intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của Testosterone đến sự phát triển của xương

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

86
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Testosterone có tác dụng làm tăng hàm lượng muối canxi trong xương, tăng độ dày của xương và củng cố cấu trúc xương, làm hẹp cửa dưới xoang chậu nhưng tăng chiều dài xương chậu làm cho hình thái khung xoang chậu của nam giới có hình phễu và khác với phụ nữ (cửa dưới của xoang chậu rộng hơn - một đặc điểm giải phẫu lý tưởng cho thai nhi ra ngoài trong quá trình đẻ!). Testosterone cũng làm tăng cường sức chống chịu của xương chậu. Nếu thiếu Testosterone, cấu trúc xương chậu của nam có nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của Testosterone đến sự phát triển của xương

  1. Tác động của Testosterone đến sự phát triển của xương
  2. Testosterone có tác dụng làm tăng hàm lượng muối canxi trong xương, tăng độ dày của xương và củng cố cấu trúc xương, làm hẹp cửa dưới xoang chậu nhưng tăng chiều dài xương chậu làm cho hình thái khung xoang chậu của nam giới có hình phễu và khác với phụ nữ (cửa dưới của xoang chậu rộng hơn - một đặc điểm giải phẫu lý tưởng cho thai nhi ra ngoài trong quá trình đẻ!). Testosterone cũng làm tăng cường sức chống chịu của x ương chậu. Nếu thiếu Testosterone, cấu trúc xương chậu của nam có nhiều đặc điểm giống xương chậu của nữ. Testosterone cũng được sử dụng để điều trị loãng xương ở đàn ông cao tuổi. Thiếu niên trong "tuổi lớn" có tốc độ tăng khối lượng cơ thể nhanh do testosterone đang được tiết ra mạnh từ dịch hoàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng mạnh, testosterone lại có tác động làm cho đĩa sinh trưởng của xương liên kết với thân xương. Tốc độ của sự gắn kết này ảnh hưởng đến chiều cao tối đa của các nam thanh niên (trong hầu hết các trường hợp họ đều không đạt được chiều cao mà đáng nhẽ mình có được!). Tác động của estrogen đến sự phát triển của xương: Các tế bào tạo xương (osteobast) và tế bào huỷ xương (osteoclast) đều mang estrogen receptor và là đích tác dụng của estrogen nhưng nhìn chung estrogen được cho là chất có tác dụng ngăn cản quá trình huỷ xương. Hormon này tác động ức chế trực tiếp chức năng của tế bào huỷ xương. Ở chuột nhắt đã cắt bỏ buồng trứng dẫn đến làm thiếu hụt estrogen nhưng làm tăng sản xuất interleukin-6, interleukin-1, yếu tố gây chết tế bào u trong các tế bào tạo xương và những tế bào
  3. khác có nguồn gốc từ xương. Trong dịch chiết từ xương của phụ nữ mãn kinh bị loãng xương, nồng độ mRNA của interleukin-6 và interleukin-1 đều cao. Người ta đã xác định được thiếu estrogen là một nguyên nhân làm mất xương (giảm mật độ xương), xương dễ bị gãy. Dùng estrogen bổ sung có thể hạn giúp cơ thể chống lại hiện tượng này. Nguồn: http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Ch%E1%BB%A9c_n%C4%83ng_c%E1% BB%A7a_testosterone http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/%E1%BA%A2nh_h%C6%B0%E1%BB% 9Fng_hay_t%C3%A1c_%C4%91%E1%BB%99ng_c%E1%BB%A7a_estrogen Bài của Chau cocsol, yk33
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2