Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm – đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu của nghiên cứu xem xét sự tác động của rủi ro tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng cách sử dụng chỉ số Z-score, từ đó đưa ra một số gợi ý với nhà quản trị để nâng cao hiệu quả tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm – đồ uống được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THỰC PHẨM – ĐỒ UỐNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Đào Lê Mai Anh, Đỗ Thị Vân Anh, Hoàng Thị Tú An, Ngô Thị Vân Anh, Nguyễn Ngọc Ánh, Đàm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Hiên Trường Đại học Thương mại Email: daolemaianh03@gmail.com Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu xem xét sự tác động của rủi ro tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng cách sử dụng chỉ số Z-score, từ đó đưa ra một số gợi ý với nhà quản trị để nâng cao hiệu quả tài chính. Bài nghiên cứu được tiến hành trên bộ dữ liệu của 30 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX thu thập trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2022. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng bằng các mô hình OLS, FEM và REM, trong đó mô hình REM là phù hợp để giải thích cho mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy chỉ số Z- score, hệ số thanh toán nhanh, quy mô của công ty và tốc độ tăng trưởng, hệ số nợ và hệ số thanh toán hiện hành có tác động kể đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp đo bởi ROE. Từ khóa: Chỉ số Z-score, doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống, hiệu quả tài chính, mô hình FEM, REM. 1. Giới thiệu Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ dân số trẻ ngày càng tăng, thực phẩm - đồ uống được đánh giá là một trong những ngành hấp dẫn nhất. Theo Công ty khảo sát thị trường quốc tế (BMI), “Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ thực phẩm và đồ uống hấp dẫn nhất trên toàn cầu (xếp thứ 10 ở châu Á) vào năm 2019. Tổng doanh thu bán hàng thực phẩm và đồ uống đạt 975,867 tỷ đồng vào năm 2020, đóng góp vào GDP khoảng 15.8%. Theo nhận định và đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, đây là một trong những ngành kinh tế quan trọng và nhiều tiềm năng phát triển với tốc độ tăng trưởng được dự báo từ 5,52-6,21%/năm trong giai đoạn 2020-2025. Từ đó có thể thấy sản xuất thực phẩm và đồ uống là ngành công nghiệp mũi nhọn có tiềm năng lớn ở nước ta. Tuy nhiên, để ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống Việt Nam theo kịp tiến trình phát triển chung của thế giới, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp ngành này phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong cơ chế thị trường, luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro tín dụng (RRTD) là một trong những rủi ro chủ yếu, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt. Sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), cùng với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng vừa mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống nói riêng, vừa đặt ra những thách thức như đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước ngày càng nhiều, 506
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 chi phí đầu vào tăng hay đứng trước những biến động của nền kinh tế thế giới, nỗi lo đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, khủng hoảng năng lượng…. Xuất phát từ những lý do trên, bài viết lựa chọn nghiên cứu chủ đề: “Tác động rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm - đồ uống Việt Nam” với mong muốn tìm hiểu được tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm – đồ uống ở Việt Nam hiện nay. 2. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 2.1. Tổng quan nghiên cứu ● Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến sự suy giảm nguồn vốn nên đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rủi ro tín dụng làm giảm hiệu quả tài chính, đặc biệt chỉ số Z-score được coi là một thang đo hiệu quả trong việc đánh giá hiệu quả tài chính, từ đó nêu ra được mức độ tác động của RRTD đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp. Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về phân tích và đánh giá các nhân tố tác động tới hiệu quả tài chính thông qua chỉ số Z-score. Nghiên cứu của Altman – Edith Hotchkiss (2006), Arshad và cộng sự (2015), Mugozhi F. (2016) và Kabiru Isa Dandago, Bello Usman Baba (2014) đã sử dụng mô hình Z-Score để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó dự báo được những rủi ro về phá sản, rủi ro tài chính nói chung và RRTD nói riêng của doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Z-score dự báo chính xác từ 2 năm đổ về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên độ chính xác trước 1 năm thường sẽ cao hơn so với 2 năm theo kết quả nghiên cứu của Mugozhi F. (2016). Theo Phạm Thị Mộng Tuyền (2019), Lê Thông Tiến và cộng sự (2022) chỉ số Z- score có thể có cả tác động thuận chiều lẫn ngược chiều đối với ROE. Chu Thị Thu Thủy (2023) đưa ra kết luận rằng Z-score có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Tức là khi Z-score tăng thì giá cổ phiếu sẽ tăng lên, dẫn đến tăng giá trị của doanh nghiệp từ đó làm tăng hiệu quả tài chính và ngược lại. Có ba thước đo phổ biến để đo lường hiệu quả tài chính thường được các nhà nghiên cứu sử dụng là: ROS (Liargovas và Skandalis, 2008); ROA (Tarawneh, 2006; Agiomirgiannakis và các cộng sự, 2006; Liargovas và Skandalis, 2008) và ROE (Konar và Cohen, 2001; Liargovas và Skandalis, 2008). Bên cạnh đo lường hiệu quả tài chính, các nhà nghiên cứu cũng rất quan tâm đến các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính. ● Tác động của các nhân tố khác đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Agiomyrgiannakis G. và cộng sự (2006), Arif A. và Showket A (2015), Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2015) đều chỉ ra rằng quy mô công ty là một nhân tố có tương quan thuận chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Arif A., Showket A (2015), chỉ ra rằng Quy mô doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức mạnh cạnh tranh và hiệu quả tài chính của của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn có nhiều nguồn lực hơn, nhiều nhân viên kế toán hơn và hệ thống thông tin quản trị RRTD được nâng cao dẫn đến nhiều lợi nhuận từ đó mang lại hiệu quả tài chính cao. Ngược lại Onaolapo và Kajola (2010) lại chỉ ra rằng Quy mô công ty có mối tương quan ngược chiều đối với hiệu quả tài chính. Tức là khi Quy mô của công ty tăng lên thì hiệu quả tài chính sẽ giảm đi gây nhiều bất lợi. Dimitris Margaritis và Maria Psillaki (2007), Chu Thị Thu Thủy và cộng sự (2015) cũng đưa ra nhận định rằng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính có tương quan đối với hiệu quả tài 507
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 chính. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, Ngô Thị Quyên (2015) thì nhân tố này lại có tương quan ngược chiều. Onaolapo và Kajola (2010), Simerly và Li (2000) đều có cùng một quan điểm đó là Hệ số nợ có mối tương quan ngược chiều đối với hiệu quả tài chính. Tuy nhiên, vẫn có nghiên cứu của Zeitun, R. và Tian, G. G. (2007) cho rằng Hệ số nợ lại có mối tương quan thuận chiều với hiệu quả tài chính. Onaolapo & Kajola (2010) và Agiomirgiannakis và cộng sự (2006) cũng chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê của Tốc độ tăng trưởng doanh thu đối với hiệu quả tài chính. Tuy nhiên 2 nghiên cứu lại có sự khác biệt nhau về kết quả nghiên cứu. Đối với Onaolapo & Kajola (2010), tác giả cho rằng Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động ngược chiều đối với hiệu quả tài chính, trong khi nghiên cứu của Agiomirgiannakis và cộng sự (2006) cho rằng Tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động tích cực về mặt thống kê đối với sự ổn định tài chính. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Rủi ro Trên thế giới, từ điển Webster nêu “rủi ro là một mối nguy hại, nguy cơ gây ra thiệt hại hoặc tổn thương”. Theo quan điểm của Nassim Nicholas: “rủi ro là những biến cố xuất hiện một cách ngẫu nhiên gây ra thiệt hại cho các chủ thể liên quan”. Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro là bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất mà không thể đoán định trước”. Như vậy từ những nghiên cứu của các tác giả về rủi ro, nhóm tác giả đưa ra khái niệm về rủi ro: “Rủi ro đối với doanh nghiệp là sự biến động hay sự khác biệt giữa tỷ suất sinh lời thực tế so với tỷ suất sinh lời kỳ vọng”. 2.2.2. Rủi ro tín dụng ● Khái niệm Theo Fitch (1997): “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng”. Jorion (2009) lập luận rằng, cơ chế dẫn đến rủi ro tín dụng xuất phát từ tính không chắc chắn về khả năng của người vay trong việc thực hiện các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng tín dụng. Kết quả không chắc chắn hình thành nên những tổn thất do khách hàng vay không trả được nợ, hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của khoản vay. Như vậy, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng, khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn. Đây là loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh nên mọi hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng đều ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả doanh nghiệp, thì rủi ro tín dụng xuất hiện có thể dẫn đến các rủi ro khác gây nên hậu quả nghiêm trọng và phá vỡ tính cân đối và ổn định của doanh nghiệp. Đây được xem như là tổn thất kinh tế do bên đối tác không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng tín dụng được ký kết giữa các bên. ● Đo lường Rủi ro tín dụng Việc tìm ra một công cụ để phát hiện được những dấu hiệu cảnh báo trước rủi ro tín dụng luôn là một trong những mối quan tâm được các nhà nghiên cứu tài chính doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Có nhiều công cụ đã được sử dụng để thực hiện việc này, trong đó chỉ số Z là một 508
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 công cụ được công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới triển bởi nhà kinh tế người Mỹ Edward Altman vào năm 1968 và các cộng sự Z Score là một biện pháp thống kê định lượng khoảng cách (đo bằng độ lệch chuẩn) từ một điểm dữ liệu bất kỳ đến giá trị trung bình của một tập hợp dữ liệu. Công thức tính Z-score Ban đầu, giáo sư Altman sử dụng 22 chỉ tiêu tài chính khác nhau để tính chỉ số Z-score, sau đó ông phát triển thêm và rút gọn lại còn 5 chỉ tiêu cụ thể như sau: X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working capitals/ Total assets) X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/ Total assets) X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/ Total Assets) X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity/ Book values of total Liabilities) X5: Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/ Total Assets) Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản xuất, Z – score được tính theo công thức: Z = 1.21X1 + 1.4X2+ 3.3X3+ 0.64X4+ 0.999X5 Ý nghĩa độ lớn của chỉ số Z-score: Z Diễn giải 2,99 < Z Doanh nghiệp an toàn, nếu chỉ dựa trên các chỉ tiêu tài chính dùng tính toán. 1,81 < Z < 2,99 Doanh nghiệp rơi vào vùng nguy hiểm, cần chú ý về khả năng phá sản. Z < 1,81 Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính, có khả năng cao sẽ phá sản. Nguồn: Altman và cộng sự (2007) 3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 509
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Trong đó, các biến đưa vào mô hình được mô tả trong bảng dưới đây: Bảng 3.1: Mô tả các biến đưa vào trong mô hình hồi quy Dự Ký Tên biến Giải thích đoán Nghiên cứu cơ sở hiệu dấu Lợi nhuận Biến Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Konar và Cohen, 2001; phụ ROE trên VCSH Vốn chủ sở Liargovas và Skandalis, 2008; thuộc hữu Phạm Thị Mộng Tuyền (2019); Lê Thông Tiến và cộng sự Rủi ro tín dụng Zscore + (2022); Chu Thị Thanh Thuỷ (2023); Simerly và Li (2000); Berger, Nợ phải A.N và di Patti, E.B (2006); Hệ số nợ DE trả/Vốn chủ - Daniel Circiumaru và Siminica sở hữu Marian (2008); Onaolapo và Kajola (2010) Hệ số Almajali và các cộng sự Tài sản Biến khả năng (2012); Maleya và Muturi ngắn hạn / giải thanh CR +/- (2013); Khalifa và Zurina Hệ số toán hiện Nợ ngắn thích (2013); Chu Thị Thu Thủy và thanh hành hạn Ngô Thị Quyên (2015); toán ngắn (Tài sản Hệ số hạn ngắn hạn – Khalifa và Zurina (2013); thanh QR Hàng tồn - Chu Thị Thu Thủy và Ngô toán kho) / Nợ Thị Quyên (2015); nhanh ngắn hạn % thay đổi Mức độ tác động Dimitris Margaritis và Maria của EPS / % của đòn bẩy tài DFL - Psillaki (2007); Chu Thị Thu thay đổi của chính Thủy và cộng sự (2015) EBIT Arif A., Showket A (2015); Logarit Agiomyrgiannakis và cộng sự Quy mô công ty SIZE (Tổng tài + (2006); Onaolapo và Kajola sản) (2010); Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2015) Biến kiểm soát (DT năm sau - DT Tốc độ tăng Onaolapo và Kajola (2010); GRit năm trước)/ + trưởng doanh thu Costea, V. (2012) DT năm trước Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả 510
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Từ đó Nhóm tác giả đề xuất 6 giả thuyết như sau: - Giả thuyết H1: Hệ số Zscore có tác động cùng chiều tới hiệu quả tài chính. - Giả thuyết H2: Hệ số nợ tác động ngược chiều tới hiệu quả tài chính. - Giả thuyết H3: Khả năng thanh toán ngắn hạn tác động cùng/ngược chiều tới hiệu quả tài chính. - Giả thuyết H4: Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính tác động ngược chiều tới hiệu quả tài chính. - Giả thuyết H5: Quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều tới hiệu quả tài chính. - Giả thuyết H6: Tốc độ tăng trưởng doanh thu tác động cùng chiều tới hiệu quả tài chính. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Sử dụng mô hình Z-score đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm – đồ uống Để đánh giá một cách tổng thể hơn các rủi ro tín dụng tác động tới doanh nghiệp, ngoài việc dựa trên các công bố rủi ro tín dụng của các công ty đề tài sử dụng Z – score đánh giá hiệu quả tài chính, nguy cơ phá sản của doanh nghiệp dựa trên tính toán các hệ số tài chính cấu thành của Z-score. Bảng 4.1: Các chỉ tiêu tài chính trong Z – score Chỉ 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 tiêu X1 0.3092 0.2372 0.2195 0.2286 0.2470 0.2489 0.2567 X2 0.1032 0.0822 0.0670 0.0880 0.0874 0.0672 0.0747 X3 0.1327 0.1128 0.0990 0.1221 0.1210 0.0951 0.1072 X4 2.0242 1.6058 1.5982 1.5847 1.8420 1.6950 1.9457 X5 0.3092 0.2372 0.2195 0.2286 0.2470 0.2489 0.2567 Nguồn: Tính toán từ BCTC của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm – đồ uống Hệ số X1: cho biết tỷ lệ giữa vốn lưu động và tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu X1 giảm dần từ 2016 đến 2018, sau đó tăng nhẹ và ổn định ở mức khá thấp (khoảng 0,25) từ 2019 đến 2022. Điều này cho thấy họ chỉ có đủ tài sản ngắn hạn để trả nợ ngắn hạn, hoặc nói cách khác, họ không có nhiều nguồn vốn lưu động để hoạt động. Hệ số X2: là tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu X2 cũng giảm dần từ 2016 đến 2018, sau đó tăng lên và giảm lại ở mức thấp (khoảng 0,07) từ 2019 đến 2022. Điều này cho thấy khả năng sinh lời hạn chế trong giai đoạn 2016 – 2022 của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm – đồ uống trong mẫu chọn. Hệ số X3: là tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản. Trong giai đoạn đánh giá, hệ số X3 của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống trong mẫu chọn thay đổi nhiều, họ không ổn định trong việc tạo ra lợi nhuận từ doanh thu. Điều này cho thấy các doanh 511
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống trong mẫu không có năng suất kinh doanh cao. Hệ số X4: là tỷ lệ giữa giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và giá trị sổ sách của tổng nợ. Chỉ tiêu X4 dao động nhiều nhưng ở mức cao (trên 1,5) từ 2016 đến 2022. Hệ số X4 của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống trong mẫu chọn dao động nhiều, có nghĩa là giá trị thị trường của họ không ổn định so với nợ phải trả. Tuy nhiên, hệ số X4 trung bình của họ vẫn khá cao, cho thấy họ có khả năng trả nợ tốt. Hệ số X5: là tỷ số giữa doanh thu và tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu X5 tăng từ 2016 đến 2018, sau đó giảm dần và ổn định ở mức cao (trên 1) từ 2019 đến 2022. Hệ số này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu. Đối với ngành thực phẩm - đồ uống, hệ số này thường cao, cho thấy họ có năng suất hoạt động cao. Dựa trên việc tính toán các hệ số của chỉ tiêu Z-score, áp dụng phương trình Z – score cho các công ty đại chúng trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5 Tính Hệ số nguy cơ phá sản Z - score của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống trong mẫu chọn giai đoạn 2016 – 2022: Bảng 4.2: Hệ số nguy cơ phá sản Z-score các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống trong mẫu chọn giai đoạn 2016 – 2022 Mã STT 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 CK 1 AGM 3.5074 4.1892 5.8756 4.2797 4.0717 2.6742 2.1702 2 BBC 3.7985 3.8386 3.6477 2.5831 2.8439 1.6888 3.268 3 BCF 3.8999 4.1398 4.157 4.8046 4.8052 4.3986 5.3256 4 BHN 3.0494 3.3254 2.1937 3.0813 3.6258 2.9088 3.7038 5 CAN 2.8268 2.9826 2.6942 2.9495 2.6427 2.834 2.3837 6 DAT 1.7232 1.7622 1.8921 2.4421 2.1913 2.2513 2.7427 7 DBC 2.1937 1.3777 1.3402 1.0368 2.2699 1.962 1.2777 8 HAD 7.2897 1.9213 2.4044 4.2308 5.571 4.6112 5.4024 9 HHC 3.6222 3.5576 2.5078 1.9268 2.1918 1.5657 2.3716 10 KDC 2.8947 2.5581 2.1782 2.2692 1.9823 1.728 1.8495 11 KTS 4.3338 2.1321 2.2436 1.0070 0.9983 1.0647 1.1523 12 LAF 3.9401 3.6924 2.4194 3.2500 4.967 4.1195 2.4889 13 LSS 2.4271 1.9292 1.9443 2.0963 1.8214 1.9979 2.1026 14 MSN 1.3196 1.338 1.7778 1.3885 0.9289 1.6276 0.8796 15 NAF 3.0735 2.182 1.626 2.1204 1.9411 2.1383 2.205 16 PAN 3.7099 2.8183 2.6384 2.0858 1.9542 1.7702 1.9074 512
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 17 SAB 4.2964 4.2674 4.6991 4.8386 4.7135 3.909 4.0037 18 SAF 8.0065 8.6754 7.7918 7.7680 7.887 6.4383 5.6307 19 SBT 1.4994 1.2013 1.315 1.5062 1.6621 1.1868 1.4142 20 SCD 4.1974 4.0544 4.4884 4.5932 1.4104 0.6552 -0.082 21 SGC 4.3238 4.9118 3.8126 4.4788 3.2995 3.9964 5.3341 22 SLS 3.17 2.2482 1.8663 1.6710 2.2318 2.5885 4.559 23 SMB 3.5332 3.4353 3.3936 4.1922 3.6431 3.2599 3.7204 24 TAR 1.4726 1.8409 2.356 2.3020 2.9044 2.3064 2.2748 25 TFC 1.5533 1.5015 1.6871 2.1315 1.982 1.3193 1.7784 26 THB 3.1799 2.5607 2.4445 5.0625 5.5394 5.2548 6.2588 27 VCF 3.529 1.6478 4.5808 4.5959 5.228 4.0021 4.9049 28 VDL 5.1278 4.7282 7.0454 4.2004 7.3097 6.7767 6.8142 29 VHE 3.084 5.3918 2.9119 2.5744 2.5501 4.1019 5.7626 30 VNM 5.7335 4.7313 4.5973 4.0109 4.2353 3.8853 3.8691 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Kết quả xác định hệ số nguy cơ phá sản Z-score của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống trong mẫu khá cao trong các năm, phần lớn các công ty có hệ số Z ở trên ngưỡng an toàn. Cụ thể: Z > 2,99: Doanh nghiệp đang ở ngưỡng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp thuộc diện cảnh bảo, có nguy cơ phá sản Z < 1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng có nguy cơ phá sản cao. Theo tiêu chí trên, ta đánh giá nguy cơ rủi ro phá sản của 30 doanh nghiệp trong giai đoạn từ 2016 - 2022 trong mẫu như sau: Bảng 4.3: Tổng hợp đánh giá nguy cơ phá sản Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 An toàn 21 14 11 14 13 12 14 Cảnh báo 4 9 14 11 12 10 9 Nguy cơ 5 7 5 5 5 8 7 Số doanh nghiệp 30 30 30 30 30 30 30 Nguồn: Kết quả Tổng hợp từ bảng đánh giá Z-score Tỷ lệ doanh nghiệp trong 30 doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm – đồ uống trung bình trong giai đoạn 2016 – 2022 ở mức an toàn, chưa có nguy cơ phá sản chiếm khoảng 47%, ở mức có nguy cơ phá sản khoảng 33% và ở mức nguy cơ phá sản cao chiếm 20%. Riêng giai đoạn 2018 – 2020, nhóm doanh nghiệp có nguy cơ phá sản tăng lên so với 2 năm trước đó. Điều 513
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 này do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nên ngành thực phẩm – đồ uống cũng bị ảnh hưởng đáng kể. 4.2. Kết quả của mô hình hồi quy ● Thống kê các biến trong mô hình Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình Số quan Trung Biến Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất sát bình ROE 210 0.1414 0.1426 -0.4288 0.5878 Zscore 210 3.2246 1.6238 -0.0820 8.6754 DE 210 0.9589 0 .7265 0.1189 4.5557 CR 210 1.9823 1.1867 0.5095 7.5270 QR 210 1.2960 0.8432 0.1376 5.0061 SIZE 210 14.1482 1.8134 10.1754 18.7667 DFL 210 1.3839 3.3248 -39.2369 12.1280 GRIT 210 0.1844 0.9580 -0.7335 13.2038 (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả) Theo tiêu chí CANSLIM của Wiliam O’Neil, nếu một doanh nghiệp có chỉ số ROE cao hơn 15% thể hiện công ty có đủ năng lực tài chính. ROE của 30 doanh nghiệp nghiên cứu có giá trị trung bình là 0.14 cho thấy hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống trong mẫu nghiên cứu chưa cao. Zscore có giá trị trung bình là 3.22 cho thấy nhóm doanh nghiệp chưa có nguy cơ phá sản cao hơn so với nhóm còn lại. Hệ số thanh toán nhanh có giá trị trung bình là 1.29 và hệ số thanh toán hiện hành có giá trị trung bình là 1.98 lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm – đồ uống có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ROE Zscore DE CR QR SIZE DFL GRIT ROE 1.0000 Zscore 0.4170 1.0000 DE -0.3184 -0.6250 1.0000 CR 0.0307 0.6361 -0.5476 1.0000 QR 0.1352 0.4828 -0.4776 0.7425 1.0000 514
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 SIZE 0.1366 -0.3772 0.1987 -0.2874 -0.0575 1.0000 DFL -0.0369 -0.1709 0.0075 -0.0379 0.0348 0.0921 1.0000 GRIT -0.0039 0.0401 -0.0018 0.2613 0.1267 -0.0387 -0.0180 1.0000 (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả) Kết quả bảng chỉ ra các yếu tố đưa vào mô hình hầu hết đều có tác động đến ROE của các doanh nghiệp. Các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là: chỉ số Zscore, hệ số nợ (DE), hệ số thanh toán (QR) và quy mô của công ty (SIZE). Các yếu tố còn lại có tương quan với ROE nhưng ở mức thấp. Một số yếu tố về đặc điểm doanh nghiệp có mức độ tương quan âm đối với ROE như, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (DFL); Tốc độ tăng trưởng (GRIT). Các biến giải thích trong mô hình đều có mức độ tương quan thấp (đều nhỏ hơn 0.8) nên có thể nhận định mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Nghiên cứu thực hiện ước lượng mô hình bằng 3 phương pháp: Pooled OLS, FEM VÀ REM trên phần mềm stata 14 tiến hành kiểm định lựa chọn mô hình. Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình Tên biến OLS FEM REM Zscore 0.0623*** 0.0578*** 0.0595*** DE -0.0347* -0.0273 -0.0300* CR -0.0658*** -0.0539*** -0.0575*** QR 0.0197 0.024 0.024 SIZE 0.0228*** 0.0114 0.0210* GRIT 0.016 0.0119 0.0127 DFL 0.0016 0.0012 0.0013 Số quan sát 210 210 210 * p
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình P - giá Kiểm định Kết luận trị Kiểm định Breusch and pagan 0.0000 Mô hình có phương sai sai số thay đổi Kiểm định Breusch – Godfrey 0.0027 Mô hình có hiện tượng tự tương quan (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả) Từ bảng 4.7 có thể thấy mô hình REM là phù hợp nhất cho nghiên cứu. Tuy nhiên, mô hình REM có hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai số thay đổi. Do đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp GLS để khắc phục mô hình REM đã chọn. Bảng 4.9: Mô hình REM sau khi khắc phục khuyết tật Mô hình REM (ROE) Biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn P_giá trị Zscore 0.0601 0.0055 0.000 DE -0.0227 0.0107 0.033 CR -0.0598 0.0077 0.000 QR 0.0151 0.0102 0.141 SIZE 0.0201 0.0040 0.000 DFL -0.0006 0.0009 0.549 GRIT 0.0124 0.0038 0.001 (Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả) Bảng 4.9 cho thấy, chỉ số Zscore, hệ số nợ (DE), Hệ số thanh toán hiện hành (CR), quy mô doanh nghiệp và Tốc độ tăng trưởng doanh thu đều có ý nghĩa thống kê. Hai biến Hệ số thanh toán nhanh (QR) và Đòn bẩy tài chính (DFL) không có ý nghĩa trong mô hình. - Hệ số của biến Zscore dương chứng tỏ Zscore có ảnh hưởng tích cực và cùng chiều tới hiệu quả tài chính. Khi Zscore tăng thì doanh nghiệp càng có sức khỏe tài chính tốt và có tình hình tài chính ổn định, mức độ rủi ro thấp không gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ, uy tín cao từ đó có thể tận dụng nguồn vốn rẻ, tăng cường đầu tư và mở rộng thị trường. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Chu Thị Thanh Thuỷ (2023). - Hệ số thanh toán hiện hành (CR) có tác động ngược chiều đối với hiệu quả tài chính với mức ý nghĩa nhỏ hơn 5% cùng kết quả với nghiên cứu Khalifa và Zurina (2013). Từ đó cho thấy nếu doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán ngắn hạn thấp, tức là tận dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vì vậy chi phí tài chính thấp, lợi nhuận cao. 516
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 - Hệ số nợ (DE): hệ số nợ có P-giá trị nhỏ hơn 5%, tức là hệ số nợ tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của công ty và tác động ngược chiều. Kết quả này đồng nhất với kết quả của các nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006), Gill và các cộng sự (2010). Onaolapo và Kajola (2010), Bolek và Wiliński (2012) hay nói cách khác khi doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ vay trong cấu trúc vốn thì nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tài chính. - Quy mô doanh nghiệp (SIZE) có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất đồ uống và thực phẩm, với mức ý nghĩa 1% cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê. Điều này phản ánh kết quả từ nhiều nghiên cứu trước đó như của Onaolapo và Kajola (2010) và Wanjira Gacheru (2021). - Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GRIT) tác động cùng chiều tới hiệu quả tài chính của ROE với mức độ tin cậy là 99%. Kết quả này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Onaolapo và Kajola (2010). Khi tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng lên, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cũng tăng lên. Từ đó ta có mô hình hồi quy: ROEit = 0.06Zscoreit - 0.023DEit - 0.06CRit+ 0.02SIZEit + 0.012GRITit + eit 5. Kết luận và khuyến nghị 5.1. Kết luận Với các số liệu xác thực từ 30 doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đồ uống trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022, nghiên cứu đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của RRTD và một số nhân tố khác đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp này. Qua việc kiểm định mô hình với biến phụ thuộc ROE đã đưa ra được phương pháp hồi quy theo REM là phù hợp để giải thích cho mô hình. Trong mô hình hồi quy với biến độc lập ROE, có 5 trong 7 yếu tố được đưa vào mô hình có tác động tới ROE của các doanh nghiệp. Đó là chỉ số Zscore, quy mô của công ty và tốc độ tăng trưởng tác động cùng chiều tới ROE; hệ số nợ và hệ số thanh toán hiện hành tác động ngược chiều đối với ROE. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tập trung vào tác động của nghiên cứu và phát triển công nghệ (RRTD) đối với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm - Đồ uống tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu này lấp đầy khoảng trống này bằng cách kế thừa các nhân tố đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đó và đề xuất một mô hình mới để đánh giá tác động của RRTD đối với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp trong ngành này. Mục tiêu là cung cấp cho nhà quản trị tài chính các chiến lược khoa học để nâng cao hiệu quả tài chính và quản lý rủi ro cho các doanh nghiệp. Để hạn chế các loại rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp cần triển khai các giải pháp sau: Thứ nhất, phải thực hiện thành lập bộ máy quản trị rủi ro tín dụng một cách hợp lý và nâng cao kinh nghiệm của nhân viên thẩm định tín dụng tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên thành lập bộ phận nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng sớm một cách nhanh chóng để từ đó các phòng ban, nghiệp vụ khác có cơ sở để đưa ra những phương hướng để có thể kiểm soát rủi ro tốt hơn, kịp thời hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động 517
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 được thực hiện để kiểm soát rủi ro chỉ được coi là hiệu quả nếu như lợi ích mà nó đem lại lớn hơn hoặc bằng với những khoản phí doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện những hành động đó. Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống ở Việt Nam luôn có ý thức cao đối với việc nhận diện và xử lý rủi ro tín dụng, tuy nhiên còn thiếu sót sự chủ động trong việc nhận diện rủi ro đến từ các phòng ban ngành và nghiệp vụ, vì thế việc lựa chọn thành lập sớm và cân nhắc kỹ lưỡng nhân lực để nhận diện và đánh giá rủi ro cần được nâng cao hơn. Cụ thể là các doanh nghiệp cần tập trung mở lớp huấn luyện và đào tạo trình độ nhận biết rủi ro tín dụng của các phòng nghiệp vụ, mở tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhân viên với nhau. Thứ hai, phải xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Việc thành lập các phòng, ban ngành nghiệp vụ để quản trị rủi ro tín dụng ở DN NSXTP- DU quan trọng, thì việc đề ra các mục tiêu doanh nghiệp cần hướng tới từ đó đưa ra các cách quản trị rủi ro sau đó cũng phải được chú tâm, cụ thể quy trình như sau: − Nhận diện RRTD: Khi doanh nghiệp cho vay, hay thực hiện trao đổi bán chịu hàng hóa đều sẽ xuất hiện rủi ro tín dụng. Chính vì thế nên các doanh nghiệp cần phải theo dõi giám sát chặt chẽ dấu hiệu tài chính và phi tài chính để nhận biết sớm và chính xác RRTD, từ đó đưa ra phương án phòng ngừa sớm và hiệu quả. − Đo lường RRTD: Là việc lượng hóa RRTD, là cơ sở để các doanh nghiệp đánh giá khả năng xảy ra, mức độ tổn thất của RRTD để từ đó đưa ra quyết định cho vay, và có biện pháp xử lý RRTD kịp thời. − Quản lý và kiểm soát RRTD: Là những công cụ, tiêu chuẩn đưa ra để quản lý và kiểm soát RRTD, có thể bao gồm: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng. − Xử lý RRTD: Là bước các doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định tài trợ hay biện pháp để tối thiểu hóa chi phí và tổn thất của RRTD Thứ ba, về nợ phải trả trên Vốn chủ sở hữu, việc xem xét kỹ tỷ lệ nợ và một số chỉ tiêu tài chính khác như hệ số thanh toán nhanh, quy mô doanh nghiệp, ... có thể giúp doanh nghiệp SX TP-ĐU đưa ra quyết định cho vay hay không. Tuy nhiên thì phần lãi vay sẽ được trừ vào phần thuế thu nhập của doanh nghiệp nên cần xem xét kỹ lưỡng để cân đối giữa RRTC và những ưu điểm của vay nợ. Thứ tư, cần phải xây dựng và nâng cấp hợp lý hệ thống thông tin tín dụng và quản trị RRTD tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống. Việc xây dựng và nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng của các doanh nghiệp vô cùng quan trọng, bởi vì BCTC thay đổi mỗi năm, và số liệu hợp lý được sử dụng để đo lường RRTD là trong vòng 3 năm. Chính vì thế cần phải có sự chính xác, hệ thống hoá cũng như rõ ràng các chỉ tiêu tài chính để các Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống có thể đo lường RRTD và đưa ra được quyết định cho vay hợp lý. Thứ năm, cải thiện chất lượng thẩm định tín dụng tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống. Hiện tại còn khá nhiều Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống sử dụng phương thức thẩm định tín dụng còn khá truyền thống, chính vì thế cần phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng có bằng cách áp dụng phân tích và thẩm định tín dụng bằng phương pháp mô phỏng dòng tiền,… Thứ sáu, hoàn thiện và nâng cao các phương thức đo lường RRTD tại các Các doanh 518
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống. Công tác xếp hạng tín dụng tại các Các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống hiện nay còn khá chểnh mảng và chưa thực sự chú tâm. Vì thế nên các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm - đồ uống cần phải thực hiện nâng cao công tác khai thác thông tin từ nhiều nguồn v một các triệt để, nâng cấp máy móc cũng như thiết bị hiện đại để dễ dàng khai thác và phân tích, nâng cao chất lượng bộ máy lưu trữ thông tin. 5.2. Khuyến nghị 5.2.1. Đối với nhà nước Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp với hệ thống pháp luật, thông lệ quốc tế Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, phù hợp với quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật Việt Nam được hoàn thiện một cách đồng bộ, phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế giúp các doanh nghiệp có cơ sở trong việc tham gia sâu rộng vào thị trường quốc tế, tránh những xung đột pháp lý không cần thiết. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kế toán để từng bước áp dụng tất cả chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Để phát triển bền vững thì nhu cầu từng bước chuẩn mực báo cáo tài chính là cần thiết để tạo ra môi trường minh bạch thu hút vốn, với quan điểm khu vực tư nhân là động lực phát triển cho kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là nước có độ mở nền kinh tế cao, trong đó các hiệp định đều có quy định khuyến khích tự do thương mại, khuyến khích các dòng vốn đầu tư, nhất là từ khu vực tư nhân. Vì vậy, Việt Nam cần thiết phải thực hiện chuẩn mực về báo cáo tài chính. IFRS có thể giúp rất nhiều trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư có thông tin chính xác hơn về tài chính và có thể huy động được các nguồn vốn mang tính chất toàn cầu, đồng thời IFRS cũng là một công cụ tạo nên ảnh hưởng to lớn cho các hoạt động kinh tế của tất cả các doanh nghiệp trong các quốc gia áp dụng IFRS, tùy thuộc vào việc áp dụng nó như thế nào. Thứ hai, tăng cường tính minh bạch trong thông tin Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi. Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của Nhà nước không được thông báo trước thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới. Và điều này cũng nằm ngoài khả năng dự báo của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước. Sự minh bạch về thông tin của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế không chỉ giới hạn ở các báo cáo tài chính – kế toán mà còn bao gồm sự rõ ràng, đầy đủ của các quy chế hoạt động, quản trị phân cấp quyền hạn, trách nhiệm của Ban lãnh đạo cơ chế xây dựng và triển khai hệ 519
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 thống kiểm soát nội bộ và đặc biệt là cơ chế quản trị xử lý rủi ro hệ thống chính sách cần hướng tới các vấn đề trên. Thứ ba, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin kinh tế, hỗ trợ thông tin đối với doanh nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp độ: Toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Các tác động này mang tính tích cực trong dài hạn song cũng tạo ra nhiều thách thức trong ngắn hạn và trung hạn. Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động mạnh mẽ đến sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức – “thông minh”. Các thành tựu mới của khoa học – công nghệ được ứng dụng để tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và quản lý, quản trị… Chính vì vậy Chính phủ cần có những giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin kinh tế cũng như hỗ trợ thông tin đối với doanh nghiệp. Về cơ sở hạ tầng thông tin, có một số định hướng chiến lược phát triển như: Việt Nam cần phải bảo đảm một hệ thống cơ sở hạ tầng băng thông rộng, giá rẻ, cần có một hệ thống trung tâm dữ liệu (data centers) và điện toán đám mây để triển khai nhanh và toàn diện mô hình thuê dịch vụ công nghệ thông tin, cần đi tắt đón đầu để đón nhận xu hướng Internet Vạn vật. Bên cạnh đó, phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia. Đây là quan điểm, tư tưởng cơ bản, xuyên suốt, là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia nói chung, bảo đảm an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia nói riêng. Ngoài ra cần sử dụng đồng bộ các giải pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật thuận lợi cho phát công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cuối cùng cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin, an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của các quốc gia; tiếp thu những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến của thế giới, tiến tới làm chủ công nghệ và phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin góp phần xây dựng không gian mạng lành mạnh. Về hỗ trợ thông tin đối với doanh nghiệp, cần phát triển thêm về số lượng cũng như chất lượng các tổ chức thực hiện công việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Phát triển các tổ chức hỗ trợ thông tin đối với các doanh nghiệp nhằm tạo thêm kênh đối thoại giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó cần hỗ trợ cung cấp thông tin và xây dựng các trung tâm dữ liệu thông tin về thị trường, sản phẩm, đối tác, ...để cung cấp cho các doanh nghiệp. 5.2.2. Đối với doanh nghiệp Một là, tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) của một doanh nghiệp chính là thước đo hiệu quả của việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận. Chỉ số ROA càng cao, khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả, doanh nghiệp đang sinh lợi được nhiều hơn trên khoản vốn đầu tư đã bỏ ra. Tỷ suất sinh lời của tài sản càng tăng sẽ làm tăng khả năng linh hoạt trong tài chính, doanh nghiệp có nguồn vốn nội sinh dồi dào hơn, giảm tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tăng khả năng tự chủ tài chính. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro tín dụng, các doanh 520
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 nghiệp nên có các biện pháp tích cực nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm soát, tiết kiệm và giảm thiểu chi phí phát sinh, tăng doanh thu, thị phần của doanh nghiệp. Hai là, để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, rơi vào tình trạng phá sản doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần đảm bảo giữ vững và duy trì tỷ lệ thanh toán hiện hành với trị số nằm trong khoản từ 1 đến 2 để đảm bảo khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn trong ngắn hạn. Ba là, doanh nghiệp cần cân đối giữa nguồn vốn vay và nguồn vốn tự có trong hoạt động kinh doanh vì nếu doanh nghiệp duy trì tỷ lệ vay nợ tăng cao, chi phí nợ vay tăng nhanh và cao hơn hiệu quả kinh doanh đem lại trong nhiều năm sẽ đẩy doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Để có một cơ cấu vốn hợp lý, giảm tỷ lệ nợ vay, doanh nghiệp cần có những biện pháp tăng vốn chủ sở hữu - vốn tự có, tiếp cận các hình thức tín dụng mới trong kinh doanh giúp giải tỏa được áp lực về tài sản đảm bảo khi thực hiện tín dụng như hình thức thuê tài sản tài chính. 521
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Altman, (1968). Financial ratios, discriminant analysis, and the prediction of corporate bankruptcy. Journal of Finance [2] Mugozhi F. (2016). An assessment of the application and the corporate failure predictive value of Altman’s Z-score model in Zimbabwe. GSTF Journal on Business Review (GBR) Vol.4 No.4, October 2016 [3] Kabiru Isa Dandago, Bello Usman Baba (2014). The Use of Multi-discriminant Analysis for the Prediction of Corporate Bankruptcy in Malaysian Textile Industry. Journal of Business and Economics, ISSN 2155-7950, USA, Volume 5, No. 6, pp. 813-822 [4] Caroline Wanjira Gacheru (2021). Financial Risks and Its Effect on Financial Performance of Investment Firms Listed at the Nairobi Securities Exchange in Kenya. International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 13, Issue 8 [5] Arif A., Showket A (2015). Relationship between Financial Risk and Financial Performance: An Insight of Indian Insurance Industry. International Journal of Science and Research (IJSR) [6] Agiomirgiannakis, G., Voulgaris, F. và Papadogonas, T. (2006). Financial factors affecting profitability and employment growth: The case of Greek manufacturing. Int. J. Financial Services Management, Vol. 1, Nos. 2/3, 2006 [7] Onaolapo và Kajola (2010). Capital structure and firm performance: Evidence from Nigeria. [8] Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007). Quản trị rủi ro tài chính. NXB Thống kê [9] Lê Cao Hoàng Anh và Nguyễn Thu Hằng, 2012. Kiểm định mô hình chỉsố Z của Altman trong dự báo thất bại doanh nghiệp tại Việt Nam.Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 742. [10] Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, Ngô Thị Quyên (2015), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính: Nghiên cứu điển hình tại các công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí KT và Phát triển, số 215 tháng 05 năm 2015, tr. 59-66 [11] TS. Nguyễn Thị Bảo Hiền (2017). “Bàn về những tác động của rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp. Tạp chí Tài chính. Tạp chí Tài chính [12] Nguyễn Thị Nguyệt Dung, Hà Thành Công, Nguyễn Mạnh Cường, Bùi Thị Thu Loan (2021). “Tác động của rủi ro tài chính đến hiệu quả kinh doanh niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Journal of Asian Finance, Economics and Business, Vol 8, No 5, (2021), 0785–0793 [13] Phạm Thị Mộng Tuyền (2019), Kết hợp mô hình M-Score trên Beneish và chỉ số Z- Score để nhận diện khả năng gian lận trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM. Tạp chí Kế toán và kiểm toán, 57-61 [14] Nguyễn Thành Cường và Phạm Thế Anh (2010). Đánh giá rủi ro phá sản của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí khoa học và Công nghệ thuỷ sản, 30-33. [15] Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Bá Hướng (2015). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phương pháp Z-Score. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 17-24 522
- PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 [16]. TS. Lâm Thị Mỹ Lan – Nguyễn Hoàng Long (2023) Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Trà Vinh. Tạp chí Công thương. [17]. Nguyễn Trung Thành (2022) Quản trị rủi ro tài chính tại các tập đoàn kinh tế. Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 6/2022. [18]. TS. Lê Thanh Huyền, ThS. Cù Thị Lan Anh (2021) Quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 7/2021. 523
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 118 | 8
-
Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay đầu tư tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ
5 p | 64 | 8
-
Tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 63 | 7
-
Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 24 | 6
-
Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 60 | 5
-
Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre
10 p | 87 | 5
-
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
9 p | 74 | 5
-
Tác động của tốc độ tăng trưởng tín dụng đến rủi ro thanh khoản: Trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 9 | 4
-
Các nhân tố nội tại tác động đến rủi ro hệ thống của các ngân hàng thương mại Việt Nam
14 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
8 p | 79 | 4
-
Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
6 p | 49 | 4
-
Rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của ngân hàng: Nghiên cứu phân tích dữ liệu bảng
8 p | 72 | 4
-
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của ngân hàng
10 p | 38 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam
10 p | 23 | 3
-
Tác động của lạm phát đến rủi ro tín dụng của ngân hàng
3 p | 2 | 2
-
Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
11 p | 10 | 2
-
Tác động của rủi ro tín dụng lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam: Bằng chứng thực nghiệm
9 p | 56 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn