intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy giáp (E03.9)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Suy giáp (E03.9)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận chẩn đoán, xử trí cấp cứu, chỉ định nhập viện, điều trị ngoại trú, tái khám ngoại trú, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy giáp (E03.9)

  1. SUY GIÁP (E03.9) 1. ĐỊNH NGHĨA Suy giáp là một rối loạn nội tiết do thiếu hoặc khiếm khuyết tác dụng của hormon giáp trạng bẩm sinh hoặc mắc phải đưa đến tình trạng chậm phát triển thể chất, tâm thần, vận động và phù niêm. Đây là rối loạn nội tiết thường gặp, có thể điều trị được. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP - Suy giáp bẩm sinh: + Tiên phát: chủ yếu rối loạn hình thành tuyến giáp (80-90%), rối loạn tổng hợp hormone giáp (10-15%), đề kháng TSH. + Trung ương (tuyến yên, hạ đồi): thiếu TRH đơn thuần, thiếu TSH đơn thuần hoặc kết hợp với nhiều hormone của tuyến yên. + Nguyên nhân khác: suy giáp bẩm sinh thoáng qua, khiếm khuyết vận chuyển, chuyển hóa và hoạt động của hormone giáp. - Suy giáp mắc phải: + Tự miễn: viêm giáp Hashimoto. + Do thuốc: iod, thuốc chống co giật, thuốc kháng giáp. + Bệnh lý toàn thân: bệnh mô bào, bệnh xơ nang. + Bệnh liên quan trục hạ đồi-tuyến yên, có thể kèm thiếu nhiều hormone tuyến yên khác: u (sọ hầu), viêm não-màng não, chấn thương hoặc xạ trị. 315
  2. 3. CÁCH TIẾP CẬN 3.1. Lâm sàng Ở trẻ em thường gặp dạng suy giáp bẩm sinh, biểu hiện lâm sàng thay đổi tùy theo nguyên nhân, mức độ và thời gian bệnh. 3.1.1. Thời kỳ sơ sinh - 95% trẻ sơ sinh không có hoặc có rất ít triệu chứng. - Các triệu chứng có thể gặp: + Ngủ nhiều, biếng bú. + Ít khóc, giọng khàn, ít cử động, táo bón, giảm trương lực cơ. + Vòng đầu lớn nhẹ, thóp rộng, mặt tròn, lưỡi to. + Thân nhiệt giảm (< 35oC), da lạnh khô. + Phù niêm ở chi và cơ quan sinh dục ngoài. + Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim không triệu chứng. + Khó thở, tiếng thở ồn ào do tắc nghẽn đường hô hấp. + Bụng to, thoát vị rốn. + Vàng da kéo dài. - Dị tật bẩm sinh đi kèm (8,4%): ở tim thường gặp nhất, ở thận, tiêu hóa, hệ xương, hệ thần kinh, mắt, điếc cũng có thể gặp. 3.1.2. Từ tháng thứ hai trở đi - Triệu chứng lâm sàng tiến triển và biểu hiện đầy đủ thường trước 3-6 tháng tuổi. 316
  3. - Ba nhóm triệu chứng chính: + Thay đổi da niêm: § Vẻ mặt đặc biệt, hai mắt xa nhau, cầu mũi thấp, môi dày, lưỡi to thè ra. § Cổ to và ngắn, tụ mỡ trên xương đòn giữa cổ và vai. § Phù niêm rõ hơn ở chi và mi mắt, da dày lạnh khô. § Đường chân tóc xuống thấp, lông tóc giảm, khô, dễ gãy. + Chậm phát triển thể chất, vận động và tâm thần: § Chậm lớn, lùn, chi ngắn. § Thóp chậm đóng, răng mọc chậm, giảm trương lực cơ. § Chậm biết ngồi, đứng. § Ít chú ý, trí khôn kém, khó học nói. § Trưởng thành sinh dục chậm, thậm chí có thể không diễn ra. + Khám tuyến giáp: § Thường không sờ thấy tại vị trí bình thường (bất sản, lạc chỗ), tuyến giáp phì đại (gland in situ), hoặc khối lớn dần vùng đáy lưỡi, đường giữa cổ (ngang xương móng). - Nếu suy giáp trung ương, trẻ có thể có thêm các triệu chứng liên quan hormone khác như hạ đường huyết, dương vật nhỏ, tinh hoàn chậm xuống bìu, đái tháo nhạt. 317
  4. 3.1.3. Suy giáp muộn - Chậm phát triển thể chất nặng dần theo tuổi, lùn không cân đối. - Suy giáp và dậy thì sớm: Tinh hoàn to ở trẻ nam, có kinh sớm ở trẻ nữ. - Giảm thân nhiệt nặng, thiếu oxy, hạ huyết áp, rối loạn hô hấp, co giật, ngộ độc nước, hôn mê phù niêm thường xảy ra khi bị nhiễm trùng, lạnh. - Suy giáp mắc phải thường có biểu hiện kín đáo hơn như thay đổi phân bố mỡ, tăng BMI, chậm chạp, táo bón, ngủ nhiều… 3.2. Cận lâm sàng - Định lượng TSH, T4, fT4 máu. - Kháng thể kháng tuyến giáp, thyroglobulin huyết thanh, nồng độ iod trong nước tiểu. - Siêu âm tuyến giáp, xạ hình. - Các xét nghiệm khác: + Công thức máu: thiếu máu. + ECG: nhịp xoang chậm. + Cholesterol máu tăng (thường ở trẻ > 2 tuổi). + X quang hệ xương: xương sọ thóp rộng, đường nối còn hở, tuổi xương chậm so với tuổi thật. 3.3. Chẩn đoán xác định - Chẩn đoán suy giáp bẩm sinh tốt nhất dựa vào chương trình tầm soát suy giáp sơ sinh, thực hiện vào thời điểm 2-5 ngày sau sinh, bằng cách lấy máu gót chân nhỏ vào giấy thấm (lưu đồ). 318
  5. - Trường hợp không được tầm soát, chẩn đoán dựa trên lâm sàng gợi ý và xét nghiệm sinh hóa (TSH, fT4 hoặc T4). Nồng độ các hormone này thay đổi theo tuổi, tình trạng trẻ và phương pháp xét nghiệm (bảng 2, 3). + Nếu TSH tăng, fT4 giảm: chẩn đoán suy giáp tiên phát và bắt đầu điều trị. + Nếu TSH tăng, fT4 bình thường: suy giáp dưới lâm sàng. Nếu TSH tăng cao (> 20 mUI/mL) cần bắt đầu điều trị. Nếu TSH từ 6-20 mUI/mL, theo dõi sát lâm sàng, kiểm tra xét nghiệm lại sau 1 tuần. Nếu sau 4 tuần, TSH > 10 mUI/mL nên bắt đầu điều trị. + Nếu TSH bình thường hoặc thấp, fT4 thấp: suy giáp trung ương, bắt đầu điều trị (trừ trẻ sinh non hoặc do bệnh lý ngoài tuyến giáp khác). 3.4. Chẩn đoán phân biệt - Còi xương: phát triển tinh thần bình thường, ALP tăng, X quang có hình ảnh còi xương. - Hội chứng Down: vẻ mặt đặc biệt, nhiễm sắc thể đồ có trisomy 21. - Lùn do loạn sản sụn xương: phát triển tinh thần bình thường, bàn tay và chân vuông. 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập viện - Khi có biểu hiện hôn mê phù niêm. - Suy giáp gây thiếu máu nặng, suy tim, rối loạn huyết động học. 319
  6. 4.2. Điều trị ngoại trú - Nguyên tắc: điều trị thay thế hormon giáp càng sớm càng tốt, trước 3 tháng tuổi, tốt nhất là tháng đầu sau sanh. - Mục tiêu: phát triển thể chất và tâm vận bình thường bằng cách đạt nhanh tình trạng bình giáp (thường sau 2-4 tuần), cụ thể: + TSH huyết thanh 0,5-5 mUI/L, tốt nhất là 0,5-2 mUI/L. + fT4 hoặc T4 huyết thanh nằm trong 1/2 trên của khoảng tham chiếu (fT4 1,4-2,3 ng/dl, T4 10-16 µg/dl). - Thuốc: Levothyroxin 12,5 µg, 25 µg, 50 µg, 100 µg. - Cách dùng: uống 1 lần, thường vào buổi sáng trước ăn với liều 100 µg/m2/ngày. - Liều dùng khởi đầu: + Sơ sinh: 10-15 µg/kg/ngày, trường hợp nhẹ có thể dùng liều 8-12 µg/kg/ngày. + 1-3 tháng: 8 µg/kg/ngày và giảm dần đến 5-6 µg/kg/ngày đến lúc 1 tuổi. + 1-3 tuổi: 4-6 µg/kg/ngày. + 3-10 tuổi: 3-5 µg/kg/ngày. + Trên 10 tuổi: 2-4 µg/kg/ngày. 4.3. Theo dõi - Lâm sàng: + Chiều cao, cân nặng, phát triển tâm vận, dậy thì. + Dấu hiệu quá liều: nhịp tim nhanh, hồi hộp, bứt rứt, khó ngủ, tiêu chảy. 320
  7. - Sinh học: kiểm tra nồng độ TSH, fT4 (hoặc T4). + Lúc 2 tuần sau khởi trị và mỗi 2 tuần đến khi TSH bình thường. + Mỗi 1-2 tháng trong 12 tháng đầu để chỉnh liều thuốc phù hợp với tốc độ phát triển nhanh tuổi nhũ nhi. + Mỗi 1-3 tháng từ 1 đến 3 tuổi. + Sau đó, mỗi 6-12 tháng đến khi trẻ kết thúc tăng trưởng. + Mỗi 4-6 tuần khi đổi loại thuốc khác, hoặc thường xuyên hơn nếu kém tuân thủ điều trị hoặc xét nghiệm bất thường. - Tuổi xương mỗi 6-12 tháng. 5. NHỮNG LƯU Ý Bảng 1. Những vấn đề chính trong việc giải thích ý nghĩa của các xét nghiệm tầm soát suy giáp bẩm sinh Tình trạng của Kết quả xét Xét nghiệm xác định bệnh nhân nghiệm Thiếu hụt TBG T4 thấp, TSH fT4 bình thường, TBG bình thường giảm Tầm soát sớm T4 thấp/bình T4 và TSH bình (< 24 giờ tuổi) thường, TSH tăng thường sau 24 giờ tuổi Sinh non T4 thấp, TSH T4 trở về bình thường bình thường khi trẻ lớn (2-4 tuần tuổi) 321
  8. Bảng 2. T3, T4, TSH bình thường theo tuổi (theo THE HARRIET LANE HANDBOOK 21st EDITION) FT4 TSH T4 Reverse T3 TBG Tuổi T3 (ng/dL) (ng/dL) (mUI/L) (mcg/dL) (ng/dL) (mcg/mL) Mới 0,94- 2,43- 5,85- 19,53- 19,53-266,26 19,17-44,7 sinh 4,39 24,3 18,68 358,70 0,96- 0,58- 5,90- 19,53- 19,16- 1 tuần 20,83-265,61 4,08 5,58 18,58 338,52 44,68 1 1,00- 0,58- 6,06- 19,53- 19,12- 25,39-264,31 tháng 3,44 5,57 18,27 283,84 44,59 3 0,58- 6,39- 19,53- 19,02- 1,0-2,86 36,46-259,75 tháng 5,57 17,66 197,90 44,35 6 1,07- 0,58- 6,75- 19,53- 51,43-252,59 18,87-44 tháng 2,44 5,56 17,04 137,36 1,10- 0,57- 7,10- 18,23- 18,56- 1 tuổi 74,87-240,87 2,19 5,54 16,16 85,93 43,28 1,11- 0,57- 7,16- 103,51- 16,93- 17,94- 2 tuổi 2,05 5,51 14,98 228,50 55,99 41,82 1,08- 0,56- 6,39- 131,50- 13,02- 5 tuổi 16-37,3 1,93 5,41 12,94 212,23 35,81 1,04- 0,55- 5,72- 130,85- 11,72- 8 tuổi 14,2-33,09 1,87 5,31 11,71 202,46 30,60 0,99- 0,53- 5,08- 119,78- 11,07- 12,54- 12 tuổi 1,81 5,16 10,58 192,70 27,99 29,24 1,03- 0,52- 4,84- 110,02- 10,42- 11,96- 15 tuổi 1,77 5,05 10,13 184,88 27,34 27,89 0,93- 0,51- 101,56- 10,42- 18 tuổi 1,73 4,93 179,03 26,04 322
  9. Bảng 3. T4, FT4, TSH ở trẻ sinh non hiệu chỉnh theo ngày tuổi (theo THE HARRIET LANE HANDBOOK 21st EDITION) Tuổi ± Ngày 0 Ngày 7 Ngày 14 Ngày 28 SD T4 (mcg/dL) 23-27 5,44 ± 2,02 4,04 ± 1,79 4,74 ± 2,56 6,14 ± 2,33 28-30 6,29 ± 2,02 6,29 ± 2,10 6,60 ± 2,25 7,46 ± 2,33 31-34 7,61 ± 2,25 9,40 ± 3,42 9,09 ± 3,57 8,94 ± 2,95 > 37 9,17 ± 1,94 12,67 ± 2,87 10,72 ± 1,40 9,71 ± 2,18 FT4 (ng/dL) 23-27 1,28 ± 0,41 1,47 ± 0,56 1,45 ± 0,51 1,50 ± 0,43 28-30 1,45 ± 0,43 1,82 ± 0,66 1,65 ± 0,44 1,71 ± 0,43 31-34 1,49 ± 0,33 2,14 ± 0,57 1,96 ± 0,43 1,88 ± 0,46 >37 1,41 ± 0,39 2,70 ± 0,57 2,03 ± 0,28 1,65 ± 0,34 TSH (mIU/L) 23-27 6,80 ± 2,90 3,50 ± 2,60 3,90 ± 2,70 3,80 ± 4,70 28-30 7,00 ± 3,70 3,60 ± 2,50 4,90 ± 11,2 3,60 ± 2,50 31-34 7,90 ± 5,20 3,60 ± 4,80 3,80 ± 9,30 3,50 ± 3,40 > 37 6,70 ± 4,80 2,60 ± 1,80 2,50 ± 2,00 1,80 ± 0,90 323
  10. Test sàng lọc dương Bình thường FT4 và TSH máu Bất thường T4 thấp, TSH thấp hoặc T4 giảm hoặc bình thường, TSH tăng bình thường Siêu âm tuyến giáp TBG Bình thường Bất thường Bình thường Thấp Thiếu TBG Tuyến giáp bất sản hoặc lạc Suy giáp trung chỗ → xạ hình ương hoặc suy giáp ở trẻ sanh non TRAb Âm tính Dương tính Mẹ dùng PTU Suy giáp do kháng thể mẹ truyền sang Không có: Có dùng: Rối loạn tạo lập hormon giáp Ảnh hưởng của thuốc kháng giáp Lưu đồ chẩn đoán suy giáp sơ sinh 324
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2