intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của hoạt động nhân sinh đến lũ lụt trên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tác động của hoạt động nhân sinh đến lũ lụt trên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi phân tích chi tiết sự biến động địa hình tại vùng cửa sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời cảnh báo về việc quy hoạch đảo Ngọc trên dòng sông Trà Khúc đã làm cản trở khả năng tiêu thoát nước lũ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của hoạt động nhân sinh đến lũ lụt trên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi

  1. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÂN SINH ĐẾN LŨ LỤT TRÊN SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI Lê Cảnh Tuân, Lê Trung Kiên, Nguyễn Thị Phương Thanh, Nguyễn Khắc Hoàng Giang Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Hàng năm lũ lụt thường xảy ra trên các con sông của miền Trung, Việt Nam. Hầu hết các con sông ở miền Trung đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn ở phía Tây, rồi chảy ra Biển Đông. Đặc điểm chung, sông ở miền Trung Việt Nam thường ngắn, độ dốc thay đổi đột ngột, mỗi khi có mưa thường xảy ra lũ. Một trong những nguyên nhân gây cản trở khả năng tiêu thoát lũ đó là các hoạt động của con người, như xây dựng các công trình cắt ngang qua sông, quy hoạch sử dụng đất tại các vùng cửa sông ven biển. Bài báo viết về những bất cập trong xây dựng công trình và quy hoạch sử dụng đất vùng hạ lưu, sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi. Từ khóa: Lũ lụt; Sông Trà Khúc; Sử dụng đất. Abstract Impact of human activities on flooding on Tra Khuc river, Quang Ngai province Every year floods often happening on the rivers of Central Vietnam. Most rivers in the Central region originate from the Truong Son Mountains in the West and flow into the East Sea. General characteristics, rivers in central Vietnam are often short, the slope changes abruptly, when the rain comes up, the flood usually happening. One of the reasons that hinder flood drainage is human activities. Such as the construction of cross-river. land-use planning in coastal estuaries. The article writes about inadequacies in construction works and land use planning in the downstream area, Tra Khuc River in Quang Ngai province. Keywords: Flooding; Tra Khuc River; Land-use. 1. Giới thiệu Hình 1: Phần hạ lưu sông Trà Khúc chảy từ Tây sang Đông, ra biển với chiều dài khoảng 12 km Hàng năm, cứ vào mùa mưa chúng ta lại phải gồng mình lên chống chọi với thiên nhiên. Vùng miền Trung Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi lại đối mặt với lũ lụt. Sông Trà Khúc là con sông quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi. Đoạn cuối, chảy theo hướng từ Tây sang Đông, tới biển 198 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  2. có chiều dài khoảng 12 km (Hình 1). Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sông Trà Khúc, nhưng không đề cập đến sự ảnh hưởng của các công trình xây dựng đến khả năng thoát nước khi có lũ [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7]. Về nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một nguyên nhân không đáng có lại xuất phát từ vấn đề quy hoạch sử dụng đất. Bài viết sẽ phân tích chi tiết sự biến động địa hình tại vùng cửa sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời cảnh báo về việc quy hoạch đảo Ngọc trên dòng sông Trà Khúc đã làm cản trở khả năng tiêu thoát nước lũ. 2. Phương pháp nghiên cứu Tài liệu sử dụng trong bài báo bao gồm: Các bản đồ địa hình từ năm 1965 đến nay, các báo cáo, dự án liên quan đến chính trị, thoát lũ của sông Trà Khúc. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài báo là: - Phân tích và lựa chọn tài liệu: Nhóm tác giả lựa chọn các loại bản đồ UTM của Mỹ, xuất bản năm 1965; bản đồ Gauss xuất bản năm 1993, bản đồ Việt Nam 2000 xuất bản năm 2003, ảnh vệ tinh của Mỹ, năm 2009. Sự liên kết, so sánh các bản đồ cùng với khảo sát thực địa năm 2015, 2019 để luận giải kết quả. - Phân tích cơ sở lý thuyết: Sự hình thành và phát triển của sông xảy ra 4 giai đoạn, các vùng cửa sông liên quan đến giai đoạn cuối cùng. Do tính chất đặc biệt, vùng hạ lưu trên các con sông thường hình thành các dạng địa hình như bãi bồi, bậc thềm, các cồn nổi giữa dòng,… Các dạng địa hình đó thường bị biến đổi theo mùa trong năm và được xếp vào dạng địa hình không ổn định. - Khảo sát thực địa: Nghiên cứu, khảo sát thực tế sự phân bố dân cư, nhà cửa, sử dụng đất của các dạng địa hình vùng hạ lưu sông Trà Khúc. Điều tra các thông tin về lũ lụt, sự tương tác của dòng chảy với các dạng địa hình. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khái quát về tình hình lũ lụt trên sông Trà Khúc Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu mà tác giả lựa chọn tại mục 2 cho thấy, lũ thường tập trung vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 12, và xuất hiện nhiều nhất vào tháng 10 và 11. Bảng 1, thể hiện trung bình các trận lũ lớn xuất hiện trong năm của sông Trà Khúc. Bảng 1. Số trận lũ lớn trung bình xuất hiện trong năm [3] Đặc trưng 9 10 11 12 Số trận lũ trung bình năm Số trận lũ trung bình 0,04 0,88 1,09 0,24 2,25 % 2 39 48 11 100 Hàng năm, lũ lụt đã liên tiếp xảy ra làm ngập lụt đồng bằng hạ lưu sông Trà Khúc. Lũ lụt là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho mùa màng, ách tắc giao thông, làm hư hỏng nhà cửa, các công trình xây dựng. Dưới đây là một số trận lũ lịch sử đã xảy ra trên sông Trà Khúc: Năm 1924: Lưu lượng lũ xấp xỉ 10.000 m3/s; năm 1964 có Q = 14.500 m3/s, gây thiệt hại 80 % mùa màng toàn vùng đồng bằng Quảng Ngãi; năm 1998 mực nước cao nhất lên tới 7,72 m, vượt báo động III là 2,02 m, ước tính gây thiệt hại tới 158 tỷ đồng; năm 1999 mực nước tại cầu Trà Khúc đã lên tới Hmax = 8,36 m, vượt báo động III là 2,66 m, tổng thiệt hại lên tới 490 tỷ đồng. Năm 2010, lũ gây ngập nhiều nhà, giao thông bị đình trệ, đe dọa sự an toàn của các đập thủy điện, nhân dân phải sơ tán. Liên tục lũ lớn xảy ra các năm 2013, 2017. Đỉnh lũ năm 2017 đo tại cầu Trà Khúc là 7,56 m, trên báo động 3 là 1,06 m. Tháng 10, năm 2019 khi có mưa, lũ lại xuất hiện. Mực nước tại trạm Trà Khúc đo được ngày 31/10/2019 là: 5,89 m, dưới mức báo động 3: 0,61 m [4]. Năm 2020, 2021 lũ lại xuất hiện. Có lẽ câu chuyện lũ ở sông Trà Khúc nó sẽ đồng hành với các mùa mưa. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 199 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  3. 3.2. Dòng chảy bị ách tắc bởi có quá nhiều công trình xây dựng cắt ngang sông Trà Khúc Rất nhiều cầu cắt ngang sông Trà Khúc, các mố cầu đã tạo thành hàng rào chắn nước cắt ngang qua sông, tạo nên những “bức tường” chắn nước giữa lòng sông (Hình 2, Hình 3). Việc quy hoạch Đảo Ngọc làm khu đô thị ở giữa sông Trà Khúc tạo nên khối vật cản khổng lồ giữa lòng sông (Hình 3). Quy hoạch như vậy đã vi phạm Luật Đê điều (Luật Đê điều 2006; Nghị định 104/2007/ NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017), làm gia tăng khả năng gây lũ lụt trên sông Trà Khúc. Đối với xây dựng cầu cắt ngang sông, người ta thường lựa chọn tại các vị trí lòng sông bé nhất để tiết kiệm chi phí. Khảo sát của chúng tôi đã xác định, trong khoảng 3 km, dọc theo sông Trà khúc đã có tới 4 cây cầu (cầu đường Sắt, cầu Thạch Bích, Cầu Trà Khúc và cầu Trà Khúc 2). Các cầu được xây quá nhiều, mỗi cây cầu tạo nên một bức “tường chắn” chắn nước trên sông (Hình 2, Hình 3). Hình 2: Khoảng 3 km dọc theo sông Trà Khúc Hình 3: Hàng loạt trụ cầu là vật cản nước, có 4 cây cầu: Cầu Đường sắt, Cầu Thạch giảm khả năng tiêu thoát nước trên Bích, Cầu Trà Khúc và Cầu Trà Khúc 2 sông Trà Khúc Hình 4: Phối cảnh quy hoạch Khu đô thị sinh thái Đảo Ngọc do nhóm Thái Lan đề xuất (Nguồn: quangngai.gov) Như chúng ta đã biết, quá trình hình thành và phát triển của sông trải qua 4 giai đoạn. Theo thời gian, dòng chảy luôn luôn biến động. Khu vực hạ lưu, độ dốc của lòng sông giảm xuống, hình thành nên bãi bồi, cồn nổi trên sông hoặc bậc thềm. Đây là các dạng địa hình thường xuyên bị biến động. Đặc biệt là các bãi cát ở giữa sông kiểu như đảo Ngọc trên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Phân tích bản đồ địa hình UTM cho thấy, vào những năm 1963 đến 1969 chưa có Đảo Ngọc. Khi đó dòng chảy của sông Trà Khúc chảy vòng xuống phía Nam, tao thành vòng cung có bán kính 200 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  4. khoảng 1 km, tâm là đỉnh núi Thiên Ân. Làng Ân Phú cũng có từ giai đoạn này và cao hơn xung quanh, kiểu như “gò đất” nổi cao (Hình 5). Hình 5: Bản đồ UTM vẽ năm 1963 - 1969, không có Đảo Ngọc, làng Ân Phú nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, các doi cát cắt ngang sông Trà Khúc, Cửa Đại rất nhỏ Dọc theo sông Trà Khúc, từ làng Ân Phú ra tới cửa Đại có một số cồn cát được hình thành, có những cồn cát rộng chừng 1 km2. Sự tương tác của dòng chảy trong sông cùng với sóng và thủy triều đã hình thành bãi cát chắn ngang Cửa Đại. Thế nên, cửa sông Trà Khúc còn rất nhỏ, làm giảm khả năng thoát nước ra biển của Sông Trà Khúc (Hình 1, Hình 5, Hình 6). Đến năm 1993 - 1994, địa hình dọc theo sông Trà Khúc lại bị thay đổi. Đó là sự xuất hiện dòng chảy phía Bắc làng Ân Phú. Các cồn cát phát triển dọc theo dòng chảy từ làng Ân Phú ra Cửa Đại, bờ Bắc sông Trà Khúc thẳng và trơn chu hơn (Hình 6). Hình 6: Bản đồ Gaus vẽ từ năm 1993 đến năm 1994, cho thấy sông Trà Khúc có nhiều dòng chảy hơn ở phía Bắc. Đảo Ngọc bắt đầu hình thành, làng Ân Phú bị chia cắt Như vậy, dòng chảy của sông Trà Khúc đã bị thay đổi theo thời gian. Quá trình định cư của nhân dân trên Đảo Ngọc có chiều hướng gia tăng. Kết quả khảo sát thực địa của chúng tôi đã xác nhận, hiện nay trên Đảo Ngọc có khoảng gần 400 hộ dân tương ứng khoảng 1.500 nhân khẩu ở thôn Ân Phú và thôn Ngọc Thạch. Nhưng chỉ có một con đường để đến Đảo Ngọc. Mỗi năm, khi mùa mưa đến, con đường lại bị ngập (Hình 7, 8) Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 201 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  5. Hình 7: Làng Ân Phú nằm giữa sông Trà Khúc, Hình 8: Khi lũ về, đường ngập chỉ có một đường vào Nghiên cứu năm 2019 của Phạm Bá Trung, Lê Đình Mầu khẳng định: lòng dẫn tại cửa sông Trà Khúc luôn thay đổi do sự dịch chuyển các dải cát bồi ở hai bờ lòng dẫn chính [1]. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với quy luật, diễn biến dòng chảy của sông. Nghiên cứu thực tế, kết hợp với phân tích các loại bản đồ, ảnh vệ tinh cho thấy, khả năng thoát lũ của sông Trà Khúc gặp rất nhiều khó khăn, vì đường đi của nước ra biển bị chặn lại bởi nhiều vật cản. Đó là, hệ thống cầu, đường bộ, đường sắt cắt ngang và các bãi bồi ở trên lòng sông. Đặc biệt, việc xây dựng cầu Cửa Đại cuối năm 2017, càng gây cản trở sự tiêu thoát nước của sông Trà Khúc. Năm 2019, tỉnh Quảng Ngãi đã đồng ý với phương án quy hoạch và đề xuất đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái Đảo Ngọc do Thaigroup Quảng Ngãi đề xuất. Đảo Ngọc được hình thành từ bãi bồi của sông Trà Khúc, đây là dạng địa hình không ổn định, thường bị biến động theo thời gian. Hiện nay Đảo Ngọc đang án ngữ, gây ách tắc dòng chảy. Quy hoạch Đảo Ngọc như hình vẽ phối cảnh (Hình 5) sẽ làm gia tăng tai biến lũ lụt trên sông Trà khúc. 3.3. Cửa Đại bị bồi đắp mạnh, do tác động của sóng và thủy triều. Hình 9: Nhiều cồn trên sông Trà Khúc. Thêm cầu Cửa Đại cắt ngang, ngăn nước chảy ra biển Nghiên cứu và phân tích bản đồ địa hình trong vòng 54 năm (từ 1965 đến 2019) cho thấy, Cửa Đại luôn luôn bị thay đổi do tác động của sóng và triều. Vào mùa lũ Cửa Đại được mở rộng, vào mùa khô, Cửa Đại bị bồi lấp. Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục xây dựng cầu Cửa Đại, chắc chắn rằng cầu Cửa Đại sẽ gây tác động bất lợi cho việc thoát lũ của sông Trà Khúc (Hình 9). 202 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
  6. Hình 10: Cồn cát chắn ngang Cửa Đại luôn luôn bị biến động và sự thay đổi đường bờ biển khu vực cửa sông Trà Khúc [1] Dọc theo sông Trà Khúc, có rất nhiều bãi cát, lại thêm cầu Cửa Đại, các bãi cát chắn ngang, là những vật cản đường đi của nước ra Biển Đông. 4. Kết luận Lũ thường xảy ra trên sông Trà Khúc, gây ra nhiều thiệt hại cho nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Việc xây dựng quá nhiều các công trình cắt ngang sông, gây cản trở khả năng tiêu thoát nước là một trong nhiều nguyên nhân gia tăng mức độ ngập lụt của sông Trà Khúc. Đặc biệt, Đảo Ngọc và nhiều cồn cát nằm ở giữa sông Trà Khúc, đã làm cản trở sự thoát nước của sông Trà Khúc ra biển. Việc quy hoạch Đảo Ngọc thành khu đô thị sinh thái là không hợp lý. Đây cũng là lời cảnh báo cho các tỉnh miền Trung về vấn đề quy hoạch xây dựng các công trình liên quan với các hệ thống sông. Để Quảng Ngãi phát triển bền vững, rất cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ của các nhà khoa học và các nhà quản lý. Các vùng đất nằm trên dòng chảy của sông, kiểu như Đảo Ngọc nằm trên sông Trà Khúc tuyệt đối không được quy hoạch thành đất ở. Tại sao có các dự án quy hoạch bất hợp lý kiểu như Đảo Ngọc?. Câu trả lời dành cho các cấp quản lý! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Bá Trung, Lê Đình Mầu (2019). Nghiên cứu quá trình xói lở - bồi tụ tại cửa Cổ Lũy - Cửa Lở tỉnh Quảng Ngãi. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa chất biển Toàn quốc lần thứ 3. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [2]. https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi [3]. https://www.quangngai.gov.vn/userfiles/ [4]. http://kttvqg.gov.vn/du-bao/ [5]. Lê Cảnh Tuân (2015). Tính toán khối lượng trầm tích tại các vùng cửa sông ven biển miền trung Việt Nam, phục vụ công tác nạo vét lòng sông, giảm thiểu tai biến lũ lụt (lấy thí điểm vùng Cửa Đại, sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi). Hội thảo Khoa học “Gắn kết nghiên cứu khoa học cơ bản với các lĩnh vực Mỏ - Địa chất - Dầu khí - Môi trường”. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [6]. Trần Thanh Tùng (2006). Phân tích diễn biến hình thái cửa sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí KHKT Thuỷ lợi và Môi trường, số 14. [7]. Phan Thị Tường Vi (2012). Nghiên cứu giải pháp ổn định lòng dẫn sông Trà Khúc đoạn từ hạ lưu đập Thạch Nham đến Cửa Đại. Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: TS. Hoàng Thị Nguyệt Minh Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 203 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2