intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của trí tuệ xúc cảm đến kết quả học tập của sinh viên: Một nghiên cứu ở khu vực Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày tác động của trí tuệ xúc cảm đến kết quả học tập của sinh viên. Với mục tiêu xác định các yếu tố trong trí tuệ xúc cảm có tác động đến hoạt động học tập và rèn luyện của người học, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát một số người học trên địa bàn Hà Nội kết hợp mô hình trí tuệ xúc cảm để đưa ra một số nhân tố tác động đến trí tuệ xúc cảm của người học và các hàm ý để phát triển được trí tuệ xúc cảm của người học bậc đại học và trung học chuyên nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của trí tuệ xúc cảm đến kết quả học tập của sinh viên: Một nghiên cứu ở khu vực Hà Nội

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ XÚC CẢM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN: MỘT NGHIÊN CỨU Ở KHU VỰC HÀ NỘI Nguyễn Thị Hội, Lê Thị Vân Anh Vũ Thị Thúy An Trường Đại học Thương mại Email: hoint@tmu.edu.vn Tóm tắt: Ngày nay, sự ảnh hướng của các thiết bị công nghệ và nền tảng số đã làm cho vai trò trí tuệ xúc cảm thêm phần quan trọng trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong học tập và rèn luyện của người học bậc đại học và trung học chuyên nghiệp. Với mục tiêu xác định được tác động của trí tuệ xúc cảm đối với quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên bậc đại học và trung học chuyên nghiệp, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng dựa trên mô hình trí tuệ xúc cảm để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng của trí tuệ xúc cảm đến kết quả học tập và rèn luyện của các bạn sinh viên tại một số Trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ kết quả phân tích cho thấy yếu tố tính đa cảm, tự kiểm soát, tính hòa đồng và hạnh phúc đều ảnh hưởng đến kết quả học tập và nghiên cứu của sinh viên cả các khối ngành kinh tế và khối ngành kỹ thuật. Trong đó, tính tự kiểm soát và hạnh phúc có ảnh hưởng lớn nhất, tính đa cảm và tính hòa đồng có ảnh hưởng ít hơn. Dựa trên kết quả của nghiên cứu, nhóm đưa ra một số hàm ý nhằm tăng cường trí tuệ xúc cảm, hỗ trợ nâng cao hiệu quả học tập cũng như tăng thêm trạng thái hạnh phúc cho sinh viên trong cuộc sống nhiều áp lực và tác động bởi thiết bị công nghệ trong đời sống hiện nay. Từ khóa: Trí tuệ, xúc cảm, trí tuệ xúc cảm, hiệu quả học tập 1. Giới thiệu Trong các nghiên cứu về phát triển các chương trình đào tạo bậc đại học và phương pháp dạy học, nhiều người nghĩ rằng xúc cảm chỉ đóng vai trò trong những mối quan hệ yêu đương hay kích động mọi người tăng kích thích, tăng sự bùng nổ. Tuy nhiên, theo Goleman (2008), Abdolrezapour và Tavakoli, (2012) thì các xúc cảm xuất hiện ở mọi nơi và chúng tham gia vào việc định hình trong các quyết định của mỗi cá nhân, giúp con người cảm nhận thế giới, và đóng vai trò quan trọng trong bất cứ tương tác nào của cá nhân với mọi người xung quanh họ. Theo nhà tâm lý học Feht Russell (1996) thì xúc cảm là thứ mà mọi người đều biết nhưng không thể định nghĩa được. Theo (Howard, 1999; Goleman, 2008; Bar-On, 2006) thì trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân, cũng có thể nói: Trí tuệ là thuộc tính nhận thức tương đối độc lập của cá nhân mà cốt lõi là khả năng tư duy trừu tượng của cá nhân đó; Trí tuệ chịu sự tác động mạnh mẽ của của các điều kiện văn hóa – lịch sử nơi cá nhân sinh ra, lớn lên và sinh sống; Có rất nhiều tranh luận về định nghĩa của trí tuệ xúc cảm, theo nghiên cứu của (Salovey và Mayer, 1990; Goleman, 1995, 2008, 2014) thì trí tuệ xúc cảm ảnh hưởng đến mọi mặt của tâm lý con người và có thể phân loại vào các nhóm như dùng để: Thấu hiểu mọi xúc cảm cá nhân; Hỗ trợ làm chủ xúc cảm cá nhân; Tạo động lực cho bản thân; Nhận biết xúc cảm của cá nhân khác; Làm chủ các mối quan hệ, v.v. 425
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Hiện nay, các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc rất được coi trọng bởi chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên công nghệ, với áp lực công việc cao, sự thay đổi trong các mối quan hệ xã hội dẫn tới nhu cầu về xúc cảm ngày càng tăng. Ở Việt nam đã có một số nghiên cứu như: Phan Trọng Nam (2010) nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm của sinh viên. Nghiên cứu của Đoàn Văn Điều (2014), về trí tuệ xúc cảm của sinh viên cho thấy, khả năng hay mức độ TTXC của sinh viên có thể hỗ trợ các khả năng thực hiện các trách nhiệm xã hội, v.v. Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm đối với các hoạt động của sinh viên hay người học bậc đại học. Nghiên cứu của (Chang & Tsai, 2022) về ảnh hưởng của trí tuệ xúc cảm, động lực học tập và sự tự tin vào thành tích học tập của sinh viên đại học khảo sát trong đối với các khóa học ngoại ngữ trực tuyến; Nghiên cứu của (Hamdy và cộng sự, 2014) về mối quan hệ giữa áp lực nghề nghiệp, trí tuệ xúc cảm và năng lực bản thân giữa các giảng viên trong Trường về y tế; (Ngui & Lay, 2020) nghiên cứu về ảnh hưởng của trí tuệ xúc cảm, năng lực bản thân, sức khỏe chủ quan và khả năng phục hồi đối với áp lực trong học tập, v.v. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu và đánh giá vai trò của trí tuệ xúc cảm trong học tập, công tác, trong các mối quan hệ xã hội hiện nay chưa đúng mức. Trong khi sự phát triển của Khoa học công nghệ và áp lực cao trong xã hội hiện đại, trí tuệ xúc cảm cần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn, đặc biệt trong giáo dục bậc đại học và trung học chuyên nghiệp. Bởi trí tuệ xúc cảm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, đặc biệt thể hiện ở thái độ học tập của người học. Với mục tiêu xác định các yếu tố trong trí tuệ xúc cảm có tác động đến hoạt động học tập và rèn luyện của người học, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát một số người học trên địa bàn Hà Nội kết hợp mô hình trí tuệ xúc cảm để đưa ra một số nhân tố tác động đến trí tuệ xúc cảm của người học và các hàm ý để phát triển được trí tuệ xúc cảm của người học bậc đại học và trung học chuyên nghiệp. Bài viết được chia thành 04 phần chính, bao gồm: Đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu, kết quả thực nghiệm và thảo luận, kết luận và một số hàm ý. 2. Tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Các nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm hầu hết đều dựa trên nhóm Lý thuyết dựa trên năng lực; Lý thuyết đặc tính cá nhân hoặc là sự kết hợp giữa các nhóm lý thuyết khác nhau. Trong Bảng 1, nhóm nghiên cứu đưa ra các yếu tố được đề xuất trong các mô hình nghiên cứu đã có. Các nhóm nhân tố được nghiên cứu liên quan đến trí tuệ xúc cảm có thể gom thành 04 nhóm chính: Tính đa cảm hay khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của bản thân cá nhân; Khả năng kiểm soát hay trạng thái tình cảm, giúp các cá nhân điều tiết cảm xúc; Tính hòa đồng hay khả năng tạo ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác; Cuối cùng là, trạng thái hạnh phúc hay lạc quan thỏa mãn thể hiện qua sự hài lòng về bản thân, về cuộc sống, luôn mong đợi những điều tốt đẹp trong cuộc sống, thúc đẩy ý thức hành động tích cực. Bảng 1: Bảng tổng hợp các yếu tố trong mô hình trí tuệ xúc cảm Nhân tố Các tham chiếu Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 khác Andrea & Ali (1996); Tự nhận Kiểm soát Nhiệt tình Kiên trì Động lực 426
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Dulewicz & Higgs (2000); thức cảm xúc bản thân Goleman (2008, 2013); Bar – On(1997, 2006) Tự kiểm Tính đa Tính hoà Hạnh phúc Santos và cộng sự (2022) soát cảm đồng Gurbuz và cộng sự, (2016). Nhận thức Sử dụng Hiểu rõ Kiểm soát Bradberry & Greaves, (2005) xúc cảm xúc cảm xúc cảm xúc cảm Udayar và cộng sự, (2020) Salovey & Mayer, (1997); Tính đa Tự kiểm Tính hoà Hạnh phúc Dulewicz & Higgs, (2000); cảm soát đồng Duong Thi Hoang Yen, (2008); Hamdy và cộng sự, (2014). Ngui and Lay, (2020) (Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp) Trên cơ sở đó phân tích đó, nghiên cứu đề xuất mô hình giả thuyết gồm 04 nhân tố: Tính đa cảm, Tự kiểm soát, Tính hoà đồng và Hạnh phúc. 2.2. Giả thuyết nghiên cứu 2.2.1. Tính đa cảm Tính đa cảm và tự nhận thức gọi tắt là tính đa cảm được Petrides và Furnham (2001) và Goleman (2008, 2013) đề cập đến với diễn giải là sự nhận thức cảm xúc, hay sự hiểu rõ cảm xúc của bản thân cũng như của người khác. Theo Bar – On (1997, 2006), tính đa cảm còn gọi là sự đồng cảm, hiểu được nhu cầu, mong muốn của người khác. Tính đa cảm giúp sinh viên có thể bày tỏ cảm xúc, cũng như xây dựng và duy trì mối quan hệ với bạn bè, giảng viên và đồng nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giả thuyết thứ nhất: H1: Tính đa cảm có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên bậc đại học. 2.2.2. Tính tự kiểm soát Tính tự kiểm soát hay tự điều chỉnh cảm xúc được Petrides và Furnham (2001), Goleman (2008, 2013) nói đến như là khả năng kiểm soát điều tiết cảm xúc, giải quyết những căng thẳng. Còn Bar – On (1997, 2006) và Santos cùng cộng sự (2022) nói rằng tính tự kiểm soát hạn chế sự bốc đồng, đồng thời hỗ trợ khả năng thích ứng với môi trường và điều kiện mới, giúp người học kiểm soát trạng thái tình cảm. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giả thuyết H2 như sau: H2: Tính tự kiểm soát có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên bậc đại học. 2.2.3. Tính hòa đồng Tính hòa đồng hay sự đồng cảm theo Petrides và Furnham (2001), Salovey và Mayer (1997) đưa ra chính là khả năng tạo ảnh hưởng đến cảm xúc của người khác, hay như Bar – On (1997, 2006) đề cập thể hiện sự chia sẻ, đánh giá tình trạng của người khác và thể hiện cảm xúc 427
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 liên quan đến sự thấu cảm. Tính hòa đồng và sự đồng cảm giúp sinh viên hình thành được thái độ và kiểm soát năng lực hành vi. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giả thuyết H3 như sau: H3: Tính hòa đồng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên bậc đại học. 2.2.4. Hạnh phúc Theo Petrides và Furnham (2001), Bar – On (1997, 2006), Salovey và Mayer (1997), Dulewicz và Higgs (2000) là sự lạc quan, hay là sự hài lòng về bản thân, về cuộc sống, luôn mong đợi những điều tốt đẹp trong cuộc sống, thúc đẩy ý thức hành động tích cực. Trạng thái hạnh phúc giúp sinh viên có thái độ và lý tưởng tốt đẹp, sự lạc quan và tăng cường khả năng vượt qua các khó khăn, áp lực. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giả thuyết H4 như sau: H4: Hạnh phúc có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên bậc đại học 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm nghiên cứu được xây dựng để kiểm chứng lại các nhân tố tác động của trí tuệ xúc cảm đến kết quả học tập ở bậc đại học của các nhóm sinh viên với các chương trình đào tạo khác nhau. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 04 nhân tố: Tính đa cảm, Tự kiểm soát, Tính hoà đồng, Hạnh phúc như Hình 1. Trong đó, kết quả học tập và rèn luyện trong mô hình được áp dụng dựa trên điểm GPA và kết quả điểm đánh giá rèn luyện của các sinh viên tham gia khảo sát. Mặc dù kết quả học tập này chưa phản ánh toàn diện được kết quả hình thành và sự thay đổi trong giáo dục bậc đại học hiện nay, nhưng nó là các số liệu có thể đo lường dựa trên kết quả phân loại học tập và rèn luyện của người học. Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thực hiện nghiên cứu là kết hợp giữa định tính và định lương, sử dụng chính là định lượng dựa trên kết quả điều tra khảo sát để kiểm chứng lại độ phù hợp của các giả thuyết. Đối với phân tích định lượng, cỡ mẫu phụ thuộc và số lượng các biến, theo Hair và cộng sự (2013) thì số lượng quan sát được yêu cầu cao hơn ít nhất 5 lần so với số lượng biến. Trong nghiên cứu này, số lượng biến được đưa vào phân tích là 33 trong đó Tính đa cảm (8), Tự kiểm soát (8), Tính hòa đồng (6), Hạnh phúc (6) và kết quả học tập (5). Như vậy yêu cầu tối thiểu của kích thước mẫu quan sát 165, nghiên cứu đã thu được 302 mẫu quan sát, thỏa mãn yêu cầu. 428
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi và thực hiện thu thập quan sát dựa trên khảo sát trực tiếp và trực tuyến, theo thang đo 5 bậc Likert. Phương pháp chọn mẫu có điều kiện để khảo sát những đối tượng là sinh viên một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kích thước mẫu cuối cùng dùng để phân tích là 302, hoàn toàn thỏa mãn theo yêu cầu của Hair và cộng sự (2013) đã đề cập. Toàn bộ dữ liệu đều thỏa mãn với phương pháp phân tích định lượng trong nghiên cứu. Dữ liệu hợp lệ được phân tích thông qua các bước gồm: Thống kê mô tả → Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha → Phân tích nhân tố khám phá EFA → Phân tích hồi quy tuyến tính. 4. Kết quả thực nghiệm và thảo luận 4.1. Thống kê mẫu mô tả đối tượng khảo sát Nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả đối tượng khảo sát phục vụ phân tích với 302 phiếu phản hồi hợp lệ. Chi tiết trong Bảng 2. Bảng 2: Mô tả mẫu nghiên cứu Tiêu chí phân loại Số người Tỷ lệ(%) Năm theo học bậc đại học Năm 1 60 19,9% của đối tượng khảo sát Năm 2 67 22,2% Năm 3 81 26,8% Năm 4 94 31,1% Giới tính của đối tượng khảo Nam 142 47,0% sát Nữ 160 53,0% Chương trình học của đối Kinh tế 80 26,5% tượng được khảo sát thuộc Kỹ thuật 61 20,2% nhóm Giáo dục 67 22,2% Ngôn ngữ 59 19,5% Các trường đại học đã khảo sát Trường Đại học Thương Mại 59 19,5% Đại học Quốc gia Hà Nội 71 23,5% Đại học Bách Khoa Hà Nội 50 16,6% Trường Đại học FPT 59 19,5% Trường đại học khác 63 20,9% (Nguồn: Kết quả khảo sát) 4.2. Kết quả thực hiện kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha Trước khi đưa vào phân tích nhân tố, nghiên cứu thực hiện kiểm định Cronbach’s alpha với phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Sau khi thực hiện kiểm định Cronbach’s alpha kết quả thu được trong Bảng 3. Từ Bảng 3 có thể thấy các thang đo đều có chỉ số Cronbach’s alpha trong khoảng 0,81 – 0,87, do đó có thể kết luận thang đo rất tốt. Các biến quan sát có chỉ số Cronbach’s alpha đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s alpha tổng và chỉ số tương quan biến tổng > 0,3. Vì vậy, các thang đo này hoàn toàn phù hợp và đạt yêu cầu về độ 429
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 tin cậy. Tất cả các biến đều có hệ số Cronbach’s alpha cao hơn 0,8. Vì vậy, có thể đưa các biến vào Phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng 3: Thống kê kết quả tổng hợp kiểm định Cronbach’s alpha Biến quan Biến quan sát Cronbach’s Biến bị Nhân tố Ký hiệu sát ban sau khi kiểm Alpha loại đầu định Tính đa cảm DC 8 7 0,846 1 Tự kiểm soát KS 8 8 0,864 0 Tính hòa đồng HD 6 6 0,843 0 Hạnh phúc HP 6 6 0,825 0 Kết quả học tập KQHT 5 5 0,814 0 (Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS) 4.3. Phân tích yếu tố khám phá (EFA) Phân tích EFA cho biến độc lập, sau khi thực hiện phân tích EFA 2 lần thì nghiên cứu thu được kết quả thỏa mãn được yêu cầu của các giả thuyết đề xuất trong Bảng 4. Theo kết quả từ Bảng 4, có KMO = 0,845. Kết quả KMO này hoàn toàn thích hợp, đồng thời, giá trị Sig = 0,000 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể mô hình đề xuất. Bảng 4: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc lần cuối KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,845 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 442,371 df 10 Sig. 0,000 (Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS) Sau khi phân tích khám phá EFA nghiên cứu thực hiện loại các biến KS7, DC1 và DC7 do các biến quan sát này bị lệch so với các nhân tố trong biến của từng nhóm. Từ đó, mô hình nghiên cứu còn 4 nhân tố gồm: Tính đa cảm, Tự kiểm soát, Tính hòa đồng, Hạnh phúc và 1 thang đo biến phụ thuộc Kết quả học tập. Bảng ma trận xoay các biến quan sát cũng cho thấy tất cả các biến đều đảm bảo hệ số tải tiêu chuẩn nên đều được chấp nhận. Không có biến nào cùng lúc tải lên 2 nhân tố khác nhau và không có biến quan sát nào nằm một mình một nhân tố. Bảng 5: Kết quả ma trận xoay (Rotated Component Matrixa) Bảng ma trận xoay các nhân tố Biến quan Các nhân tố 430
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 sát 1 2 3 4 5 KS1 0,693 KS2 0,720 KS3 0,703 KS4 0,692 KS5 0,649 KS6 0,679 KS8 0,685 DC2 0,696 DC3 0,679 DC4 0,682 DC5 0,712 DC6 0,690 DC8 0,751 HP1 0,747 HP2 0,645 HP3 0,680 HP4 0,681 HP5 0,713 HP6 0,724 HD1 0,767 HD2 0,737 HD4 0,699 HD5 0,644 HD6 0,730 KQHT1 0,754 KQHT2 0,735 KQHT3 0,762 KQHT4 0,786 KQHT5 0,748 (Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS) 431
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 4.4. Phân tích tương quan Phân tích tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan hệ tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Vì điều kiện để hồi quy là trước hết các biến phải tương quan. Ngoài ra, vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh mẽ với nhau. Dấu hiệu nghi ngờ dựa vào giá trị Sig. tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0,05 và giá trị tương quan Pearson lớn hơn 0,3. Theo kết quả từ Bảng 6, kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy, giá trị Sig đều bằng 0,000 và tương quan Pearson các biến độc lập DC, KS, HD, HP với biến phụ thuộc KQHT nhỏ hơn 0,05 (=0,000). Biến độc lập KS, HP và biến phụ thuộc KQHT có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0,579 và biến độc lập DC và HD với biến phụ thuộc KQ có mối tương quan bé hơn một chút với các hệ số tải lần lượt là 0,533 và 0,556. Các cặp biến độc lập có mức tương quan khá mạnh với nhau, đều có giá trị nằm trong khoảng 0,2 - 0,4, như vậy sẽ có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Vì vậy, nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy. Bảng 6. Kết quả phân tích tương quan Pearson (Correlations) Phân tích Tương quan Pearson KQHT DC KS HD HP KQH Pearson Correlation 1 0,533** 0,579** 0,556** 0,579** T Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 N 302 302 302 302 302 DC Pearson Correlation 0,533** 1 0,298** 0,367** 0,328** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 N 302 302 302 302 302 KS Pearson Correlation 0,579** 0,298** 1 0,329** 0,383** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 N 302 302 302 302 302 HD Pearson Correlation 0,556** 0,367** 0,329** 1 0,360** Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 N 302 302 302 302 302 HP Pearson Correlation 0,579** 0,328** 0,383** 0,360** 1 Sig. (2-tailed) 0,000 0,000 0,000 0,000 N 302 302 302 302 302 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). (Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS) 432
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 4.5. Phân tích hồi quy Từ kết quả của Bảng 7, Phân tích hồi quy Coefficients cho thấy: Giá trị Sig của các biến độc lập HP, DC, KS, HD đều nhỏ hơn 0,05 và bằng 0,000 nên các biến độc lập có tác động lên biến phụ thuộc. Giá trị cột VIF dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, theo lý thuyết giá trị VIF nhỏ hơn 10 sẽ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tuy nhiên trên thực tế các mô hình nghiên cứu sử dụng thang đo Likert đã cho thấy VIF < 2 sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến độc lập trong mô hình. Với kết quả trong Bảng 7 thì hệ số phóng đại phương sai đều có giá trị nhỏ hơn 2,0 nên không xuất hiện đa cộng tuyến trong mô hình đề xuất. Các hệ số hồi quy của các biến HP, DC, KS, HD đều >= 0,000 nên các biến này đều tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc KQHT, nói cách khác, các nhân tố tính đa cảm, tính tự kiểm soát, tính hòa đồng và hạnh phúc đều tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên. Dựa vào độ lớn của hệ số Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc KQHT là: KS (0,310) > HP (0,284) > HD (0,259) > DC (0,253). Tương ứng với biến tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc là Tự kiểm soát, biến tác động mạnh thứ 2 đến kết quả học tập là biến Hạnh phúc, biến tác động thứ 3 là Tính hòa đồng và biến tác động thứ 4 là Tính đồng cảm. Ta có phương trình quy hồi chuẩn hóa: KQHT = 0,310*KS + 0,284*HP + 0,259*HD + 0,253*DC + e Ta thu được biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa và Đồ thị chuẩn hóa Normal P-P Plot như Hình 2 và Hình 3. Bảng 7: Phân tích hồi quy Mô hình Hệ số tương quan Hệ số t Sig. Cộng tuyến B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant -0,464 0,192 -2,415 0,016 ) DC 0,265 0,042 0,253 6,355 0,000 0,804 1,244 KS 0,328 0,042 0,310 7,750 0,000 0,794 1,259 HD 0,264 0,041 0,259 6,390 0,000 0,776 1,289 HP 0,294 0,042 0,284 6,969 0,000 0,767 1,304 Dependent Variable: KQHT Predictors: (Contant), DC, KS, HD, HP (Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS) 433
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Hình 2: Tần số dư hóa chuẩn Histogram Hình 3: Đồ thị chuẩn hóa Normal P-P Plot (Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS) (Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS) Từ biểu đồ trên ta thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,993 gần bằng 1. Như vậy có thể nói phân phối gần như xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối phần dư không bị vi phạm. Với P-P Plot, các điểm phân vị trong phân phối của phần dư sẽ tập trung thành một đường chéo. Như vậy, không vi phạm giả định hồi quy về phân phối chuẩn dư. Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính. Có thể kết luận rằng với kết quả của Bảng 7 cả 04 giả thuyết, H1, H2, H3 và H4 đều được chấp nhận. 4.6. Thảo luận kết quả thực nghiệm Từ các mô hình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của Petrides và Furnham (2001), Andrea & Ali (1996), Dulewicz & Higgs (2000), Udayar và cộng sự (2020), Salovey & Mayer (1997), nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình với 4 nhân tố: Tính đa cảm, Tự kiểm soát, Tính hòa đồng và Hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhân tố tính “Tự kiểm soát” có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả học tập của sinh viên với hệ số Beta = 0,310. Điều này cho thấy rằng khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác, dựa trên kinh nghiệm cảm xúc cá nhân và những xử sự để thay đổi, điều hòa cảm xúc của bản thân cá nhân đó có tác động lớn nhất đối với các hoạt động học tập ở bậc đại học. Tiếp đó, là nhân tố “Hạnh phúc” có ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của sinh viên với hệ số Beta = 0,284, nghĩa là Hạnh phúc và sự thỏa mãn giúp sinh viên hình thành được thái độ và lý tưởng tốt đẹp trong cuộc sống, giúp hình thành sự lạc quan, niềm tin và tăng cường khả năng vượt qua các khó khăn, áp lực. Thứ ba là nhân tố “Tính hoà đồng” có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên với hệ số Beta = 0,259, có nghĩa là khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác như tăng cường sự đánh giá tình trạng của người khác và thể hiện cảm xúc liên quan đến sự thấu cảm cũng tác động không nhỏ đến các hoạt động học tập của sinh viên bậc đại học. Cuối cùng, nhân tố “Tính đa cảm” có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên với hệ số Beta = 0,253 như vậy, khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc của bản thân bao gồm việc cá nhân đó tự nhận thức được cảm xúc và suy nghĩ về cảm xúc đó lại tác động ít nhất đến kết quả học tập bậc đại học. 434
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 5. Kết luận và một số hàm ý 5.1. Một số hàm ý cho cho sinh viên Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố Tự kiểm soát, Hạnh phúc, Tính hòa đồng và Tính đa cảm đều có tác động tích cực đến kết quả học tập gồm điểm GPA và điểm rèn luyện của sinh viên. Do đó nghiên cứu đề xuất một số hàm ý như sau: Đối với việc tăng khả năng “Tự kiểm soát” sinh viên có thể học cách thiết lập cho bản thân một kế hoạch học tập khoa học, cần chủ động hơn trong học tập, luôn chủ động tìm hiểu kiến thức, nắm chắc những gì đã học. Bên cạnh việc học, sinh viên cũng cần tạo cho mình thời gian để thư giãn không bị gò bó. Đối với nhân tố “Hạnh phúc” sinh viên nên tìm cách cảm nhận những trải nghiệm tích cực, những thứ yêu thích và những thành công mà bạn đạt được. Hãy tìm kiếm cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Học những kỹ năng mới, đọc sách hay, tham gia các khoá học, hoạt động tình nguyện hoặc các hoạt động đoàn thể có thể giúp tăng sự tự tin và hạnh phúc. Đối với nhân tố “Tính hoà đồng” sinh viên nên học cách lắng nghe và tôn trọng người khác. Các bạn sinh viên nên cố gắng mở lòng và chủ động trò chuyện với những người xung quanh, chủ động chia sẻ tâm sự những khó khăn mình đang gặp phải trong học tập để có được những lời khuyên hữu ích, chủ động bày tỏ mong muốn của bản thân. Cuối cùng, nhân tố “Tính đa cảm” thì sinh viên cần tăng cường tham những chương trình ngoại khóa sẽ giúp sinh viên tự tin hơn, sẵn sàng chia sẻ và thể hiện tình cảm của mình với bạn bè và mọi người xung quanh từ đó căng thẳng cũng sẽ giảm đi từ đó tạo sự gắn kết với mọi người xung quanh, để biết cách tạo động lực cho bản thân mình. 5.2. Kết luận Trí tuệ xúc cảm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển con người, nghiên cứu đã trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết về trí tuệ xúc cảm và tác động của nó đến hoạt động học tập và rèn luyện của người học bậc đại học. Với bốn nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất, kết quả nghiên cứu giúp sinh viên và giảng viên hiểu rõ hơn tác động của trí tuệ xúc cảm trong học tập và nghiên cứu. Do thời gian có hạn và nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn, nhóm tác giả chưa khảo sát và đánh giá được các nhóm đối tượng như học sinh phổ thông, nhóm người đi làm học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, việc so sánh kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên của các nhóm ngành học kinh tế và kỹ thuật cũng chưa thật sự có các tiêu chí cụ thể, chỉ dựa trên GPA và điểm rèn luyện từ các đối tượng khảo sát. Trong thời gian tiếp theo chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm về các bậc học khác, mở rộng địa bàn nghiên cứu và nghiên cứu sâu hơn về từng nhóm chuyên ngành cụ thể để có thể đưa ra những giải pháp hữu ích nhất nhằm tăng chất lượng học tập cho từng sinh viên, học sinh trên cả nước. 435
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Abdolrezapour, P., & Tavakoli, M. (2012). The relationship between emotional intelligence and EFL learners’ achievement in reading comprehension. Innov. Lang. Learn. Teach. 6, 1–13. doi: 10.1080/17501229.2010.550686 [2]. Andrea B. & Ali D. (1996). Decoding emotional intelligence. Young Publishing House, Ho Chi Minh. [3]. Bar-On, R. (1997). The Emotional Quotient Inventory (EQ-I): Technical Manual. Toronto, ON: Multi-Health Systems. [4]. Bar-On, R. (2006). The Bar-On model of emotional-social intelligence (ESI). Psicothema, 18, supl., 13-25. [5]. Baron, R. A., Mueller, B. A., & Wolfe, M. T. (2016). Self-efficacy and entrepreneurs’ adoption of unattainable goals: the restraining effects of self-control. J. Bus. Ventur. 31, 55–71. doi: 10.1016/j.jbusvent.2015.08.002 [6]. Bradberry, T., & Greaves, J. (2005). The Emotional Intelligence Quick Book. New York: Simon and Schuster. (ISBN 0743273265) [7]. Chang Y. C., & Tsai Y. T., (2022). The Effect of University Students’ Emotional Intelligence, Learning Motivation and Self-Efficacy on Their Academic Achievement - Online English Courses. Front. Psychol. 13:818929. doi: 10.3389/fpsyg.2022.818929 [8]. Dulewicz V., & Higgs M. (2000). Emotional intelligence: A review and evaluation study. Journal of Managerial Psychology 15 (4), 341 – 372 [9]. Dương Thị Hoàng Yến. (2008). “Mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực chỉnh sửa EI 97 của J. Mayer và P. Salovey”, Tạp chí Tâm lý học, số 8(113), tr. 45-51. [10]. Đoàn Văn Điều. (2014). Khảo sát trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh. Tạp chí khoa học đhsp tphcm. Số 54 năm 2014 [11]. Fehr, L., & Russell, J. A. (1984). Concept of Emotion Viewed from a Prototype Perspective. Journal of Experimental Psychology: General, 113, 464-486. http://dx.doi.org/10.1037/0096-3445.113.3.464 [12]. Goleman, D. (1995). Emotional intelligence. Bantam Books, Inc. [13]. Goleman, D. (1998). Working with emotional intelligence. New York: Bantam Books [14]. Goleman, D., Boyatzis, R., and McKee, A. (2013). Primal Leadership: Unleashing The Power of Emotional Intelligence. Boston, MA: Harvard Business Press. [15]. Hair, J.F., Ringle, C.M. and Sarstedt, M. (2013) Partial Least Squares Structural Equation Modeling: Rigorous Applications, Better Results and Higher Acceptance. Long Range Planning, 46, 1-12. https://doi.org/10.1016/j.lrp.2013.01.001 [16]. Hamdy, S., Hamdy, H., & Aadeyemo, D. A. (2014). Relationship between occupational stress, emotional intelligence, and self-efficacy among faculty members in faculty of nursing Zagazig University. Egypt. J. Nurs. Educ. Pract. 4, 183–194. doi: 10.5430/JNEP.V4N4P183 [17]. Mayer J. D. và Salovey. P (1997), “What is emotional intelligence?”, Emotional development and emotional intelligence: Implications for educators, tr. 3-31. 436
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 [18]. Ngui, G. K., and Lay, Y. F. (2020). The effect of emotional intelligence, self-efficacy, subjective well-being and resilience on student teachers’ perceived practicum stress: a Malaysian case study. Eur. J. Educ. Res. 9, 277–291. doi: 10.12973/eu-jer.9.1.277 [19]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), “Ứng dụng mô hình trí tuệ cảm xúc của John Mayer và Peter Salovey để xác định các yếu tố trí tuệ cảm xúc trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non”, Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr. 21-25; 53. [20]. Petrides K. V. và Furnham A. (2003), “Trait emotional intelligence: Psychometric investigation with reference to established trait taxonomies”, European Journal of Personality, 17(2), tr. 125-149. https://doi.org/10.1002/per.466 [21]. Salovey, P., and Mayer, J. (1990). Emotional intelligence. Imagin. Cogn. Pers. 9, 185– 211. [22]. Santos Alves Peixoto và cộng sự (2022), "Emotion regulation, stress, and well-being in academic education: analyzing the effect of mindfulness-based intervention", Trends in Psychology, 30.1, tr. 33-57. [23]. Udayar, S., Fiori, M., and Bausseron, E. (2020). Emotional intelligence and performance in a stressful task: the mediating role of self-efficacy. Pers. Individ. Dif. 156:109790. doi: 10.1016/j.paid.2019.109790. 437
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1