intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy dinh dưỡng và chăm sóc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ thảo luận về suy dinh dưỡng ở trẻ em, bao gồm các nguyên nhân, cách phòng ngừa và các dấu hiệu nhận biết sớm. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách xử trí suy dinh dưỡng tại cơ sở y tế và phân biệt các thể suy dinh dưỡng nặng. Bài học cũng sẽ trình bày chi tiết về phác đồ điều trị suy dinh dưỡng nặng để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy dinh dưỡng và chăm sóc

  1. Bài 100 SUY DINH DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC MỤC TIÊU: 1. Trình bày các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng (SDD), hướng dẫn cách phòng bệnh. 2. Trình bày được các biểu hiện của SDD sớm và cách xử trí tại tuyến y tế cơ sở. 3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng 3 thể SDD nặng. 4. Trình bày phác đồ điều trị SDD nặng. NỘI DUNG: SDD là một bệnh lý của trẻ dưới năm tuổi, nguyên nhân do thiếu calo và protein năng lượng. Tình trạng SDD làm giảm sức đề kháng trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh hay gặp ở trẻ 6 tháng đến 3 tuổi, là bệnh ở các nước đang và chưa phát triển. Quá trình điều trị và chăm sóc phải có thời gian, và sự phối hợp giữa gia đình, y tế và đời sống xã hội. 1. Nguyên nhân: 1.1. Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng. - Mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi nhân tạo bằng sữa bò. - Nuôi nhân tạo không đúng phương pháp. - Ăn bột quá sớm hoặc quá muộn. - Cho ăn không đúng, không đủ dinh dưỡng. - Cai sữa sớm. 1.2. Nhiễm khuẩn - Sau nhiễm khuẩn cấp tính: sởi, lỵ, ho gà, viêm phổi, .. - Mãn tính: tiêu chảy, lao, sốt rét, giun sán... - SDD làm tăng khả năng cảm thụ với nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn làm cho SDD nặng hơn. 1.3. Yếu tố thuận lợi - Trẻ đẻ sinh đôi, sinh ba. - Trẻ đẻ non, yếu. - Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh - Yếu tố gia đình: Đông con. - Dịch vụ chăm sóc y tế kém. 2. Triệu chứng: 2.1. Phân loại - Suy dinh dưỡng độ I ( nhẹ). + Cân nặng còn 70 - 80% + Lớp mỡ dưới da bụng mỏng. + Có thể rối loạn tiêu hoá - SDD độ II ( vừa). + Cân nặng còn 60 - 70%. + Lớp mỡ dưới da bụng, mông mất + Rối loạn tiêu hoá từng đợt - SDD độ III ( nặng). + Cân nặng còn dưới 60% 376
  2. + Mất lớp mỡ dưới da + Rối loạn tiêu hoá mức độ nặng. * SDD độ III chia 3 thể: . SDD thể teo đét. (Marasmus) . SDD thể trung gian (Marasmus -Kwashiorkor) . SDD thể phù (Kwashiorkor) 2.2 Triệu chứng 2.2.1. SDD sớm (SDD độ I,II): - Qua biểu đồ tăng trưởng thấy đường biểu diễn cân nặng nằm ngang hoặc đi xuống. - Chán ăn hay nôn chớ, tiêu chảy. - Mệt mỏi, biếng ăn hay quấy khóc, cơ thể gầy. - Lớp mỡ dưới da mỏng. - Không phù. - Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn 2.2.2. SDD nặng: - SDD thể teo đét: + Cân nặng còn dưới 60%. + Không phù. + Gầy đét da bọc xương. + Cơ nhẽo teo nhỏ, trương lực cơ giảm, vòng cánh tay dưới 12cm. + Mệt mỏi, quấy khóc, không chịu chơi. + Kém ăn, rối loạn tiêu hoá thường xuyên. + Có triệu chứng thiếu máu và thiếu vitamin. + Hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. - SDD thể phù: + Cân nặng còn 60 - 80% + Phù dinh dưỡng: Phù ngoại vi, phù trắng, mềm và bóng + Da khô, có các mảng sắc tố trên da: ở nách, bẹn, mông, chi, lúc đầu là những chấm đỏ tím rải rác, lan dần rồi tụ lại thành đám mầu nâu sẫm sau vài ngày bong vảy để lại lớp da non, rỉ nước và dễ nhiễm khuẩn. + Cơ nhão nhỏ, vòng cánh tay dưới 12cm. + Trẻ kém ăn, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng, sống, có nhầy mỡ. + Trẻ hay quấy khóc, kém vận động. + Có biểu hiện thiếu máu và thiếu các vitamin nặng. + Hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn - SDD thể trung gian; + Cân nặng còn 60% + Phù hai chân nhưng cơ thể lại gầy đét. + Thiếu máu và thiếu vitamin đặc biệt là vitamin A. - Một số xét nghiệm: + Máu: Hồng cầu giảm + Protit máu giảm + Đường máu giảm + Sắt huyết thanh giảm + Điện giải đồ giảm + Phân: Cặn dư phân dương tính 2.3 Tiến triển và biến chứng + Trẻ SDD nhẹ, phát hiện sớm ,điều trị kịp thời trẻ hồi phục sau 4 - 6 tuần. 377
  3. + SDD nặng tiên lượng xấu trẻ dễ tử vong vì các biến chứng . Rối loạn nước điện giải . Nhiễm khuẩn . Hạ thân nhiệt . Hạ đường huyết 3. Điều trị, chăm sóc 3.1. SDD nhẹ - vừa - Điều chỉnh chế độ ăn: + Tăng cường bú mẹ. + Ăn sam đủ thành phần dinh dưỡng. - Kiểm tra và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn - Theo dõi cân nặng. 3.2. SDD nặng Là một cấp cứu điều trị quan trọng nhất là những ngày đầu . * Chế độ ăn: + Đảm bảo sữa mẹ + Trẻ cai sữa cho ăn sữa bò. + Ngày thứ 1,2 ăn sữa nguyên pha loãng 1/2  150ml  8 - 10 bữa. + Ngày thứ 3,4 ăn sữa nguyên pha loãng 2/3 150ml  7 - 8 bữa. + Từ ngày thứ 5 trở đi ăn sữa nguyên toàn phần  150ml  6 - 8 bữa. + Đến cuối tuần thứ 2 khi trẻ hết tiêu chảy cho ăn chế độ hợp với lứa tuổi: . Cho ăn đủ chất dinh dưỡng. . Thức ăn nấu nhừ. . Ăn nhiều bữa trong ngày (ăn thêm 1-2 bữa /ngày ). * Bù nước và điện giải : + Uống dd ORS 50-100 ml /kg/4-6h ,sau khám và đánh giá lại . Nếu nặng phải truyền tĩnh mạch theo phác đồ C điều trị tiêu chảy mất nước. Nếu đỡ cho uống theo phác đồ A điều trị tiêu chảy mất nước. + Uống thêm nước quả. * Giữ ấm đề phòng hạ nhiệt độ: + Cho trẻ nằm phòng riêng sạch ấm nhiệt độ từ 20-28, tránh lây chéo. + Mẹ bế trẻ, nằm với trẻ + Ủ ấm * Chống hạ đường huyết: + Không để trẻ đói. + Cho trẻ uống sữa chia đều các bữa chia đều ngày và đêm. * Vệ sinh: Da: Tắm bằng nước ấm, bôi dd Xanhmethylen vào các vết chợt mảng sắc tố. Vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn uống, nếu có tưa miệng đánh bằng glycerinborat 1% hoặc nistatin Vệ sinh thức ăn Xoa bóp, thể dục liệu pháp * Dùng thuốc : + Truyền dịch ,đạm ,máu (nếu có sốc ) + Kháng sinh phù hợp nhiễm khuẩn + Vitamin và các loại muối khoáng: VitaminA: Trẻ 1 tuổi 378
  4. Ngày1 100.000 đv 200.000 đv Ngày2 100.000đv 200.000 đv Sau 2 tuần 100.000đv 200.000đv Các loại vitamin nhóm B ,PP ,D ,C, axit folic, viên sắt. - Theo dõi : + Mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở mức độ nặng 3h/lần sau 3lần /ngày. + Phù. + Cân nặng, vòng cánh tay. 4. Phòng bệnh: 4.1. Giáo dục sức khoẻ: . Ủ ấm đề phòng hạ nhiệt độ . Hướng dẫn cách cho ăn . Phát hiện những dấu hiệu bất thường 4.2. Cho trẻ ra viện khi . Trẻ hết tiêu chảy . Hết phù . Hết nhiễm khuẩn . Tăng cân . Mẹ biết cách nuôi dưỡng trẻ 4.3. Phòng bệnh . Làm tốt công tác quản lý thai nghén, vệ sinh thai nghén . Cho trẻ bú mẹ sớm ,bú kéo . Cho trẻ ăn sam đúng . Thực hiện lịch tiêm chủng mở rộng . Theo dõi cân nặng đều hàng tháng . Điều trị sớm các bệnh trẻ mắc . Hướng dẫn mẹ cách nuôi trẻ 4.4. Đánh giá - Cân nặng, vòng cánh tay - Tiến triển mức độ ăn uống của trẻ - Tiến triển bệnh trẻ mắc - Kiến thức nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ LƯỢNG GIÁ: 1. Nguyên nhân nào gây suy dinh dưỡng ở trẻ em? 2. Phân loại suy dinh dưỡng. Lập bảng so sánh sự khác biệt giữa suy dinh dưỡng nhẹ, vừa và nặng? 3. Trình bày cách điều trị trẻ suy dinh dưỡng? 379
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2