intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sushi – Ẩm thực nổi tiếng của Nhật Bản

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Sushi – Ẩm thực nổi tiếng của Nhật Bản" được thực hiện để tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó thu thập thêm kiến thức để trau dồi thêm kiến thức cho bản thân về văn hóa Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sushi – Ẩm thực nổi tiếng của Nhật Bản

  1. SUSHI – ẨM THỰC NỔI TIẾNG CỦA NHẬT BẢN Đặng Hữu Đang*, Phạm Thành Trung, Lê Hưng Long, Thái Trần Bá Hoàng, La Trọng Hiếu Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tiết Thụy Tường Vy TÓM TẮT Nhắc đến Nhật Bản chúng ta vẫn hình dung ra đỉnh núi Phú Sĩ phủ tuyết trắng lấp lóa, những rặng anh đào khoe sắc trong những khu vườn nhỏ xinh đến xứ sở của những con người hồn hậu, ấm áp sở hữu cho mình những phẩm chất vô cùng tốt đẹp. Thế nhưng, Nhật Bản còn gây thương nhớ với lữ khách bởi một nền ẩm thực phong phú, cầu kỳ về cách bày trí và hương vị độc đáo. Trong kho tàng ẩm thực của xứ sở mặt trời mọc, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến Sushi – tâm hồn của ẩm thực Nhật Bản. Trong đó nổi bật nhất chính là về Sushi. Chính vì vậy, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Sushi – ẨM THỰC NỔI TIẾNG CỦA NHẬT BẢN” để tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó thu thập thêm kiến thức để trau dồi thêm kiến thức cho bản thân về văn hóa Nhật Bản. Từ khóa: Món ăn Nhật Bản, Sushi 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Sushi được biết đến như món ăn đặc trưng nhất trong ẩm thực Nhật Bản, nhưng có rất nhiều những đồn đoán và giả thuyết khác xuất hiện lý giải về nguồn gốc ra đời của món ăn này. Có ý kiến cho rằng, không phải Nhật Bản mà Đông Nam Á mới là quê hương đích thị của món Sushi. Khi ấy, “Narezushi” được gọi là “sushi nguyên thủy”, là món ăn từ cá thịnh hành nhất tại đây. Nó được tạo thành từ việc gói ghém cá trong cơm chua của những người sống ở khu vực núi rừng thượng lưu sông Mekong. Cách bảo quản này dần dần được truyền bá và du nhập sang Trung Quốc và Nhật Bản. Ở thế kỷ thứ 4 SCN, người Trung Quốc đã sử dụng thành thục cách chế biến này và đưa Narezushi vào bữa ăn gia đình như món điểm tâm quen thuộc. Đến thế kỷ thứ 9, món ăn cá trộn cơm lên men có xuất sứ từ Trung Quốc đã được du nhập tới xứ sở mặt trời mọc. Vì lần đầu được thưởng thức món ăn lạ lùng này nên đã tạo cho người Nhật cảm hứng sáng tạo ra một món ăn độc đáo. Và sau này được mọi người biết tới với tên gọi là “Sushi”. Miếng Sushi đầu tiên chỉ đơn giản là gạo dẻo được nấu chín và ăn kèm với cá sống. Nhờ sự kết hợp tinh túy giữa nền văn minh lúa nước với ưu thế là 1 quốc đảo được bao bọc bởi biển cả, Nhật Bản có được một nguồn tài nguyên hải sản vô cùng mạnh mẽ. Trong thời điểm những ngư dân Nhật đang đau đầu vì câu hỏi làm sao để giữ được những món hải sản của họ luôn tươi ngon trong nhiều ngày dài thì phương pháp bảo quản cá sống trong cơm lên men như một làn gió mới thổi đến và được quốc đảo vô cùng ưa chuộng. Ở thời kỳ Muromachi kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16 trong lịch sử Nhật Bản, loại Sushi phổ biến nhất chính là Namanari. Loại Sushi này được chế biến bằng cách bọc cá trong gạo. Với loại Sushi này, thực khách sẽ cảm nhận được hương vị tươi ngon của cá thay vì để nó bị chuyển đổi hương vị. Thế nhưng, Sushi chỉ thực sự trở thành món ăn quốc dân và được đưa đến đỉnh cao khi bước 2441
  2. vào thời kỳ Edo. Ở thời kỳ này, sự ra đời của Haya-zushi, loại Sushi thứ 3 đã làm thay đổi hoàn toàn cảm quan về Sushi trong nhận thức về ẩm thực. Đây không còn là cách thức để bảo quản cá nữa mà đã được nâng tầm lên nghệ thuật ẩm thực với diện mạo bắt mắt, tinh tế đặc biệt là hương vị thơm ngon. Nhờ sự di chuyển của các tướng quân thời đại Edo từ khu vực này sang khu vực khác, nên món ăn Sushi mang phong cách hoàng gia với màu sắc cầu kỳ, bắt mắt chuyên phục vụ các tướng quân, vua chúa... khá thịnh hành ở những khu vực như Kyoto và ToKyo. Khi bước sang thế kỷ 7, phát minh giấm gạo đã làm thay đổi ít nhiều hương vị và cách làm Sushi. Lúc này, những phụ gia khác bao gồm cả giấm lên men bằng phương pháp thủ công được thay hoàn toàn bằng giấm gạo. So với cách chế biến trước đó, món Haya-zushi được bổ sung thêm gạo non tạo nên mùi hương thơm thoang thoảng, chua cay của đồ ăn kèm khi chạm đến đầu lưỡi, cá cũng không bị mất vị tươi ngon.Từ những năm 1800 trở đi, sau thời kỳ nở rộ với cách thức chế biến cầu kỳ, Sushi đã trở thành món ăn quen thuộc của bất kỳ một con dân nào tại Nhật Bản. Sushi giai đoạn này được biết với một cái tên thông dụng là Nigiri sushi. Đây thực chất là loại điểm tâm đơn giản nhất được tạo thành từ một nắm cơm nhỏ được trộn với giấm gạo và vắt gọn lại, đặt bên trên là một lát cá. Loại sushi này được chế biến và ra đời cùng với trào lưu di cư của một bộ phận người dân Edo chạy theo làn sóng đô thị tại Tokyo. Đến đầu thế kỷ 20, thiên tai tại vùng Kanto cũng làm thay đổi ít nhiều phong cách làm Sushi của các đầu bếp. Ngoài hương vị Nigiri-sushi truyền thống, các nhà hàng tại hầu khắp Nhật Bản truyền tai nhau bí quyết làm Sushi từ gạo kết hợp với trứng cuộn Tamago hay bằng những lát hải sản chín nhờ được hơ qua ngọn đèn khò. 2. CÁC NGUYÊN LIỆU CHÍNH CỦA SUSHI - Gạo nhật: Là loại gạo để làm sushi, hay còn gọi là sumeshi hoặc sushimeshi, thậm chí người ta còn dùng gạo lứt để làm sushi. - Giấm: Được gọi là “sushisu”, không phải là loại giấm thông thường, nó là hỗn hợp giấm gồm có đường, muối và rượu ngọt Mirin. - Nguyên liệu hải sản: Được gọi là “neta”, sử dụng hầu hết các loại hải sản như cá hồi, cá ngừ, tôm, mực, bạch tuộc, sò điệp… Hình 1: Cách làm sushi cuộn hấp dẫn, dễ ăn đơn giản ( Điện máy xanh 2021) 3. CÁC LOẠI SUSHI PHỔ BIẾN Ở NHẬT BẢN 2442
  3. Nare sushi (hay narezushi): Là một kiểu sushi “cổ đại” vẫn có bán ở khắp nơi tại Nhật, đặc biệt nhiều nhất ở vùng Shiga. Tại đây thực khách biết tới narezushi với tên gọi phổ biến hơn là funazushi - đặc sản địa phương làm từ cá ướp muối mặn và cơm trong nhiều năm liền. Narezushi là một trong những loại sushi được sáng tạo ra sớm nhất trên thế giới. Từ thế kỷ 10 tại Nhật Bản, loại cá lên men này đã được bảo quản bằng muối và gạo, sau đó mới cải tiến thành nigiri (sushi kiểu cơm nắm và cá thái lát đặt lên trên) mà chúng ta biết ngày nay. Inari sushi: Trông Inarizushi như những “gói theo mùa”, loại sushi truyền thống này làm từ đậu hũ chiên nhồi nhân là cơm dẻo thơm, một số loại rau, gia vị như cà rốt, nấm, măng, rong biển... Món ăn đặt theo tên thần Shinto Inari, người được cho là đã tìm ra món đậu hũ chiên. Nigiri sushi: Một trong những loại sushi được biết tới nhiều nhất thế giới là nigiri sushi, chúng làm từ một nắm cơm nhỏ nắm chặt bằng tay sau đó bọc bên trên với trứng hoặc các loại hải sản như tôm, mực, cá, lươn... đôi khi có cuộn thêm một miếng rong biển nhỏ. Món ăn này bắt đầu phổ biến từ thời kỳ Edo (1603 - 1867). Khi ăn Nigiri sushi cần gắp hoặc cầm bằng tay sạch chấm tương, không chấm cơm và tương vì đã trộn gia vị, rồi ăn cả miếng, tránh cắn nửa chừng. Gunkanmaki: Là một loại của nigiri sushi nhưng gunkanmaki lại là cơm bọc bằng miếng rong biển lớn, chừa lại hai mặt trên dưới, trong đó mặt trên miếng sushi được thêm trứng cá hồi, nhím biển, hàu... Gunkan nghĩa là chiếc thuyền trong tiếng Nhật, trông sushi này quả thực giống một chiếc thuyền nhỏ “chở” đầy cá, trứng Temari sushi: Cũng là một loại sushi thuộc nigiri sushi nhưng hình dáng temari lại giống một quả bóng tròn hơn. Cơm, cá, rong biển được xếp rồi ép chặt thành hình tròn. Temari là món dễ chế biến tại nhà và thường được người Nhật mang đi ăn trong các buổi dã ngoại, lễ Halloween, Hinamatsuri (lễ hội búp bê cho bé gái) và Giáng sinh vì chúng dễ trang trí theo chủ đề. Futomaki: Đây chính là “tinh tú” của sushi cơm cuộn, chúng được cuộn rong biển rất chặt với cơm và các loại nhân như trứng, rau củ, cá... thành hình trụ sau đó cắt miếng vừa ăn. Người chế biến thường dùng thêm một mành tre nhỏ để cuộn cơm chặt tay hơn. Vốn là đặc sản và có nguồn gốc ở vùng Kansai, futomaki là sushi được ăn nhiều dịp lễ hội Setsubun vào mùa xuân. Futomaki bề ngoài giống norimaki cỡ lớn và chứa nhiều loại nhân hơn trong một miếng. Hiện nay, loại sushi này rất phổ biến tại Bắc Mỹ. Hosomaki: Loại sushi này có kích thước nhỏ nhất khi chỉ nặng cỡ 80 - 100 gr. Hosomaki chế biến cũng rất đơn giản với chỉ một chút cơm, cuộn rong biển và nhân là một loại duy nhất, ví như dưa chuột, cá ngừ... Temaki: Temaki nghĩa là “cuộn tay”, đó cũng là cách chế biến loại sushi này, dùng rong biển bọc cơm và rau củ, cá rồi cuộn thành hình phễu khá lỏng tay. Khi làm xong temaki nhìn giống một que kem ốc quế. Thực khách khi ăn chỉ việc cầm tay ăn không nhất thiết dùng đũa. Oshi sushi: Là đặc sản của Osaka và vùng Kansai, oshi sushi không dùng rong biển bọc cơm mà cơm nén thành miếng bên trên sử dụng topping là các loại cá, trứng cá, rau củ... Khi nén chặt rồi có thể cắt thành miếng nhỏ hơn để vừa ăn, hình dạng khá vuông vức nên còn gọi là ashako sushi hay “hộp sushi”. 2443
  4. Chirashi sushi: Khác hẳn các loại sushi khác, chirashi được bày trong bát gồm cơm ở dưới, rau củ, gừng muối, wasabi và trứng chiên, cá, tôm, trứng cá sống thái lát mỏng ở trên. Có lẽ là món sushi dễ làm nhất vì đầu bếp chỉ cần có đủ nguyên liệu là có thể phục vụ thực khách. 4. GIỚI THIỆU VỀ SUSHI BĂNG CHUYỀN “KAITENZUSHI” Nhắc đến Sushi, chắc hẳn ai cũng biết đến “Sushi băng chuyền” – món ăn rất nổi tiếng tại Nhật Bản được nhiều người yêu thích. Thưởng thức Sushi thường được bày trí trong những đĩa lớn với những lát sushi tươi mới, thơm ngon. Tuy nhiên giá cả đắt đỏ của những đĩa sushi này khiến nhiều người không thể thưởng thức được. Tuy vậy hiện nay tại Nhật có những cửa hàng sushi bình dân hơn được gọi là sushi băng chuyền. Các đĩa sushi sẽ được quay vòng trên một băng chuyền từ nhà bếp ra đến bàn ăn. Trong tiếng Nhật, những cửa hàng Sushi này sẽ được gọi là “Kaitenzushi”. Sushi quay vòng tại Nhật Bản có nhiều đặc điểm rất thú vị. Trong đó băng chuyền dài nhất của hình thức Sushi này thuộc về cửa hàng Sushi có tên là “Onmakuzushi Itsukaichishiten” tại Hiroshima. Chiều dài của băng chuyền này lên đến 147 m và là băng chuyền Sushi dài nhất tại Nhật Bản. Băng chuyền này có thể phục vụ với 310 khách hàng trong thời điểm và một lượt đi của nó sẽ mất khoảng 28 phút. Loại hình này đã được phát triển từ rất sớm và cũng là hệ thống Sushi băng chuyền đầu tiên trên thế giới được sáng chế bởi người Nhật. Có rất nhiều cửa hàng Sushi băng chuyền tại Nhật mang đến những đặc trưng riêng biệt. 5. CÁCH THƯỞNG THỨC VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN SUSHI Cách thưởng thức Sushi: Khi ăn Sushi, hãy bỏ cả miếng Sushi vào miệng trong một lần bởi nếu ăn từng miếng nhỏ thì miếng Sushi sẽ không còn được đẹp mắt nữa. Đồng thời, hãy dùng nước chấm và gia vị một cách vừa phải. Cách chuẩn nhất là thực khách hãy đảo ngược miếng sushi, sau đó nhúng vào nước sốt. Nếu miếng sushi có cả cá và cơm ở phía trên thì cho phần cá vào nước chấm. Như vậy sẽ giữ được nguyên vẹn hình dạng của Sushi. Một số lưu ý khi ăn Sushi: ✓ Khi ăn Sushi tại quầy bar, hãy đảo ngược đầu đũa để gắp thức ăn, vì nếu dùng chính đầu đũa đang ăn để gắp sushi thì người khác sẽ thấy mình rất bất lịch sự. ✓ Nên ăn Sushi bằng tay. Vì đúng như nguồn gốc ban đầu của nó, Sushi là một loại thức ăn nhanh đường phố. Thường người ta chỉ dùng đũa để ăn sashimi, những lát hải sản tươi sống. ✓ Chỉ nên đổ một lượng ít nước tương vào khay và rót thêm khi cần thiết. ✓ Không nên trộn Wasabi với nước tương, làm mất đi tính thẩm mỹ, khi cần ăn washabi ta chỉ cần dùng 1 đầu đũa để lên sushi rồi mới chấm với nước tương. ✓ Gừng ngâm không phải món khai vị. Gừng ngâm có tác dụng làm sạch khoang miệng và trung hoà hương vị mỗi khi ăn xong miếng sushi. Nhờ đó có thể bớt cảm giác ngán và thưởng thức được nhiều loại sushi khác nhau. ✓ Tuyệt đối không dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác, nếu được mời hãy quay đầu đũa để gắp thức ăn, đây một nguyên tắc mang tính vệ sinh và tế nhị cần thực hiện. 2444
  5. ✓ Khi ăn Sushi Nigiri. Không chấm phần cơm vào nước tương, hãy quay ngược lại và chấm phần cá bên trên. 6. KẾT LUẬN Sushi là một trong những món ăn quen thuộc và là truyền thống của người Nhật. Sushi mang đến nét văn hóa ẩm thực thú vị và là một món ăn mà ai cũng sẽ nhớ đến khi nhắc tới Nhật Bản. Sushi được chế biến đơn giản nhưng lại mang đến một nét ẩm thực riêng biệt ghi đậm dấu ấn của người Nhật Bản. Sushi được các chuyên gia đánh giá giàu chất dinh dưỡng. Sushi là một trong những các món ăn có ý nghĩa trong đời sống văn hóa cũng như là đời sống kinh tế của người dân Nhật. Ngoài ra, dưỡng chất của sushi có thể giảm và gây hại sức khỏe nếu chúng ta ăn quá mức cho phép. Vì thế, không chỉ nói đến Sushi mà bất cứ món gì khác, chúng ta cũng nên lưu ý ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, cũng nên tìm hiểu kỹ công dụng và tác hại của chúng để bản thân có được sức khỏe tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Bích Phượng, 2021, “Tổng hợp 10 cách làm sushi cuộn hấp dẫn, dễ ăn đơn giản tại nhà:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2