Suy đa tạng ở bệnh nhân đa chấn thương tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 4
download
Bài viết trình bày xác định tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến suy đa tạng ở bệnh nhân đa chấn thương tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu dựa trên 199 bệnh nhân đa chấn thương điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Điều trị bệnh nhân đa chấn thương bao gồm hồi sức tích cực và phẫu thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Suy đa tạng ở bệnh nhân đa chấn thương tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
- Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 344-350 MULTIPLE ORGAN FAILURE IN PATIENTS WITH MULTIPLE TRAUMA AT BAC NINH GENERAL HOSPITAL Tran Cong Tien* Bac Ninh General Hospital - Nguyen Quyen Street, Vo Cuong Ward, Bac Ninh City, Bac Ninh Province, Vietnam Received: 14/09/2023 Revised: 03/10/2023; Accepted: 29/10/2023 ABSTRACT Objective: To determine the incidence and rick factors related to multiple organ failure (MOF) in patients with multiple trauma at Bac Ninh general Hospital. Study methods: The descriptive retrospective and prospective was conducted on 199 patients with multiple trauma who were treated at Bac Ninh general Hospital. Treatment of patients with multiple trauma included intensive care and surgery. Assessment of organ failure according to SOFA score. Result of treatment was assessed when patients were discharged (being alive, being dead). Results: Among 199 patients: 170 males, 29 females. The lowest age was 18 years old, the highest age was 85 years old. The incidence of multiple organ failure was 44,2%, the incidence early multi-organ failure was 84,1%, failure of 2 organs was 64,8%. Neurological failure was 95,5%, cardiovascular failure was 85,2%, respiratory failure was 45,5%, coagulated failure was 14,8% and renal failure was 3,4%. Rick factors for multi-organ failure include patients with endotracheal intubation before admissing hospital, GCS below 9 and ISS ≥ 25. Ventilator days, days of ICU stay and hospital length of stay in the group of MOF patients are higher the non MOF patients. The mortality rate was 28,2% in the group of MOF patients. Conclusions: The incidence of multiple organ failure was 44,2%, the incidence early multiple organ failure was 84,1%, failure of 2 organs was 64,8%, neurological failure was 95,5%, cardiovascular failure was 85,2%. Rick factors for multiple organ failure include patients with endotracheal intubation before admission hospital, GCS below 9 and ISS ISS ≥ 25. Keywords: Mulpiple trauma, Multiple Organ Failure. *Corressponding author Email address: Trantien8402@gmail.com Phone number: (+84) 973072165 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 344
- T.C. Tien / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 344-350 SUY ĐA TẠNG Ở BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH Trần Công Tiến* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh - Đường Nguyễn Quyền, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam Ngày nhận bài: 14/09/2023 Chỉnh sửa ngày: 03/10/2023; Ngày duyệt đăng: 29/10/2023 TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến suy đa tạng ở bệnh nhân đa chấn thương tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu dựa trên 199 bệnh nhân đa chấn thương điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Điều trị bệnh nhân đa chấn thương bao gồm hồi sức tích cực và phẫu thuật. Đánh giá suy tạng theo thang điểm SOFA. Kết quả điều trị được đánh giá khi bệnh nhân ra viện (sống, chết). Kết quả nghiên cứu: Tổng số 199 bệnh nhân gồm 170 nam, 29 nữ. Tuổi thấp nhất 18 tuổi, cao nhất 85 tuổi. Tỷ lệ suy đa tạng là 44,2%, suy đa tạng sớm chiếm 84,1%, suy hai tạng chiếm 64,8%. Suy thần kinh chiếm 95,5%, suy tuần hoàn chiếm 85,2%, suy hô hấp chiếm 45,5%, đông máu chiếm 14,8% và suy thận chiếm 3,4%. Các yếu tố nguy cơ của suy đa tạng gồm đặt ống nội khí quản trước vào viện, điểm GCS dưới 9 điểm và điểm ISS ≥ 25. Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện của nhóm suy đa tạng cao hơn nhóm không suy đa tạng. Tỷ lệ tử vong ở nhóm suy đa tạng là 28,2%. Kết luận: Tỷ lệ suy đa tạng là 44,2%, suy đa tạng sớm chiếm 84,1%, suy hai tạng chiếm 64,8%, suy thần kinh chiếm 95,5%, suy tuần hoàn chiếm 85,2%. Các yếu tố nguy cơ của suy đa tạng gồm đặt ống nội khí quản trước vào viện, điểm GCS dưới 8 điểm và điểm ISS ≥ 25. Từ khóa: Đa chấn thương, suy đa tạng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ SOFA (Sequential Organ Failure Assessment) là bảng điểm được sử dụng rộng rãi, nhiều nhất tại các đơn vị Suy đa tạng là một trong những nguyên nhân chính dẫn hồi sức trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ưu điểm đến tàn tật muộn và tử vong sau chấn thương nặng. của bảng điểm này là đánh giá diễn biến tự nhiên của Suy đa tạng có nhiều nguyên nhân khác nhau, hay gặp các tạng suy. Theo bảng điểm SOFA, suy đa tạng được nhất là nhiễm trùng, ngoài ra có các nguyên nhân khác định nghĩa là suy từ hai cơ quan trở lên với điểm SOFA như chấn thương, sốc, viêm tụy cấp, bỏng nặng…Tỷ lệ ≥3 [8]. Trên thế giới bên cạnh những nghiên cứu về suy mắc suy đa tạng tùy thuộc vào nghiên cứu, Tạ Thị Ánh đa tạng trên các bệnh nhân sốc nhiễm trùng thì vấn đề Ngọc gặp 75,81% suy đa tạng ở nhóm bệnh nhân chấn suy đa tạng trên những bệnh nhân chấn thương nặng thương nặng [1]. Trên thế giới, tỷ lệ suy đa tạng ở bệnh cũng đang ngày được quan tâm và đề cập đến nhiều nhân chấn thương thay đổi từ 32,7% [6] đến 55,7% [4]. hơn. Những nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ suy đa Có nhiều bảng điểm đánh giá suy đa tạng, tuy nhiên tạng đã chỉ ra rằng suy đa tạng là nguyên nhân hàng đầu các bảng điểm này làm sao phải thật đơn giản, khách dẫn đến tử vong muộn (sau 3 ngày) ở những bệnh nhân quan, độ tin cậy cao và đặc hiệu với từng cơ quan, ít ảnh chấn thương. Nghiên cứu của Kirsten Balvers và cộng hưởng bởi phương pháp điều trị. Hiện nay, bảng điểm sự cho thấy rằng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có suy tạng *Tác giả liên hệ Email: Trantien8402@gmail.com Điện thoại: (+84) 973072165 https://doi.org/10.52163/yhc.v64i11 345
- T.C. Tien / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 344-350 tăng lên tới 10 lần so với những bệnh nhân chấn thương 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu mà không có suy đa tạng [3]. Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về suy đa tạng trên bệnh nhân chấn thương - Địa điểm: Khoa phẫu thuật Gây mê hồi sức, Bệnh viện nặng [1]. Tại khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện đa khoa đa khoa Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh đã thành lập đơn nguyên hồi sức ngoại - Thời gian: Từ 01/2019 đến 08/2022 khoa hơn 10 năm nay, góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, trong đó có nhiều bệnh nhân suy đa tạng do 2.4. Xử lý số liệu nguyên nhân chấn thương. Suy đa tạng làm tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong. Để Các số liệu nghiên cứu được phân tích và xử lý theo có cơ sở điều trị, giảm tỷ lệ biến chứng suy đa tạng ở phần mềm SPSS 20.0. bệnh nhân đa chấn thương giúp cho người bệnh phục hồi tốt hơn, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu “Xác định tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU đến suy đa tạng ở bệnh nhân đa chấn thương tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh”. Trong thời gian từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 08 năm 2022, chúng tôi chọn 199 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu bao gồm 170 bệnh nhân nam và 29 bệnh nhân nữ. Tuổi thấp nhất 18 tuổi, cao nhất 85 tuổi (trung 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU bình 34,5 ± 14,3 tuổi). Điểm GCS trung bình là 10,0 ± 2.1. Đối tượng 3,5 điểm, nhỏ nhất là 4 điểm, lớn nhất là 15 điểm. Nhóm điểm GCS trên 8 điểm chiếm 56,8%. Điểm ISS trung Bệnh nhân đa chấn thương nặng có điểm ISS ≥ 16 nằm bình là 27,5 ± 7,9 điểm, nhỏ nhất là 17, lớn nhất là 50. điều trị tại phòng hồi sức ngoại khoa, khoa phẫu thuật Nhóm từ 25 đến 40 chiếm 54,3%. gây mê hồi sức Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Bảng 3.1. Tỷ lệ suy đa tạng 2.2. Phương pháp nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ % Tiến cứu mô tả, cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu. Suy đa tạng 88 44,2 Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu xác định Không suy đa tạng 111 55,8 một tỷ lệ Tổng 199 100 Z21-α/2 p(1-p) Nhận xét: Suy đa tạng chiếm 44,2%. n≥ d 2 Bảng 3.2. Suy đa tạng sớm và suy đa tạng muộn Số lượng Tỷ lệ % n: Là cỡ mẫu Suy đa tạng sớm 74 84,1 α: Xác suất sai lầm loại 1, chọn α= 0,05. Suy đa tạng muộn 14 15,9 Z1-α/2: Là giá trị từ phân bố chuẩn, được tính dựa trên Tổng 88 100 mức ý nghĩa thống kê, α= 0,05 thì Z1-α/2 = 1,96. Nhận xét: Suy đa tạng sớm chiếm 84,1%. p: Là tỷ lệ suy đa tạng ước tính, chọn p = 0,327 theo Bảng 3.3. Tỷ lệ các tạng suy nghiên cứu của Matthias Fröhlich và cộng sự tỷ lệ suy đa tạng ở bệnh nhân đa chấn thương là 32,7% [6]. Tạng suy Số lượng Tỷ lệ % d: Mức sai số tuyệt đối, với p = 0,327 chọn d = 0,1 (0,3< Thần kinh 84 95,5 p = 0,327< 0,7). Tuần hoàn 75 85,2 Thay vào công thức: Hô hấp 40 45,5 1,962.0,327.0,673 Thận 3 3,4 n≥ = 84,5 0,1 2 Đông máu 13 14,8 Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi chọn được 199 Nhận xét: Suy thần kinh hay gặp nhất với 95,5%, tiếp bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu. đến là tuần hoàn và hô hấp với tỷ lệ lần lượt là 85,2% và 45,5%. 346
- T.C. Tien / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 344-350 Bảng 3.4. Số lượng các tạng suy Bảng 3.5. Điểm SOFA của nhóm nghiên cứu Số tạng suy Số lượng Tỷ lệ % Điểm SOFA 02 tạng suy 57 64,8 P (trung bình ± độ lệch chuẩn) 03 tạng suy 23 26,1 Suy đa 04 tạng suy 7 8,0 10,4 ± 2,5 tạng < 0,001 05 tạng suy 1 1,1 Không suy 5,1 ± 2,4 Tổng 88 100 đa tạng Nhận xét: Suy hai tạng chiếm đa số với 64,8%, tiếp Nhận xét: Điểm SOFA trung bình của nhóm suy đa tạng đến là suy 3 tạng chiếm 26,1%, suy 5 tạng chiếm 1,1% là 10,4 ± 2,5 điểm, cao hơn nhóm không suy đa tạng bệnh nhân. với p < 0,001. Bảng 3.6. Nguy cơ giữa đặt NKQ trước đến viện với suy đa tạng Suy đa tạng OR(95% CI) P Có Không Có đặt ống NKQ 21 10 3,166 Không đặt ống NKQ 67 101 0,004 (1,403- 7,144) Tổng 88 111 Nhận xét: Bệnh nhân phải đặt ống NKQ trước vào viện là yếu tố nguy cơ của suy đa tạng với OR= 3,166 (95% CI: 1,403- 7,144) với p= 0,004. Bảng 3.7. Nguy cơ giữa điểm GCS với suy đa tạng Suy đa tạng OR(95% CI) P Có Không Điểm GCS ≤8 55 29 Điểm GCS >8 33 80 4,598 (2,509- 8,424) < 0,001 Tổng 88 129 Nhận xét: Điểm GCS ≤8 là một yếu tố nguy cơ của suy đa tạng với OR= 4,598 (95%CI: 2,509- 8,424) với p< 0,001. Bảng 3.8. Nguy cơ giữa điểm ISS với suy đa tạng Suy đa tạng OR(95% CI) P Có Không Điểm ISS ≥ 25 78 44 11,877 Điểm ISS < 25 10 67 < 0,001 (5,553- 25,404) Tổng 88 111 Nhận xét: Điểm ISS ≥ 25 là yếu tố nguy cơ của suy đa tạng với OR= 11,877 (95%CI: 5,553- 25,404) p< 0,001. 347
- T.C. Tien / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 344-350 Bảng 3.9. Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện Không suy Suy đa tạng P đa tạng Thời gian thở máy Trung bình ± độ 8,2 ±5,6 3,9 ±3,7 0,000 (ngày) lêch chuẩn Thời gian nằm hồi sức Trung bình ± độ 12,9 ±8,2 7,9 ±6,7 0,000 (ngày) lệch chuẩn Thời gian nằm viện Trung bình ± độ 24,7 ±16,9 19,4 ±11,0 0,007 (ngày) lệch chuẩn Nhận xét: Thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và kéo dài hơn so với nhóm bệnh nhân không suy đa tạng. thời gian nằm viện của nhóm bệnh nhân suy đa tạng Bảng 3.10. Kết quả điều trị Kết quả điều trị Sống Tử vong P Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 6- 8 16 94,1 1 5,9 Điểm SOFA 9- 12 40 76,9 12 23,1 < 0,001 13- 16 5 31,2 11 68,8 Tổng 61 71,8 24 28,2 (Trong 88 bệnh nhân suy đa tạng có 3 bệnh nhân chuyển viện, còn 85 bệnh nhân) Nhận xét: Bệnh nhân suy đa tạng có điểm SOFA càng 88 bệnh nhân suy đa tạng, chiếm 44,2%. Trong 88 bệnh cao thì tỷ lệ tử vong càng cao với p < 0,001. nhân suy đa tạng, chủ yếu là suy đa tạng sớm chiếm 84,1% tổng số bệnh nhân suy đa tạng. Tỷ lệ suy đa tạng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu 4. BÀN LUẬN của Tạ Thị Ánh Ngọc tại Bệnh viện Việt Đức, tuy nhiên suy đa tạng muộn tác giả gặp nhiều hơn nghiên cứu của 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu chúng tôi, tác giả gặp 75,81% bệnh nhân suy đa tạng và suy đa tạng sớm chiếm 72,58% [1]. Sự khác biệt này có 199 bệnh nhân nghiên cứu, nam giới chiếm 85,4%. Tuổi thể do nghiên cứu của chúng tôi tại Bệnh viện tỉnh, còn thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 85 tuổi, độ tuổi hay gặp Tạ Thị Ánh Ngọc nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Đức. từ 18 đến 44 tuổi (74,9%), trong độ tuổi lao động. Tất cả Tại Việt Nam chưa có sự đồng đều cả về chuyên môn các bệnh nhân đều là đa chấn thương có điểm ISS ≥ 16 và trang thiết bị y tế, do vậy các bệnh nhân nặng thường điểm, điểm ISS trung bình là 27,5 ± 7,9 điểm, nhỏ nhất được chuyển lên tuyến trên, vì vậy những can thiệp về là 17, lớn nhất là 50. Khi nhập viện Điểm GCS trung mặt phẫu thuật và hồi sức có thể muộn hơn khiến cho bình là 10,0 ± 3,5 điểm, nhỏ nhất là 4 điểm, lớn nhất là các rối loạn chức năng cơ quan trở nên nặng hơn mặc dù 15 điểm. Nhóm điểm GCS trên 8 điểm chiếm 56,8%. độ nặng chấn thương xét về mặt giải phẫu là như nhau. Chúng tôi nghiên cứu trên đối tượng là đa chấn thương Bệnh viện Việt Đức là một trong những trung tâm ngoại bao gồm cả chấn thương sọ não và không chấn thương khoa lớn trong cả nước, tập trung các bệnh nhân nặng sọ não nên nhóm bệnh nhân có điểm GCS trên 8 điểm nói chung và các bệnh nhân chấn thương nặng nói riêng chiếm đa số. Tạ Thị Ánh Ngọc không đề cập đến điểm từ tuyến dưới chuyển về nên tỷ lệ suy tạng sẽ cao hơn. GCS trong nghiên cứu nhưng tác giả gặp vùng cơ quan Trong nghiên cứu của chúng tôi, suy hai tạng chiếm tổn thương hay gặp nhất là vùng đầu cổ với 72 bệnh đa số với 64,8%, tiếp đến là suy 3 tạng chiếm 26,1%, nhân trong tổng số 124 bệnh nhân, tiếp theo là chấn suy 5 tạng chiếm 1,1% bệnh nhân (bảng 3.4). Các ng- thương chi với 52 trong tổng số 124 bệnh nhân [1]. hiên cứu trên thế giới cũng cho thấy, tỷ lệ suy đa tạng thay đổi theo tùng nghiên cứu. Antonelli M và cộng sự 4.2. Tỷ lệ suy đa tạng ở bệnh nhân đa chấn thương áp dụng thang điểm SOFA ở bệnh nhân chấn thương. Nghiên cứu trên 199 bệnh nhân đa chấn thương nặng, 181 bệnh nhân chấn thương, 141 nam và 41 nữ, 147 bệnh nhân sống và 34 bệnh nhân tử vong, điểm SOFA 348
- T.C. Tien / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 344-350 ở nhóm tử vong cao hơn nhóm sống với p< 0,05 [2]. càng ảnh hưởng đến chức năng các tạng. Khi tổn thương Trong nghiên cứu về dịch tễ và các yếu tố nguy cơ của càng nặng thì vấn đề cấp cứu về hô hấp và tuần hoàn suy đa tạng sau đa chấn thương thu thập từ những bệnh càng phải đặt ra đầu tiên. Nghiên cứu của chúng tôi có chấn thương của hiệp hội chấn thương Đức từ năm 2002 31 bệnh nhân được đặt ống nội khí quản trước đến viện, đến năm 2011 cho thấy trong tổng số 31.154 bệnh nhân kết quả cho thấy bệnh nhân phải đặt ống NKQ trước có 10.201 bệnh nhân (32.7% ) có ISS (Injury Severity vào viện là yếu tố nguy cơ của suy đa tạng (OR= 3,166; Score) lớn hơn 16 tiến triển suy đa tạng theo thang điểm 95% CI: 1,403- 7,144; p= 0,004 ) (bảng 3.6). Khi chấn SOFA [6]. Nghiên cứu của Vogel và cộng sự thấy có 27 thương càng nặng thì mức độ ảnh hưởng đến chức năng % bệnh nhân chấn thương có giảm chức năng đa tạng, các cơ quan càng lớn. Nghiên cứu của chúng tôi cho và tỉ lệ tử vong là 8%. 216 bệnh nhân suy đa tạng, tỷ lệ thấy điểm ISS ≥ 25 là yếu tố nguy cơ của suy đa tạng tử vong ở những bệnh nhân này là 32% [8]. (OR= 11,877; 95%CI: 5,553- 25,404; p< 0,001) (bảng 3.7). Trong nghiên cứu của Tạ Thị Ánh Ngọc, điểm Khi xét về tỷ lệ các cơ quan bị suy chức năng trong số ISS của các bệnh nhân nằm hồi sức cao hơn các bệnh các bệnh nhân suy đa tạng, chúng tôi gặp suy thần kinh nhân không nằm hồi sức, và 100% bệnh nhân nằm hồi hay gặp nhất với 95,5%, tiếp đến là tuần hoàn và hô sức có suy đa tạng. ở mỗi thời điểm nghiên cứu, điểm hấp với tỷ lệ lần lượt là 85,2% và 45,5%. Không gặp SOFA của nhóm bệnh nhân có điểm ISS cao hơn đều trường hợp nào suy gan (bảng 3.3). Trong nghiên cứu cao hơn [1].Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chấn thương của chúng tôi gặp 95,5% bệnh nhân suy đa tạng có suy sọ não nặng với điểm chấn thương ≥ 3 điểm là một yếu thần kinh, các bệnh nhân nghiên cứu đa phần là những tố nguy cơ của suy đa tạng [6]. Nghiên cứu của chúng bệnh nhân đa chấn thương nặng có chấn thương sọ não tôi cũng cho kết quả tương tự, kết quả của chúng tôi nặng kèm theo. Suy tuần hoàn và hô hấp hay gặp. Điều cho thấy điểm GCS ≤8 là một yếu tố nguy cơ của suy này có thể lý giải do các bệnh nhân đa chấn thương nặng đa tạng (OR= 4,598; 95%CI: 2,509- 8,424; p < 0,001) thường đi kèm với mất máu và mất dịch, kết hợp với cơ (bảng 3.8). chế chấn thương dễ gây tình trạng sốc chấn thương. Sau đó được bù máu và dịch trong một thời gian ngắn do 4.4. Kết quả điều trị suy đa tạng sự nỗ lực duy trì huyết áp, duy trì áp lực tưới máu tạng dẫn đến sự quá tải dịch ở phổi làm suy giảm chức năng Điều trị suy đa tạng chủ yếu là hỗ trợ chức năng các tạng phổi. Mặt khác sự hoạt hóa các yếu tố viêm, các chất suy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng suy đa tạng làm tăng tỷ hóa học trung gian sau chấn thương dẫn đến tình trạng lệ tử vong ở bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi cho giãn mạch toàn thân nói chung và mạch phổi nói riêng thấy, bệnh nhân sống chiếm 71,8%. Bệnh nhân tử vong làm thoát dịch vào khoảng kẽ của phổi gây ứ nước phổi chiếm 28,2% (bảng 3.10). Khi xét về mối liên quan giữa và suy giảm chức năng phổi. Nghiên cứu của chúng điểm SOFA với kết quả điều trị, chúng tôi thấy bệnh Nghiên tôi có sự khác biệt với Tạ Thị Ánh Ngọc, trong nhân suy đa tạng có điểm SOFA càng cao thì tỷ lệ tử số các bệnh nhân suy đa tạng, suy hô hấp xuất hiện ở tất vong càng cao với p < 0,001. Nhóm bệnh nhân có điểm cả các bệnh nhân, suy thần kinh gặp ở 74,5% các bệnh SOFA từ 6- 8 thì tỷ lệ tử vong là 5,9%, điểm SOFA từ nhân suy đa tạng, tiếp theo là gặp suy tuần hoàn, đông 9-12 thì tỷ lệ tử vong là 23,1%, điểm SOFA từ 13- 16 máu và ít gặp hơn là suy gan, suy thận [1]. Khi tính tổng thì tử vong 68,8% (bảng 3.10). Antonelli M và cộng sự điểm SOFA ở những bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi áp dụng thang điểm SOFA ở bệnh nhân chấn thương. thấy điểm SOFA trung bình của nhóm suy đa tạng là 181 bệnh nhân chấn thương, 140 nam và 41 nữ, 147 10,4 ± 2,5 cao hơn nhóm không suy đa tạng 5,2 ± 2,4 bệnh nhân sống và 34 bệnh nhân tử vong, điểm SOFA với p< 0,001 (bảng 3.5). Tạ Thị Ánh Ngọc nghiên cứu ở nhóm tử vong cao hơn nhóm sống với p< 0,05 [2]. tại Bệnh viện Việt Đức, tác giả thấy nhóm bệnh nhân tử Nghiên cứu của Kirsten Balvers và cộng sự cho thấy vong có điểm SOFA cao hơn nhóm bệnh nhân sống tại rằng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có suy tạng tăng lên tới tất cả các thời điểm nghiên cứu với p< 0,05 [1]. 10 lần so với những bệnh nhân chấn thương mà không có suy đa tạng [3]. Nghiên cứu của Vogel và cộng sự 4.3. Một số yếu tố liên quan đến suy đa tạng thấy 216 bệnh nhân suy đa tạng, tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân này là 32% [8]. Trong nghiên cứu của chúng David Dewar và cộng sự nghiên cứu về suy đa tạng sau tôi, thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian chấn thương, tác giả tổng hợp kết quả nhiều nghiên cứu. nằm viện của nhóm bệnh nhân suy đa tạng kéo dài hơn Các yếu tố liên quan đến tổn thương bao gồm mức độ so với nhóm bệnh nhân không suy đa tạng với p< 0,01 nặng của chấn thương, chấn thương tù, nhiễm khuẩn vết (bảng 3.9). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự các tác thương, thời gian hồi phục, thiếu máu tổ chức và tái tưới giả nước ngoài khi nhóm suy đa tạng có thời gian thở máu. Các yếu tố điều trị tiềm tàng thứ phát gồm thời máy và thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện cao gian và độ nặng của sốc, cấp cứu ngừng tuần hoàn, thở hơn nhóm không suy đa tạng [6]. máy, phẫu thuật, bù lượng lớn dịch tinh thể, hội chứng chèn ép khoang bụng, tắc mạch mỡ, nhiễm trùng và cố định xương dài [5]. Bệnh nhân đa chấn thương nặng, tổn thương nhiều hệ cơ quan, tổn thương càng nặng thì 349
- T.C. Tien / Vietnam Journal of Community Medicine, Vol. 64, Special Issue 11, 344-350 5. KẾT LUẬN [4] Cole E, Gillespie S, Vulliamy P et al., Multiple Tỷ lệ suy đa tạng ở bệnh nhân đa chấn thương là organ dysfunction after trauma; BJS 2020; 107, 44,2%, suy đa tạng sớm chiếm 84,1%, suy hai tạng pg 402- 412. chiếm 64,8%. Suy thần kinh chiếm 95,5%, suy tuần [5] Dewar D, Moore FA, Moore EE et al., Postinjury hoàn chiếm 85,2%, suy hô hấp chiếm 45,5%, đông máu multiple organ failure; Injury, Int. J. Care Injured chiếm 14,8% và suy thận chiếm 3,4%. Các yếu tố nguy 40 (2009), pg 912- 918. cơ của suy đa tạng gồm đặt ống nội khí quản trước vào [6] Fröhlich M, Lefering R, Probst C et al., Epide- viện, điểm GCS dưới 8 điểm và điểm ISS ≥ 25. miology and risk factors of multiple-organ fail- ure after multiple trauma: An analysis of 31,154 patients from the TraumaRegister DGU; J Trau- ma Acute Care Surg, 76, (4), 2014, pg 921-927. TÀI LIỆU THAM KHẢO [7] Llompart-Pou JA, Talayero M, Homar J et al., [1] Tạ Thị Ánh Ngọc, Đánh giá mức độ suy đa tạng Multiorgan failure in the serious trauma patient; theo thang điểm SOFA và một số yếu tố liên Medicina intensive 38(7), 2014, pg 455- 462. quan ở bệnh nhân chấn thương nặng; Luận văn [8] Vogel JA, Liao MM, Hopkins E et al., Prediction thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội, 2016. of postinjury multiple-organ failure in the emer- [2] Antonelli M, Moreno R, Vincent JL et al., Appli- gency department: Development of the Denver cation of SOFA score to trauma patients; Inten- Emergency Department Trauma Organ Failure sive Care Med (1999) 25, pg 389- 394. Score; J Trauma Acute Care Surg (2014); 76(1), [3] Balvers K, Wirtz MR, Susan van D et al., Risk pg 140- 145. factors for trauma- induced coagulopathy- and transfusion- associated multiple organ failure in severely injured trauma patients; Original re- search in medicine (2015), (24), pg 1- 11. 350
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nồng độ Phospho và Canxi huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
8 p | 119 | 11
-
Khảo sát các yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân suy đa tạng tại khoa hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Chợ Rẫy
5 p | 64 | 4
-
Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng ở bệnh nhân hồi sức tích cực bằng thang điểm NRS 2002 và NUTRIC
6 p | 17 | 4
-
Đánh giá giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm PASS ở bệnh nhân viêm tụy cấp
4 p | 8 | 3
-
Khảo sát nồng độ hormone tuyến cận giáp ở bệnh nhân bệnh thận mạn lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
4 p | 40 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân hậu sản có tổn thương thận cấp - BS.CKII. Trần Thanh Linh
31 p | 42 | 3
-
Vai trò của NT-proBNP ở bệnh nhân đái tháo đường Type 2
5 p | 69 | 3
-
Bài giảng Nghiên cứu nồng độ natri máu ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - BS. Nguyễn Tất Trung
29 p | 34 | 2
-
Nghiên cứu giá trị của phối hợp thang điểm HAP và BISAP trong đánh giá độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp
5 p | 58 | 2
-
So sánh sự thay đổi nồng độ lactate máu giữa nhóm sống và tử vong ở bệnh nhân suy đa tạng
8 p | 11 | 2
-
Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy đa tạng tại Bệnh viện nhân dân 115
8 p | 60 | 2
-
Điều trị thành công một bệnh nhân mắc hội chứng Fournier (Thông báo lâm sàng)
7 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có suy đa tạng do vi khuẩn Gram âm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2016 đến năm 2018
6 p | 10 | 2
-
Đặc điểm bệnh nhân viêm tụy cấp nặng được dẫn lưu ổ tụ dịch ổ bụng qua da dưới hướng dẫn siêu âm tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai
5 p | 9 | 2
-
Nhận xét sự hồi phục cơ tim trong quá trình hỗ trợ tim phổi nhân tạo ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp biến chứng sốc tim
7 p | 12 | 1
-
Nghiên cứu giá trị tiên lượng tử vong của nồng độ Lactat máu ở bệnh nhân suy đa tạng
4 p | 1 | 1
-
Nghiên cứu hiệu quả giảm cytokine của lọc máu liên tục CVVH sử dụng màng lọc oXiris ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
9 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn