Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Tác động của các thực hành nông nghiệp bảo tồn đến đất và<br />
cây ngô trên đất dốc vùng Tây Bắc<br />
<br />
Lê Việt Dũng1, Nguyễn Tiến Sinh1, Phan Huy Chương1<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
levietdung86@gmail.com<br />
<br />
Từ khoá<br />
Tây Bắc, quản lý đất, nông nghiệp bảo tồn, xói mòn đất<br />
<br />
Đặt vấn đề<br />
Ngô là một trong những cây trồng chính ở vùng Tây Bắc Việt Nam; Nơi<br />
đây sản xuất ngô là nguồn sinh kế chính củanhiều nông dân, đóng góp tới<br />
70% tổng thu nhập của nông hộ (Niceticvà cs, 2011). Ngô được sản xuất<br />
chủ yếu trên đất dốc, áp dụng biện pháp truyền thống là dọn, phát và đốt<br />
112 nương. Hằng năm, vào cuối mùa khô nông dân đốt nương để làm đất và<br />
gieo hạt khi mùa mưa đến, thườngvào cuối tháng 4 - tháng 5. Điều này<br />
dẫn tới lượng lớn đất bị rửa trôi bởi những cơn mưa to đầu mùa khi cây<br />
ngô chưa đủ lớn để che phủ bề mặt đất vẫn còn đang tơi xốp do mới được<br />
cày hoặc cuốc.<br />
<br />
Mục tiêu thử nghiệm gồm (i) đánh giá tác động của thực hành làm đất tối<br />
thiểu (không cày hoặc cuốc toàn bộ nương mà chỉ rạch hàng tra hạt) đến<br />
năng suất và sinh trưởng, phát triển của ngô,và (ii) nghiên cứu khả năng<br />
sử dụng một số cây trồng xen để sản xuất sinh khối (làm vật liệu che phủ<br />
bề mặt đất) và cải tiến kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý các loại cây trồng<br />
xen này.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thử nghiệm được tiến hành từ năm 2013 – 2016 trên tổng diện tích 1,5<br />
ha đất dốc (độ dốc 20-30o) tại thôn Huổi Dương, xã Cò Nòi, huyện Mai<br />
Sơn, tỉnh Sơn La, nơi có diện tích sản xuất ngô lớn trên đất dốc theo<br />
phương pháp độc canh và đốt nương làm rẫy. Thí nghiệm được thiết kế<br />
theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (CRB). Các cây trồng xen gồm đậu nho nhe,<br />
đậu mèo, đậu triều, cỏ stylo và cải dầu (Bảng 1).<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Bảng 1:Các công thức thí nghiệm<br />
<br />
F1: F2:<br />
- (N-P-K) = (115 – 85 – 60) kg/ha - (N-P-K) = (115 – 85<br />
cho năm 2013 & 2014 – 60) kg/ha cho năm<br />
- (N-P-K) = (69 – 35 – 30) kg/ha cho 2013-2016<br />
năm 2015 & 2016 - Bổ sung phân vi lượng<br />
- không bổ sung phân vi lượng năm 2013<br />
T0(đối Đốt và cày hoặc cuốc toàn bộ nương, sau đó cày rãnh để bón<br />
chứng) phân lót và tra hạt ngô<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
Che phủ đất, làm đất tối thiểu (không đốt, cày hoặc cuốc toàn<br />
T1<br />
bộ nương, chỉ cày rãnh để bón phân lót và gieo hạt ngô)<br />
Che phủ đất, làm đất tối thiểu và trồng xen đậu mèo: sau khi<br />
gieo ngô 40-45 ngày, khi bón phân, làm cỏ đợt 2 cho ngô gieo<br />
T2<br />
đậu mèo vào các hốc (cách nhau 40 – 45 cm) giữacác rãnh giữa<br />
các hàng ngô; không bón phân bổ sung cho đậu mèo.<br />
<br />
Che phủ bề mặt đất, làm đất tối thiểu và trồng xen đậu nho<br />
nhe: Trước khi thu hoạch ngô 30-35 ngày gieo đậu nho nhe vào<br />
T3 các hốc (cách nhau 30 cm) giữa các rãnh giữa các hàng ngô. 113<br />
Bón phân cho đậu nho nhe vào lúc gieo trồng với lượng 200 kg/<br />
ha P + 50kg/ha N+ 50kg/ha K; sau 30 ngày: 50 kg/ha N.<br />
<br />
Che phủ bề mặt đất, làm đất tối thiểu và trồng xen đậu triều:<br />
Gieo hạt đậu triều cùng thời điểm gieo hạt ngô, gieo vào<br />
T4<br />
khoảng cách giữa các hàng ngô với khoảng cách giữa các hốc<br />
đậu triều là 30 cm. Không bón phân bổ sung cho đậu triều<br />
Che phủ bề mặt đất, làm đất tối thiểu và trồng xen cỏ stylo:<br />
T5 Gieo hạt tylo vào giữa rãnh giữa các hàng ngô sau khi gieo ngô<br />
1 tháng. Không bón phân bổ sung cho stylo<br />
Che phủ bề mặt đất, làm đất tối thiểu và trồngcải dầu kế tiếp<br />
T6 ngô: Tất cả giống như với T1, nhưng sau khi thu hoạch ngô<br />
gieo cải dầu. Không bón phân bổ sung cho cải dầu.<br />
(*) P=Super phốt phát Lâm Thao, K= KalicloruaHà Anh, N= Đạm Urea Hà<br />
Bắc<br />
(**)Phân vi lượng: (20 kg/ha ZnSO4; 10 kg/ha MnSO4; 10 kg/ha NeoB và<br />
5 kg/ha CuSO4)<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
Theo dõi quá trình sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng<br />
suất, các vấn đề về sâu bệnh hại, chi phí công lao động và vật tư và tổng<br />
thu nhập của các loại cây trồng.<br />
<br />
Kết quả và thảo luận<br />
Năng suất và lợi ích kinh tế: Không có xu thế biến động rõ ràng về năng<br />
suất ngô qua các năm, cũng không có sự sai khác có ý nghĩa giữa hai mức<br />
phân bón và giữa các công thức thử nghiệm. Điều này có thể do hạn hán<br />
nghiêm trọng năm 2015 và mưa to quá nhiều ở năm 2016 làm cây trồng<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
bị ảnh hưởng nặng, nhiều cây chết hoặc bị cuốn trôi, kết quả thử nghiệm<br />
bị ảnh hưởng. Đối với các cây trồng xen, cải dầu, đậu mèo và đậu nho nhe<br />
cho năng suất tương đối khá, ngoại trừ năm 2014 có mùa đông đến sớm<br />
và có rét đậm, rét hại nghiêm trọng. Năm 2016, năng suất đậu mèo là<br />
210,5 kg/ha, đậu nho nhe là 280 kg/ha và cải dầu là 782,5 kg/ha. Các cây<br />
trồng xen này đã làm tăng tổng thu nhập.<br />
<br />
Sinh khối và chất lượng đất:Tất cả các cây trồng xen sử dụng trong thử<br />
nghiệm đều cho lượng sinh khối đáng kể. Tuy nhiên, sinh khối của đậu<br />
mèo và đậu nho nhe nhanh chónh bị phân huỷ, vì thế không làm tăng<br />
114 đáng kêt lượng sinh khối tích lũy trên nương. Sinh khối của đậu triều, cải<br />
dầu và cỏ stylo phân hủy chậm hơn và vẫn còn lại trên nương cho tới vụ<br />
gieo trồng tiếp theo. Khối lượng lớp phủ (đo trước chuẩn bị khi gieo ngô)<br />
tăng từ 4,2 tấn/ha năm 2013 lên 6,3 tấn/ha đối với cải dầu, 5,5 tấn/ha đối<br />
với đậu stylo và 7,0 tấn/ha đối với đậu triều vào năm 2016. Nhờ có sinh<br />
khối được tích lũy và dần phân huỷ trên nương, chất lượng đất được cải<br />
thiện. Các công thức thử nghiệm có dung trọng đất giảm 0,01 g/cm3, hàm<br />
lượng OM tăng 0,04, CEC tăng 0.66 ldl/100g, đồng thời lượng ion trao đổi<br />
K+, Ca ++ and Mg++ cũng tăng trong khi pHH2O và pHKCl giảm ở tất cả các công<br />
thức so với đối chứng. Việc chất lượng đất được cải thiện còn được nông<br />
dân và cán bộ địa phương ghi nhận bằng cảm quan; họ quan sát thấy độ<br />
xốp và màu sắc của đất được cải thiện. Thêm vào đó, đối với mức phân<br />
bón F1, trong năm 2015 và 2016 giảm mức phân bón NPK không làm thay<br />
đổi năng suất ngô.<br />
<br />
Kết luận<br />
Mặc dù thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm, nhưng vẫn<br />
có thể thấy rõ rằng các thực hành nông nghiệp bảo tồn (làm đất tối thiểu,<br />
làm đất tối thiểu kết hợp trồng xen) không làm giảm năng suất ngô, trong<br />
khi làm tăng tổng thu nhập và lợi ích kinh tế nhờ có thêm sản phẩm thu<br />
hoạch từ cây trồng xen và nhờ giảm được lao động cần thiết cho việc làm<br />
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững<br />
<br />
<br />
cỏ và làm đất trước khi gieo trồng. Thêm vào đó, các thực hành này cũng<br />
giúp cải thiện đất, xét về các chỉ tiêu như dung trọng, độ xốp, OM, CEC, K+,<br />
Ca ++, Mg ++, pHH2O và pHKCl.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
Oleg Nicetic, Le HuuHuan, Trinh Duy Nam, Nguyen Hoang Phuong, Gurnnar<br />
Kirchof, PhamThi Sen, Elske van de Fliert, Le Quoc Doanh. Impact of erosion<br />
prevention methods on yield and economic benefits of maize production in<br />
northwest Vietnam. Second international conservation agriculture Workshop<br />
and conferencesin Southeast Asia, Phnompenh, 2011<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
115<br />