intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

50
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời bạn đọc tham khảo phần 2 Tài liệu Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta sau đây. Qua những câu chuyện chân thực, cảm động của những nhân chứng lịch sử, tập Tài liệu sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những tư liệu quý về Bác vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta: Phần 2

  1. HÃY CHỜ KHI NÀO TÔI CHÉT ĐÃ Ồ Chủ tịch thường không muôn ai nói nhiều H v ề m ìn h , n ê n c ả n h ữ n g c á n bộ t h â n c ậ n ci g ầ n Bác lâu năm , cũng không biết rõ nhiềi; điều v ề cuộc đòi của Bác. Ai hỏi, Bác thường nói lảng sa n g chuyện khác. Lúc Bác sang Pháp (6-1946), Giáo sư Phạir H u y Thông đưỢc cử làm thư ký riêng của Bác. ô n g tò xnò, lại cũng bị người khác xúi, trong một lúc ngói nói chuyện vui vẻ, ông hỏi B ác v ề N guyễn Ái Quôc, B ác m ỉm cưòi, bảo: - Các chú hỏi ông N gu yễn Ái Quốc, chứ tôi biét đâu m à nói. Hồi ở V iệt Bắc, họa sĩ D iệp M inh Châu được ở g ầ n Bác, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đ ồng thường dặn: - Bác thương anh lắm , coi như con cháu trong ri).hà. A nh cứ hỏi về cuộc đời của Bác rồi ghi lấy. Anh hỏi dễ hơn, chúng tôi hỏi Bác không nói. Được khuyến khích, D iệp M inh Châu đã hỏ; B ác. N hững chuyện như “Bác có yêu ai không?” ông không 122
  2. TA BÊN NGƯÒl, NGƯỎl TOA SANG TRONG TA dám hỏi, chỉ hỏi những chuyện khác, nhất là những chuyện trong tù. - Thưa Bác, những ngày dài như thế, Bác làm gì ạ? - Phải tìm cách đừng đê tâm trí rỗi rãi. Chẳng hạn như, Bác đếm trên nóc nhà giam mỗi hàng lợp m ấy tấm ngói, cả m ái bao nhiêu tấm. Tích cực hơn thì Bác ngồi tìm bắt những con rệp. Bác nhìn đôi chân, cười - Lúc ấy m ình bí quá! Có lần Diệp M inh Cháu thưa: - Tiểu sử Bác, cháu đọc hay lắm. Bác xem cái nào đúng nhất ạ? - Không có cái nào đúng cả. Một lần khác, trong thời kỳ chông Mỹ, nhà báo kiêm nhà vàn Mỹ Bécna Phôn được gặp Hồ Chủ tịch, nói: - Tôi tưởng Chủ tịch đang đi nghỉ ở Mátxcơva? - Ong biết đấy, nhiều người nói nhiều việc không đúng sự th ật - o , ông m ang theo th ật lắm thứ quá. - Xin Chủ tịch tha lỗi cho tôi. Bécna Phôn xếp gọn đồ đạc lại. Hồ Chủ tịch ngồi xuông cạnh, vẻ giễu cợt, đánh một cái lên đùi ông ta: - Ông quả là chàng trai lưu ý quá thể đến mọi chi tiết nhỏ nhất của đời tôi. - Thưa Chủ tịch, ngài là một nhân vật nổi bật và chắc không phải là vi phạm bí m ật quân sự gì khi tôi chỉ tìm hiểu ngài có gia đình hay không, rằng thời gian nào đó ngài có ở nưốc Nga... - Ra thế, nhưng các ông biết tôi là một ông già, rất già. Một người già thích có cái dáng hơi bí m ật một 123
  3. N G U Y Ề N S ÔNG LAM chút. Tôi khư khư những cái bí m ật nho nhỏ đó. Tôi chắc là ông hiểu tâm lý ấy. - N hưng... - Ô, h ãy chờ khi nào tôi ch ết đã! T h ế rồi, lúc sắp ròi Hà N ội, Bécna Phôn nhận đưỢc m ột bức th ư dài 6 trang v iết tay ghi một ít chi tiế t về cuộc đòi của Hồ Chủ tịch. Lòi thư trộn lẫn với vẻ thân tìn h lịch th iệp là m ột thứ h à i hước giễu cỢt. (Theo Phạm Huy Thông, Diệp Minh Châu và c.p. Ragiô (Mỹ)) 1 24
  4. CÀNH ĐÀO LỒ-DƠ-BAI ^ghệ sĩ nhiếp ảnh Kim Côn từng có m ột thời N gian dài đưỢc phục vụ tại Phủ Chủ tịch. Tôi đã được anh Côn kể cho nghe m ột câu chuyện th ậ t cảm động - C huyện cành đào Lô-dơ-bai. N ăm 1960 đúng dịp T ết Canh Tý, Bác Hồ mời cả gia đình lu ật sư Lô-dơ-bai sang thăm V iệt Nam . Trong thời gian ở thăm V iệt N am , Bác Hồ mòi khách quý đi thăm Vịnh Hạ Long. Đó là ngày 2 9 -1 -1 9 6 0 . ở đâu cũng vậy, khi được biết ân nhân của Bác Hồ cũng là ân nhân của cả dân tộc tới thăm , ở đó đón tiếp th ậ t nồng hậu, chu đáo. Thăm Vịnh Hạ Long xong, khách quý trở lại Thủ đô vào một buổi sáng ấm trời. B ến Bính ngày áp Tết, khách đông, phải vất vả lắm ô tô mới xuông được phà. Đ ứng trên phà, nghệ sĩ Kim Côn đang loay hoay với chiếc m áy ảnh, bỗng m ột cụ già, chòm râu thưa điểm bạc, áo the, khăn xếp, quần trắng... tay cầm cành đào rất đẹp cố dơ cao lên để khỏi bị hỏng, hỏi: - Tây nào mà nhiều th ế hả ông? 125
  5. NGUYỄN SỒNG LAM Anh Kim Côn lễ phép nói; - Thưa cụ: Đ ây là cụ lu ậ t sư từng cứu Bác Hồ năm xưa đấy ạ. T hì ra người V iệt N am nào cũng b iết chuyện luật sư L ô-dơ-bai từng cứu Bác Hồ thoát khỏi tù ngục của kẻ th ù năm xưa. N ghe nói thế, cụ già cô lách đến trước m ặt ông già người nước ngoài. Cụ ngỏ ý nhờ đồng chí p h iê n d ịc h d ịc h g iú p rồ i cụ n ó i: - Thưa cụ, tôi ở bên n ày sông hôm n ay đem cành đào của vườn nhà sang cho đứa cháu ngoại đón xuân. Trời r u n rủ i th ê n à o , tôi lạ i có cái m a y m ắ n đưỢc gặp đại ân n h ân của đất nước. Thưa cụ, chữ “Â n” của cụ n ặn g lắm . M uôn đời con cháu chúng tôi cũng không trả nổi. Cụ cho phép tôi được kính biếu cụ cành đào này và xin cụ nh ận ỏ tôi ba lễ... Cụ già m iệng nói, tay n â n g cành đào cung kính tặ n g lu ậ t sư rồi sụp ngay xuốhg cầu phà vái lia lịa. T hật quá bất ngờ cho gia đình lu ậ t sư và cho cả ch u yến phà người chật ních. Cụ bà L ô-dơ-bai vội quay đi giấu nhữ ng giọt nước m ắt đang trào ra. Còn cụ ông L ô-dơ-bai sau khi qua giây phút bàng hoàng vội nâng ông cụ dậy, ôn tồn nói: - Không p h ả i là tôi đã cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh. C hính chủ nghĩa nhân đạo của Người đã cứu Người n ên ngày ấy tôi, bạn bè tôi và cả nước A nh của tôi đã n h iệ t tìn h giúp tôi giải th oát cho Người. Tôi xin chân th à n h cảm ơn cụ đã cho tôi cành đào này. Tôi xin cám ơn n h ân dân V iệt Nam , m ột dân tộc luôn sông có ngh ĩa, có tình. Tôi xin nh ận cành đào. C ành đào này 126
  6. TA BÊN NGƯÒI, NGƯƠI TOA SANG TRONG TA sẽ thắm m ãi trong lòng tôi. Bây giờ tôi lại xin phép được nhờ cụ giúp tôi một việc là cụ hãy chuyên giúp tôi cành đào tới người cháu ngoại của cụ và nói rằng: Đây là cành đào của lu ật sư Lô-dơ-bai, người nước Anh gửi tặn g cháu để cháu đón xuân, ăn Tết. Chúc cháu Iviôn học giỏi, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Phó Đức An 127
  7. NGUAI q uay NHỮMG THƯỚC PHIM Bí MẬT QUỖC GIA ua hàn g chục địa chỉ, cuối cùng, tôi mới tìm đưỢc m ột tr o n g h a i n g ư ờ i đã v in h dự có m ặ t để quay nhữ ng thước phim tư liệu v ề những g i â y ^ ú t cuối cùng của Hồ Chủ tịch ngày 2 -9 -1 9 6 9 . Đó là nhà quay phim T rần A nh Trà, h iện sông ở th à n h phô Hồ Chí M inh. Sinh năm 1929 tạ i H oài N hơn, B ình Đ ịnh, sau khi tập kết ra Bắc, th á n g 1 2 -1 9 5 9 Trần Anh Trà về Xưởng phim Quân đội (XPQĐ). Từng là học trò của nhà quay phim Khưdng M ễ và giáo sư Agiđa, ông là người đã tham gia làm bộ phim đầu tiên của điện ảnh Q uân đội “Dưới cờ q u yết th ắ n g ” đưỢc chính B ác Hồ xem và khen ngỢi. D ũ n g cảm và xông xáo, lă n lộn và sáng tạo, Trần Anh Trà còn có m ặt ở các chiến trường Campuchia, Lào, ch iến trường m iền Nam , đường Trường Sdn... và trở th à n h tác giả của những thước phim tư liệu được cả nưóc b iết đến: “Đ ánh phá ấp chiến lược ở Khu 5”, “Trận chiến thắng Dương Liỗu đèo Nhông”, “Làng m iền T ây”, “Trên cung đường m ang tên Bác”... Với t h ế giới quan cách m ạng, sự nhạy cảm của người ch iến sĩ cùng việc có m ặt kịp thời ở những ndi ác liệt nh ất, ông đã m ang lại cho người xem những hình ảnh ch ân thực, sống động và giàu 128
  8. TA BÊN NGƯÒI, NGƯỎl TỎA SANG TRONG TA sứ c th u y ế t phục, có tá c d ụ n g động v iên tin h th ầ n c h iến đấu củ a q u ân v à d ân cả nước. Sự đóng góp của ông với điện ảnh Quân đội là không nhỏ, nhưng có một điều còn rất ít ngưòi biết: ô n g chính là một trong 2 người đã quay 3 cuôn phim tư liệu vô giá v ề n h ữ n g giây p h ú t CUỐI đời của Bác Hồ - từ n g là bí m ật quôc gia trong hàng chục năm. May mắn là tôi đã đưỢc ôn g vu i lòn g cho b iết v ề n h ữ n g ngày đó: ... Một ngày đầu th án g 8-1969, tôi và N guyễn T hanh Xuân đưỢc lệnh m ang theo máy quay phim vào Phủ Chủ tịch để quay. Tôi đưỢc chọn đi quay vì vừa ở chiến trưòng Khu 5 ra, chưa nhận phim nào, hơn nữa, có lẽ Ban Giám đốic th ấy tôi có khả năng vừa quay phim vừa đạo diễn. Chúng tôi được phổ biến nguyên tắc là tuyệt đối giữ bí m ật, không cho cả gia đình và b ạ n bè đưỢc b iế t vê c h u y ê n công tác đặc b iệt này. Những ngày trực ở P hủ Chủ tịch, chúng tôi ở xa nơi Bác nằm và không đưỢc tiếp xúc với ai. Chỉ một vài người qua lại th ật im lặng, khẽ khàng. Bên ngoài Phủ Chủ tịch vắng vẻ, càng gỢi trong tôi sự lo lắng về tình hình sức khỏe của Bác... Một buổi sáng (tôi không nhớ là ngày bao nhiêu), đồng chí Lê Văn Lương trực tiếp gặp chúng tôi và báo là đi quay phim. Chúng tôi lập tức rời chỗ trực đế đi quay cuộc hội chẩn của các bác sĩ Việt Nam. Tôi hi vọng qua việc quay cuộc hội chẩn, sẽ biết đưỢc bệnh của Bác. Nhưng vô vọng. Cuộc hội chẩn rất ít ý kiến, mà các giáo sư đêu nói bằng tiêng Pháp, lại nhiều thuật ngữ y học nên tôi không hiểu đưỢc. Nhưng qua vẻ m ặt và thái độ của các bác sĩ, tôi đoán sức khỏe của Bác không được tốt. Chỉ mong sao Người chóng khỏe, để mơ ưóc của cả d â n tộc được to ạ i n g u y ệ n ; “M iêV i N a m đ a n g th ắ n g m ơ ngày hội ị Rước Bác vào thăm , thấy Bác cười”... 'M lt\-M S II 129
  9. NGUYỄN SÔNG LAM Ngày qua ngày, đã gần một tháng chiíng tôi chờ đợi ở Phủ Chủ tịch. Đến gần 10 giờ ngày 2-9-1969, chúng tôi mới được có m ặt nơi Bác nằm. Sự thật quá ác nghiệt! Bác m ất rồi! Mọi người có m ặt đứng xung quanh Bác, yên lặng làm lễ mặc niệm. Vòng trong cùng tôi thấy khá đông đủ gương m ặt các đồng chí trong Bộ Chính trị, chỉ một sô" vắng m ặt là do đi chiến trường. Giữa khung cảnh đau thưởng ấy, tôi bàng hoàng đến lúng túng. Lúc này, chỉ kinh nghiệm giúp tôi ước tính để sẵn cự ly ông kính quay phim để làm tròn nhiệm vụ... N hững giây phút ấy qua nhanh khi chiếc xe cứu thương quân sự vào đưa Bác đi. Một m ình đồng chí N guyễn T hanh X uân đi theo xe ra khỏi Phủ Chủ tịch, còn tôi sau đó tiếp tục quay cuộc họp do Thủ tướng P hạm V ăn Đ ồng chủ trì. Cuộc họp bàn về việc tổ chức lễ tan g và thông n h ất công bô' ngày Bác m ất là 3 -9 - 1969 để không ảnh hưởng đến ngày vui Quốc khánh của toàn dân tộc. N hững ngày tiếp theo, tôi đước phép vào quay vưòn nhà Bác. C ảnh vật còn đây mà Ngưòi đã đi xa rồi. M ình tôi th ẫn thờ trước ngôi nhà sàn và vườn cây u tịch... B iết rằng đời người sống chết là quy lu ậ t mà vẫn th ản g th ốt vì sao Bác ra đi vội thế? Lúc này, tâm trí tôi không ổn định do cơn sốic mạnh, nên không đủ bình tĩn h để quay phim đầy đủ, chi tiết hơn cảnh vật xung quanh vườn, nhà Bác... Với tôi, những giờ phút thiêng liêng ấy không bao giò có th ể quên! N hữ ng gì tôi đã đưỢc thấy, được biết về Bác chính là động lực đế tôi luôn vượt qua mọi khó khăn, hoàn th àn h tốt nhiệm vụ của mình! Nguyễn Thái Hoàng 130
  10. BẮC HỔ VÀ NHỮNG NGƯ DÂN BIỂN SẦM SƠN '^ha nhiếp ảnh lão th ành Kim Côn là một trong N những nhà nhiếp ảnh vinh dự được nhiều lần tháp tùng Bác Hồ trong những chuyên công tác. Những bức ảnh của ông về Bác Hồ không chỉ là những tư liệu quý về hoạt động của Bác, mà còn nói lên rất nhiều điều về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Ông đã kể cho chúng tôi nghe về một kỷ niệm trong rất nhiều lần được tháp tùng Bác. N ăm 1960 khi diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, Bác Hồ có đi công tác tại Thanh Hóa. Đoàn công tác của Bác nghỉ tại một ngôi đền trên lưng chừng núi ven biển sầm Sớn. Sáng hôm sau cải trang như m ột lão ngư: Quần cộc, áo nâu cộc, đội mũ không có chóp và quấn chiếc khăn bông quanh cổ để che bốt chòm râu, Bác cùng đoàn công tác vào thăm một xóm chài. Thấy nhà nào cũng đóng cửa, Bác đi một đoạn rồi rẽ vào m ột gia đình có một cụ già đang ngồi bên m ột be rượu. Mấy đứa cháu nhỏ nằm chõng k ế bên. Bác lên tiếng: - Xin chào cụ! 131
  11. NGUYỄN SỒNG LAM - Vâng, chào cụ và các ông vào chơi. Mời cụ nhấp với tôi chén rượu cho vui buổi sớm. Có câu "khi rượu sớm, lúc trà trưa m à’’. Tuổi già chỉ có vậy thôi cụ ạ. - Đa tạ cụ, chúng tôi đã ăn sáng rồi, xin mời cụ cứ tự nhiên! Thấy cụ chủ nhà có vẻ hiền lành, cởi mở, Bác Hồ hỏi cụ: - Thưa cụ đời sống dân xóm chài của ta dạo này ra sao ạ? Không ngần ngại ông cụ trả lời van h vách: - Nhờ ơn Đ ảng và Chính phủ dân chài chúng tôi no ấm và h ạn h phúc lắm ạ!... Bác dẫn đoàn tùy tùng xuống tậ n bãi cá, nđi ngư dân đang cật lực lao động kéo lưới, th u hoạch cá. T hấy m ấy lão ngư đang choãi chân th a n g kéo lưới, Bác liền xắn tay kéo lưối cùng m ấy cụ. Bác làm rất th àn h thục, say sưa không khác gì m ột lão ngư thực thụ. M ải làm , m ình đẫm mồ hôi, Bác cởi áo, rồi bỏ cả k h ăn m ặt quấn cổ, vui chuyện với các lão ngư. N hìn Bác lao động, không ai phân biệt được trong sô" các lão ngư kéo lưới đó, ai là lãnh tụ, ai là lão ngư của bãi b iển Sầm Sơn. Kéo lưới xong, Bác lại đến với bà con xã viên đang chia cá. N hìn những vun cá tươi rói, Bác cũng vui chung niềm vui với ngư dân. Ngồi bên vòng người chia cá, Bác cũng nh ặt từng con cá vui vẻ trò chuyện vối họ... N hìn th ấy những cảnh ấy, tôi đã không khỏi xúc động và đó cũng là những cảm xúc để tôi ghi lại nhữ ng bức ảnh quý giá còn lại đến hôm nay. Huy Nam ghi 132
  12. NGHỆ S ĩ NHIẾP ẢNH MAI NAM VỚI NHỮNĐ KỲ NIỆM VÊ BÁC ^hân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh Chủ tịch N Hồ Chí Minh, Hội N ghệ sĩ N hiếp ảnh V iệt Nam , Hội N hiếp ảnh N ghệ thuật Hà Nội, báo H à Nội mới kết hợp tố chức triển lãm “Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí M inh” qua ốhg kính của nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh M ai Nam khai mạc vào 16 giò ngày 18- 5 tạ i Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội. Với hàng trăm tấm phim tư liệu trắng đen còn lưu giữ được, nghệ sĩ Mai Nam (nguyên là phóng viên báo T iền Phong) lần đầu tiên giới thiệu những bức ảnh của ông chụp về Chủ tịch Hồ Chí M inh từ ngày Người cùng Chính phủ cách mạng v ề tiếp quản Thủ đô cho đến ngày Người qua đòi vối sự ngưỡng mộ đặc biệt của tác giả. Ông kể lần đầu tiên ông trực tiếp gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là khi ông còn ở V iệt Bắc và chưa là phóng viên ảnh. Đó là một lần ông nhìn thấy có người đàn ông đi trên ngựa qua đèo, có ngưòi bảo vệ đi cạnh. M ừng quá, ông nói; “Cháu chào Bác ạ”. Hồ Chủ tịch liền đưa một ngón tay lên cao, ra hiệu bí mật. 133
  13. NGUYỄN SÔNG LAM Khi Chủ tịch Hồ Chí M inh về tiếp quàn Hà Nội thì M ai Nam đã là một phóng viên ảnh, và ông đã chụp những bức ảnh sinh động vê vỊ lãnh tụ kính yêu của m ình. Lần cuối cùng M ai N am chụp ảnh Chủ tịch Hồ Chí M inh là về đám tang của Người. Trong quãng thòi gian ấy, Hồ Chủ tịch là m ột trong những đê tài quan trọng nhất của phóng viên nhiếp ảnh nói chung và phóng viên M ai N am nói riêng. Có lẽ rất ít người biết được tác nghiệp của phóng v iên ảnh thời gian chiến tranh là h ết sức thiếu thcýn và khó khăn. Có những chiếc m áy ảnh mà Mai N am sử dụng là do lưu học sin h ở Liên Xô (cũ) góp tiền về tặn g Trung ương Đoàn. LưỢng phim đưỢc sử dụng rất h ạn chế, chụp kiểu nào thì báo cáo, để quản lý. Phim lại có xuất xứ ở nhiều nơi trong khối xã hội chủ nghĩa chất lượng không đồng đểu nên việc in tráng đòi hỏi phải công phu và có nhiều tìm tòi. Bảo quản phim cũng rất phức tạp. Trong một bộ phim nước ngoài giới thiệu tác nghiệp của phóng viên ảnh trong thời kỳ chiến traiah chúng tôi nhìn thấy M ai N am đã nghĩ ra cách đốt thuôc súng để chụp ảnh trong địa đạo. C huyển sang thời bình, khi báo chí đổi mới và có th u nhập khá, phần lớn phóng viên đi xe máy th ì Mai N am vẫn lọc cọc với chiếc xe đạp. N hững bức ảnh tư liệu quý một thời đã được hoàn th àn h trong điều kiện hết sức khó khăn như vậy. Và rất nh iều bức ảnh đã trở thành m ột phần không thể th iếu của lịch sử dân tộc. N ghệ sĩ Mai Nam cùng rất nh iều phóng viên ảnh khác đã góp phần viết nên lịch sử bằng ảnh ấy. 134
  14. TA BÊN NGƯỒI, NGƯỜI TÒA SANG TRONG TA Kỷ niệm với “nhân vật” của mình, ông Mai Nam kể: “Có lần Bác đang đi vào phòng họp, tôi m ạnh dạn thưa với Bác: “Xin Bác cho anh em nhiếp ảnh được chụp chung vối Bác một bức ảnh”. Bác nhìn tôi một lúc, không nói gì cả, rồi đi vào. Tôi rất lo lắng, nghĩ rằng sẽ có một bảo vệ ra phê bình. Đến lúc đại hội nghỉ, Bác thấy tôi liền bảo: “Anh em nhiếp ảnh vào chụp chung với Bác”. Mọi người đều mừng rỡ. Anh em bảo: “Mai Nam có sáng kiến chụp chung với Bác nên ưu tiên cho đứng gần Bác”. Đ ấy là bức ảnh mà tôi rất quý . Xin chúc mừng lão nghệ sĩ nhân triển lãm của ông về đề tài đặc biệt mà ông tâm đắc đã lâu: “Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí M inh”. p.v Tiền Phong 135
  15. VÄN HÓA ÚNG xử CỦA BÁC Hổ BÓ HOA TRÊN MỘ NGƯỜI CAN v ụ 1 • Đồng chí Lộc, người theo Bác, giúp việc Bác từ những năm th áng Bác còn hoạt động bí m ật ỏ Xiêm (Thái Lan). Đồng chí là người tín h tình cởi mở, rất cần cù và kính yêu Bác. v ề nước, những năm ở rừng V iệt Bắc, kháng chiến gian khổ, đồng chí luôn lo cho sức khỏe của Bác từ m iếng ăn, thức uông. Có lúc vì bận họp hành, Bác bảo: “Chú cứ ăn trước đi, Bác bận họp. Đ ể phần cho Bác thì vừa đủ thôi. Chú cũng phải ăn uông cho no, kháng chiến còn lâu dài”. Đầu th áng 5-1947 đồng chí Lộc bỗng ngã bệnh nặng và chết đột ngột. Bác rất buồn. Cũng vào th áng 5 ấy, ngày 19 là sinh nhật Bác. Các đồng chí ở cận k ề với Bác vào rừng hái m ột bó hoa tưđi đến chúc m ừng sinh nhật Bác. Anh em đi vào khi Bác còn ngồi bên bàn chăm chú làm việc. M ột đồng chí cầm hoa đến nói khẽ khàng: “Thưa Bác, chúng cháu xin mừng sin h nhật Bác. Chúng cháu chỉ có hoa dâng Bác, kính chúc Bác m ạnh khỏe, sông lâ u ”. Bác nhìn mọi người đứng quanh trìu m ến xúc động. Bác nói, giọng trầm xuông; “Bác cảm ơn các chú. Cơ quan ta vừa có đồng chí Lộc mới mất. Bác dành bó hoa các cháu tặn g cho chú ấy. Bác bận n h iều việc quá, các cháu thay m ặt Bác m ang hoa đến đặt lên mộ chú ấy, sửa sang mộ chú cho sạch sẽ”... 136
  16. TA BÊN NGƯỜI, NGƯÒl TỎA SÁNG TRONG TA N H À Y Ê U NƯỚC Q U Ố C T Ế CHỦ N G H ĨA 2 • C H Â N C H ÍN H N ăm 1934, N guyễn Ái Quô'c (tên của Bác Hồ thời bấy giờ) vào nghiên cứu tại V iện Đại học Phương Đ ông dành cho các lãnh tụ các Đ ảng Cộng sản toàn thê giới ở M átxcơva. Một lần nữ đồng chí N. Storeva cán bộ của V iện th ấy N guyễn ôm chiếc cặp ngoài viết tiến g Nga: N guyễn, Patriot. Bà hỏi: - Đồng chí có tên là người yêu nước? - Vâng. - Đồng chí nghĩ gì về chủ nghĩa quốc tế vô sản? Đầu những năm 30, một sô^ nước như Tattjigixtan, U dơbêkixtan ở vùng Trung Á; Grudia, Ácm êni, Agiécbaigian ở m iền Cápca vừa trở thành những nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết nằm trong Liên bang Xô viết. Thời điểm này, Đảng Cộng sản Liên Xô đề cao chủ nghĩa quôc tế vô sản. Khi nghe câu hỏi và giọng nói của nữ đồng chí Nga, Nguyễn Ái Quốc điềm đạm trả lời; - Một chiến sĩ M ácxít L êninnít là người yêu nước chân chính. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản hoà quyện vói nhau. Yêu đất nước nhân dân mình và cũng yêu các dân tộc khác đồng cảnh ngộ với mình. C húng ta không theo thứ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hay sô vanh của giai cấp thông trị mà là chủ nghĩa dân tộc chân chính của giai cấp vô sản. Người nữ cán bộ giáo vụ nghe N guyễn nói, nhìn vào m ắt anh, giọng trầm xuông, dịu dàng; - Đồng chí quả là ngưòi cộng sản chân chính. (Theo Lep Volodin, nhà báo Xô viết) 137
  17. NGUOl VẼ CHÂN DUNG BÁC Hố BẰNG HẠT NGŨ cốc háng 5-1955 lần đầu tiên nhân dân Thủ đô tổ T chức long trọng ngày sin h n h ật Bác. Trường Trưng Vương cử một đoàn học sin h giỏi đi tặng quà Bác, trong đoàn có nữ sinh Phạm T hị N gà, người đã “vẽ” chân dung Bác từ h ạ t ngũ cốc. N ay bà đã ỏ tuổi “xưa nay hiếm ”. Bà kể cho chúng tôi: Trước ngày 19-5-1955, nhà trường phát động phong trào học tôt dâng điểm 10 lên Bác. Tôi chỉ là học sin h bình thường, mà lại m uôn được vào thăm Bác. Tôi suy nghĩ nhiều và bàn với bố^ tôi (cố họa sĩ Phạm Hậu): Con muôn dùng các loại h ạ t ngũ cốc sản phẩm của n ền công nghiệp nước nhà “vẽ” ảnh Bác. ĐưỢc bô hưởng ứng, tôi đi tìm tất cả các loại h ạt có kích thước, m àu sắc khác nhau như kê, vừng, đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ tương; gao cũng đủ loại: Gạo tẻ, gạo nếp, nếp cẩm, tám, dự... và các loại thóc của nhiều giông lúa, rồi ngô nếp, ngô tẻ. Do có bàn tay khéo giông bô', tôi đã hoàn th àn h bức tranh, được Bác k h e n v à cho vào gặp Bác, đưỢc Bác v u ô t m á, Bác bày bánh kẹo cho ăn rồi còn được m ang về. Trong đời học 138
  18. TA BÈN NGƯÒI, NGƯỜI TOA SANG TRONG TA sin h , tôi đã ‘vẽ” 2 bức ảnh Bác Hồ bằng hạt ngủ côc: Một bức dâng Bác, bức kia được trưng bày tại Đại hội Phụ nữ đầu tiên (năm 1956). Sau đó tôi còn “vẽ” 2 bức nữa về lãnh tụ Liên Xô và Trung Quôc, trước khi từ g iã đòi học sin h . Không vào đại học, tôi ở nhà một thời gian, rât m a y , xưởng p h im h oạt họa n h ậ n tôi vào làm búp bê. HỢp vối sở trường và sở thích, phát huy đưỢc năng lực, tô i có rất n h iề u sá n g k iế n làm đưỢc búp b ê b iế t cử động. Một m ay m ắn nữa đến với tôi; Tôi đưỢc Hội Đ iện ảnh L iên Xô mời sang Liên Xô tu nghiệp 3 tháng. 3 th án g ở Liên Xô tôi học đưỢc tương đối nhiều k in h n g h iệm và n h ữ n g đ iều bố ích. Trong cuộc đời làm nghệ thuật, bà Phạm Thị Ngà có nhiều niềm vui và kỷ niệm, nhưng không gì hạnh phúc bằng khi bà say m ê hoàn thành bức chân dung gắn hạt ngũ côc dâng lên Bác, được Bác khen, rồi đưỢc gặp Bác, đưỢc Bác vuốt má và thưởng kẹo. Bác dẫu đã lùi xa 50 năm nhưng bà Phạm Thị Ngà vẫn còn thấy ấm áp trong lòng đến tận bây giờ. Phương Anh ghi 139
  19. NHữMG KỶ NIỆM KHÔNG BAO GIỜQUÊN CÔ BÉ HẠT MÍT 1 • N ăm 1962 đoàn chún g tôi (Đoàn Văn công Q uân khu T ây Bắc) được Bác Hồ gọi về Hà N ội biểu diễn cho B ác tiếp khách. Đoàn chúng tôi ở trong khu V ăn công Q uân đội Mai Dịch. Địa điểm biểu diễn ngay trong sâ n P h ủ Chủ tịch. Chúng tôi đã ch u ẩn bị sẵ n sàng, 19 giờ 30 sẽ biểu diễn. N hưng còn kém ít ph ú t đã thấy Bác xuất hiện. Bác đi th ẳn g vào h ậu trường. Các diễn viên quây quanh Bác. Bác nh ìn h ế t m ột lượt rồi hỏi: “Đâu, cô bé “h ạ t m ít” đâu rồi?”. M ọi ngưòi nhìn nhau chưa biết trả lòi th ê nào. M ay m ắn, lúc bấy giờ có m ặt đồng chí đoàn trưởng và tôi. Các diễn v iên đều còn trẻ, có người mới vào đoàn khoảng 2, 3 năm trở lại đây thôi. Câu chuyện “Cô bé h ạ t m ít” đã xảy ra cách đây 4 năm rồi, chỉ có những người lớp cũ chúng tôi mới biết. Đó là vào năm 1958, B ác lên thăm nhân dân Tây Bắc. Đ oàn chúng tôi có v in h dự đón Bác và biểu diễn cho Bác xem tại T hu ận C hâu (thủ phủ của tỉnh Sơn La, trên đường 6). Đ êm biểu diễn kết thúc, Bác lên tận sân khấu tặn g hoa cho Đoàn. Bác cầm bó hoa len 1 40
  20. TA BÊN NGƯÒl, NGƯÒI TOA SÁNG TRONG TA lỏi giữa các hàng ngưòi đê tìm m ột cô diễn viên thâ'p, bé đứng tận hàng sau. Bác đưa bó hoa cho cô bé và nói “Cô bé “hạt m ít” đây rồi. Bác tặn g cháu và các điệu m úa của cháu”. Cô bé được Bác tặn g cho biệt danh “h ạ t m ít” là T uyết Mai, m ột diễn viên kịch đưỢc phân công giới thiệu các tiết mục múa. Còn các điệu m úa B ác nói đây là các điệu “M úa chai”, “M úa nến”, “M úa nón” những điệu múa ph át triển từ dân vũ Thái. “Đ âu, cô bé “h ạt m ít” đâu rồi”. Mọi người còn đang ngỡ n gàn g thì đồng chí đoàn trưởng khẽ nháy bảo tôi đi tìm T uyết Mai, lúc đó còn đang hóa trang. Bác xoa đầu T uyết Mai và bảo: “Cô bé “hạt m ít” đây rồi, nhớ giới th iệu mấy điệu m úa ấy n h é”, ô i trí nhớ của Bác th ậ t tu y ệt vời, Bác vẫn nhớ biệt danh “h ạt m ít”, vẫn nhớ m ấy điệu m úa rất bình dị ấy. C húng tôi đã hiểu rằng: “Phải gìn giữ và phát triển bản sắc dân tộc trong các tiết mục của đoàn”. Các điệu “M úa chai”, “M úa n ến ”, “M úa nón” từ đó là những “cái đinh” trong chương trình biểu diễn của đoàn chúng tôi cho đến tậ n hôm nay. Và cô T uyết M ai thấp bé, tròn lẳn như “h ạt m ít” ấy vẫn đưỢc phân công giới th iệu m ấy tiết muc m úa. XE CỦA BÁC HỒ 2 Cũng trong lúc đó, Bác lại hỏi m ột câu nữa « mà đến tận hôm nay, sau 43 năm , tôi không thê nào quên được. Bác hỏi đồng chí đoàn trưởng: - Cả đoàn có m ặt đông đủ cả chứ? - Dạ thưa Bác, còn m ột đồng chí phải ở nhà nấu bồi dưỡng cho đoàn ạ. - Đ ồng chí đoàn trưởng kính cẩn trả lời. 141
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2