intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sweet William – Vì sao là hoa cẩm chướng?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác phẩm Sweet William, 1962. Vật liệu: sắt thép, sơn và hàn trên bục gỗ. Tác giả: John Chamberlain (1927 - 2011) Có những tác phẩm được xác định giá trị mỹ thuật qua những sưu tập từ viện bảo tàng và trưng bày thường trực. Bởi lượng tác phẩm quá phong phú, đôi khi có những tác phẩm trong viện bảo tàng tôi chưa hiểu và cảm được nét đẹp nghệ thuật, cho dù những tác phẩm này tuy không mới so với thời đại đầy những bứt phá trong nghệ thuật. Một khối sắt vụn phế thải - tác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sweet William – Vì sao là hoa cẩm chướng?

  1. Sweet William – Vì sao là hoa cẩm chướng? Tác phẩm Sweet William, 1962. Vật liệu: sắt thép, sơn và hàn trên bục gỗ. Tác giả: John Chamberlain (1927 - 2011) Có những tác phẩm được xác định giá trị mỹ thuật qua những sưu tập từ viện bảo tàng và trưng bày thường trực. Bởi lượng tác phẩm quá phong phú, đôi khi có những tác phẩm trong viện bảo tàng tôi chưa hiểu và cảm được nét đẹp nghệ thuật, cho dù những tác phẩm này tuy không mới so với thời đại đầy những bứt phá trong nghệ thuật. Một khối sắt vụn phế thải - tác phẩm Sweet William (Hoa cẩm chướng) của điêu khắc gia John Chamberlain chẳng hạn - được trưng bày trang trọng trong viện bảo tàng nghệ thuật Quận Los Angeles (LACMA) thì
  2. sao? Tôi có thể đến các nghĩa địa xe hơi phế thải (junk car), hốt đầy một xe tải, và sẽ có một loạt tác phẩm như chơi! John Chamberlain sinh năm 1927, thành phố Rochester, tiểu bang Indiana. Trải qua thời niên thiếu tại thành phố Chicago, trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, Chamberlain phục vụ trong binh chủng Hải quân Hoa Kỳ từ 1943 đến 1946. Sau đó ông làm nghề thợ uốn tóc, và có năng khiếu đặc biệt về cách tạo những kiểu tóc bới bồng (cantilevered bouffant, beehive hairstyle) - kiểu tóc chải uốn làm phòng cao lên, thời trang vào giai đoạn thập niên 1950′s và 1960′s lúc đấy. Với khiếu thẩm mỹ về tạo hình và thể khối mà ông khám phá được khi làm nghề uốn tóc, Chamberlain đã ghi danh theo học các trường lớp nghệ thuật nổi tiếng như Art Institute of Chicago, và sau đó là trường Black Mountain College, được coi là nơi xuất phát những nghệ sĩ tiền phong (avant- garde). Ông kết bạn giao lưu với những thi sĩ như Charles Olson, Robert Duncan và Robert Creely. Những thi phẩm của các thi nhân này – phần nào ảnh hưởng đến cách dùng vật liệu trong lúc sáng tác - cũng như tính cách bí ẩn của việc đặt tên tác phẩm, luôn làm người thưởng ngoạn suy nghĩ. Năm 1956, Chamberlain đến thành phố New York, tham gia sinh hoạt với những họa sĩ thành danh thuộc nhóm Biểu Hiện Trừu Tượng. Tại quán bia rượu Cedar Bar, chủ đề bàn tán bấy giờ quy tụ về tranh vẽ hai chiều. Chamberlain làm một chuyện khác thường là ứng dụng những phương thức hội hoạ theo khuynh hướng Biểu Hiện Trừu Tượng vào những tác phẩm điêu khắc ba chiều. Chamberlain không phủ nhận sự
  3. ảnh hưởng của đường hướng Biểu hiện Trừu tượng, như nội lực và sức hấp dẫn trong nét vẽ và màu sắc điển hình là từ họa sĩ Franz Kline và Willem de Kooning. Vào thời điểm đó, nếu một họa sĩ mới vẽ theo kiểu cách Biểu hiện Trừu tượng thì khó mà có thể nổi tiếng đi lên, hoặc nhập vào đẳng cấp của các bậc tay tổ Biểu hiện Trừu tượng. Nhưng Chamberlain lại khác, ông không vẽ mà làm điêu khắc, do đó cái chất lạ hiếm này đã đưa ông vào vị trí đặc biệt trong thế giới mỹ thuật. Tác phẩm Sweet William (Hoa cẩm chướng) được sáng tác từ những đồ phế thải sắt thép, thông thường là từ những vật liệu chế tạo xe hơi. Lúc đầu, Chamberlain chọn vật liệu này là vì tính chất có sẵn và hầu như không phải tốn tiền để mua. Những phần có màu sắc như vỏ bọc bên ngoài xe hơi được đặc biệt kết hợp với những cái chắn cản (bumpers) sáng bóng màu xi inox (chrome plate). Những cái chắn cản màu xi inox này mang được tính không gian và thời gian vào thời đại lúc đó, và trở thành chất hiếm có trong thời đại hôm nay, bởi những vật này không còn được chế tạo bằng kim loại qua cách sản xuất chắn cản xe hơi thông thường; chất liệu bây giờ là nhựa plastic. Những thể kim loại màu sắc này được uốn cong, làm móp méo thêm, và sắp xếp theo cách thức tùy vào cảm hứng của Chamberlain, một thể hiện tạo hình theo trường phái Biểu hiện Trừu tượng. Quá trình sáng tác của John Chamberlain cũng có nhiều đắn đo, suy tính về cách sắp xếp hình thể, không gian và màu sắc. Có những mảng sắt được gò, uốn lượn, để trám vào các khoảng không gian, cũng như sự chọn lựa những mảng màu đi với nhau. Đôi khi ông cũng sơn phết
  4. những màu sắc lên các chất liệu này để tạo nên nét hài hòa hoặc độc đáo. Như vậy trong suốt quá trình sáng tác, John Chamberlain đã có những giằng co, đôi khi điêu đứng với tác phẩm của mình, chứ không hẳn là sự vui chơi sáng tác, làm qua loa, có sao dùng vậy. Khi đã bằng lòng với kết quả sau thời gian trải nghiệm trên tác phẩm, những vết hàn sẽ nối kết và giữ vững cái bố cục tạo hình này. Một tác phẩm ba chiều điêu khắc, về mặt tạo hình còn có một lợi thế khác về nét thẩm mỹ: đó làcó thể tạo thêm một tác phẩm thứ hai, là cái bóng (shadow). Dưới ánh đèn rọi, bóng của tác phẩm in hình xuống mặt nền: một tác phẩm hai chiều được hình thành. Cái bóng này thay đổi hình dạng, tùy theo hướng chiếu rọi từ những ánh đèn. Khách thưởng lãm có thể tận hưởng thú vui thưởng thức nghệ thuật bằng cách khám phá mọi khả năng có được từ tác phẩm.
  5. Bóng rọi từ tác phẩm Sweet William. Có nhiều điểm rất hay về quyết định sử dụng chất liệu sắt thép xe hơi phế thải này. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa kỳ trở thành một cường quốc số một trên hoàn cầu, chủ nghĩa tư bản giàu có và đầy quyền lực, thúc đẩy sự sản xuất và tiêu dùng về những tiện nghi đời sống cho từng cá thể trong xã hội, và có thể nói kỹ nghệ xe hơi là một thí dụ điển hình cho sự xa xỉ đó, đồng thời cũng đưa đến những vấn nạn khác: những khu nghĩa địa xe phế thải, những bãi rác khổng lồ, cũng như những nhân mạng mất đi do tai nạn lưu thông. Cách tạo hình của Chamberlain đã mang được những thông điệp nêu trên; có thể nói Chamberlain đã có những liên hệ đến kiểu làm Nghệ thuật Ý niệm (Conceptual Art). Không hiểu ý của John Chamberlain như thế nào khi đặt tên tác phẩm này: Sweet William (Hoa cẩm chướng) là tên của nhóm hoa được trồng trang trí hoặc mọc dại đây đó, thuộc về dạng thảo mộc thân mềm, phát triển theo chu kỳ ngắn hạn đôi ba tháng (nảy mầm-sinh trưởng-đơm hoa-kết hột). Dùng một đống sắt để đặt tên cho một loại hoa yếu ớt thì cũng thật đặc biệt, đôi khi tác giả có sự chủ ý qua cách đặt tên vào những sáng tác. Là một tác phẩm trừu tượng, những cách nhìn và suy diễn khác nhau về tác phẩm là điều bình thường, và nghệ sĩ luôn hân hoan đón chào những ý kiến khác nhau về tác phẩm của mình. Sự đa dạng của một tác phẩm sẽ đưa tác phẩm lên cao hơn về mặt tri thức và gần hơn về mặt tình cảm.
  6. Sau một thời gian ngắm nhìn suy nghiệm, mở rộng tấm lòng đón nhận, tôi đã cảm nhận tác phẩm Sweet William (Hoa cẩm chướng) của John Chamberlain không những mang được thông điệp về tính đương đại, tính thẩm mỹ gạn lọc qua quá trình thực hiện, mà còn bừng lên những năng lực có sức mạnh lạ thường. Một tác phẩm đẹp, theo nghĩa chung chung, là vấn đề của kỹ thuật, của những tiêu chuẩn có thể bàn cãi và so sánh. Nhưng đối với một tác phẩm xuất sắc độc đáo thì cần đến cái hồn; mà linh hồn tác phẩm thì không thể đo lường, là cái chỉ có thể cảm mà không thể nói rõ ràng tường tận được. Và tôi cảm được trong tác phẩm Sweet William (Hoa cẩm chướng) của điêu khắc gia John Chamberlain, ý tưởng độc đáo cùng với tài năng và kỹ thuật đặc biệt, qua quá trình sáng tác, theo thời gian, đã quyện lẫn vào nhau, làm nên chất hồn của tác phẩm. Một ý tưởng thoáng đến trong tâm trí tôi, vừa có sự rõ ràng của dữ kiện, vừa mơ hồ trừu tượng tính: “Mỗi ngày trung bình tại nước Mỹ này có khoảng 115 người chết vì tai nạn lưu thông; 42,000 người chết trong một năm. Những mảnh sắt thép xe hơi cong vẹo trong các tác phẩm của Chamberlain có bao nhiêu linh hồn vương vấn?” - Tháng 10, năm 2009
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2