siêu thị trong nước đang ngày một chật chội do lượng hàng hóa ngày càng tăng mạnh, chiếm cả lối đi của khách thì Lotte Mart thật sự là địa điểm mua sắm lý tưởng. Hàng hóa đa dạng Trung bình mỗi siêu thị nước ngoài ở VN hiện kinh doanh 40.000-50.000 mặt hàng khác nhau, trong khi tại các siêu thị trong nước con số này chỉ 25.000-30.000 mặt hàng. Sự đa dạng trong chủng hàng của
  2. các siêu thị ngoại thường nhỉnh hơn siêu thị trong nước ở ngành hàng lẫn nhãn hàng. Điển hình như mặt hàng gia vị hạt tiêu. Trên quầy gia vị của siêu thị Big C có đến gần 10 loại tiêu khác nhau như tiêu sọ, tiêu xanh, tiêu hạt mịn, tiêu cay, tiêu nhập khẩu... Ngay trong cùng một loại tiêu cũng có đến 2-3 nhà cung cấp khác nhau. Trong khi đó, tại siêu thị Co.op Mart khách hàng chỉ có hai sự lựa chọn: tiêu sọ hoặc tiêu đen đóng gói sẵn. Các siêu thị ngoại cũng làm phong phú thêm chủng hàng hóa kinh doanh bằng nguồn hàng nhập khẩu từ công ty mẹ ở nước ngoài. Tại Lotte Mart, ngoài các mặt hàng sản xuất tại VN, siêu thị còn bán nhiều mặt hàng nhập từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật... Trong đó, có hẳn khu vực riêng bày bán hàng Hàn Quốc từ mì gói, gia vị đến đồ dùng gia đình. “Các ông chủ siêu thị Hàn Quốc đề ra phương châm ưu tiên một là hàng hóa của doanh nghiệp Hàn Quốc dù sản xuất bất kỳ nơi nào. Vì thế, dù phải sử dụng hàng sản xuất nội địa là chính để bán cho người tiêu dùng địa phương, nhưng khi có cơ hội là họ tăng số mặt hàng của Hàn Quốc lên”, một chuyên gia ngành bán lẻ từng giữ vị trí quan trọng tại các siêu thị nước ngoài đánh giá. Gia công tại thị trường nội Khuynh hướng sản xuất các sản phẩm nhãn hàng riêng cho từng siêu thị nay cũng đang phổ biến ở Metro hay Big C. Theo cách làm này, doanh nghiệp trong nước chỉ lo khâu sản xuất, còn các siêu thị sẽ đặt tên và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đó. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước đang làm gia công cho chính thị trường nội địa của mình. Một chuyên gia nghiên cứu thị trường đánh giá: “Những sản phẩm mang nhãn hàng riêng của siêu thị hiện nay tuy chiếm tỉ lệ chưa cao trong tổng hàng hóa bán ở siêu thị, nhưng với chính sách ưu tiên đặc biệt cho những nhãn hàng này của các chủ siêu thị, tương lai không xa một vị thế của chúng sẽ khác. Chắc chắn hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ chịu thêm một sức ép cạnh tranh mới bên cạnh sức ép từ những công ty nước ngoài sản xuất tại VN và từ hàng nhập khẩu”. Với ưu thế mặt bằng rộng, chính sách phát triển của siêu thị nước ngoài luôn đa dạng nhãn hàng trên cùng một sản phẩm, vừa tạo sự cạnh tranh vừa tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Vì vậy đối với các doanh nghiệp, con đường vào một siêu thị ngoại bao giờ cũng sáng sủa hơn siêu thị trong nước. Giám đốc một công ty bánh kẹo cho biết sản phẩm của đơn vị ông từng bị một siêu thị trong nước từ chối với lý do đã có sản phẩm tương đồng. Thế nhưng đối với Metro, Big C, chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu thủ tục về sản xuất hàng hóa, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm... hàng dĩ nhiên sẽ được vào. Thương hiệu nước ngoài cũng không khó để xâm nhập vào kênh bán lẻ hiện đại và chinh phục tiếp ở những thị trường ngách mà họ muốn. Kinh phí mua không gian trưng bày quầy, kệ tại hệ thống các siêu thị không phải là vấn đề của những thương hiệu này. “Mở mắt ra là chỉ thấy mục tiêu đi chiếm kệ nào của
  3. siêu thị nào” - ông C, phụ trách thị trường của một công ty đa quốc gia, nhận xét. Các thương hiệu nước ngoài sẵn sàng bỏ chi phí ký hợp đồng một năm để giữ chỗ trên quầy kệ. Có thể nói cuộc chiến trên quầy kệ giữa thương hiệu nước ngoài với thương hiệu trong nước vẫn diễn ra khốc liệt từng ngày, từng giờ. Xu hướng tiếp cận người tiêu dùng thông qua tiếp thị, quảng cáo được thay thế bằng việc tiếp cận trực tiếp tại các điểm bán lẻ. Đặc biệt, xu hướng cạnh tranh mạnh vào bên trong quầy kệ, tập trung mạnh vào cách trưng bày, khuyến mãi, kích thích người tiêu dùng. “Nhiều tiền thì sự hiện diện trên quầy kệ sẽ nhiều hơn, lâu hơn. Các DN trong nước khó làm được như vậy, nếu có chỉ có thể đếm được chừng vài ba đơn vị”, trưởng phòng thu mua một siêu thị nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2