intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của UKVFTA tới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tác động của UKVFTA tới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên" tập trung đi sâu phân tích, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ở Tây Nguyên nói riêng cần làm gì để nắm bắt, tận dụng những cơ hội của hiệp định này mang lại nhằm tránh tác động tiêu cực để phát triển doanh nghiệp bền vững trong thị trường hội nhập. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của UKVFTA tới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên

  1. TÁC ĐỘNG CỦA UKVFTA TỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở TÂY NGUYÊN TS. Nguyễn Văn Đạt Trường Đại học Tây Nguyên Tóm tắt: Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam đã tham gia và hoàn tất đàm phám 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Những hiệp định ký kết mở ra cho Việt Nam nói chung, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng vận hội mới để hội nhập và phát triển, xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn sang các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời sức cạnh tranh cũng tăng cao. Trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, Hiệp định UKVFTA đã và đang giúp ổn định thị trường để các doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển. Trong bài viết này tác giả tập trung đi sâu phân tích, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ở Tây Nguyên nói riêng cần làm gì để nắm bắt, tận dụng những cơ hội của hiệp định này mang lại nhằm tránh tác động tiêu cực để phát triển doanh nghiệp bền vững trong thị trường hội nhập. Từ khóa: Doanh nghiệp nông sản, Hiệp định UKVFTA, Tây Nguyên. IMPACTS OF UKFTA ON AGRICULTURAL EXPORT FIRMS IN TAY NGUYEN Abstract: By the end of 2021, Vietnam has joined and completed negotiations for 12 bilateral and multilateral free trade agreements (FTAs). The signed agreements bring to Vietnam in general and the business community and entrepreneurs in particular many opportunities for development, integration, exportation and enhancing competition. In the context of the ongoing pandemic causing difficulties for production and business activities, the UKVFTA has been helping to stabilize the market so that businesses can recover and develop. In this article, the author focuses on an in-depth analysis of what Vietnamese enterprises in general and enterprises in the Central Highlands, in particular, should do to seize and take advantage of the opportunities and to avoid the negative impacts of this agreement for sustainably developing in the integrated market. Keywords: Agricultural firms, UKVFTA, Tay Nguyen 1. Đặt vấn đề Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới có hơn 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Các Hiệp định thương mại tự do có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gia. Đối với Việt Nam thì Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh 305
  2. (UKVFTA) đã chính thức hoàn tất đàm phán vào ngày 11/12/2020 và ký kết vào tối 29/12/2020. Hiệp định đã có hiệu lực tạm thời từ 23h tối 31/12/2020 (tức 6h sáng ngày 01/01/2021 theo giờ Việt Nam), và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/05/2021. Chúng ta đều biết rằng, Anh là thị trường có tính cạnh tranh rất cao với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng muốn thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài sang Anh cần phải có chiến lược phù hợp, tăng cường tiếp cận các đối tác tiềm năng để tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường quan trọng này. Như vậy, các doanh nghiệp này cần làm gì để tận dụng được những thuận lợi và khắc phục những khó khăn khi tham gia vào thị trường này để phát triển một cách bền vững trong tương lai. 2. Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA) được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), với những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UK) bảo đảm cân bằng lợi ích của cả hai bên. Theo đó, Hiệp định gồm 9 điều khoản; 1 Phụ lục sửa đổi một số điều của lời văn EVFTA; 1 Nghị định thư và 1 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và UK. Về cơ bản, các nội dung thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định UKVFTA cũng tương tự như Hiệp định EVFTA, gồm thương mại hàng hóa (các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, và thể chế pháp lý. Những tác động tích cực: Ký kết và thực thi các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho xã hội Việt Nam. FTA thế hệ mới đòi hỏi các thành viên, trong đó có Việt Nam phải thực hiện rà soát, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; Cải thiện môi trường pháp lý và kinh doanh. Đặc biệt, với tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử công bằng, các FTA thế hệ mới giúp Việt Nam kiện toàn, cải thiện bộ máy quản lý nhà nước theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo phát triển KT-XH bền vững. Các FTA thế hệ mới góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Không chỉ vậy, các FTA thế hệ mới được coi như là một chiến lược mang tầm dài hạn nhằm giúp DN Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Ngoài thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu, các FTA thế hệ mới còn góp phần giúp Việt Nam phát triển thương mại nội địa. Hoạt động lưu thông hàng hóa trong nước cũng liên tục gia tăng về quy mô. Giai đoạn 2011 - 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng từ 1.677,3 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 4.395,7 nghìn tỷ đồng năm 2018. Đặc biệt là từ các năm 2019 đến năm 2021 càng tăng mạnh. 306
  3. Một số tác động tiêu cực: Khi Việt Nam tham gia các FTA, cạnh tranh tăng lên có thể làm cho DN nhà nước, cũng như nhiều DN có công nghệ sản xuất lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn. Với mức độ mở cửa tự do hóa sâu hơn, các lĩnh vực còn thiếu, còn yếu của Việt Nam như: Giao thông vận tải, đào tạo nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật có tay nghề cao… sẽ khó có thể đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi phân luồng đầu tư từ nước ngoài, với dòng vốn mạnh mẽ đổ vào trong nước, cạnh tranh cao sẽ gây sức ép đối với DN. Trong thời gian qua cũng đã có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trong lĩnh vực nông sản điển hình như Nghị định 210/2013/NĐ-CP về Khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định, hướng dẫn thi hành 1 số điều của luật thuế GTGT, Nghị định 133/2013/NĐ-CP về sửa đổi NĐ 54/2013/NĐ-CP về đầu tư và tín dụng XK, Quyết định 57/2010/QĐ-TTg miễn thuế thuê đất với dự án xây dựng kho tạm trữ nông sản (cà phê), Quyết định 3848/2010/QĐ-BCT cung cấp thông tin thị trường phục vụ tiêu thụ nông sản. Nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ 3 tỷ/dự án cho các dự án chế biến để xây dựng CSHT giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải, mua thiết bị; Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa 36 tháng cho xuất khẩu cà phê; Hỗ trợ cho vay mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch tối đa 100% giá trị, 100% lãi suất 2 năm đầu và 50% năm thứ 3; Bỏ thuế VAT 5% đối với một số mặt hàng trong đó có cà phê; Quản lý hệ thống thu mua; Nâng cao công nghệ sơ chế; Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại (sàn giao dịch cà phê), phát triển thị trường trong nước; Đẩy mạnh thông tin, dự báo ngành hàng, XTTM Đề án phát triển cà phê bền vững đến 2020. Bên cạnh đó, với nền tảng là kế thừa Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA cũng sẽ tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế thương mại toàn diện, lâu dài, ổn định giữa Việt Nam và UK, từ đó tạo động lực cho việc tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai bên, đặc biệt trong bối cảnh hai bên vừa gia hạn việc duy trì quan hệ song phương ở cấp độ đối tác chiến lược. 3. Thực trạng thị trường giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong thời gian qua 3.1 Kết quả hoạt động thương mại Kể từ khi có hiệu lực, EVFTA đã trở thành cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Từ tháng 8 năm 2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Vì vậy, với Hiệp định UKVFTA, các lợi ích trong mối quan hệ thương mại hiện có của hai bên tại Hiệp định EVFTA vẫn tiếp tục được duy trì. Với nền tảng là kế thừa Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA cũng sẽ tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế thương mại toàn diện, lâu dài, ổn định giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Hiệp định song phương này là sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước đối với việc phát triển các lĩnh vực thương mại chủ chốt. Đặc biệt, Hiệp định UKVFTA không chỉ tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, mà còn tích hợp nhiều yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Đáng lưu ý, Hiệp định UKVFTA có một số điểm mới như về thương mại hàng hóa, 307
  4. ngoài việc hai bên tiếp tục thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình của Hiệp định EVFTA, UK vẫn dành lượng hạn ngạch nhất định đối với 14 mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam đang được hưởng ưu đãi theo cơ chế hạn ngạch thuế quan trong Hiệp định EVFTA; trong đó có những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu lớn như cà phê, tiêu, điều, cao su…v.v. Cùng với đó, về thương mại dịch vụ, đầu tư và mua sắm của Chính phủ, hai bên cũng có một số điều chỉnh cho phù hợp với cam kết của một hiệp định thương mại tự do song phương giữa hai nước. Về quy tắc xuất xứ, hai bên thống nhất áp dụng cơ chế cộng gộp xuất xứ mở rộng cho phép hàng hóa của hai bên được sử dụng nguyên liệu được nhập khẩu từ các nước thành viên EU. Điều này giúp các doanh nghiệp UK duy trì được chuỗi sản xuất và cung ứng hiện tại. Riêng với Việt Nam, do việc thực thi cơ chế cộng gộp mở rộng còn khá mới mẻ nên hai bên cũng đã nhất trí tiến hành rà soát cơ chế này vào năm thứ 3 kể từ khi hiệp định có hiệu lực; các cơ chế thực thi hiệp định mang tính đặc thù giữa Việt Nam và EU cũng được điều chỉnh lại cho phù hợp. Đối với Việt Nam, với những cam kết mở cửa thị trường hàng hóa tương đương Hiệp định EVFTA cộng với việc có thêm hạn ngạch đối với những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao như nông sản sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Theo tính toán, giá trị thuế nhập khẩu mà hàng hóa Việt Nam tiết kiệm được khi vào Anh ước đạt 3,5 nghìn tỷ/năm. Trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, Hiệp định UKVFTA dự kiến giúp ổn định thị trường để các doanh nghiệp có thể phục hồi và phát triển. Thêm vào đó, với nền tảng là những cam kết tiến bộ, tiêu chuẩn cao của Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA được kỳ vọng sẽ tiếp nối động lực thúc đẩy quan hệ song phương của hai bên một cách toàn diện và sâu rộng hơn nữa trong những năm tới, là cơ sở vững chắc để Việt Nam và UK duy trì và củng cố quan hệ đối tác chiến lược mà hai bên vừa thiết lập. Đặc biệt, Hiệp định UKVFTA cũng là cơ sở để hai bên thúc đẩy khác khuôn khổ hợp tác khu vực và đa phương khác. Anh (UK) là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 6,6 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt 5,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 857 triệu USD. Trong giai đoạn từ 2011-2019, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tăng trung bình 12,1%/năm, cao hơn mức trung bình chung của Việt Nam 10%/năm. Đặc biệt, tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường này cũng đạt mức trên 10%. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang UK là điện thoại- linh kiện, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính-linh kiện, hạt điều, càphê, hạt tiêu. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, dược phẩm, sắt thép, hóa chất. Mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh. Đối với Việt Nam, với những cam kết mở cửa thị trường hàng hóa tương đương Hiệp định EVFTA cộng với việc có thêm hạn ngạch đối với những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao như nông sản sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. 308
  5. Việc đi đến thỏa thuận và ký kết UKVFTA có ý nghĩa to lớn và thiết thực khi cả Việt Nam và Vương quốc Anh đều mong muốn sớm hoàn tất thỏa thuận này để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. UKVFTA sẽ giúp Việt Nam “tiết kiệm” 114 triệu bảng Anh (153 triệu USD) mỗi năm khi xuất khẩu hàng hóa sang Anh và 36 triệu bảng Anh cho hàng xuất khẩu của Anh sang Việt Nam. Dư địa tăng trưởng thị trường tại Vương quốc Anh cho sản phẩm Việt Nam còn rất lớn vì tất cả các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam chỉ chiếm được không quá 1% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm gần 700 tỉ USD (2019) của Anh. Tuy nhiên, khi Anh rời EU, các ưu đãi mang lại từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ không được áp dụng tại thị trường Anh. Bởi vậy, việc ký kết một FTA song phương sẽ tạo điều kiện cho hoạt động cải cách, mở cửa thị trường, thuận lợi hóa thương mại ở hai quốc gia trên cơ sở kế thừa các kết quả đàm phán tương đối tích cực ở EVFTA, tránh gián đoạn các hoạt động thương mại do hệ quả mang lại của Brexit. Năm 2019, các doanh nghiệp Anh đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá hơn 600 triệu bảng sang Việt Nam. Cũng trong năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang Anh với trị giá khoảng 4,6 tỉ bảng Anh. Kể từ khi có hiệu lực, EVFTA đã trở thành cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Từ tháng 8 năm 2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Cụ thể: kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ với trị giá gần 6 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Với UKVFTA, các lợi ích trong mối quan hệ thương mại hiện có của hai bên tại Hiệp định EVFTA được duy trì. Hiệp định song phương này là sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước đối với việc phát triển các lĩnh vực thương mại chủ chốt. Hiện nay, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã hiện diện tại thị trường Anh. Điển hình là cà phê, hạt điều và hạt tiêu được tiêu thụ khá tốt trong các siêu thị lớn. Gạo và trái cây như nhãn, vải, thanh long cũng đã có mặt nhưng chủ yếu được bày bán tại các siêu thị nhỏ chứ chưa thâm nhập được các siêu thị lớn . Hạt điều: Anh là quốc gia nhập khẩu hạt điều lớn thứ ba và là thị trường tiêu thụ hạt điều lớn thứ hai ở châu Âu. Năm 2020, hạt điều nhập khẩu vào Anh đạt 23 ngàn tấn. Trong đó, hạt điều từ Việt Nam đạt hơn 16 ngàn tấn, trị giá hơn 92 triệu USD, chiếm 71% thị phần. Hạt tiêu: Năm 2020, nhập khẩu hạt tiêu vào Anh đạt gần 14 ngàn tấn, trị giá 121 triệu USD, trong đó có 5.621 tấn từ Việt Nam, trị giá hơn 48 triệu USD, chiếm gần 40% thị phần. Cà phê: Năm 2020, nhập khẩu cà phê vào Anh đạt gần 1 tỷ USD. Trong đó, cà phê từ Việt Nam đạt 27.915 tấn, trị giá hơn 48 triệu USD, chiếm gần 5% thị phần cà phê nhập khẩu vào Anh. 309
  6. UKVFTA đã có hiệu lực đầy đủ nhưng cơ hội không chờ đợi ai và có thể không kéo dài vì Anh sẽ gia nhập CPTPP trong tương lai không xa và đang tích cực theo đuổi các FTA song phương với các đối tác thương mại lớn. Thị trường Anh là một thị trường lớn nhưng có yêu cầu cao về chất lượng nông phẩm và rất cạnh tranh. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể tiếp cận thị trường này khi và chỉ khi thực hành sản xuất theo Global GAP hay Euro GAP và các áp dụng các quy chuẩn quản trị quốc tế như ISO, SA và ILO. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam phải có khả năng đảm bảo nguồn cung ổn định cả về số lượng và chất lượng để phát triển quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác của Anh. Để có thể thiết lập được cơ sở và mở rộng thị phần bền vững tại Anh bên cạnh các đối thủ cạnh tranh mạnh đến từ Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Nam Phi và Ấn Độ, doanh nghiệp Việt Nam còn phải có chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp. Kim ngạch xuất khẩu sang Anh tăng 28,9% trong 6 tháng năm 2021đạt 2,88 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước. Điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu sang Anh, đạt 373,7 triệu USD, chiếm 23,39% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 330,9 triệu USD, tăng 43,9%, chiếm 11,4%. Tiếp theo là giày dép các loại đạt 321,6 triệu USD, tăng 28,3%, chiếm 11,1% tỷ trọng. Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2021, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Anh đều có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá: xuất khẩu sắt thép tăng 770,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng 91,5%; đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 94,4%; sản phẩm từ sắt thép 185,8%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 105,6%. Đây là mức tăng trưởng thực sự ấn tượng trong bối cảnh xuất khẩu sang nhiều bạn hàng lớn gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Tín hiệu đầy lạc quan này càng có ý nghĩa khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) vừa mới được áp dụng, hứa hẹn tiếp tục tạo ra động lực mới cho hợp tác kinh tế - thương mại trong thời gian tới. Nông sản là một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam trong khi Anh là thị trường tiêu thụ lớn mặt hàng này nên thương mại nông sản giữa hai nước có tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới xuất khẩu nông sản chất lượng thay vì số lượng và xây dựng thương hiệu nông sản trên toàn cầu. Vương quốc Anh là một trong 10 thị trường lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu thực phẩm hằng năm lên tới hơn 65 tỷ USD. 3.2 Những cơ hội của các doanh nghiệp Việc ký kết một FTA song phương sẽ tạo điều kiện cho hoạt động cải cách, mở cửa thị trường, thuận lợi hàng hóa thương mại ở hai quốc gia trên cơ sở kế thừa các kết quả đàm phán tương đối tích cực ở EVFTA, tránh gián đoạn các hoạt động thương mại do hệ quả mang lại của Brexit. Bên cạnh đó, UK còn cam kết bổ sung về lượng TRQ (hạn ngạch thuế quan) đối với hơn 10 mặt hàng khác. Đặc biệt, trong giai đoạn đại dịch COVID-19, nhu cầu nông sản, thực phẩm, của thị trường Anh có xu hướng gia tăng. Do đó, kết hợp với những cơ hội về tiếp cận thị trường từ Hiệp định UKVFTA, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường UK sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. 310
  7. UKVFTA sẽ giúp Việt Nam không những cải thiện lĩnh vực sản xuất quy mô lớn sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà còn có thể ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do hơn, cũng như giúp các nhà sản xuất trong nước tránh được thuế nhập khẩu. Với những nền tảng cam kết và tiến bộ cao kế thừa từ hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định UKVFTA sẽ là động lực mới thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song phương. Hiệp định sẽ tạo sức bật kinh tế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp hai bên vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức của dịch bệnh cũng như phát huy quan hệ thương mại tốt đẹp trong thời gian qua, cùng hướng tới mục tiêu phát triển và thịnh vượng cho Vương quốc Anh và Việt Nam. Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57-5,30% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (cho giai đoạn 5 năm sau đó). Về xuất khẩu, EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Xét về tổng thể, EVFTA và UKVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường của ta để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam. 3.3. Tác động của UKVFTA đối với các doanh nghiệp ở Tây Nguyên Hiện nay các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng) có tổng diện tích tự nhiên 54.637 km², trong đó có 2 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, gồm 850,1 ngàn ha đất trồng cây hàng năm và gần 1,151 triệu ha đất trồng cây lâu năm…vv. Đặc biệt, các tỉnh Tây Nguyên có diện tích đất bazan chiếm 74,25% trong tổng diện tích đất bazan của cả nước. Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước, với những sản phẩm chủ lực của quốc gia, có nhu cầu thị trường cao, đạt giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm như cà phê, cao su, hạt tiêu, rau quả, hoa….v.v. Cà phê Tây Nguyên chiếm hầu hết diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam và trở thành cây trồng có ưu thế tuyệt đối của vùng cũng như khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, trong đó đứng số 1 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê vối. Hiện nay, diện tích cà phê toàn vùng Tây Nguyên có trên 576.800 ha, chiếm gần 90% diện tích cà phê của cả nước, tăng 13,26% so với năm 2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 2,5%/năm, trong đó diện tích cà phê cho thu hoạch 548.533 ha. Liên quan tới xuất khẩu cà phê năm 2021, một trong những yếu tố thuận lợi có thể nhìn thấy là tận dụng tốt hơn cơ hội từ UKVFTA để thúc đẩy xuất khẩu. Với việc 311
  8. thực thi Hiệp định đã xóa bỏ thuế cho toàn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 - 11% xuống 0%); các loại cà phê chế biến từ giảm 9 - 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA, UKVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam trong đó có những doanh nghiệp cà phê ở Đắk Lắk với chỉ dẫn cà phê Buôn Ma Thuột với các đối thủ tại thị trường EU. Điển hình một số công ty ở các tỉnh Tây Nguyên như Công ty TNHH Vĩnh Hiệp Gia Lai, Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk, Công ty cà phê Đắk Man…v.v... Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2021 của tỉnh Gia Lai ước đạt 360 triệu USD tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nổi bật là mặt hàng cà phê đạt tới ngưỡng 210 triệu USD, chiếm gần 60% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Để có được tín hiệu vui này, phải kể đến sự đóng góp lớn của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Anh (UKVFTA) đã duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh gia tăng xuất khẩu, đưa sản lượng cà phê xuất khẩu tăng 20% và tăng 24% về giá trị. Giữa muôn vàn khó khăn của dịch COVID-19, Hiệp định EVFTA đã mở ra cơ hội giúp cho nông sản của Gia Lai; trong đó, có cà phê gia nhập thuận lợi thị trường rộng lớn này. Công ty TNHH Vĩnh Hiệp là doanh nghiệp tiên phong sản xuất cà phê chất lượng cao của Gia Lai với sản lượng xuất khẩu đạt từ 50.000- 70.000 tấn/năm. Hiện, các sản phẩm của doanh nghiệp đã xuất đi hơn 40 quốc gia; trong đó, thị trường chính vẫn là châu Âu với kim ngạch chiếm khoảng 60%. Theo Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, trong những tháng cuối năm 2021, tỉnh Gia Lai sẽ phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt thêm khoảng 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch cả năm lên hơn 610 triệu USD. Mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu vẫn là cà phê với trên 200.000 tấn, tưng ứng giá trị hơn 300 triệu USD. Simexco Đắk Lắk xuất khẩu gần 20 tấn cà phê đặc sản sang Anh giữa mùa dịch Covid-19 vào tháng 9/2021. Loại cà phê đặc sản này được xử lý theo tiêu chuẩn quốc tế, có giá trị hơn các chủ loại thông thường, hơn 5 USD/Kg. Tổng giá trị lô hàng lần này vào khoảng 100.000 USD. Hiện cà phê ở Đắk Lắk xuất khẩu có độ phủ sóng trên 48 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Hà Lan... Đây cũng là những thị trường có số lượng tiêu thụ sản phẩm trên 1.000 tấn/năm và là một trong số các thị trường truyền thống của doanh nghiệp. Robusta của Tây Nguyên hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khó và khắt khe của tất cả khách hàng trên thế giới. Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk được xem là "anh cả" của làng cà phê ở "thủ phủ" Tây Nguyên và là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam. Như vậy, FTA giữa hai nước này sẽ loại bỏ gần như tất cả các loại thuế quan giữa hai nước, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. UKVFTA sẽ giúp Việt Nam có thể ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do hơn và giúp các nhà sản xuất trong nước tránh được thuế nhập khẩu. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai 312
  9. thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay. Điều đó cho thấy nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 3.4. Những thách thức của các doanh nghiệp nông sản ở Tây Nguyên Cà phê là một trong 13 nông sản chủ lực quốc gia, với lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên - nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, những cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho UK sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ trong nước, nhất là trong những ngành UK có thế mạnh như dịch vụ tài chính, dược phẩm, các mặt hàng hóa chất...vv, cụ thể. Thứ nhất, tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ phía UK là rất cao đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp ở Tây Nguyên. Bao gồm: về an toàn thực phẩm, trách nhiệm môi trường, quy tắc xuất xứ, công tác thu hoạch bảo quản cà phê, tiêu, điều…vv. Thứ hai, Nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngoại nhập đặc biệt là những sản phẩm có xuất xứ từ châu Âu đang ngày một gia tăng trong thời gian gần đây. Khi rào cản thuế quan được gỡ bỏ, hàng châu Âu sẽ dễ dàng thâm nhập nhập thị trường Việt Nam, lúc này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp sức ép lớn từ phía các doanh nghiệp của Anh. Bởi vì các doanh nghiệp của Anh cũng sẽ tận dụng cơ hội giảm thuế để đưa hàng hóa vào thị trường Việt Nam. Thứ ba, Thực tế hiện nay, sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp ở Tây Nguyên về EVFTA còn hạn chế. Hiện có tới 85% DN không biết, hoặc lần đầu nghe nói tới Hiệp định này, trong đó, các DN xuất khẩu nông sản không phải là ngoại lệ dẫn tới phần lớn các doanh nghiệp chưa đáp ứng được các điều kiện về nguyên tắc xuất xứ. Thứ tư, Hiệp định UKVFTA hướng tới xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99% số dòng thuế. Ở Việt Nam hiện nay chưa phát triển nên phần lớn nguồn nguyên, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đều phải nhập khẩu. Do đó vấn đề đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan theo Hiệp định UKVFTA chính là một thách thức đối với các doanh nghiệp nông sản ở Tây Nguyên. Cuối cùng là, hiện nay là có có tới hơn 40% DN khó cải thiện điều kiện lao động; 55% DN khó đầu tư vào công nghệ mới; 59% DN khó đáp ứng yêu cầu nội địa hóa. 4. Một số giải pháp để tận dụng tác động của UKVFTA tới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ở Tây Nguyên Thứ nhất, trong năm 2022, để khai thác hiệu quả từ Hiệp định UKVFTA, một trong những việc các DN ở Tây Nguyên cần làm ngay là đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa, chú trọng vấn đề vệ sinh thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý, coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, môi trường sản 313
  10. xuất để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh nhằm củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường. Các bộ ngành cần tăng cường công tác thông tin giúp định hướng sản xuất phục vụ xuất khẩu Thứ hai, coi trọng trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nhân bên cạnh những kiến thức chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý cần có tầm nhìn để thích ứng kịp thời với môi trường kinh doanh đầy biến động. Đồng thời, cần có chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng cũng như phân tán rủi ro với các sản phẩm. Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất gắn với nhu cầu thị trường. Thứ ba, đổi mới và nâng cấp hạ tầng kĩ thuật công nghệ tiên tiến. Hiện nay nhiều doanh nghiệp của chúng ta vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu, nhiều máy móc, thiết bị đã hết khấu hao. Không so với các nước tiên tiến, chỉ với các nước trong khu vực, trình độ khoa học kĩ thuật của ta đã thua xa, điều đó là vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế cần phải ứng dụng khoa học kĩ thuật và đào tạo người sử dụng được khoa học kĩ thuật là một trong các nhiệm vụ hàng đầu. Thứ tư, Chúng ta đều biết năng suất lao động của người Việt không cao so với các nước khác. Đó là điểm yếu của chúng ta khi tham gia hội nhập. Muốn hội nhập được, các doanh nghiệp của chúng ta phải nắm được các điểm yếu này, đào tạo được đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực, tận tụy, tích cực, năng động. Thứ năm, cần tăng cường sự trao đổi giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, loại bỏ những nút thắt, rào cản đối với xuất khẩu. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu: hỗ trợ phát triển các thị trường ngách đối với một số sản phẩm có giá trị gia tăng cao như bạch trà, cà phê hòa tan, tiêu trắng...vv. Đẩy mạnh hoạt động phát triển thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu thông qua chương trình Thương hiệu quốc gia Thứ sáu, đẩy mạnh các biện pháp về thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn phục vụ xuất khẩu. Các cơ quan quản lý cần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Phát triển dịch vụ phục vụ xuất khẩu hàng hóa. Các bộ, ngành, địa phương triển khai Chương trình hành động thực hiện “Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2017. Cuối cùng, tăng cường vai trò của các Hiệp hội ngành hàng, phát huy vai trò trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong thương mại quốc tế; thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp. 5. Kết luận Hiệp định UKVFTA đã giúp nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Anh so với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các nước chưa có FTA với Anh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở Tây Nguyên chỉ có thể tận dụng được lợi thế cạnh tranh này nếu sản phẩm đáp ứng được yêu 314
  11. cầu chất lượng theo tiêu chuẩn của vương quốc Anh và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Tây Nguyên phải rất nỗ lực, thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp đã được đề xuất ở trên với sự hỗ trợ của các bộ ngành có liên quan mới có thể tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức nhằm phát triển doanh nghiệp một cách bền vững trong thời kỳ hội nhập hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Ngọc Dương (2021), Xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, https://socongthuong.daklak.gov.vn/vi/news/hoat-dong-nganh-cong-thuong/xuat-nhap- khau-hang-hoa-nong-san-dak-lak-giai-doan-2016-2020-va-dinh-huong-den-nam-2025- 2923.html. 2. Nguyễn Dũng (2021), Vận hội để Tây Nguyên phát triển bứt phá, https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/van-hoi-de-tay-nguyen-phat-trien-but-pha-638362/. 3. Minh Hậu (2021), Các địa phương vùng Tây Nguyên tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, https://www.mpi.gov.vn/pages/tinbai.aspx? idTin=51448&idcm=49. 4/ Hải quan Việt Nam (2021), Số liệu định kỳ từ năm 2009 đến năm 2021, https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/SoLieuThongKe.aspx?&Group= S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA. 5. Trung tâm WTO (2021), Văn kiện hiệp định UKVFTA, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/16830-van-kien-hiep-dinh-ukvfta. 315
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2