Tác động của các đặc điểm hội đồng quản trị đến mối quan hệ giữa việc lập kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp
lượt xem 5
download
Bài viết Tác động của các đặc điểm hội đồng quản trị đến mối quan hệ giữa việc lập kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp xem xét tác động của các đặc điểm hội đồng quản trị trong mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của các đặc điểm hội đồng quản trị đến mối quan hệ giữa việc lập kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 37 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH THUẾ VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Hoàng Thị Phương Anh - Phạm Huỳnh Diệu Hiền - Vũ Minh Hà Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Nghiên cứu này xem xét tác động của các đặc điểm hội đồng quản trị trong mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. Bằng việc sử dụng một mẫu gồm 180 công ty phi tài chính niêm yết tại HOSE trong giai đoạn 2015-2019, bài nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ tích cực giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, tính độc lập của hội đồng quản trị và tính kiêm nhiệm của CEO có ảnh hưởng đáng kể và tiêu cực đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. Tính đa dạng của hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán có tác động tích cực và đáng kể đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. Bài nghiên cứu có hai đóng góp. Đầu tiên, nó xác định rằng giá trị doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các hoạt động lập kế hoạch thuế của các công ty Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu thu thập bằng chứng về ảnh hưởng đáng kể của hội đồng quản trị đối với giá trị doanh nghiệp thông qua việc lập kế hoạch thuế và cung cấp những hiểu biết sâu sắc về hành vi của công ty. Từ khóa: Hội đồng quản trị; Lập kế hoạch thuế doanh nghiệp; Giá trị doanh nghiệp; Các công ty Việt Nam. THE EFFECT OF THE BOARD OF DIRECTORS ON FIRM VALUE AND TAX PLANNING: EVIDENCE FROM VIETNAM LISTED FIRMS Abstract This study examines the effect of the board of directors in the relationship between tax planning and firm value. Using a sample of 180 non-financial companies listed at HOSE during the period 2015-2019, this study found a positive relationship between tax planning and corporate value. In addition, we found that board independence and CEO's dual functions have a significant and negative effect on the relationship between the tax planning and firm values. The diversity of the board and audit committee has a positive and significant impact on the relationship between tax planning and firm value. This study has two contributions. First, it determines that corporate value is affected by the tax planning activities of Vietnamese companies. Second, the study gathers evidences about effect of the board of director on firm value through tax planning and provides insights into corporate behavior. Keywords: Board of Directors; tax planning; firm value; Vietnamese companies.
- 38 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Giới thiệu Tối đa hóa giá trị công ty luôn là mục tiêu của các cổ đông và các nhà quản trị công ty. Trong cuộc tranh luận về quản trị công ty và thuế về việc liệu có sự tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị công ty bao gồm các đặc điểm của hội đồng quản trị và kế hoạch thuế hay không. Để làm rõ vấn đề này cần xem xét vai trò của quản trị doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị công ty. Việc lập kế hoạch thuế có thể làm giảm gánh nặng thuế cho cổ đông và công ty. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch thuế mang lại những chi phí đáng kể cho các công ty và cổ đông. Mặc dù giảm thuế có thể làm tăng lợi nhuận sau thuế, nhưng các chi phí không được khấu trừ thuế có thể tích lũy khi có các hoạt động lập kế hoạch thuế, đặc biệt là các chi phí phát sinh từ các vấn đề đại diện làm ngăn cản các công ty tối đa hóa lợi nhuận sau thuế thông qua việc lập kế hoạch thuế. Hội đồng quản trị có vai trò quan trọng trong việc chịu trách nhiệm phân bổ nguồn lực, cải thiện hiệu suất hoạt động, giá trị tài sản của cổ đông và quyết định lựa chọn chiến lược quản lý thuế. Do thuế có mối liên kết với cơ cấu quản trị, nên nó có thể ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Nếu các cổ đông và nhà quản lý khác nhau về chiến lược lập kế hoạch thuế, quản trị công ty có thể có ảnh hưởng đến các quyết định lập kế hoạch thuế. Do đó, chúng tôi dự đoán rằng với điều kiện quản trị công ty kém, việc lập kế hoạch thuế có thể làm giảm giá trị doanh nghiệp. Tương tự, Desai và Dharmapala (2009) cho rằng khi phát hiện ra sự bất cân xứng thông tin trong việc lập kế hoạch thuế giữa các nhà quản lý và cổ đông, các nhà quản lý có động cơ hành động vì lợi ích của họ hơn dẫn đến mối quan hệ tiêu cực giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. Dựa trên một mẫu các công ty niêm yết ở Anh từ năm 2005 đến năm 2007, nghiên cứu của Abdul Wahab và Holland (2012) cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. Hơn nữa, mối quan hệ này vẫn tồn tại khi các biện pháp về quản trị doanh nghiệp được áp dụng, điều này có thể được kỳ vọng sẽ làm giảm tác động tiềm ẩn của bất cân xứng thông tin về thuế giữa cổ đông và nhà quản lý. Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam đã tìm thấy một vài mối quan hệ liên quan giữa việc điều hành doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp. Võ Hồng Đức và Nguyễn Minh Trí (2014) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu quản trị doanh nghiệp và hiệu suất công ty của 177 công ty niêm yết tại Việt Nam từ 2008 đến 2012 cho thấy tính độc lập HĐQT tác động tiêu cực đến hiệu suất công ty. Vũ Mạnh Chiến và cộng sự (2018), dựa trên mẫu dữ liệu của 557 công ty niêm yết tại Việt Nam từ năm niêm yết đến 2014, cũng đã tìm ra mối quan hệ tích cực của quy mô HĐQT và hiệu quả tài chính của công ty. Dang và cộng sự (2018) cũng tìm ra ảnh hưởng tiêu cực và có ý nghĩa giữa tính độc lập HĐQT và hiệu suất của doanh nghiệp khi xem xét tác động của cơ cấu quản trị doanh nghiệp đối với hiệu suất của doanh nghiệp bằng cách sử dụng một mẫu của 478 công ty phi tài chính được niêm yết tại Việt Nam bằng phương pháp hồi quy lượng tử. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu chưa khám phá tác động của các đặc điểm của HĐQT đối với mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị công ty. Do đó, bài nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra xem tác động của kế hoạch thuế đến giá
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 39 trị công ty có bị ảnh hưởng bởi các đặc điểm của HĐQT hay không bằng cách trả lời hai câu hỏi sau: Thứ nhất là, việc lập kế hoạch thuế, các đặc điểm của hội đồng quản trị như quy mô hội đồng quản trị, tính độc lập, tính đa dạng, tính kiêm nhiệm CEO của chủ tịch hội đồng quản trị và quy mô ủy ban kiểm toán có tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? Thứ hai là, tác động của việc lập kế hoạch thuế đối với giá trị doanh nghiệp có ảnh hưởng bởi các đặc điểm hội đồng quản trị hay không? 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Lý tuyết nền tảng Theo lý thuyết đại diện, ban quản lý một công ty đóng vai trò là người đại diện, và các nhà đầu tư, đóng vai trò là chủ sở hữu. Người đại diện và chủ sở hữu có những lợi ích khác nhau, và chủ sở hữu dựa vào cơ cấu quản trị công ty để bảo vệ những lợi ích của họ (Godfrey et al., 2010(30)). Jensen và Meckling (1976)(35) đã phát biểu rằng sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lý của một công ty có thể gây ra các xung đột của vấn đề đại diện. Do bên đại diện và bên chủ sở hữu có quyền lợi khác nhau nên chủ sở hữu phải chịu các chi phí đại diện, bao gồm: (1) chi phí giám sát để giám sát hành vi của người đại diện, (2) chi phí liên kết để đảm bảo rằng bên đại diện sẽ không hành động theo cách làm tổn hại đến lợi ích của chủ sở hữu, và (3) tổn thất còn lại dưới dạng giảm mức độ phúc lợi cho cả hai bên. Về lập kế hoạch thuế, Hoffman (1961)(32) nói rằng lập kế hoạch thuế đề cập đến quá trình theo đó các công ty xác định các phương pháp pháp lý để giảm nghĩa vụ thuế của họ bằng cách tận dụng các lỗ hổng kỹ thuật trong các quy định về thuế. Do tính chất phức tạp của quy trình và cấu trúc thuế, những kẽ hở trong các quy định về thuế cho phép người nộp thuế thu được những lợi ích nhất định về thuế. Các công ty đặt mục tiêu giảm thuế thu nhập để giảm thiểu ảnh hưởng của nó đối với thu nhập và do đó là giá trị tổng thể của họ. Việc lập kế hoạch thuế phải linh hoạt và phải phù hợp với những thay đổi của luật thuế hiện hành và có thể được cá nhân hóa theo nhu cầu của công ty. 2.2. Các nghiên cứu về lập kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp Các nghiên cứu trước đây về lập kế hoạch thuế đã được nhìn nhận ở hai góc độ khác nhau. Thứ nhất, quan điểm lý thuyết truyền thống về lập kế hoạch thuế (hoặc tránh thuế) được coi là làm tăng thu nhập sau thuế và do đó làm tăng lợi ích của các cổ đông, điều này thường được đưa vào mô hình định giá doanh nghiệp (Desai và Dharmapala, 2009(21) ; Wahab và Holland, 2012(60); Desai và Dharmapala, 2006(20)). Nhìn chung, các hoạt động lập kế hoạch thuế làm giảm nguồn lực chuyển từ cổ đông sang chính phủ do đó gia tăng giá trị công ty và tài sản của cổ đông. Thứ hai, theo lý thuyết đại diện cho rằng việc lập kế hoạch thuế có thể phức tạp và không rõ ràng và có thể tạo ra các cơ hội cho nhà quản lý. Lập kế hoạch thuế có thể dẫn đến việc giảm giá trị doanh nghiệp bằng thu nhập chịu thuế thấp hơn hoặc kém minh bạch hơn khi các nhà quản lý có cả cơ hội để giảm lợi nhuận kế toán được báo cáo và động cơ để giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (Desai và Dharmapala, 2009(21); Wahab và
- 40 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Holland, 2012(60); Minnick và Noga, 2010(47); Desai và Dharmapala, 2006(20)). Vì vậy, vai trò của cơ chế quản trị công ty trong hoạch định thuế có thể trở nên quan trọng. Nghiên cứu của Desai & Hines (2002)(22) cho rằng việc lập kế hoạch thuế có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến giá trị của công ty. Nếu việc lập kế hoạch thuế làm tối đa hóa giá trị của các cổ đông thì mối quan hệ này là tích cực. Nghiên cứu cho rằng việc thắt chặt hệ thống thuế có mối quan hệ tích cực đến thành quả thị trường của các công ty. Có thể hiểu là, các nhà đầu tư xem việc lập kế hoạch thuế là một việc tích cực khi thuế là gánh nặng cho xã hội; trái lại, các nhà đầu tư sẽ phản ứng tiêu cực nếu việc lập kế hoạch thuế liên quan đến rủi ro. Việc thực hiện lập kế hoạch thuế có thể gây ra một số chi phí khá lớn cho công ty và các cổ đông, dù rằng việc giảm số thuế phải nộp có thể gia tăng lợi nhuận sau thuế. Một số chi phí thực tế và chi phí tiềm ẩn có thể cản trở các công ty tối đa hóa lợi nhuận sau thuế bằng hoạt động lập kế hoạch thuế. Nhưng có một số chi phí không được khấu trừ thuế có thể phát sinh trong việc lập kế hoạch thuế, nhất là các chi phí gây ra bởi các vấn đề đại diện. Vì vậy, các cổ đông phải kiểm soát người quản lý về các quyết định liên quan đến tài chính. Wahab và Holland (2012)(60) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa đánh giá của cổ đông về thu nhập doanh nghiệp và lập kế hoạch thuế với tác động của cơ cấu quản trị công ty tại nước Anh. Các tác giả đã sử dụng sự khác biệt giữa khoản thuế hiện hành của một công ty được công bố trong báo cáo tài chính hàng năm và mức thuế (quốc gia) sẽ phải nộp nếu lợi nhuận trước thuế của công ty phải chịu thuế theo tỷ lệ luật định của Vương quốc Anh để đo lường việc lập kế hoạch thuế. Các tác giả đã sử dụng hai cơ cấu quản trị công ty là sở hữu tổ chức (IOWN) và sở hữu không điều hành (NED) để kiểm tra liệu có sự tác động của quản trị công ty lên mối quan hệ giữa lập kế hoạch thuế và giá trị công ty. Các tác giả đưa ra hai kết quả thực nghiệm: Thứ nhất, họ tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ tiêu cực có ý nghĩa giữa lập kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. Thứ hai, tác giả nhận thấy không có yếu tố quản trị công ty nào ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị công ty. Kết quả này được nghiên cứu bởi Desai và Dharmapala (2009)(21) trong bối cảnh các công ty Hoa Kỳ. Desai và Dharmapala (2009)(21) đã điều tra mối quan hệ giữa các hoạt động tránh thuế và giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng mẫu 862 công ty Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu, việc tránh thuế được đo lường bằng chênh lệch thuế sổ sách và Tobin’s Q là đại lượng cho giá trị công ty. Các tác giả đã sử dụng cấu trúc sở hữu để đo lường quản trị doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ trực tiếp đáng kể giữa các hoạt động tránh thuế và giá trị doanh nghiệp. Phân tích sâu hơn, các tác giả tách ra để đo lường quản trị công ty dựa trên tỷ lệ cổ phần của một công ty thuộc sở hữu của các nhà đầu tư tổ chức, trong đó tỷ lệ lớn hơn 60% cho thấy tổ chức quản trị mạnh hơn “cao” và
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 41 Wang (2010)(63) xem xét mối quan hệ giữa việc tránh thuế, tính minh bạch của doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp. Các tác giả đã sử dụng tỷ lệ tiền mặt hiệu dụng và chênh lệch giữa thuế tính theo thu nhập ghi sổ và thuế trên thu nhập tính thuế để đo lường khả năng tránh thuế và giá trị doanh nghiệp được đo lường bởi Tobin’Q bằng cách sử dụng mẫu S và P 1500 công ty trong giai đoạn 1994-2001. Họ đã tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa tích cực giữa việc tránh thuế và giá trị doanh nghiệp. Nhìn chung các nghiên cứu được công bố về mối quan hệ này vẫn còn ít ở Indonesia. Các nghiên cứu sâu hơn được tiến hành để xác định mối quan hệ này bằng cách sử dụng dữ liệu Indonesia như Chasbiandani và Martani (2012)(16); Permatasari và Martani (2012)(50). Chasbiandani và Martani (2012)(16) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi tránh thuế dài hạn và giá trị doanh nghiệp. Các tác giả đã sử dụng các công ty tài chính và phi ngân hàng mẫu trong IDX cho giai đoạn 2010-2011. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tương tự của Dyreng et al. (2008)(25) người đo lường việc tránh thuế trong dài hạn, và giá trị doanh nghiệp được đo lường bởi Tobins 'Q. Họ thấy rằng việc tránh thuế trong dài hạn có mối quan hệ tiêu cực đáng kể với giá trị doanh nghiệp, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng công ty có thuế suất hiệu dụng (ETR) thấp hơn thì giá trị công ty cao hơn. Permatasari và Martani (2012)(50) đã điều tra mối quan hệ giữa quản lý thu nhập (EM) và lập kế hoạch thuế đối với việc cung cấp thông tin. Các tác giả đã sử dụng phương pháp tương tự được áp dụng bởi Ayers et al. (2009)(8) bằng cách đo lường kế hoạch thuế theo ETR hiện tại. Thuế suất hiệu dụng hiện tại thu được từ việc phân bổ chi phí thuế hiện hành và thu nhập trước thuế (thu nhập ghi sổ trước thuế). Các tác giả này đã sử dụng các mẫu của các doanh nghiệp sản xuất được liệt kê trong IDX trong năm 2004-2009. Các tác giả nhận thấy rằng lợi nhuận kinh doanh của các công ty thực hiện hoạch định thuế cung cấp ít thông tin hơn khi so sánh với các công ty khác không thực hiện hoạch định thuế. Các nghiên cứu trước đây trên đây tập trung vào bối cảnh của Hoa Kỳ hoặc Vương quốc Anh và các tài liệu bị pha trộn theo nhiều hướng về mối liên hệ giữa các hoạt động của lập kế hoach thuế với giá trị doanh nghiệp. Do đó, dựa vào những phát hiện đã đề cập ở trên của các nghiên cứu trước đây, mức độ lập kế hoạch thuế được cho là có liên quan đến giá trị công ty theo các hướng chưa được dự đoán. 2.3. Tác động của quy mô hội đồng quản trị đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tư vấn và giám sát công ty. Tại Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp 2014, quy định rằng hội đồng quản trị có thể bao gồm từ ba đến mười một thành viên. Theo Jensen (1993), một hội đồng quản trị lớn không thể thi hành kỷ luật người quản lý và do đó không thể bảo vệ lợi ích cổ đông. Trong trường hợp đó, một hội đồng quản trị nhỏ sẽ hiệu quả hơn. Nghiên cứu tính hiệu quả của quy mô hội đồng quản trị, các nghiên cứu trước đó đã phát hiện ra các kết quả mâu thuẫn về mối quan hệ giữa quy mô hội đồng quản trị và giá trị
- 42 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán doanh nghiệp (Brick, Palmon, & Wald, 2006). Florackis (2008) chỉ ra rằng quy mô hội đồng quản trị có thể có mối quan hệ tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty vì khó khăn trong việc điều phối, giao tiếp và ra quyết định. Tương tự, de Andres, Azofra và Lopez (2005) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô hội đồng quản trị và giá trị doanh nghiệp trong một mẫu các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Thật vậy, khi hội đồng quản trị lớn CEO phải chi phối nó. Khi xem xét một mẫu các tập đoàn công nghiệp lớn của Hoa Kỳ, Yermack (1996) cũng phát hiện ra mối quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa thống kê giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu suất công ty. Vì vậy, một hội đồng quản trị nhỏ giúp cải thiện chất lượng hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động chung. Ngược lại với những nghiên cứu này, Zahra và Pearce (1989) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu suất công ty. Họ chỉ ra rằng một hội đồng quản trị lớn bao gồm các nền tảng và kỹ năng học tập, và chuyên môn khác nhau. Tương tự, Barnhart và Rosenstein (2005) chỉ ra rằng các hội đồng quản trị lớn giúp đưa ra nhiều ý kiến khác nhau có thể làm phong phú thêm các cuộc tranh luận. Họ làm tăng sự đa dạng về kinh nghiệm nghề nghiệp, nguồn gốc, giới tính và quốc tịch. Như vậy, hội đồng quản trị nên đưa ra nhiều quyết định để có thể tận dụng sự đa dạng về kỹ năng và kinh nghiệm của các thành viên. Sau đó, nhờ chuyên môn của họ, một ban quản lý lớn sử dụng nhiều quan điểm khác nhau để cải thiện các quyết định của công ty. Do đó, việc có các thành viên hội đồng quản trị với những kinh nghiệm khác nhau sẽ tạo ra tiềm năng cho mạng lưới doanh nghiệp và góp phần tạo hiệu ứng tích cực đối với hình ảnh doanh nghiệp. Do đó, điều này giả định rằng, với đủ kiến thức và chuyên môn, hội đồng quản trị có thể giám sát việc lập kế hoạch thuế của các nhà quản lý. Hội đồng quản trị lớn có thể có lợi về mặt hiệu suất hoạt động, nhưng một số tác giả nhấn mạnh rằng hội đồng quản trị nhỏ tốt hơn. Trên thực tế, một hội đồng quản trị nhỏ thúc đẩy cuộc thảo luận gắn kết hơn, vì giao tiếp trong một nhóm nhỏ thường dễ dàng hơn và tốn ít thời gian hơn, do đó nó hiệu quả hơn (Jensen, 1993). Tương tự, Beasley (1996) chỉ ra rằng xác suất gian lận báo cáo tài chính giảm khi hội đồng quản trị nhỏ. Do đó, sẽ hợp lý khi giả định rằng một hội đồng quản trị nhỏ hơn sẽ làm giảm khả năng của hoạt động tránh thuế. Vì vậy, tác giả kỳ vọng rằng các hội đồng quản trị lớn có xu hướng bỏ qua thuế khi định giá doanh nghiệp. Cuộc thảo luận này dẫn đến giả thuyết đầu tiên: Giả thuyết 1: Quy mô hội đồng quản trị có ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ tương quan giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. 2.4. Tác động của tính độc lập của hội đồng quản trị đối với mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. Tính độc lập là rất quan trọng bởi vì nó đảm bảo rằng các thành viên có thể phản đối các quyết định của ban quản lý khi cần thiết. Theo Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE), độc lập được định nghĩa là không có mối quan hệ lợi ích/vật chất với công ty (đối tác, cổ đông hoặc nhân viên của một tổ chức có mối quan hệ với công ty). Như vậy, theo định nghĩa này, thành viên hội đồng quản trị độc lập có thể được coi là người trung gian giữa
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 43 người quản lý nội bộ và cổ đông. Việc bổ nhiệm vào hội đồng quản trị các thành viên độc lập một tỷ lệ cao hơn sẽ tăng hiệu quả quản lý và do đó cải thiện sự tuân thủ của công ty. Adams, Hermalin, & Weisbach, 2010 cho rằng sự độc lập của hội đồng quản trị là cơ chế quản trị quan trọng nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Một hội đồng quản trị độc lập có thể bảo vệ lợi ích của cổ đông và nâng cao giá trị công ty bằng cách giám sát ban lãnh đạo cấp cao và tư vấn cho các nhà quản lý về việc thiết kế và thực hiện các chiến lược của công ty. Yermack (1996) và Jensen (1993) chỉ ra rằng hội đồng quản trị có nhiều thành viên độc lập hơn có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty và do đó tăng sự giàu có của cổ đông. Trên thực tế, các thành viên độc lập được coi là vị trí tốt nhất để kiểm soát các nhà quản lý. Họ có khả năng bảo vệ lợi ích của cổ đông. Masulis và Mobbs (2011) chứng minh rằng các thành viên bên ngoài có quan hệ tích cực đến hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, hội đồng quản trị có tỷ lệ thành viên độc lập cao hơn sẽ làm tăng mức độ minh bạch của công ty. Việc bổ nhiệm các thành viên độc lập một tỷ lệ cao hơn vào hội đồng quản trị sẽ tăng hiệu quả quản lý và nâng cao mức độ giám sát của công ty (Adams & Ferreira, 2009). Hội đồng quản trị thường gồm một số thành viên bên ngoài đóng vai trò hòa giải trong trường hợp bất đồng giữa các nhà quản lý nội bộ và quyết định xử phạt liên quan đến các vấn đề đại diện (Fama và Jensen, 1983; Lanis & Richardson, 2011).Việc bổ nhiệm một tỷ lệ cao hơn các thành viên bên ngoài vào hội đồng quản trị sẽ tăng hiệu quả quản lý rủi ro thuế và do đó cải thiện tính tuân thủ của doanh nghiệp. Do đó, sự độc lập của các thành viên hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và kế hoạch thuế (Armstrong, Blouin & Larcker, 2012). Ngược lại với những nghiên cứu này, lập kế hoạch thuế (TP) cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là khi cơ quan thuế coi hoạt động lập kế hoạch thuế là hành vi trốn thuế (TE). Ranh giới giữa lập kế hoạch thuế và trốn thuế thường rất mỏng, và điều này mang lại rủi ro đáng kể cho công ty, có thể gây ra các vụ bê bối mà dư luận rất nhạy cảm. Do đó, các thành viên độc lập có nhiều khả năng tránh các hoạt động của lập kế hoạch thuế hơn bởi vì họ không có mối liên kết nào với công ty, thêm vào đó họ coi trọng uy tín của mình hơn là lợi nhuận tiềm năng và rủi ro từ các hoạt động này. Do đó, tác động thúc đẩy việc lập kế hoạch thuế giảm dần khi số lượng thành viên độc lập càng nhiều. Dựa trên cơ sở này, hình thành giả thuyết sau: Giả thuyết 2: Sự gia tăng số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập ảnh hưởng tích cực (tiêu cực) đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. 2.5. Tác động của tính kiêm nhiệm của CEO đối với mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp Tính kiêm nhiệm xảy ra khi cùng một người làm chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. Nhiều chuyên gia về điều hành doanh nghiệp khẳng định việc tách biệt chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và CEO là rất quan trọng. Việc nắm giữ hai chức danh có thể tạo ra quyền lực và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát hiệu quả hội đồng quản trị. Tuy nhiên, nó cho phép chủ tịch hội đồng quản trị nhanh
- 44 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán chóng hành động và đưa ra quyết định do có kiến thức tốt hơn về công ty, (Brickley, Coles, & Jarrell, 1997). Các tài liệu về mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm của CEO và hoạt động của doanh nghiệp có các kết quả trái ngược nhau. Các nghiên cứu ủng hộ sự tách biệt của vị trí chủ tịch và CEO, cho rằng một công ty do một người lãnh đạo sẽ gia tăng hành vi cơ hội, tác động xấu đến giá trị công ty. Ví dụ, Klein (2002) nhận thấy rằng tính kiêm nhiệm có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của công ty. Lợi ích riêng của các nhà quản lý có thể tác động đến mức độ họ tham gia vào các hoạt động với chi phí của các cổ đông. Trong trường hợp này, các nhà quản lý sẵn sàng tham gia vào các hoạt động tránh thuế chỉ để tận dụng quyền lực quyết định của mình và chuyển lợi ích của cổ đông sang lợi ích riêng của họ do đó làm giảm giá trị doanh nghiệp (Desai và Dharmapala, (2006). Trong bối cảnh tương tự, Minnick và Noga (2010) chỉ ra rằng các công ty có CEO kiêm nhiệm có mức độ quản lý thuế thấp và gánh nặng thuế cao. Điều này có thể làm tăng nghĩa vụ thuế của các công ty và do đó làm giảm dòng tiền trong tương lai cho các nhà đầu tư và giá trị công ty. Các nghiên cứu ủng hộ tính kiêm nhiệm của CEO giả định rằng một công ty do một người đứng đầu sẽ tránh được các vấn đề phối hợp; trong khi những người ủng hộ sự tách biệt vị trí CEO và chủ tịch, biện minh cho lập trường của họ bằng cách nói rằng một công ty do một người lãnh đạo sẽ gia tăng các hành vi cơ hội do đó ảnh hưởng bất lợi đến giá trị công ty. Các tác giả cho rằng tác động của thuế đối với giá trị doanh nghiệp có lợi hơn đối với các công ty không có tính kiêm nhiệm của CEO. Do đó, hình thành giả thuyết sau: Giả thuyết 3: Tính kiêm nhiệm của CEO có ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. 2.6. Tác động của sự đa dạng hội đồng quản trị đối với mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp Walt và Ingley (2003) định nghĩa sự đa dạng của hội đồng quản trị là sự kết hợp các phẩm chất, đặc điểm và chuyên môn khác nhau của các thành viên cá nhân trong việc ra quyết định và các quy trình khác của hội đồng quản trị. Báo cáo của Higgs tại Vương quốc Anh cho rằng sự đa dạng cải thiện hiệu quả của hội đồng quản trị và đặc biệt khuyến nghị rằng các công ty có thể được hưởng lợi từ việc bao gồm thành viên nữ trong hội đồng quản trị. Việc tăng số lượng thành viên hội đồng quản trị là nữ phản ánh rõ ràng nhận thức của các cổ đông và những người làm kinh doanh về tầm quan trọng của sự đa dạng. Sự đa dạng tại các công ty mang lại lợi ích và bổ sung những kiến thức, ý tưởng mới giúp giải quyết vấn đề, cải thiện việc lập kế hoạch chiến lược, cũng như các ý kiến và kinh nghiệm mới. Sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trong việc đưa ra các quyết định tài chính ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Phụ nữ được coi là những người chấp nhận rủi ro lớn hơn, đặc biệt là trong một số lĩnh vực kinh tế và ít có khả năng tham gia vào các hành vi trái với đạo đức kinh doanh hơn nam giới. Đa dạng hội đồng quản trị hiện đang là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quản trị công ty. Sự đại diện của phụ nữ ở cấp ra quyết định là đối tượng được chính phủ đặc biệt quan tâm. Sự đa dạng về giới tính trên hội
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 45 đồng quản trị có thể dẫn đến hiệu quả hoạt động của công ty tốt hơn nhờ có thể tăng cường tính độc lập bằng cách giảm sự tương đồng xã hội dẫn đến sự đồng thuận sớm. Erhardt, Werbel và Shrader (2003) tìm thấy mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa tỷ lệ thành viên nữ và tỷ suất sinh lợi trên tài sản trong các doanh nghiệp Mỹ. Adams và Ferreira (2009) cho rằng phụ nữ có khả năng xem xét kỹ lưỡng hơn các hành động và báo cáo của nhà quản lý. Sự hiện diện của các quản trị viên nữ có thể giúp hội đồng quản trị hoàn thành các mục tiêu chiến lược của mình; và nâng cao chuyên môn của họ và do đó nâng cao giá trị công ty. Kastlunger, Dressler, Kirchler, Mittone và Voracek (2010) cho thấy có sự liên quan của giá trị thành viên nữ trong quá trình xử lý các vấn đề thuế. Kết quả cho thấy rằng tầm quan trọng của nguồn nhân lực nữ trong cải thiện việc ra quyết định các chiến lược và vai trò của họ trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh. Kết quả là, thành viên nữ có thể gia tăng giá trị không chỉ thông qua việc thực hiện các hoạt động quản lý nguồn nhân lực nhất định mà còn bởi sự pha trộn văn hóa. Mức độ đa dạng hơn có thể đóng vai trò như là một tín hiệu tích cực cho các ứng viên tiềm năng xin việc, do đó thu hút nhiều người có năng lực hơn ở bên ngoài mà từ đó các ứng viên thường được tuyển dụng. Sự đa dạng của hội đồng quản trị cũng có thể là một tín hiệu tích cực cho môi trường hoặc các bên liên quan để cải thiện danh tiếng của hội đồng quản trị. Theo các tài liệu trước đây, có thể xác nhận rằng nữ giới thể hiện mức độ tuân thủ thuế cao hơn, trong khi nam giới cho thấy mức độ tránh thuế cao hơn. Theo đó, cho thấy rằng tại các công ty có hội đồng quản trị đa dạng, tác động của lập kế hoạch thuế đối với giá trị doanh nghiệp là tích cực do đó cải thiện hoạt động của công ty. Ngoài ra, sự đa dạng củng cố thêm vai trò giám sát của hội đồng quản trị và kết quả là giảm chi phí kiểm soát (Walsh & Seward, 1990), vì các thành viên nữ độc lập trong hầu hết các trường hợp. Ngoài ra, nữ giới có khả năng phục vụ trong các tiểu ban khác nhau (ủy ban kiểm toán, đề cử và thù lao) tốt hơn nam giới để đảm bảo quyền lợi của cổ đông được bảo vệ tốt hơn thông qua tăng cường cơ chế kiểm soát (Kesner, 2017). Dựa trên những lập luận này, bài nghiên cứu đưa ra giả định rằng: Giả thuyết 4: Sự đa dạng về giới tính của hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. 2.7. Tác động của ủy ban kiểm toán đối với mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp Ủy ban kiểm toán có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm giải trình của người quản lý. Theo Đạo luật Sarbanes-Oxley, các ủy ban kiểm toán có thể đảm bảo chất lượng thông tin tốt hơn. Từ một góc độ nào đó, sự hiện diện của các thành viên độc lập và các chuyên gia tài chính trong ủy ban kiểm toán về cơ bản cải thiện đáng kể hiệu quả của ủy ban trong việc kiểm tra và kiểm soát thông tin tài chính và các thông tin bên ngoài. Các thành viên độc lập và các chuyên gia tài chính được coi là những nhân sự có năng lực cao và có động lực mạnh mẽ để giám sát báo cáo tài chính (Klein, 2002). Hơn nữa, vai trò của ủy ban kiểm toán là đảm bảo rằng lợi ích của cổ đông được bảo vệ hợp lý trước thông tin tài chính. Một trong những nhiệm vụ chính của ủy ban kiểm toán là giám sát và đảm bảo tính
- 46 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán khách quan và độc lập của các kiểm toán viên bên ngoài, nhằm giảm bớt áp lực quản lý đối với các tài khoản và cải thiện tính minh bạch của báo cáo tài chính (Beasley, Carcello, Hermanson, & Neal, 2010). Ngoài ra, Yang và Krishnan (2005) chỉ ra rằng quy mô của ủy ban kiểm toán tương quan nghịch với việc quản lý thu nhập, điều này ngụ ý rằng số lượng thành viên ủy ban kiểm toán có thể liên quan đến chất lượng thông tin tài chính. Thật vậy, khi ủy ban kiểm toán lớn, các quy trình kiểm soát và kế toán cũng như chức năng giám sát tài chính tăng lên. Tương tự, Anderson, Mansi và Reeb (2004) nhận thấy rằng các ủy ban lớn có khả năng bảo vệ và kiểm soát các quy trình kế toán và tài chính bằng cách cung cấp sự minh bạch hơn trong báo cáo tài chính. Do đó, một ủy ban kiểm toán lớn có thể phân tán trách nhiệm rất nhiều. Lập kế hoạch thuế phức tạp và rủi ro là nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội quản lý. Các thành viên ủy ban kiểm toán là những người duy nhất có thể xác định và đánh giá rủi ro của các chiến lược thuế. Ngoài ra, những thành viên này có xu hướng tập trung vào việc lập kế hoạch thuế, điều này có thể tác động đến danh tiếng nghề nghiệp của họ. Các thành viên ủy ban kiểm toán được mong đợi giải quyết các vấn đề liên quan đến tính phức tạp của thông tin tài chính, đánh giá các chính sách kế toán chủ quan, hiểu các quyết định của kiểm toán viên và chất lượng của báo cáo tài chính. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, Dhaliwal, Naiker và Navissi (2010) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa sự hiện diện của các ủy ban kiểm toán độc lập hoàn toàn và gian lận kế toán. Theo Đạo luật Sarbanes-Oxley (SOX), mục 407: “tất cả các công ty phải tiết lộ trong báo cáo hàng năm của họ nếu có ít nhất một chuyên gia tài chính trong ủy ban của họ”. Chuyên môn của ủy ban kiểm toán có liên quan đến việc cải thiện chất lượng thu nhập và thông tin tài chính thận trọng hơn. Carcello và Neal (2003) xem xét liệu các cuộc kiểm toán độc lập có thể thực hiện quyền lực đối với ban quản lý và giúp kiểm toán viên chống lại áp lực từ ban quản lý hay không. Các tác giả chỉ ra rằng khi tỷ lệ các ủy ban kiểm toán độc lập càng lớn thì họ càng có hiệu quả trong việc quản lý giám sát. Ủy ban kiểm toán là một cơ chế giám sát quan trọng. Nó thường có trách nhiệm theo dõi và tiết lộ thông tin tài chính, bao gồm giám sát báo cáo tài chính và công bố thông tin kế toán và tuân theo các lựa chọn chính sách và nguyên tắc kế toán. Ủy ban kiểm toán cũng kiểm tra các chính sách quy định và việc tuân thủ quản lý rủi ro với hoạt động quản lý thực tế. Robinson, Xue và Zhang (2012) chỉ ra rằng các công ty có ủy ban kiểm toán thì có mối liên kết cao với lập kế hoạch thuế (ủy ban kiểm toán đóng vai trò vừa là cố vấn vừa là người kiểm soát các hoạt động lập kế hoạch thuế). Họ cũng chỉ ra tầm quan trọng của vai trò của ủy ban kiểm toán trong việc giảm thiểu rủi ro lập kế hoạch thuế. McGuire, Omer và Wang (2012) chỉ ra rằng các công ty có ủy ban kiểm toán độc lập chuyên môn cao tham gia vào việc lập kế hoạch thuế nhiều hơn. Ngoài ra, các dịch vụ lập kế hoạch thuế do ủy ban kiểm toán cung cấp có thể có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp nếu các nhà đầu tư nhận thấy rằng việc lập kế hoạch thuế là hiệu quả (lợi ích của việc tiết kiệm thuế lớn hơn chi phí tiềm năng của các chiến lược thuế này) và không có tác động tiêu cực đến tài chính minh bạch. Do đó, điều này có thể làm tăng giá trị công ty.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 47 SOX Điều 202 yêu cầu ủy ban kiểm toán đánh giá cẩn thận liệu các dịch vụ thuế có được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập hay không. Những lập luận này cho thấy rằng các dịch vụ thuế có thể dẫn đến các chiến lược thuế hiệu quả hơn để phục vụ lợi ích của cổ đông. Nếu các dịch vụ do ủy ban kiểm toán cung cấp không phù hợp với việc tuân thủ thuế, thì việc lập kế hoạch thuế sẽ không có lợi cho các cổ đông. Kết luận, các dịch vụ lập kế hoạch thuế được cung cấp bởi ủy ban kiểm toán phụ thuộc vào nhận thức về rủi ro liên quan đến chiến lược thị trường đó. Nói cách khác, nếu các nhà đầu tư cho rằng các dịch vụ lập kế hoạch thuế do ủy ban kiểm toán cung cấp là hợp pháp và không làm giảm tính minh bạch của doanh nghiệp (một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch thuế và mặt khác, giảm thiểu việc lập kế hoạch thuế) thì giá trị doanh nghiệp có thể tăng lên. Ngược lại, nếu các dịch vụ này tạo ra hành vi cơ hội cho nhà quản lý, thì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến giá trị doanh nghiệp. Cuộc thảo luận này dẫn đến giả thuyết cuối cùng là: Giả thuyết 5: Quy mô ủy ban kiểm toán có ảnh hưởng tích cực (tiêu cực) đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Dữ liệu của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu của 356 các công ty phi tài chính được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn 2015-2019. Sau khi có bộ dữ liệu ban đầu, loại bỏ bớt các công ty không có đủ dữ liệu trong 5 năm liên tiếp từ 2015-2019 để thiết lập một bộ dữ liệu bảng cân bằng và loại bỏ các công ty có chi phí thuế chia cho thu thập trước thuế âm hoặc quá cao. Cuối cùng, bài nghiên cứu thu được bộ dữ liệu 180 công ty gồm 900 quan sát cuối năm trong năm năm. Số liệu của các biến số tài chính và đặc điểm hội đồng quản trị được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thường niên của các công ty được đăng tải tại trang web tài chính: www.vietstock.vn. Riêng biến lạm phát tại Việt Nam được lấy từ số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam. 3.2 Mô hình nghiên cứu và mô tả biến Bài nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ giữa lập kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp và phân tích tác động các đặc điểm của hội đồng quản trị đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. Dựa theo nghiên cứu của Khaoula và Moez (2019), bài nghiên cứu có hai mô hình sau: Mô hình đầu tiên được thử nghiệm nhằm xác định mối quan hệ giữa lập kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp với các biến như sau: Tobin’s Qit = β0 + β1ETRit + β2BSIZEit + β3BINDPit+ β4DUALit + β5DIVRit + β6ACit + β7Growthit + β8DIVit + β9SIZEit + β10INFLit + β11ROAit + ɛit Để xác định các đặc điểm của hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và kế hoạch thuế, mô hình thứ hai gồm thêm các biến ETR nhân với
- 48 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán từng biến đặc điểm hội đồng quản trị. Do đó, mô hình thứ hai có phương trình hồi quy như sau: Tobin’s Qit = β0 + β1ETRit + β2BSIZEit + β3BINDPit + β4DUALit + β5DIVRit + β6ACit + β7BSIZEit*ETRit + β8BINitP*ETRit + β9DUALit*ETRit + β10DIVRit*ETRit + β11ACit*ETRit+ β12Growthit + β13DIVit + β14SIZEit + β15INFLit + β16ROAit + ɛit Trong đó: 3.2.1. Biến phụ thuộc Giá trị doanh nghiệp được đo bằng Tobin's Q và được tính bằng tổng của giá trị vốn hóa thị trường và giá trị nợ phải trả của doanh nghiệp chia cho tổng tài sản. Bài nghiên cứu sử dụng Tobin's Q làm đại lượng cho giá trị công ty, một thước đo thường được sử dụng trong các nghiên cứu về trốn thuế (Wang, 2011) và trong các nghiên cứu khác, chẳng hạn như Dey (2008), nghiên cứu tác động của các mâu thuẫn đại diện đối với giá trị công ty. Nó được coi là một chỉ số tốt phản ánh cơ hội tăng trưởng và hiệu quả tài chính dài hạn. Lý do biến Tobin’s Q được sử dụng làm đại lượng đại diện cho giá trị doanh nghiệp vì nó thể hiện giá trị hiện tại của doanh nghiệp (tính theo đơn vị tiền tệ). Tobin's Q là một thước đo tốt hơn lợi nhuận kế toán và giảm thiểu sự sai lệch do luật thuế và chính sách kế toán. 3.2.2 Biến độc lập Lập kế hoạch thuế Để đo lường biến lập kế hoạch thuế, có hai cách tiếp cận: cách tiếp cận đầu tiên là đo lường gánh nặng thuế doanh nghiệp theo kế hoạch dự kiến tương lai. Devereux và Griffith (2003) sử dụng các dự án đầu tư giả định như một phương pháp luận trong cách tiếp cận này. Cách tiếp cận thứ hai là sử dụng dữ liệu quá khứ bằng cách xác định các mức thuế suất hiệu dụng (ETR) từ báo cáo tài chính của công ty. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ETR làm thước đo cho việc lập kế hoạch thuế. Nhìn chung, ETR đề cập đến tổng chi phí thuế tính theo thu nhập trước thuế (Chen và cộng sự, 2013). ETR được chọn làm thước đo kế hoạch thuế vì những lý do khác nhau. Đầu tiên, nó tóm tắt ngắn gọn tác động tích lũy của các ưu đãi thuế khác nhau và sau đó nó xác định tính trung lập trong hệ thống thuế đối với các công ty có gánh nặng thuế khác nhau. Sự bất bình đẳng của hệ thống thuế do việc cung cấp các ưu đãi thuế không công bằng có thể được giải thích bằng ETR nhằm xác định gánh nặng thuế và loại hình công ty phải đối mặt với những gánh nặng này. Thứ hai, một số nghiên cứu gần đây cho thấy ETR phản ánh hiệu quả việc lập kế hoạch thuế (Robinson và cộng sự, 2010; Taylor và Richardson, 2014). Thứ ba, ETR cũng là một thước đo được các nhà nghiên cứu học thuật sử dụng (Dyreng, Hanlon, & Maydew, 2008) về việc lập kế hoạch thuế. Chi phí thuế 𝐸𝑇𝐹 = Lợi nhuận trước thuế Quy mô hội đồng quản trị
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 49 Quy mô hội đồng quản trị được đo bằng số lượng thành viên trong hội đồng quản trị. Sự hiện diện của các thành viên độc lập Thành viên bên ngoài được định nghĩa theo truyền thống là tất cả các thành viên không tham gia vào việc điều hành công ty. Tuy nhiên, cũng có thể phân biệt giữa thành viên độc lập bên ngoài và thành viên không điều hành. Các thành viên độc lập bên ngoài không có mối liên hệ nào với công ty, trong khi các thành viên không điều hành là những thành viên bên ngoài có mối liên hệ nào đó với công ty (Beasley, 1996). Do đó, tính độc lập của hội đồng quản trị được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị. Sự đa dạng hội đồng quản trị Các nghiên cứu trước đây sử dụng một số thước đo về tính đa dạng của hội đồng quản trị. Nguyen và Faff (2006) sử dụng biến giả với giá trị bằng 1 nếu công ty có thành viên trong HĐQT là nữ. Một thước đo khác, được sử dụng bởi Bear, Rahman và Post (2010) là dựa trên chỉ số Blau. Chỉ số này đo lường mức độ phân bổ đồng đều của nam giới và phụ nữ trong hội đồng quản trị. Trong nghiên cứu này, sự đa dạng được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm thành viên nữ trong hội đồng quản trị, Walsh và Seward (1990). Tính kiêm nhiệm của CEO Tính kiêm nhiệm của CEO là một biến giả với giá trị 1 nếu chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là tổng giám đốc và giá trị 0 nếu có sự tách biệt giữa hai chức danh này. Quy mô ủy ban kiểm toán Theo nguyên tắc chung, quy mô ủy ban kiểm toán phụ thuộc vào quy mô công ty và các yếu tố liên quan khác có liên quan đến công ty đó. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (1999) yêu cầu ủy ban kiểm toán phải có ít nhất bốn thành viên. Trong bài nghiên cứu, biến này được đo lường bằng tổng số thành viên hội đồng quản trị trong ủy ban kiểm toán. 3.2.3 Biến kiểm soát Bài nghiên cứu bao gồm một số biến kiểm soát như quy mô công ty, tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tăng trưởng công ty và tỷ lệ lạm phát. Quy mô công ty Có hai quan điểm khác nhau về vấn đề quy mô doanh nghiệp. Quan điểm thứ nhất coi quy mô công ty là đại diện cho các chi phí pháp lý của công ty. Bằng cách xem xét mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và thuế suất, Zimmerman (1983) chỉ ra rằng ETR là một thành phần của chi phí pháp lý. Bằng cách kiểm tra mối liên hệ giữa chi phí thuế và quy mô doanh nghiệp, ông nhận thấy rằng 50 công ty lớn nhất trong mẫu của ông, mỗi năm có xu hướng có mức thuế cao hơn các công ty khác. Tương tự như vậy, Wang (1991) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và gánh nặng thuế doanh nghiệp trên cơ sở hàng năm và theo ngành. Ông gợi ý rằng mối liên hệ giữa quy mô và năm thước đo ETR phù hợp với kết quả của Zimmerman. Quan điểm thứ hai cho rằng các doanh nghiệp lớn trả thuế ít hơn vì họ có thể phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho việc lập kế hoạch thuế. Rego (2003) nhận xét rằng các
- 50 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán doanh nghiệp lớn hơn có thể đạt được hiệu quả kinh tế thông qua việc lập kế hoạch thuế và có các nguồn lực và do đó khuyến khích làm giảm thuế. Quy mô công ty được đo lường bằng log của tổng tài sản. Hanlon và Slemrod (2009) nhận thấy rằng các công ty lớn có khoảng cách lớn hơn trong các khoản nợ thuế thực tế của họ. Tỷ lệ chi trả cổ tức Ngoài ra, tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) cũng được bao gồm như một biến kiểm soát. DIV là một công cụ quan trọng tác động đến đánh giá của các cổ đông về hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý khi có sự bất cân xứng về thông tin. Lợi ích từ cổ tức là một dấu hiệu tốt về doanh thu thực tế của công ty. Nói cách khác, việc tăng cổ tức có xu hướng tạo ra lợi ích đáng kể trong tương lai. Do đó, tăng trưởng thu nhập trong tương lai tương quan mạnh mẽ với việc phân phối cổ tức. Trong bài nghiên cứu, tỷ lệ chi trả cổ tức được đo lường bằng tỷ lệ giữa cổ tức trên mỗi cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu nhân với 100 (Rees, 1997). Tỷ suất sinh lợi trên tài sản Tiếp theo, bài nghiên cứu sử dụng tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) để theo dõi hiệu quả hoạt động của công ty (Gupta & Newberry, 1997). Biến này được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản. Tỷ số này được sử dụng nhiều nhất để làm đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Lam & Lee, 2008). Do đó, điều quan trọng là cải thiện hoạt động của công ty và tạo ra các chiến lược, kỹ thuật và công cụ phù hợp và điều chỉnh cho phù hợp với công ty. ROA được coi là một chỉ số đánh giá sự thành công của công ty. Do đó, nó là chỉ số tham khảo cho các nhà đầu tư khi ra quyết định đầu tư. Do đó, nhà đầu tư có thể đánh giá hoạt động của công ty thông qua chính sách đầu tư của công ty. Tăng trưởng công ty Vì Tobin's Q nắm bắt được các cơ hội tăng trưởng nên bài nghiên cứu lấy tăng trưởng doanh thu trung bình làm thước đo cho sự tăng trưởng của công ty. Tăng trưởng doanh thu đo lường xem các nguồn lực có được sử dụng hiệu quả hay không. Kỳ vọng của nhà đầu tư về sự tăng trưởng của công ty liên quan đến giá cổ phiếu; triển vọng tăng trưởng càng cao, giá trị doanh nghiệp càng cao. Tỷ lệ lạm phát Bài nghiên cứu cũng sử dụng tỷ lệ lạm phát như một biến kiểm soát, bởi vì lạm phát là một yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán của một quốc gia. Các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao phải điều chỉnh lại giá thay vì sử dụng giá gốc, bởi vì giá gốc đánh giá quá cao khả năng sinh lời trong thời kỳ giá cả tăng và làm giảm giá trị nguồn tài chính của công ty. Ngoài ra, Kirkulak và Balsari (2009) chỉ ra rằng việc điều chỉnh lạm phát ảnh hưởng đáng kể đến các tỷ lệ tài chính và tạo ra các đánh giá khác nhau về rủi ro của công ty. Tương tự, lạm phát liên tục giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 có xu hướng làm chậm tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Do đó, các ngân hàng có ít khả năng vay hơn, làm giảm mức nợ và do đó, giá trị doanh nghiệp giảm. Trong bối cảnh này, tỷ lệ lạm phát làm rõ tác động của chính sách tiền
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 51 tệ đối với giá trị doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này, tỷ lệ lạm phát được thu thập theo số liệu của Tổng cục thống kê. 3.3 Phương pháp nghiên cứu Mô hình được ước tính bằng cách sử dụng dữ liệu bảng. Phương sai thay đổi và tự tương quan là hai vấn đề phổ biến thường tồn tại trong phân tích dữ liệu bảng. Do đó, sử dụng kiểm định Breush-Pagan, kiểm định Modified Wald và kiểm định Wooldridge để xác định các vấn đề này. Sau đó, những vấn đề này sẽ được giải quyết bằng cách sử dụng ước lượng GLS. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả từ thống kê mô tả Bảng 1 cho thấy ETR trung bình là 19,47% trong thời gian được nghiên cứu. Giá trị ETR trung bình của các công ty gần bằng với mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật quy định là 20%, do đó các công ty ở Việt Nam có xu hướng chấp hành khá tốt luật thuế ban hành. Hội đồng quản trị trong mẫu có trung bình 5 thành viên. Quy mô hội đồng quản trị tương đối nhỏ so với nghiên cứu của Khaoula và Moez (2019) ở châu Âu với giá trị trung bình là 10 thành viên. Số liệu có thể giải thích là do các công ty Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ với các nước phát triển châu Âu. Tương tự, cơ cấu HĐQT cho thấy trung bình có 29,25% thành viên HĐQT là thành viên độc lập. Tỷ lệ này còn hơi thấp so với quy định về số lượng thành viên độc lập tại Khoản 5, Điều 13, Nghị định 71/2017/NĐ: “Cơ cấu thành viên HĐQT của công ty niêm yết phải đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT là thành viên độc lập”, điều này có thể hiểu là do quy định này chỉ mới có hiệu lực từ ngày 1/8/2017. Ngoài ra, 23,78% các công ty có sự kiêm nhiệm 2 chức danh tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ kiêm nhiệm CEO của các công ty ở châu Âu là 37,85% (Khaoula và Moez (2019)), cho thấy các công ty Việt Nam đang coi trọng việc tách bạch hai chức danh này nhằm loại bỏ những xung đột lợi ích liên quan đến đánh giá thành quả của CEO. Trung bình các công ty có 16,40% thành viên nữ trong hội đồng quản trị của họ. Cuối cùng, ủy ban kiểm toán trung bình các công ty có 3,0067 thành viên. Số lượng thành viên ủy ban kiểm toán trung bình này cao hơn so với trung bình các công ty ở các nước châu Âu được nghiên cứu bởi Khaoula và Moez (2019) là 2,88 thành viên do bởi thực tế cơ cấu HĐQT của các nước châu Âu thay vì thành lập ban kiểm soát như tại Việt Nam, họ thành lập ủy ban kiểm toán trực thuộc trong hội đồng quản trị và đảm nhận các nhiệm vụ tương tự, do đó, quy mô ủy ban kiểm toán ở châu Âu bị phụ thuộc vào quy mô hội đồng quản trị. Bảng 1: Thống kê mô tả các biến trong bài nghiên cứu Biến Số quan sát Giá trị trung Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất bình Tobin’s Q 900 1,2127 0,7814 0,0943 9,0440 ETR 900 0,1947 0,1003 0,0000 0,9440 BSIZE 900 5,7900 1,3570 3,0000 11,0000 BINDP 900 0,2925 0,1500 0,0000 0,8000
- 52 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán DIVR 900 0,1640 0,1717 0,0000 1,0000 AC 900 3,0067 0,1153 3,0000 6,0000 GROWTH 900 0,2507 2,2522 -24,1617 55,0539 DIV 900 0,5859 1,5335 -0,5956 39,1304 SIZE 900 28,1898 1,3392 25,5814 33,6318 INFL 900 0,0323 0,0165 0,006 0,0523 ROA 900 0,0947 0,1054 -0,4673 0,9938 DUAL Số quan sát Phần trăm CEO không kiêm nhiệm 686 76,22 CEO kiêm nhiệm 214 23,78 Tổng 900 100 Nguồn: Tự tổng hợp 4.2. Tác động của kế hoạch thuế và các đặc điểm của hội đồng quản trị đến giá trị doanh nghiệp Kết quả của các kiểm định Wald và Wooldridge cho thấy mô hình (1) bị phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, do đó kết quả hồi quy sẽ không còn chính xác. Do đó, sử dụng ước lượng FGLS để khắc phục hai vấn đề này. Bảng 2: Kết quả hồi quy FGLS mô hình (1) Biến Coef. Prob. ETR 0,1195 0,013** BSIZE 0,0035 0,498 BINDP -0,1184 0,004*** DUAL -0,0277 0,059* DIVR 0,0742 0,066* AC 0,0165 0,195 GROWTH 0,0026 0,052* DIV 0,0218 0,005*** SIZE 0,0260 0,000*** INFL -0,4790 0,012** ROA 0,1491 0,000*** _cons -0,2707 0,132 F test Prob = 0.0000 < α = 0.05, bác bỏ H0 tức chọn mô hình FE Hausman test Prob = 0.0000 < α = 0.05, bác bỏ H0 tức chọn mô hình FE
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 53 Modified Wald test Prob = 0.0000 < α = 0.05, bác bỏ H0 tức mô hình bị phương sai sai số thay đổi Wooldridge test Prob = 0.0000 < α = 0.05, bác bỏ H0 tức mô hình bị hiện tượng tự tương quan Chú thích: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%. Nguồn: Tác giả tự tính toán Như đã thấy trong bảng 2, hệ số ETR là dương và có ý nghĩa thống kê, điều này chứng tỏ rằng tăng ETR dẫn đến tăng giá trị doanh nghiệp. Sự gia tăng ETR đồng nghĩa với việc lập kế hoạch thuế ít hơn, dẫn đến kết luận rằng việc lập kế hoạch thuế ít hơn sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp. Phát hiện này không phù hợp với kết quả của Desai và Hines (2002), những người nhận thấy rằng mối quan hệ tích cực giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp có lợi cho cổ đông. Cụ thể hơn, các cổ đông có thể phản ứng tiêu cực nếu việc lập kế hoạch thuế được coi là một hoạt động liên quan đến rủi ro (Desai & Dharmapala, 2009). Tương tự, Zeng và Zhang (2009) cho rằng ETR cao hơn có liên quan đến chi phí đại diện thấp hơn và ít giao dịch ngầm hơn và ít giao dịch với bên liên quan hơn giữa các cổ đông đa số, do đó họ tin rằng việc thực thi thuế có thể hoạt động như một cơ chế quản trị công ty bên ngoài và do đó, tăng giá trị doanh nghiệp. Armstrong, Guay, & Weber (2010) cũng lập luận rằng việc trả thuế cao hơn sẽ làm tăng khả năng cung cấp thông tin cụ thể của công ty cho người dùng, giảm xung đột lợi ích giữa các bên liên quan. Ngoài ra, Chen và cộng sự (2013) cho thấy rằng minh bạch thông tin, kết hợp với tránh thuế, nâng cao giá trị doanh nghiệp, trong khi giá trị doanh nghiệp giảm khi các doanh nghiệp không minh bạch trong việc tham gia các hoạt động tránh thuế. Do đó, ETR là một dấu hiệu quan trọng của sự minh bạch thông tin góp phần vào hiệu quả kinh tế bằng cách kỷ luật nhân viên nội bộ để lựa chọn các khoản đầu tư tốt hơn, thực hiện quản lý hiệu quả hơn các tài sản hiện có và giảm sự chiếm đoạt tài sản của cổ đông thiểu số (Bushman & Smith, 2003). Bảng 2 cho thấy tính độc lập và tính kiêm nhiệm của CEO có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến giá trị công ty. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ thành viên bên ngoài và giá trị công ty. Agrawal và Knoeber (1996) tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ thành viên bên ngoài và hiệu quả hoạt động của công ty. Điều này có thể được giải thích là do các thành viên độc lập không tham gia điều hành công ty nên có ít thông tin hơn thành viên nội bộ gây lỗ hổng thông tin và không nắm được đầy đủ, kịp thời tình hình hoạt động của công ty do đó có thể sẽ đưa ra các quyết định không chính xác. Tác động tiêu cực của tính kiêm nhiệm CEO cho thấy giá trị doanh nghiệp giảm khi CEO đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị. Trong trường hợp đó, các CEO khó buông bỏ lợi ích cá nhân của họ. Jensen (1993) cho rằng hội đồng quản trị có chủ tịch độc lập sẽ hiệu quả hơn. Trong trường hợp này, chủ tịch không có xung đột lợi ích. Hơn nữa, Rechner và Dalton (1991) đã ủng hộ việc tách biệt vị trí CEO và chủ tịch bằng thực nghiệm. Trong nghiên cứu
- 54 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán của họ, họ sử dụng các tỷ số hiệu suất tài chính cho thấy rằng các công ty có chức vụ CEO và chủ tịch riêng biệt sẽ hiệu quả hơn. Tính đa dạng của hội đồng quản trị có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp cho thấy rằng tỷ lệ thành viên nữ cao dẫn đến giá trị doanh nghiệp tăng. Kết quả này có thể được giải thích bởi thực tế là thành viên nữ có cái nhìn đa chiều hơn, làm đa dạng hành vi quản lý của ban điều hành, nâng cao chất lượng các quyết định. Sự hiện diện thành viên nữ trong hội đồng quản trị giúp nâng cao hình ảnh của công ty trong cái nhìn của cộng đồng, góp phần tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự đa dạng giới tính giúp tăng cường sự giám sát của hội đồng quản trị, nâng cao chất lượng thông tin (Bernardi và cộng sự, 2002). Tương tự, Nielsen và Huse (2010) chỉ ra rằng sự hiện diện của thành viên nữ giúp cải thiện xung đột lợi ích, tạo sự tin tưởng đối với khách hàng và kết nối giữa các thành viên, góp phần quan trọng trong các cơ chế đầu tư. Ngoài ra, tất cả các biến kiểm soát đều có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị doanh nghiệp. Bảng 2 có thể quan sát thấy ảnh hưởng tích cực và đáng kể giữa hiệu suất tài sản và giá trị doanh nghiệp, điều này ám chỉ rằng giá trị công ty sẽ tăng lên khi ROA cao. Do đó, ROA có thể được sử dụng như một dấu hiệu của dòng tiền trong tương lai, các nhà đầu tư có thể dựa vào biến số này để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Như đã thấy trong bảng 2, mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa tăng trưởng doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp có thể được giải thích bởi thực tế là cơ hội tăng trưởng cao khiến thị trường phản ứng tích cực. Do đó, khi các nhà đầu tư nhận thấy triển vọng tăng trưởng cao sẽ kéo theo sự tăng giá cổ phiếu, làm giá trị doanh nghiệp tăng. Kết quả cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp. Phát hiện này có thể được giải thích như sau: công ty lớn có nhiều nguồn lực hơn dành cho các chức năng giám sát và tư vấn. Mức chuyên môn hóa trong công ty cao hơn thông qua sự đa dạng về kinh nghiệm của nhân viên và thông qua các ủy ban chức năng giúp cải thiện việc ra quyết định, tăng hiệu quả hoạt động công ty. Mối quan hệ tích cực đáng kể giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và giá trị doanh nghiệp có thể được giải thích theo cách sau: thị trường chứng khoán phản ứng tích cực với các thông báo về việc tăng cổ tức. Ngoài ra, thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực với các công ty giảm phân phối cổ tức. Đối với mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và giá trị doanh nghiệp, có thể được giải thích bởi thực tế là lạm phát cao dự báo suy thoái kinh tế, và do đó các công ty bắt đầu bán cổ phiếu của họ (Mandelker & Tandon, 1985). Lượng chào bán cổ phiếu tăng lên làm giảm giá cổ phiếu. Nói cách khác, sự suy giảm kinh tế dự kiến sẽ khuyến khích các công ty bán cổ phiếu tài chính, và sau đó lạm phát tăng lên. Do đó, giá cổ phiếu thấp có xu hướng đi đôi với lạm phát. 4.3. Tác động của các đặc điểm hội đồng quản trị đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 55 Bảng 3: Kết quả hồi quy mô hình FGLS mô hình (2) Biến Coef. Prob. ETR 0,0780 0,640 BSIZE -0,0002 0,980 BINDP -0,0115 0,875 DUAL 0,0228 0,353 DIVR -0,0709 0,384 AC -0,0291 0,288 BSIZE*ETR 0,0236 0,396 BINDP*ETR -0,5939 0,032** DUAL*ETR -0,2858 0,010*** DIVR*ETR 0,7701 0,029** AC*ETR 0,1975 0,060* GROWTH 0,0022 0,129 DIV 0,0231 0,003*** SIZE 0,0263 0,000*** INFL -0,4531 0,018** ROA 0,1547 0,000*** _cons -0,2583 0,159 F test Prob = 0.0000 < α = 0.05, bác bỏ H0 tức chọn mô hình FE Hausman test Prob = 0.0000 < α = 0.05, bác bỏ H0 tức chọn mô hình FE Modified Wald test Prob = 0.0000 < α = 0.05, bác bỏ H0 tức mô hình bị phương sai sai số thay đổi . Wooldridge test Prob = 0.0000 < α = 0.05, bác bỏ H0 tức mô hình bị hiện tượng tự tương quan Chú thích: *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%. Nguồn: Tác giả tự tính toán Theo bảng 3, ảnh hưởng của quy mô hội đồng quản trị đến mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp là không đáng kể. Đối với tác động của tính độc lập của hội đồng quản trị đối với mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp, kết quả cho thấy hệ số hồi quy của BINDP*ETR là âm và có ý nghĩa ở mức 5%. Ngoài ra, cường độ của mối quan hệ này cao hơn (-0,5939) so với tính độc lập của hội đồng quản trị. Kết quả này chỉ ra rằng việc bổ sung các thành viên độc lập vào hội đồng quản trị sẽ làm thay đổi tiêu cực mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp và sự tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch thuế. Những kết quả này cho thấy rằng bổ sung các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị sẽ gia tăng giá trị công ty, khi ETR nhỏ hơn (lập kế hoạch thuế nhiều hơn). Do đó, việc bổ sung các thành viên độc lập có thể làm giảm chi phí và rủi ro liên quan đến việc lập kế hoạch
- 56 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán thuế, điều này có thể tác động đến giá trị công ty (việc lập kế hoạch thuế sẽ làm tăng giá trị công ty). Như thể hiện trong mô hình này, hệ số hồi quy của DUAL*ETR có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có mối quan hệ tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả cho thấy cường độ của mối quan hệ này cao hơn (-0,2858) so với tính kiêm nhiệm của CEO, quan sát thấy rằng tính kiêm nhiệm của CEO sẽ làm giảm giá trị công ty, khi ETR lớn hơn. Kết quả này có thể được giải thích, bởi thực tế là sự mâu thuẫn giữa các quy tắc lập báo cáo tài chính và thuế cho phép các nhà quản lý tham gia vào việc hoạch định thuế (Phillips, Pincus, & Rego, 2003). Trong kịch bản này, các CEO sẵn sàng tham gia vào việc lập kế hoạch thuế, vì họ có thể nhận được khoản bồi thường liên quan đến hiệu suất và tiết kiệm thuế. Khi ước lượng tương tác giữa sự đa dạng hội đồng quản trị với lập kế hoạch thuế, thấy rằng hệ số hồi quy là dương 0,7701 và có ý nghĩa ở mức 5% và mối quan hệ giữa lập kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp là tích cực bởi đại diện thành viên nữ trong hội đồng quản trị. Kết quả cho thấy cường độ của mối quan hệ này cao hơn so với tính đa dạng của hội đồng quản trị. Hệ số góc chỉ ra rằng sự đại diện của thành viên nữ sẽ làm tăng giá trị công ty khi ETR lớn hơn. Do đó, đại diện của phụ nữ trong hội đồng quản trị có thể làm giảm chi phí và rủi ro liên quan đến việc lập kế hoạch thuế, điều này có thể tác động đến giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, nữ giới thể hiện mức độ tuân thủ thuế cao hơn nam giới (Kastlunger và cộng sự, 2010) do đó giảm chi phí kiểm soát và cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty, hạn chế việc các nhà quản lý chuyển lợi ích của các cổ đông sang lợi ích cho bản thân. Đối với tác động của quy mô ủy ban kiểm toán đối với mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp, kết quả cho thấy hệ số hồi quy của AC*ETR là dương và có ý nghĩa ở mức 10%. Kết quả này ám chỉ rằng ủy ban kiểm toán làm tăng giá trị doanh nghiệp khi ETR lớn hơn, điều này có thể được giải thích là các nhà đầu tư cho rằng các hoạt động lập kế hoạch thuế được thực hiện bởi ủy ban kiểm toán là hợp pháp và không làm giảm tính minh bạch của báo cáo do đó tỷ lệ các thành viên trong ủy ban kiểm toán lớn thì việc giám sát càng hiệu quả và giá trị doanh nghiệp có thể tăng lên. 5. Kết luận Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 180 công ty phi tài chính niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn 2015-2019 để xem xét mối quan hệ giữa lập kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp và phân tích tác động của các đặc điểm hội đồng quản trị đối với mối quan hệ giữa kế hoạch thuế và giá trị doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc lập kế hoạch thuế tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp. ETR cao hơn có liên quan đến chi phí đại diện thấp hơn và ít giao dịch ngầm hơn và ít giao dịch với bên liên quan hơn xảy ra giữa các cổ đông đa số, do đó họ tin rằng việc thực thi thuế có thể hoạt động như một cơ chế quản trị công ty bên ngoài và do đó, tăng giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, tính độc lập của thành viên hội đồng quản trị và tính kiêm nhiệm của CEO tác động tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp, trong khi đó tính đa dạng của hội đồng quản trị tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ (Total Quality Management – TQM) (Phần 2)
8 p | 501 | 209
-
Bài 2: Hoạt động quản lý
28 p | 598 | 160
-
Các yếu tố tác động tới chuỗi giá trị sản phẩm đặc sản ổi Đông Dư
9 p | 130 | 20
-
Bài giảng Marketing quốc tế: Đánh giá môi trường văn hóa - ThS. Nguyễn Văn Thoan
13 p | 169 | 9
-
Tác động của người ảnh hưởng đến ý định mua của giới trẻ (gen Z) trong lĩnh vực thời trang tại Thành phố Hồ Chí Minh
14 p | 26 | 9
-
Phân tích tác động của chất lượng tích hợp kênh và tính suôn sẻ lên trải nghiệm khách hàng, sự gắn kết và lòng trung thành thương hiệu: Trường hợp các ngân hàng bán lẻ hợp kênh
7 p | 22 | 8
-
Bài thuyết trình môn Quản trị học: Văn hóa với quản trị của tổ chức
31 p | 78 | 6
-
Tác động của đặc điểm tính cách người tiêu dùng đến ý định chia sẻ video quảng cáo trực tuyến
11 p | 34 | 6
-
Ảnh hưởng của đặc điểm sử dụng truyền thông xã hội đối với truyền miệng điện tử và tài sản thương hiệu của các trường đại học Việt Nam
21 p | 46 | 5
-
Các nhân tố tác động tới hành vi ra quyết định cải thiện môi trường của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
13 p | 36 | 3
-
Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến năng suất lao động tỉnh Hà Giang: Cách tiếp cận từ phương pháp chuyển dịch tỷ trọng
8 p | 32 | 2
-
Tác động của đặc điểm doanh nghiệp và hội đồng quản trị đến quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
9 p | 18 | 2
-
Tác động của đặc điểm tính cách Big – Five và lãnh đạo đạo đức đến sự hài lòng trong công việc, nghiên cứu trường hợp trong các hệ thống siêu thị lớn tại thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 24 | 2
-
Tác động của chuyển đổi số đến lĩnh vực công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua
10 p | 9 | 2
-
Các đặc điểm của đánh giá trực tuyến hữu ích đến mức nào. Quan sát thông qua các kênh OTA
13 p | 27 | 1
-
Nghiên cứu tác động của áp lực công việc đến hành vi tiêu cực của lái xe đối với hành khách trên 50 tuyến buýt ở Hà Nội
13 p | 4 | 1
-
Tác động của các đặc điểm giám đốc điều hành đến chấp nhận rủi ro: Trường hợp các công ty niêm yết tại Việt Nam
20 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn