intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam" sẽ phân tích những tác động của các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh Phương Tây tác động đến kinh tế thế giới, mà đặc biệt là kinh tế Nga cũng như Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LỆNH TRỪNG PHẠT KINH TẾ ĐỐI VỚI NGA ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TS. Nguyễn Hữu Mạnh1 TS. Vương Thị Hương Giang2 Tóm tắt Mặc dù nền kinh tế của Nga có quy mô tương đối khiêm tốn (tương đương GDP của Hàn Quốc) nhưng các lệnh trừng phạt với Nga có thể gây tác động tiêu cực đáng kể đến kinh tế toàn cầu vì Nga đóng vai trò là nhà xuất khẩu lớn của một số mặt hàng quan trọng nhất thế giới. Nguy cơ giao thương hàng hóa và chuỗi cung ứng thế giới có thể bị gián đoạn, đặc biệt là xuất khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu. Rủi ro này thể hiện ở việc giá các mặt hàng chủ chốt, đặc biệt là dầu thô và khí đốt tăng cao, có khả năng dẫn đến lạm phát toàn cầu thậm chí cao hơn và tăng trưởng toàn cầu yếu hơn. Mức độ của tác động kinh tế sẽ phụ thuộc vào tiến trình của cuộc chiến và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến thương mại toàn cầu đối với các mặt hàng chủ chốt. Việc một quốc gia bị loại khỏi SWIFT có nghĩa là các ngân hàng chủ chốt sẽ bị loại khỏi phần lớn hệ thống tài chính toàn cầu. Bài viết này sẽ phân tích những tác động của các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh Phương Tây tác động đến kinh tế thế giới, mà đặc biệt là kinh tế Nga cũng như Việt Nam. Từ khóa: Xung đột Nga – Ucraina, Lệnh trừng phạt kinh tế, SWITF, Kinh tế toàn cầu, Việt Nam. 1. Giới thiệu Lấy cớ Nga sát nhập bán đảo Crime năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý và “Chiến dịch quân sự đặc biệt” được Nga tiến hành đầu năm 2022, Mỹ và đồng minh đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm đe dọa Nga sẽ phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ đối với nền kinh tế của mình bằng việc cô lập khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, thương mại toàn cầu và công nghệ tiên tiến. Điều này bao gồm việc loại bỏ ngân hàng lớn nhất của Nga khỏi hệ thống tài chính Mỹ - một đòn giáng mạnh vào khả năng hoạt động và xử lý thương mại toàn cầu. Nó cũng bao gồm các biện pháp trừng phạt bằng cách đóng băng tài sản đối với ngân hàng lớn thứ hai của Nga thuộc quản lý của hệ thống tài chính Mỹ. Khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu, thu hút đầu tư và sử dụng đồng đô la Mỹ của Nga sẽ bị hạn chế tối đa, có thể dẫn tới sự tàn phá hệ thống tài chính Nga. Rõ 1 Khoa Kế toán – Tài chính, trường Đại học Nha Trang, Email: manhnh@ntu.edu.vn. Điện thoại: 0913363434 2 Khoa Tài chính, trường đại học Ngân hàng TP. HCM, Email: giangvth@buh.edu.vn 958
  2. ràng với các biện pháp trừng phạt đã và đang áp dụng, nền kinh tế Nga đã phải đối mặt với áp lực gia tăng trong những tuần gần đây. Ngày 23/2/2022, thị trường chứng khoán của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn bốn năm qua, và đồng Rúp (RUB) đã suy yếu vượt quá mức thấp nhất trong lịch sử - trước khi các biện pháp trừng phạt bổ sung thậm chí được áp dụng. Với các biện pháp nghiêm ngặt mới này, những áp lực này sẽ tiếp tục tích lũy và kìm hãm tăng trưởng kinh tế của Nga, tăng chi phí vay, lạm phát, sự rút chạy của dòng vốn quốc tế khỏi nền kinh tế Nga và làm xói mòn cơ sở công nghiệp của nước này. 2. Một số biện pháp trừng phạt cụ thể mà Hoa Kỳ và đồng minh đã thực hiện1: (1) Trừng phạt hệ thống tài chính Nga, đặc biệt là các ngân hàng Anh đã công bố lệnh trừng phạt đối với 5 ngân hàng - Bank Rossiya, Black Sea Bank, Genbank, IS Bank và Promsvyazbank - tất cả đều là những người cho vay nhỏ hơn, chỉ có Promsvyazbank nằm trong danh sách các ngân hàng trung ương cho vay quan trọng. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố trừng phạt ngân hàng VEB và ngân hàng quân đội của Nga (ngân hàng Promsvyazbank - đơn vị thực hiện các giao dịch quốc phòng). Bộ Tài chính Mỹ cho biết: "Tất cả các tài sản thuộc quyền tài phán của Hoa Kỳ sẽ ngay lập tức bị phong tỏa và các cá nhân và thực thể Hoa Kỳ bị cấm kinh doanh" khi liên quan đến nền kinh tế Nga. Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói thêm rằng Sberbank (SBER.MM) và Ngân hàng VTB (VTBR.MM) sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nếu cuộc xâm lược của Nga tiếp tục. Bank Rossiya đã bị Mỹ trừng phạt từ năm 2014 vì có quan hệ mật thiết với các quan chức Điện Kremlin. Liên minh châu Âu đã đồng ý đưa các ngân hàng vào danh sách đen liên quan đến việc tài trợ cho các hoạt động ly khai ở miền đông Ukraine. Các ngân hàng lớn của Nga đang hội nhập sâu rộng vào hệ thống tài chính toàn cầu, đồng nghĩa với việc các lệnh trừng phạt có thể vượt xa biên giới của nước này. Dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy các chủ nợ châu Âu (EU) nắm giữ phần lớn nhất trong số gần 30 tỷ USD khoản vay ngân hàng nước ngoài của Nga. Theo dữ liệu từ ngân hàng trung ương Nga, tổng tài sản và nợ nước ngoài của ngân hàng Nga lần lượt ở mức 200,6 tỷ USD và 134,5 tỷ USD với tỷ trọng đô la Mỹ chiếm khoảng 53% của cả hai, giảm từ 76% -81% hai thập kỷ trước. (2) Phong tỏa khả năng tiếp cận thị trường vốn và vay nợ nước ngoài Gói biện pháp của EU sẽ "nhắm vào khả năng của chính phủ và nhà nước Nga trong việc tiếp cận thị trường vốn, tài chính và dịch vụ của EU, nhằm hạn chế việc tài trợ cho các chính sách leo thang và gây hấn", theo một tuyên bố của khối. EU cấm các nhà đầu tư của khối này giao dịch trái phiếu chính phủ Nga. Mỹ cũng gia tăng các hạn chế đối 1 https://crsreports.congress.gov/product/pdf/IN/IN11869 959
  3. với các giao dịch đối với khoản nợ có chủ quyền của Nga. Ngoài việc đã bị cấm đầu tư trực tiếp vào các khoản nợ của Nga, giờ đây nhà đầu tư Mỹ cũng sẽ bị cấm mua trái phiếu hoặc các khoản nợ khác của Nga trên thị trường thứ cấp sau ngày 1/3/2022. Trước đó, Anh đã đe dọa sẽ chặn các công ty Nga huy động vốn tại London, trung tâm tài chính của châu Âu cho các giao dịch như vậy, mặc dù sau đó Anh đã rút lại quyết định này. Ngay cả trước những sự kiện mới nhất, việc tiếp cận trái phiếu của Nga ngày càng bị hạn chế. Các lệnh trừng phạt của Mỹ được áp đặt vào năm 2015 khiến khoản nợ bằng USD của Nga trong tương lai không đủ điều kiện đối với nhiều nhà đầu tư và có thể đe dọa khiến Nga rơi vào tình trạng vỡ nợ. Vào tháng 4 năm 2021, Mỹ đã cấm các nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu mới bằng đồng RUB do cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Các biện pháp kiềm chế đã cắt giảm 33% nợ nước ngoài của Nga kể từ đầu năm 2014 - từ 733 tỷ USD xuống 280,12 tỷ USD trong năm 20201. Nợ chính phủ của Nga ngày càng giảm một mặt giúp nước này giảm lệ thuộc vào các chủ nợ nước ngoài, cải thiện bảng cân đối kế toán của Nga, nhưng tước đi các nguồn tài chính có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế và phát triển của nước này. (3) Cấm vận và trừng phạt giới tinh hoa Nga để gia tăng sự bất mãn của họ với Chính phủ và bản thân tổng thống Putin Trừng phạt bằng cách đóng băng tài sản và cấm đi lại là một công cụ được Hoa Kỳ, EU và Anh sử dụng đối với một số cá nhân Nga. Ngày 28/2/2022, EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với năm người có liên quan đến cuộc bầu cử quốc hội Nga ở Crimea được sáp nhập vào tháng 9 năm 2021. Đồng thời, khối này cũng cho biết họ sẽ đưa vào danh sách đen tất cả các nhà lập pháp tại Hạ viện Nga (Duma quốc gia Nga), những người đã bỏ phiếu ủng hộ việc công nhận các khu vực ly khai, đóng băng bất kỳ tài sản nào mà họ có trong EU và cấm họ đi lại khối. Trong khi đó, Anh cũng như Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Gennady Timchenko và các tỷ phú Igor và Boris Rotenberg - tất cả đều là đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin từ St. Petersburg, những người có tài sản cá nhân tăng nhanh sau khi Putin lên làm tổng thống (Một số nhà tài phiệt Nga khác bị Mỹ cấm vận như Sergei Ivanov (và con trai ông, Sergei); Nikolai Patrushev (và con trai Andrey); Igor Sechin (và con trai Ivan); Andrey Puchkov, Yuriy Solviev (và hai công ty bất động sản mà ông sở hữu); Galina Ulyutina và Alexander Vedyakhin)2. Hoa Kỳ trong quá khứ luôn sử dụng các lệnh trừng phạt các nhà tài phiệt bị coi là "tác nhân xấu". Thậm chí, một dự luật được các thành viên Đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ công bố vào tháng 1/2022 nhằm trừng phạt triệt để các quan 1 https://www.statista.com/statistics/531888/national-debt-of- russia/#:~:text=In%202020%2C%20the%20national%20debt,around%20280.12%20billion%20U.S.%20dollars. 2 https://thanhnien.vn/khoc-liet-cuoc-chien-kinh-te-nga-phuong-tay-post1438102.html 960
  4. chức quân đội và chính phủ Nga hàng đầu, bao gồm cả Putin. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông sẽ sẵn sàng xem xét các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với Tổng thống Nga. Matxcơva cho biết bất kỳ động thái nào nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bản thân ông Putin sẽ không gây tổn hại cho cá nhân Tổng thống Nga nhưng sẽ chứng tỏ "sự phá hoại về mặt chính trị". (4) Ngành công nghiệp năng lượng Hoa Kỳ và EU đã có các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng và quốc phòng của Nga, với công ty khí đốt nhà nước Gazprom, chi nhánh dầu khí Gazpromneft và các nhà sản xuất dầu Lukoil, Rosneft và Neftegaz phải đối mặt với nhiều loại hạn chế về xuất khẩu / nhập khẩu và nợ. Các biện pháp trừng phạt có thể được mở rộng và sâu sắc hơn, với một lựa chọn khả thi là ngăn các công ty thanh toán bằng đô la Mỹ. Nord Stream 2, một đường ống mới hoàn thành gần đây từ Nga đến Đức, đang chờ các cơ quan quản lý của Liên minh Châu Âu và Đức phê duyệt trước khi Berlin cấp giấy chứng nhận. Sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga làm suy yếu bàn tay của phương Tây khi xem xét các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực này. (5) Hạn chế tiếp cận công nghệ cao của Mỹ và Châu Âu Nhà Trắng đã nói với ngành công nghiệp chip bán dẫn của Mỹ sẵn sàng đối với các hạn chế mới đối với xuất khẩu sang Nga nếu Moscow tấn công Ukraine, bao gồm cả khả năng ngăn chặn khả năng tiếp cận của Nga với các nguồn cung cấp thiết bị điện tử toàn cầu. Các biện pháp tương tự đã được triển khai trong Chiến tranh Lạnh, khi các lệnh trừng phạt khiến Liên Xô lạc hậu về công nghệ và kìm hãm tăng trưởng kinh tế. (6) Loại hệ thống tài chính Nga khỏi hệ thống SWIFT Một trong những biện pháp khắc nghiệt nhất sẽ là ngắt kết nối hệ thống tài chính Nga khỏi SWIFT, hệ thống xử lý chuyển tiền tài chính quốc tế và được sử dụng bởi hơn 11.000 tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia. Vào năm 2012, SWIFT đã ngắt kết nối với các ngân hàng Iran khi các lệnh trừng phạt quốc tế siết chặt đối với Tehran vì chương trình hạt nhân của nước này. Trung tâm nghiên cứu Carnegie Moscow cho biết Iran đã mất một nửa doanh thu xuất khẩu dầu và 30% kim ngạch ngoại thương. Trong số các quốc gia phương Tây, Mỹ và Đức sẽ chịu thiệt hại nhiều nhất từ động thái như vậy, vì các ngân hàng của họ là những người sử dụng SWIFT thường xuyên nhất với các ngân hàng Nga. Các lời kêu gọi cắt quyền truy cập SWIFT của Nga đã được đưa ra vào năm 2014 khi Moscow sáp nhập Crimea, khiến Moscow phát triển một hệ thống nhắn tin thay thế, SPFS. Theo ngân hàng trung ương Nga, số lượng tin nhắn được gửi qua SPFS chiếm khoảng 1/5 lưu lượng truy cập nội bộ của Nga vào năm 2020. Kết quả của việc này là cắt đứt Nga khỏi 961
  5. phần lớn hệ thống tài chính quốc tế1. Mục tiêu của việc loại Nga khỏi hệ thống SWIFTlà để "buộc Nga phải giải trình và đảm bảo chung rằng cuộc chiến này là một thất bại chiến lược đối với Putin2.". Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã từng mô tả việc loại trừ Nga khỏi SWIFT là "vũ khí hạt nhân tài chính" đánh vào nền kinh tế Nga. SWITF là gì3? SWIFT là tên viết tắt của “Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications”, tạm dịch là “Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu”. SWIFT là một tổ chức được thành lập vào những năm 1970, dựa trên tầm nhìn đầy tham vọng và sáng tạo trong việc tạo ra một dịch vụ nhắn tin tài chính toàn cầu và một ngôn ngữ chung cho nhắn tin tài chính quốc tế. SWIFT dựa trên sự hợp tác giữa các thành viên cung cấp dịch vụ nhắn tin an toàn cho việc chuyển tiền quốc tế giữa các ngân hàng tham gia. Năm 1973, 239 ngân hàng từ 15 quốc gia đã cùng nhau giải quyết một vấn đề chung: làm thế nào để giao tiếp về thanh toán xuyên biên giới. Các ngân hàng đã thành lập một tổ chức hợp tác, Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu, có trụ sở chính tại Bỉ. SWIFT ra đời với các dịch vụ nhắn tin vào năm 1977, thay thế công nghệ Telex khi đó đang được sử dụng rộng rãi và nhanh chóng trở thành đối tác toàn cầu đáng tin cậy cho các tổ chức trên toàn thế giới. Các thành phần chính của các dịch vụ ban đầu bao gồm một nền tảng nhắn tin, một hệ thống máy tính để xác nhận và định tuyến các tin nhắn, và một bộ tiêu chuẩn tin nhắn. Các tiêu chuẩn được phát triển để cho phép hiểu chung về dữ liệu qua các ranh giới ngôn ngữ và hệ thống, đồng thời cho phép truyền tải tự động, liền mạch. Hệ thống nhắn tin SWIFTnet của nó cho phép các ngân hàng chia sẻ thông tin về các giao dịch tài chính. Các tổ chức tài chính sử dụng SWIFT để trao đổi thông tin một cách an toàn bao gồm các hướng dẫn thanh toán. SWIFT đã phát triển nhanh chóng trong những năm qua để phục vụ hơn 11.000 tổ chức hoạt động tại hơn 200 quốc gia. Năm 2021, SWIFT xử lý 42 triệu tin nhắn mỗi ngày, tăng 11,4% so với năm 2020. (Hình 1) 1 https://www.cnbc.com/2022/02/26/eu-uk-canada-us-pledge-to-remove-selected-russian-banks-from-swift.html 2 https://asia.nikkei.com/Politics/Ukraine-war/Removal-of-Russian-banks-from-SWIFT-system-5-things-to-know 3 SWIFT history | SWIFT - The global provider of secure financial messaging services 962
  6. Hình 1. Lưu lượng giao dịch toàn thị trường thông qua hệ thống SWIFT1 SWIFT đã đạt được lưu lượng truy cập FIN hàng ngày với kỷ lục mới vào ngày 30/11/2021, với 50,3 triệu tin nhắn, cao hơn mức cao nhất vào ngày 26/2/2020 là +8,5%. Chứng khoán cũng đạt được ngày cao điểm mới với 25,9 triệu tin nhắn trong cùng ngày (Hình 2). Tương tự như trước đây, ngày cao điểm mới được thúc đẩy bởi các hướng dẫn cuối tháng cao điểm và tin nhắn báo cáo. Hình 2. Lưu lượng giao dịch trên TTCK thông qua hệ thống SWIFT2 3. Tác động của các biện pháp trừng phạt đến nền kinh tế của Toàn cầu, Nga và Việt Nam 3.1. Tác động toàn cầu Nhiều quốc gia phương Tây lo ngại rằng Nga có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đáp trả như hạn chế hoặc ngừng xuất khẩu dầu và/hoặc khí đốt cũng như các mặt hàng quan trọng khác. Phản ứng của châu Âu đối với các biện pháp trừng phạt kinh tế - chính trị đối với Nga hiện nay và trong thập kỷ qua đã bị cản trở và chia rẽ giữa chính các thành viên liên minh châu Âu vì sự phụ thuộc khác nhau của các quốc gia này vào nguồn năng lượng từ Nga cho năng lượng, nhiệt và giao thông vận tải. Năm 2019, Nga cung cấp 27% lượng dầu và 41% lượng khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu3. (Hình 3 - 5). Ngược lại, Nga chỉ chiếm 8% lượng dầu nhập khẩu của Mỹ vào năm 2021 và không có khí đốt 1 Nguồn: SWIFT FIN Traffic & Figures | SWIFT - The global provider of secure financial messaging services 2 SWIFT FIN Traffic & Figures | SWIFT - The global provider of secure financial messaging services 3 https://ec.europa.eu/eurostat/cache/infographs/energy/bloc-2c.html#carouselControls?lang=en 963
  7. tự nhiên1. Nhiều người cho rằng, Nga có thể làm suy yếu sự thống nhất của liên minh NATO cũng như làm suy yếu quyết tâm của châu Âu trong việc trừng phạt Nga vì cuộc chiến Ucraina bởi sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn cung giá rẻ từ dầu khí của Nga. Hơn nữa, với lượng dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình, Nga có thể đủ khả năng hấp thụ sự sụt giảm lớn về doanh thu - ít nhất là tạm thời. Hình 3. Những nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu vào Châu Âu năm 2019 Hình 4. Những nhà xuất khẩu khí hóa lỏng tự nhiên hàng đầu vào Châu Âu năm 2019 1 U.S. Natural Gas Imports by Country (eia.gov) 964
  8. Hình 5. Những nhà xuất khẩu nguyên liệu rắn (than đá) hàng đầu vào Châu Âu năm 2019 Với sự không chắc chắn về việc cuộc chiến sẽ diễn ra như thế nào và những biện pháp trừng phạt đáp trả nào mà Nga có thể bắt đầu, các thị trường tài chính ban đầu phản ứng gay gắt với cuộc chiến. Giá cổ phiếu toàn cầu giảm mạnh, đặc biệt là giá trên các sàn châu Âu. Lợi tức trái phiếu ở Hoa Kỳ và Châu Âu giảm, các đồng tiền an toàn (như đô la Mỹ và yên Nhật) tăng giá, và giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng. Tác động dễ nhận thấy nhất của các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh áp đặt lên Nga đó là ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường năng lượng toàn cầu. Nga cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu thông qua đường ống dẫn và LNG. Sự gián đoạn tạm thời hoặc một phần trong việc vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến châu Âu (khoảng 10% nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu chuyển qua Ukraine) có thể được quản lý thông qua việc tăng nhập khẩu LNG hoặc tăng sản lượng trong nước. Tuy nhiên, một sự gián đoạn lâu dài hơn hoặc cắt đứt hoàn toàn nguồn cung dầu và khí đốt giá rẻ, trong khi rất khó xảy ra, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trước khi xảy ra xung đột, châu Âu dự kiến rằng đường ống Nord Stream 2 sẽ chở thêm khối lượng từ Nga vào châu Âu để giúp nạp đầy kho dự trữ vào mùa hè này. Tuy nhiên, Đức đã tạm dừng vô thời hạn chứng nhận của đường ống dẫn dầu. Sự leo thang trong xung đột Nga- Ukraine cũng khiến giá dầu thô Brent và dầu WTI lên mức cao nhất kể từ năm 2014 (hình 6). Giá dầu vốn đã cao hơn bình thường do nhu cầu trở lại sau khi dịch Covid tạm thời lắng xuống, nhưng các nhà sản xuất Mỹ đã theo dõi sản lượng tăng chậm bất thường để đáp ứng với giá cao hơn. Năm 2021, giá dầu tăng hơn 75% trong khi chi phí đầu vào của các công ty dầu khí (Oil and Gas Company - O&G) đã phần nào giảm xuống. 965
  9. Hình 6. Giá dầu thô Brent và dầu WTI giai đoạn 2018 - 2022 Có hai kênh chính mà cuộc khủng hoảng hiện tại có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu - thay đổi giá hàng hóa và gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa. Trong tuần sau khi chiến tranh bắt đầu, giá dầu và khí đốt tự nhiên toàn cầu đã tăng mạnh, đặc biệt là khí đốt ở châu Âu. Ngoài ra, giá các mặt hàng khoáng sản và thực phẩm chính tăng, bao gồm niken, paladi, neon, lúa mì và ngô (hình 7). Hình 7. Biến động giá niken, lúa mì và ngô sau khi chiến tranh Nga – Ucraina bùng nổ 966
  10. Ở một mức độ nào đó, những sự gia tăng này phản ánh sự sợ hãi và rủi ro hơn là sự trừng phạt hoặc gián đoạn thương mại thực tế. Các nhà đầu tư có thể lo lắng rằng có thể có những sự kiện mới sẽ làm gián đoạn thương mại hàng hóa, bao gồm việc châu Âu cắt giảm mua dầu và / hoặc khí đốt của Nga, hoặc có thể là một quyết định của Nga nhằm hạn chế hoặc cắt giảm xuất khẩu các mặt hàng quan trọng. Giá hàng hóa toàn cầu cao hơn, nếu được duy trì hoặc trầm trọng hơn, có thể sẽ gây ra lạm phát cao kéo dài và gia tăng ở nhiều nước, đặc biệt là ở châu Âu. Giá hàng hóa cao hơn cũng có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế. Để đối phó với nguy cơ lạm phát tăng cao, ngày Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 16-3 đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau hơn 3 năm, động thái nhằm giải quyết tình trạng lạm phát gia tăng mà không tác động tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Trong khi chiến tranh có thể làm trầm trọng thêm lạm phát, nó cũng có thể làm suy yếu tăng trưởng. Do đó, các ngân hàng trung ương sẽ phải lựa chọn kịch bản nào trong hai kịch bản quan trọng hơn. Thị trường kỳ hạn cho thấy nhiều nhà đầu tư kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục thắt chặt nhưng với tốc độ chậm hơn một chút. Dựa trên các mức lãi suất đó, các nhà đầu tư rõ ràng cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở phương Tây, do đó gây áp lực lạm phát ít hơn. Mặt khác, giá năng lượng cao hơn và chuỗi cung ứng bị gián đoạn nhiều hơn sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn. Điều đó đặt ra những thách thức đối với các ngân hàng trung ương của các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc chiến Nga – Ucraina trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Tâm lý lo ngại lạm phát và đón đầu “lạm phát kỳ vọng” của các nhà đầu tư đã khiến lợi tức trái phiếu ở Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản và các nước khác đã giảm mạnh (Hình 8). Dữ liệu này phản ánh sự lo ngại của nhà đầu tư rằng các sự kiện gần đây và tiềm ẩn có thể dẫn đến gia tăng lạm phát. Thực tế này có thể sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của các ngân hàng trung ương. Một rủi ro quan trọng khác đối với nền kinh tế toàn cầu đến từ việc cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi cung ứng đối với các mặt hàng chủ chốt. Cho đến nay, một số sự kiện đã diễn ra làm tăng khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng. Các chủ hàng container lớn, bao gồm cả hai công ty lớn nhất thế giới, lo ngại về việc tuân theo các lệnh trừng phạt của các chính phủ phương Tây, đang tạm dừng tất cả các chuyến hàng đến và đi từ Nga, với các lô hàng thực phẩm và thuốc được miễn trừ. Nga và các quốc gia được Nga xác định là “không thân thiện” tiến hành trả đũa lẫn nhau bằng cách cấm tất cả các tàu hàng đến các cảng của nhau, các máy bay bị cấm bay vào không gian của nhau. Kết quả là máy bay di chuyển giữa châu Âu và châu Á phải đi những chặng đường dài hơn và đắt hơn. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc đi lại của hành khách mà còn làm tăng chi phí và giảm hiệu quả vận chuyển hàng hóa có giá trị cao. 967
  11. Thêm vào đó, các máy bay chở hàng của Nga sẽ bị gián đoạn, làm giảm sức tải toàn cầu, cùng với đó là chi phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đã tăng mạnh. Hình 8. Lợi suất trái phiếu ở Hoa Kỳ, Anh, Đức, Nhật Bản giai đoạn 7/2020 – 3/2022 Ngoài ra, giá kim loại công nghiệp, chẳng hạn như nhôm, cũng như thực phẩm đã tăng do lo ngại về khả năng thiếu hụt hoặc gián đoạn. Chi phí vận chuyển các tàu chở dầu đã tăng lên do lo ngại rằng các đường ống dẫn dầu của Nga và Ukraine có thể bị gián đoạn, do đó làm tăng nhu cầu đối với dầu ở Trung Đông và Tây Phi. Giá một số sản phẩm chủ chốt như dầu và khí đốt, lúa mì, ngô, than, thép, nhôm và palađi tăng lên một cách nhanh chóng là mình chứng về tác động không mong muốn của các lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh Phương Tây vào Nga. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng Nga-Ukraine, hay nguy cơ gián đoạn như vậy xảy ra đồng thời với việc các chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị căng thẳng do nhu cầu hàng hóa tăng vọt trong năm qua kết hợp với những hạn chế do đại dịch gây ra đối với sản xuất và vận chuyển. Tác động đến Mỹ và đồng minh Châu Âu Nga chỉ chiếm 4,8% kim ngạch thương mại của EU, giảm 23 % so với mức 9,3% của năm 2012 và 2,3% thương mại của Đức. Ukraine chỉ chiếm 1% thương mại của 968
  12. EU1. Việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và đối mặt với các lệnh trừng phạt từ năm 2014 đã làm giảm giá trị kim ngạch thương mại của Nga với châu Âu. Tuy nhiên, thương mại của EU với Nga tập trung mạnh vào lĩnh vực năng lượng. Nga chiếm 40% nhập khẩu khí đốt của EU, 25% nhập khẩu dầu và 47% nhập khẩu nhiên liệu rắn. Nếu phải đóng cửa hoàn toàn khí đốt của Nga, có thể sẽ xảy ra tắc nghẽn ở một số quốc gia châu Âu, bao gồm cả Đức, xuất phát từ những khó khăn trong việc phân phối các nguồn năng lượng thay thế. Với sự trợ giúp của cơ sở hạ tầng khí đốt phát triển tốt, châu Âu bước đầu sẽ được bảo vệ khỏi tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Việc có thể tránh được sự gián đoạn nghiêm trọng trong bao lâu phụ thuộc vào việc nhập khẩu LNG sẵn có, mức lưu trữ và sự phát triển của các nguồn thay thế. Bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung nào sẽ dẫn đến giá cả cao hơn và do đó, lạm phát cao hơn ở châu Âu. Mặc dù Mỹ là nhà sản xuất khí hóa lỏng hàng đầu thế giới nhưng việc nhập khẩu khí đốt từ Mỹ lại đặt ra các bài toán về chi phí cao hơn nhiều so với khí đốt của Nga qua hệ thống đường ống dẫn khí trực tiếp. Đặc biệt là trong bối cảnh các nước khu vực Châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát tăng cao trong những năm gần đây do sự phục hồi của nền kinh tế hậu Covid 19. Hơn nữa, sự gián đoạn nguồn cung kéo dài có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Thêm vào đó, sự không chắc chắn có thể đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp ở châu Âu. Trong khi đó, các hộ gia đình tư nhân đã tích lũy được khoản tiết kiệm vượt mức đáng kể trong thời kỳ đại dịch, do đó tạo ra một bước đệm chống lại sự suy giảm hoạt động kinh tế. Hoa Kỳ cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ chính các lệnh trừng phạt mà nước này và đồng minh áp đặt lên Nga. Mặc dù, thương mại giữa Hoa Kỳ và Nga hoặc Ukraine tương đối không đáng kể so với quy mô của một trong hai nền kinh tế. Kênh chính mà cuộc khủng hoảng này có thể ảnh hưởng đến Hoa Kỳ là tác động lên giá dầu và giá một số mặt hàng chính. Ngoài ra, nếu cuộc khủng hoảng có tác động tiêu cực đáng kể đến nền kinh tế châu Âu, thì điều đó có thể tràn sang Hoa Kỳ do thương mại rộng lớn giữa Hoa Kỳ và châu Âu. Hơn nữa, Nga và Ukraine là những nhà sản xuất lớn các mặt hàng quan trọng trong sản xuất chất bán dẫn và pin. Nếu xuất khẩu những mặt hàng này của Nga và / hoặc Ukraine bị cắt giảm, giá toàn cầu sẽ tăng và tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra sau đó, do đó làm tổn hại đến một số ngành công nghiệp của Mỹ, làm tăng lạm phát và giảm sản lượng tiềm năng. Tác động đến Châu Á - Thái Bình Dương Thương mại giữa châu Á và Nga ở mức khiêm tốn, với việc Nga cung cấp một số dầu và khí đốt cho Trung Quốc và Nga nhập khẩu các sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin. Hoạt động thương mại này không có khả năng bị gián đoạn nghiêm trọng, 1 How could sanctions against Russia hit European economies? - https://www.ft.com/content/26d7e3d5-dd06-4117-a889-9a7d6735f920 969
  13. nhưng nó có thể bị ảnh hưởng do các công ty thương mại cần phải tránh xa các lệnh trừng phạt. Thêm vào đó, với tư cách là nước nhập khẩu ròng năng lượng, châu Á dễ bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng và các mặt hàng khác tăng mạnh. 3.2. Kinh tế Nga ra sao khi đối diện với các biện pháp trừng phạt Trong đánh giá gần đây của mình về các lệnh trừng phạt, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tổng kết tác động ban đầu của chúng bằng cách xác định 1 rằng “các lệnh trừng phạt được công bố đối với Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng tiếp cận dự trữ quốc tế để hỗ trợ tiền tệ và hệ thống tài chính của mình”. IMF lưu ý thêm, “Các lệnh trừng phạt quốc tế đối với hệ thống ngân hàng của Nga và việc loại trừ một số ngân hàng khỏi SWIFT đã làm gián đoạn đáng kể khả năng của Nga trong việc nhận thanh toán cho hàng xuất khẩu, thanh toán cho hàng nhập khẩu và tham gia vào các giao dịch tài chính xuyên biên giới”. SWIFT là một tổ chức giúp thực hiện các giao dịch tài chính giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Phải thừa nhận thực tế rằng, các lệnh trừng phạt ở quy mô lịch sử được áp dụng chống lại Nga đã và đang gây khó khăn cho nền kinh tế Nga dẫn đến đóng cửa nhà máy, mất việc làm, lãi suất tăng gấp đôi và đồng rúp giảm giá - tất cả đều đã càng trở nên trầm trọng hơn do lạm phát gia tăng. Trong báo cáo ngày 18/3/2022 của Quốc hội Mỹ cho rằng “Các vòng trừng phạt gần đây của Mỹ và các hành động liên quan có thể có tác động lớn hơn các lệnh trừng phạt mà Hoa Kỳ đã áp dụng đối với Nga cho đến thời điểm này”. Mặc dù ban đầu các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và đồng minh tập trung vào lĩnh vực tài chính, phạm vi đã nhanh chóng mở rộng sang các khía cạnh phi tài chính2 khác với tốc độ ngày càng tăng. Hàng hóa chiếm 10% GDP của Nga, gần 70% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và hơn 20% doanh thu của chính phủ. Do đó, mặc dù Nga sẽ được hưởng lợi từ giá hàng hóa cao hơn, nhưng nền kinh tế của nước này có khả năng bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt tài chính. Lãi suất cao hơn nhiều sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tín dụng. Nỗ lực của người tiêu dùng trong việc thanh lý tiền gửi ngân hàng và chuyển tiền mặt sang ngoại tệ sẽ làm suy yếu khả năng của các ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính mạnh mẽ cho nền kinh tế. Các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng Nga đang khiến một số công ty toàn cầu không thích giao dịch với các công ty Nga vì sợ phải chịu các biện pháp trừng phạt phức tạp do nhiều chế độ thực hiện. Mặc dù không có hạn chế trực tiếp nào đối với hoạt động buôn bán dầu, nhưng dưới tác động lan tỏa của các lệnh trừng phạt, chi phí bảo hiểm vận chuyển gia tăng cũng góp phần làm tăng chi phí kinh doanh ở Nga. Một số công ty vận tải biển lớn 1 IMF Staff Statement on the Economic Impact of War in Ukraine 2 https://www.dailysignal.com/2022/03/04/the-right-way-to-impose-energy-sanctions-on-russia/ 970
  14. đã tạm dừng các chuyến hàng đến và đi từ Nga. Các công ty khác hoặc đang thoái vốn hoạt động của họ ở Nga hoặc chấm dứt thương mại với Nga bất kể các lệnh trừng phạt được thực hiện. Nếu nhiều công ty toàn cầu ngăn cản hoạt động thương mại của Nga, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng cũng như các nguyên liệu đầu vào quan trọng được sử dụng trong sản xuất của Nga. Quan trọng nhất, việc giảm xuất khẩu hàng hóa của Nga có thể sẽ dẫn đến giá hàng hóa toàn cầu thậm chí còn cao hơn, do đó ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Giá các mặt hàng khác mà Nga và Ukraine xuất khẩu, chẳng hạn như lúa mì và ngô, cũng tăng. Hơn nữa, đồng rúp Nga và chứng khoán Nga đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh (hình 9). Hình 9. Biến động chỉ số chứng khoán Nga giai đoạn 2018 - 2022 Sau lệnh trừng phạt áp dụng lên ngân hàng trung ương Nga (CBR), đồng rúp của Nga đã giảm mạnh, giảm tới 40% so với đô la Mỹ vào ngày đầu tiên trước khi bật trở lại với mức mất khoảng 28%. Để hạn chế tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh, CBR đã tăng lãi suất chuẩn từ 9,5% lên 20% (hình 10). Hình 10. Biến động lãi suất cơ bản đồng Rub giai đoạn 2018 - 2022 971
  15. Ngoài ra, CBR đã đình chỉ giao dịch cổ phiếu trên Sở giao dịch Moscow. Chính phủ Nga áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn, có nghĩa là người Nga không được gửi tiền ra nước ngoài và không được trả các khoản nợ bằng ngoại tệ. Ngoài ra, chính phủ đã ra lệnh cho các nhà xuất khẩu của Nga bán 80% số ngoại tệ mà họ kiếm được trong năm nay để giúp hỗ trợ đồng rúp. Điều này có thể giúp bù đắp sự thiếu hụt ngoại tệ do lệnh trừng phạt của ngân hàng trung ương Nga. Trước các lệnh trừng phạt này, đã có nhiều người cho rằng dự trữ 630 tỷ đô la Mỹ của CBR sẽ giúp bảo vệ nền kinh tế Nga khỏi các lệnh trừng phạt khác và cho phép nước này tài trợ cho chiến tranh cũng như bù đắp cho bất kỳ tổn thất nào về doanh thu xuất khẩu. Điều này hiện đang bị nghi ngờ vì Nga sẽ thiếu khả năng tiếp cận với một lượng lớn dự trữ của mình. Hơn nữa, hành động xử phạt CBR đã khiến người Nga tìm cách thanh lý tiền gửi ngân hàng, do đó khiến toàn bộ hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng. Mặt khác, các biện pháp trừng phạt bao gồm một "khắc phục" cho phép hầu hết các giao dịch liên quan đến năng lượng với CBR. Điều này có nghĩa là để tránh biến động mạnh về giá năng lượng và cho phép dầu và khí đốt tiếp tục chảy từ Nga sang phần còn lại của thế giới. Trong khi đó, nhiều khả năng Nga sẽ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện gần đây theo hai cách quan trọng. Thứ nhất, sự sụt giảm mạnh về giá trị của đồng RUB (hình 11) và thứ hai, sự thiếu hụt hàng hóa nhập khẩu tiềm ẩn có thể sẽ gây ra sự gia tăng đáng kể cho lạm phát của Nga. Hơn nữa, một đồng tiền yếu hơn, bằng cách tăng giá hàng hóa nhập khẩu, sẽ làm giảm sức mua thực sự của người tiêu dùng Nga. Điều đó có thể sẽ dẫn đến sự sụt giảm mạnh GDP thực tế. Hình 11. Tỷ giá đồng USD/RUB giai đoạn 2020 - 2022 972
  16. Ngoài ra, nếu cuộc chiến tại Ukraine tiếp tục trong một thời gian dài, chi phí trực tiếp cho chính phủ Nga có thể rất lớn. Do thị trường thứ cấp cho nợ chính phủ Nga đã bị trừng phạt, chi phí đi vay của Nga đã tăng mạnh. Mặc dù Nga bắt đầu từ một vị thế tài khóa vững chắc với khoản nợ tương đối khiêm tốn, các khoản chi tiêu trong tương lai có thể khó được tài trợ trong điều kiện tài chính mới, do đó gây căng thẳng cho nền kinh tế và hệ thống tài chính. 3.3. Tác động đến Việt Nam Nga và Việt Nam có mối quan hệ truyền thống trong nhiều thập niên về chính trị và kinh tế. Có thể nói trong chiến tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt là cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nhân dân Liên Xô và khối các nước XHCN ở Đông Âu nói chung, nhân dân Nga nói riêng đã hỗ trợ, giúp đỡ nước ta rất nhiều về quân sự, chính trị cũng như kinh tế. Sau chiến thắng 30/4/1975, nhân dân Liên Xô mà ngày nay là Nga vẫn luôn sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 chống quân Trung Quốc bành trướng lãnh thổ. Có thể nói, mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô (trong đó có cả nhân dân Ucraina) là một mối quan hệ đặc biệt về cả chính trị và kinh tế. Khi cuộc chiến Nga – Ucraina nổ ra từ ngày 24/2, Việt Nam luôn trong thế khó vì phải chứng kiến “hai người bạn của mình đánh nhau – và sẽ không có người thắng trong cuộc chiến này”1. Rõ rang là Việt Nam không hề mong muốn chuyện đó xảy ra cũng như là sẽ chịu nhiều thiệt hại về chính trị và kinh tế từ các lệnh cấm vận của Phương Tây, dẫn đầu là Mỹ nhằm vào nền kinh tế Nga. Báo cáo gần đây của IMF cho rằng “các quốc gia có liên kết kinh tế rất chặt chẽ với Ukraine và Nga đang có nguy cơ khan hiếm và gián đoạn nguồn cung”, và với các quốc gia có chung đường biên giới với Ucraina sẽ “bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dòng người tị nạn ngày càng tăng”. Theo số liệu của tradingeconomics.com, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nga đạt khoảng 4,92 tỷ USD, trong đó Nga nhập khẩu 2.85 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam 2.07 tỷ USD. Theo tổng cục Hải Quan, giao thương giữa Việt Nam và Nga năm 2021 tăng lên 5,5 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nga đạt khoảng 3,2 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 2,3 tỷ USD. Mặc dù chỉ chiếm chưa tới 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam nhưng Nga hiện nay đóng vai trò quan trọng trong một số sản phẩm công nghiệp dầu khí và quốc phòng. Hầu hết các sản phẩm, vũ khí hạng nặng của Việt Nam đều do Nga cung cấp. Đối với Ukraine, tuy kim ngạch thương mại với Việt Nam dưới 1 tỷ USD nhưng nước này luôn là đối tác thương mại truyền thống trong khu vực. Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 720,5 triệu USD, tăng 51% so với năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Ukraine là máy tính và giày dép, cùng các mặt hàng khác. 1 https://tuoitre.vn/xung-dot-nga-ukraine-khong-ben-nao-thang-20220304223912692.htm 973
  17. Không chỉ áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga, Mỹ và Phương Tây cũng áp dụng một số lệnh trừng phạt lên Belarus – một đồng minh thân cận nhất của Nga. Do đó, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu một số tổn thất hay tác động tiêu cực với hoạt động thương mại, đầu tư, thanh toán quốc tế với Nga, Ukraine, Belarus và các thị trường liên quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các hợp đồng thương mại thanh toán với Nga cũng sẽ khó khăn do các lệnh trừng phạt của phương Tây, điều này cũng khiến đồng rúp mất giá. Một số nhà xuất khẩu của Nga đã đề xuất tạm dừng thanh toán trong khoảng hai đến ba tuần để xem tình hình sẽ diễn biến như thế nào. Một số công ty vận chuyển đã từ chối chuyển hàng từ Việt Nam sang Nga, trong khi phí vận chuyển tăng lên cùng với việc vận chuyển tiếp tục bị chậm trễ. Các biện pháp trừng phạt đối với vận tải hàng không cũng buộc các hãng hàng không phải lựa chọn các đường bay thay thế, làm tăng chi phí và gánh nặng cho hệ thống hậu cần toàn cầu cũng như giá thành sản phẩm. Một số doanh nghiệp đã tuyên bố rằng chi phí vận tải tăng lên có thể khiến họ không có lãi. Đồng rúp mất giá cũng sẽ cản trở khả năng xuất khẩu của Nga và buộc các doanh nghiệp nước này phải xem xét lại chiến lược của mình. Bộ thương mại song phương của Việt Nam và Nga sẽ khó tránh khỏi các tác động tiêu cực nếu phương Tây quyết định tăng cường các biện pháp trừng phạt, bộ lưu ý. Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang cả hai quốc gia nên liên hệ với các đối tác nhập khẩu của họ về việc thanh toán và giao hàng, nó cảnh báo. 4. Kết luận Sự không chắc chắn về cuộc chiến sẽ diễn ra như thế nào, liệu có áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt và cách Nga có thể phản ứng với các lệnh trừng phạt hiện có hoặc tiềm năng sẽ đóng vai trò quyết định tác động kinh tế của cuộc chiến. Sự không chắc chắn làm tăng giá hàng hóa và phần bù rủi ro. Nó cũng làm tăng chi phí kinh doanh và có khả năng làm trì hoãn các quyết định đầu tư kinh doanh quan trọng. Trong những ngày, tuần và tháng tới, xu hướng của giá hàng hóa và giá tài sản tài chính sẽ phát triển theo những cách mà hy vọng sẽ cho phép các doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt. Ngoài tác động kinh tế của cuộc chiến này, có vẻ như khuôn khổ địa chính trị của Tây Âu đang phát triển nhanh chóng. Có thể có sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu của chính phủ cho quốc phòng, đặt ra câu hỏi về thuế và các ưu tiên chi tiêu. Ngoài ra, thực tế là năng lượng là gốc rễ của tác động kinh tế tiềm tàng cho thấy rằng một cuộc tranh luận lớn hơn về chính sách năng lượng có khả năng xảy ra sau đó. Điều này có nghĩa là đầu tư vào việc đa dạng hóa các nguồn nhiên liệu dựa hóa thạch, cũng như tăng cường đầu tư vào năng lượng sạch. Cuối cùng, chúng ta đang chứng kiến sự gián đoạn chuỗi cung ứng đối với một số mặt hàng và gia tăng căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu. Cuộc chiến 974
  18. đặt ra câu hỏi về sự tiếp tục của toàn cầu hóa và về khả năng của bất kỳ quốc gia nào có thể hành động chống lại mong muốn của cộng đồng quốc tế mà không bị trừng phạt. Tuy nhiên, người ta không thể không cảm thấy rằng chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mới. Các nhà phân tích đã đưa ra nhiều phép so sánh lịch sử, nhiều trường hợp liên quan đến căng thẳng gia tăng và làm suy yếu thương mại toàn cầu và các mô hình đầu tư xuyên biên giới. Trong nhiều năm, Mỹ và đồng minh Phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế như một cách thể hiện quyền lực với các quốc gia thù địch hoặc không đáp ứng “tiêu chuẩn dân chủ Mỹ”. Khoảng 10.000 người hoặc công ty phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 50 quốc gia với 27% GDP thế giới. Tuy nhiên, có vẻ các biện pháp trừng phạt của Mỹ ít tạo ra sự khác biệt, hoặc không đủ mạnh mẽ để đạt được mục tiêu. Chẳng hạn, mặc dù đối diện với các lệnh trừng phạt vô cùng khắc nghiệt với Cuba, Triều Tiên, Iran và Venezuela… nhưng Mỹ và đồng minh không lật đổ được chế độ của các quốc gia này1. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://crsreports.congress.gov/product/pdf/IN/IN11869 2.https://www.statista.com/statistics/531888/national-debt-of russia/#:~:text=In%202020%2C%20the%20national%20debt,around%20280.12%20 billion%20U.S.%20dollars. 3. https://thanhnien.vn/khoc-liet-cuoc-chien-kinh-te-nga-phuong-tay-post1438102.html 4.https://www.cnbc.com/2022/02/26/eu-uk-canada-us-pledge-to-remove-selected-russian- banks-from-swift.html 5.https://asia.nikkei.com/Politics/Ukraine-war/Removal-of-Russian-banks-from-SWIFT- system-5-things-to-know 6. SWIFT history | SWIFT - The global provider of secure financial messaging services 7. SWIFT FIN Traffic & Figures | SWIFT - The global provider of secure financial messaging services 8. SWIFT FIN Traffic & Figures | SWIFT - The global provider of secure financial messaging services 9.https://ec.europa.eu/eurostat/cache/infographs/energy/bloc-2c.html#carouselControls?lang=en 10. U.S. Natural Gas Imports by Country (eia.gov) 11. IMF Staff Statement on the Economic Impact of War in Ukraine 12.https://www.dailysignal.com/2022/03/04/the-right-way-to-impose-energy-sanctions-on-russia/ 13.https://tuoitre.vn/xung-dot-nga-ukraine-khong-ben-nao-thang-20220304223912692.htm 14. A new age of economic conflict - https://www.economist.com/leaders/a-new-age-of- economic-conflict/21807968 1 A new age of economic conflict - https://www.economist.com/leaders/a-new-age-of-economic-conflict/21807968 975
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2