intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới Việt Nam và một số giải pháp về phát triển tiềm lực ở nước ta trong giai đoạn tới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc nghiên cứu Cách mạng công nghiệp 4IR và tác động đối với ứng dụng công nghệ thông tin; Tổng quan về Cách mạng công nghiệp 4.0; Một vài định hướng tới đây đối với Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới Việt Nam và một số giải pháp về phát triển tiềm lực ở nước ta trong giai đoạn tới

  1. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 TÁC ĐỘNG VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN TIỀM LỰC Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN TỚI TS Trần Thanh Phương Hội Thông tin KH&CN Việt Nam 1. Giới thiệu Bước vào thế kỷ 21, toàn thể nhân loại đang chứng kiến những thay đổi phi thường của lịch sử dưới sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (4IR). Về thực chất, đây là một làn sóng công nghiệp mới dưới tên gọi Nền công nghiệp 4.0, dựa trên cơ sở chuyển đổi kỹ thuật số của nền sản xuất, với sự xuất hiện của một loạt các công nghệ mới có tính đột phá, như Big Data (Dữ liệu lớn) / Analytics (Phân tích), điện toán đám mây, Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), in 3D, v.v. Đồng thời, trong quá trình chuyển đổi đó, diễn ra sự hội tụ của một loạt ngành, như CNTT (Công nghệ thông tin), công nghệ sinh học, công nghệ vât liệu, công nghệ nano, v.v. và OT (Công nghệ vận hành), thiết bị IoT, các thiết bị cảm biến và truyền động, các robot, dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các quy trình sản xuất, chế tạo để kết nối với các nhà máy, doanh nghiệp, hoạt động chế tạo phân cấp thông minh, các hệ thống tự tối ưu hóa và chuỗi cung ứng kỹ thuật số trong môi trường thực - ảo định hướng vào thông tin (Information-Driven Cyber - Physical Environment) của cuộc Cách mạng công nghiệp 4IR. Điều này đã và đang làm thay đổi tận gốc rễ toàn bộ nền công nghiệp quốc gia và quốc tế, cả theo chiều rộng (Extensive), lẫn chiều sâu (Intensive), cũng như làm biến đổi hoàn toàn về chất nền sản xuất xã hội, các hệ thống quản lý vĩ mô và vi mô trong mọi lĩnh vực đời sống – xã hội của các quốc gia trên thế giới. 2. Cách mạng công nghiệp 4IR và tác động đối với ứng dụng công nghệ thông tin. Từ nửa sau thế kỷ 20, cuộc cách mạng trong kỹ thuật số hóa (Digitalization) diễn ra từ thập niên 1960 đã tạo nên những tiền đề khởi phát cho cuộc Cách mang 4IR, với những dịch chuyển quan trọng trong kỹ thuật số và công nghệ thông tin (CNTT), đó là: 1) Sự dịch chuyển hướng vào hệ thống (Systems-Centric) (giai đoạn 1965 - 1981) - được đánh dấu bởi sự xuất hiện thế hệ máy tính IBM S/360 đầu tiên vào năm 1964; 2) Sự dịch 1
  2. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 chuyển hướng vào máy tính cá nhân (PC-Centric) (giai đoạn 1981- 1994) - khởi đầu từ khi máy tính cá nhân IBM PC được đưa vào sử dụng rộng rãi lần đầu tiên năm 1981; 3) Sự dịch chuyển hướng vào Mạng (thời kỳ1994 - 2005)và 4) Sự dịch chuyển hướng vào Nội dung - Content (thời kỳ 2005 - 2015). Trong Sự dịch chuyển hướng vào Nội dung (2005 - 2015), các công nghệ mạng và công nghệ số đã mở màn một cuộc cách mạng mới về mặt nội dung thông tin - đó là sự xuất hiện của nền Công nghiệp Nội dung Số- The Digital Content Industry. Kể từ đây, đã khởi đầu một quá trình chuyển dịch mới đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển (NC&PT), các cơ quan và các doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT – đó là Chuyển dịch Số. 2.1. Tổng quan về Cách mạng công nghiệp 4.0 2.1.1. Định nghĩa, nội dung, và những đặc điểm đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong thế kỷ 21. Dưới sự tác động của các làn sóng đột phá khoa học và công nghệ ngày càng to lớn hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ trí tuệ nhân tạo tới dữ liệu lớn (Big Data), từ Internet tới Internet vạn vật (IoT - Internet of Things), Mạng Internet kết nối các dịch vụ (IoS - Internet of Services), từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử, v.v., cuộc cách mạng công nghiệp 4IR lần này, vừa là sự dung hợp, mà đúng hơn, là sự Hội tụ (Convergence), cũng như sự tương tác của các công nghệ nói trên trong các lĩnh vực lượng tử học, khoa học về nhận thức, công nghệ nano, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học , v.v. GS. Klaus Schwab, sáng lập viên kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong cuốn sách “Cách mạng công nghiệp 4.0 (4IR)” đã cho thấy, trong cuộc cách mạng lần này, không chỉ các hệ thống máy móc, hệ thống thông minh được kết nối với nhau, mà còn với quy mô và phạm vi bao quát rộng lớn hơn nhiều trong các hệ thống Thực - Ảo (Cyber – Physical Systems), vật thể - phi vật thể (Material – Immaterial). Về thực chất, Cách mạng công nghiệp 4IR dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa mọi quy trình, phương thức sản xuất. Trên thực tế, đây là xu thế tự động hóa và trao đổi dữ liệu đang được triển khai mạnh mẽ trong các công nghệ sản xuất tiên tiến hiện nay, bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật (IoT) và điện toán đám mây. Đặc điểm đặc trưng của của cuộc cách mang này là các hệ thống sản xuất Thực - Ảo (Cyber-Physical Systems – CPS) lần đầu tiên được TS. Jame Truchat, Giám đốc điều hành của Công ty National Instruments, có trụ sở tại Austin, Texas, Hoa Kỳ, giới thiệu vào năm 2006. Trong đó, các “sản phẩm thông minh” được gắn các thiết bị cảm biến, thông báo cho máy móc biết cách thức chúng cần được xử lý; các quy trình sẽ có quyền tự trị trong một hệ 2
  3. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 thống mô-đun phân cấp. Các thiết bị nhúng thông minh làm việc với nhau qua mạng không dây hoặc thông qua “đám mây”. Quá trình này là tiền đề cho việc xuất hiện các "Nhà máy thông minh – Smart Factory" hay “Nhà máy số - Digital Factory”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người một cách tức thời (theo thời gian thực - Real Time), và thông qua IoS (Internet of Services - Mạng Internet kết nối các dịch vụ), người dùng (User) sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này. Tới đây, cuộc cách mạng 4IR sẽ làm chuyển hóa mạnh mẽ hơn nữa về chất mọi lĩnh vực đời sống kinh tế và văn hoá - xã hội, dựa trên: l) sự cất cánh của nền kinh tế ảo với các hoạt động phi vật chất - các hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu-phát triển, thương mại hoá, thiết kế và sản xuất đã thay đổi căn bản; 2) Sự triển khai những chỗ làm việc mới và làm việc từ xa (Teleworking) sử dụng các kỹ thuật và công nghệ tin học, viễn thông, kỹ thuật nghe nhìn thực - ảo tăng cường (Augmented) sẽ cho phép các doanh nghiệp có thể bố trí được các hoạt động của mình tại những nơi có nhiều mối quan tâm (làm việc và sản xuất từ xa); 3) Trong tiêu dùng , sự bùng nổ của các mạng lưới đa dịch vụ thực - ảo, cũng như về hậu cần (Logistic), sẽ cung cấp tới tận nhà tất cả những dịch vụ, nhằm đảm bảo đầy đủ những nhu cầu vật chất và tinh thần cho sinh hoạt đời sống của con người. Trong tương lai tới đây, các robot và máy tính với trí tuệ nhân tạo có thể phát triển tới mức thay thế con người trong việc phán đoán, phân tích, ra quyết định và quản lý các hệ thống phức tạp, cuộc cách mang 4IR sẽ có thể tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc tới các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế, v.v.,trên quy mô toàn cầu. Chính những điều này đã làm cho cuộc cách mạng công nghiệp 4IR, về cơ bản, mang đặc điểm hoàn toàn khác biệt khác với 3 cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trước đó. 2.1.2. Sự khác biệt cơ bản giữa các cuộc Cách mạng công nghiệp 1IR, 2IR, 3IR và 4IR. Nếu yếu tố nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp 1IR (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19) – là chuyển lao động thủ công sang sản xuất trên cơ sở Bán cơ khí và Cơ khí, thì yếu tố quyết định của cuộc Cách mạng công nghiệp 2IR (diễn ra vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20) là – chuyển sang sản xuất trên cơ sở Điện – Cơ khí và sang giai đoạn Tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành moojnh ngành lao động đặc biệt. 3
  4. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 Từ nửa sau thế kỷ 20, 2 cuộc cách mạng nối tiếp nhau trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là cuộc Cáchmạng khoa học – kỹ thuật (KHKT), và cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ (KHCN) hiện đại (diễn ra từ nửa sau thế kỷ 20 cho tới nay), đã tạo ra cơ sở và những tiền đề khởi phát cho hai cuộc cách mạng công nghiệp mới. Đó là cuộcCách mạng công nghiệp 3IR,diễn ra từ nửa sau thế kỷ 20và Cách mạng công nghiệp 4IR từ cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 cho tới nay. Trong cuộc Cách mạng KHKT (từ thập niên 40 tới thập niên 90 của thế kỷ 20), Tự động hóa và Điều khiển học hóa đã đượcphát triển mạnh mẽ, khởi đầu giai đoan phát triển kỹ thuật và công nghệ mới trên nền tảng Cơ – Điện tử. Còn trong cuộc cách mạng KHCN hiện đại, hầu hết chức năng của con người (cả lao động chân tay và trí óc) đã được thay thế phần lớn và bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong quá trình sản xuất nhất định, trên nền tảng sản xuất Vi – Điện tử và trong triển vọng tới đây sẽ là Cơ - Lượng tử . Với cuộc Cách mạng KHCN hiện đại, cuộc Cách mạng công nghiệp 4IR đã được mở màn. Nhờ đột phá được vào cấp vi mô và siêu vi mô (mức nguyên tử, mức các hạt cơ bản và dưới mức cơ bản), cuộc Cách mạng công nghiệp 4IR đã thay đổi tới tận gốc rễ những yếu tố vật chất có tính truyền thống của lực lượng sản xuất, tạo ra các yếu tố mới về nguyên tắc dẫn tới những dịch chuyển sâu sắc về chất trong cơ cấu kinh tế của nền sản xuất vật chất, trong tổ chức và quản lý nền kinh tế - xã hội, tạo nên môt hệ thống công nghệ mới về nguyên tắc (Thực - Ảo) so với những hệ thống sản xuất và công nghệ của ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây (Thực – Thực; Vật lý - Vật lý; Vật chất – Vật chất) và đây cũng chính là sự khác biệt có tính căn bản và đặc trưng nhất của cuộc cách mạng lần này. 2.2. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 (4IR) đến ứng dụng công nghệ thông tin 2.2.1. Sự tác động toàn diện của Cách mạng công nghiệp 4IR Theo James Canton, Chủ tịch và đồng thời là Giám đốc điều hành về thông tin của Viện Tương lai toàn cầu (Institut for Global Futures), thì kiến trúc của thế kỷ 21 chủ yếu dựa trên sự Hội tụ (Convergence) của các ngành công nghệ cao là công nghệ sinh học (CNSH), công nghệ nano (CNNN), công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, lượng tử học, khoa học về nhận thức và một số ngành mũi nhọn khác,v.v. Đó là các công cụ đầy quyền năng mới với các đơn nguyên - vật liệu (Units) đi kèm. (Hình 1). Các công cụ quyền năng đó là: 1) Công nghệ thông tin(Informatiom Technology); 2) Công nghệ sinh học(Bio technology) và Y – sinh học (Bio-medicine); 3) Công nghệ 4
  5. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 nano(Nanotechnology) và Khoa hoc Nano (Nano Science); 4) Khoa học về nhận thức và khoa học về thần kinh(Cognitive Science and Neuroscience); 5) Lượng tử học (Quantic Science). 5 đơn nguyên - vật liệu đi kèm nêu trên là: 1)Số nhị phân (Bit) – là yếu tố nền tảng của quá trình truyền thông số hóa; 2)Nguyên tử (Atoms) – thành tố căn bản tạo nên tất cả vật chất và vạn vật trong thế giới tự nhiên; 3)Nơtron (Neurons) – thành tố thiết yếu đối với sự truyền thông tin, cũng như các chức năng trong trong não bộ của con người; 4) Gen (Genes) – là thành phần thiết kế có tính quyết định đối với tất cả các dạng sự sống; 5) Trạng thái lượng tử (Qbits) - là một đối tượng dùng để truyền tải thông tin trên nền tảng lý. Trong tương lai, Trạng thái lượng tử Qbits sẽ trở thành nhân tố không thể thiếu của công nghệ “Mạng Internet lượng tử”, hay công nghệ “Điện toán đám mây lượng tử” - khởi đầu một “Kỷ nguyên Truyền thông Lượng tử”. Trong đó, một mạng lưới các vệ tinh và các thiết bị mặt đất có thể liên kết và chia sẻ thông tin lượng tử với tất các máy tính lượng tử trên quy mô toàn cầu. Hình 1. Kiến trúc của thế kỷ 21 dựa trên sự hội tụ của các công cụ quyền năng và các đơn nguyên (Units) – vật liệu đi kèm. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4IR, các công cụ và các đơn nguyên - vật liệu đi kèm nêu trên sẽ là những động lực chi phối mọi chiến lược phát triển thiết kế cho toàn bộ thế kỷ 21. Bất kỳ quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ, hoặc tập đoàn, công ty nào, nếu có thể nắm vững và điều khiển được các công cụ và các đơn nguyên - vật liệu đi kèm nêu trên, cần thiết cho mọi quá trình đổi mới, cũng sẽ đều có thể tạo ra được năng lực và lợi 5
  6. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 thế cạnh tranh quốc gia để dẫn đầu trong cuộc đua tranh về khoa học, công nghệ và kinh tế trong suốt thế kỷ 21 này. 2.2.2. Sự tác động đến tiềm lực và chiến lược công nghệ thông tin của cuộc Cách mạng 4IR. Tại Hội nghị Triển lãm CNTT của Gartner - là công ty hàng đầu thế giới về nghiên cứu và tư vấn về CNTT, tổ chức từ ngày 1-5/10/2017 tại Orlando, Florida (Mỹ), David Cearley, Phó Chủ tịch của Garner, cho rằng, trong thời gian tới, những xu hướng công nghệ chiến lược mới có tính nền tảng xuất hiện trong CNTT, sẽ gắn liền với Lưới (kỹ thuật) số thông minh (Intelligent Digital Mesh) và sẽ định hình toàn bộ hoạt động kinh doanh số và hệ sinh thái số của mọi doanh nghiệp và các công ty kinh doanh, cụ thể đó là: 1) Các nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI); 2) Các ứng dụng và phân tích thông minh. Việc khai thác các ứng dụng thông minh sẽ nâng cao khả năng phân tích tăng cường (Augmented Analytics) - là một lĩnh vực chiến lược đang phát triển nhanh chóng, trên cơ sở ứng dụng học máy (Machine Learning) để tự động hóa việc chuẩn bị dữ liệu, khám phá và chia sẻ thông tin cần thiết giữa các doanh nghiệp, các công nhân vận hành và các nhà khoa học dữ liệu; 3) Các đồ vật thông minh. Trên cơ sở AI, các đồ vật thông minh mới (như các phương tiện tự lái, robot và các máy bay không người lái, v.v.) sẽ mang lại nhiều khả năng tiên tiến hơn cho các hệ thống công nghiệp, nghiên cứu KH&CN và khách hàng kết nối IoT);4) Bản sao số (Digital Twin) - được liên kết tới các đồ vật thực của các bản sao này và được sử dụng để nắm bắt được trạng thái của đồ vật, hay hệ thống, đáp ứng các thay đổi, cải thiện các hoạt động và gia tăng giá trị cho đồ vật và khi kết hợp với các khả năng dựa trên AI, cho phép thu thập và hiển thị mọi dữ liệu phù hợp, để mô phỏng, khai thác và phân tích, nhằm đáp ứng hiệu quả nhất các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp; 5) Điện toán đường biên (Edge computing). Nếu Điện toán Đám mây nhằm vào việc đáp ứng mô hình định hướng dịch vụ (Service - Oriented Model), có cấu trúc được kiểm soát, điều phối mang tính tập trung, thì ngược lại, Điện toán Đường biên nhằm vào phương thức chuyển phát cho phép triển khai các ưu thế của dịch vụ đám mây theo quy trình phi kết nối và phân tán; 6) Nền tảng hội thoại (Conversational Platform) - Công nghệ này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cách thức con người tương tác với thế giới số, nhờ khắc phục những hạn chế trong việc “hiểu” ngôn ngữ và “nắm” được ý định của người sử dụng bình thường; 7) Trải nghiệm nhập vai (Immersive Experience) nhờ Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR), Thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) và Thực tế hỗn hợp (Mixed Reality) sẽ thay đổi cách thức chúng ta nhận thức và tương tác với thế giới số, nhằm tối ưu hóa giao diện công 6
  7. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 nghệ để đáp ứng tốt hơn nữa phương thức tương tác Thực - Ảo; 8) Chuỗi khối (Blockchain) - Công nghệ blockchain, với tính cách là nền tảng kinh doanh số,cócác cơ chế an toàn và bảo mật cao trong việc lưu, ghi chép lại các thông tin số hoá , mang tính đột phá đối với các doanh nghiệp truyền thống, lẫn khởi nghiệp; 9) Lập trình khả năng - với việc ứng dụng phần mềm quản lý khả năng, IoT, điện toán đám mây, blockchain, quản lý dữ liệu trên bộ nhớ và AI, các khả năng kinh doanh sẽ có thể được kiểm soát nhanh hơn và được phân tích một cách chi tiết hơn; 10) Công nghệ đánh giá rủi ro và sự tin cậy thích ứng liên tục (Continuous Adaptive Risk and Trust Assessment - CARTA), công nghệ này sẽ cho phép các lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể ra được quyết định dựa trên sự rủi ro và độ tin cậy theo thời gian thực (Real – Time) để có những ứng phó phù hợp, nhằm đáp ứng các yêu cầu về an ninh, quản trị các rủi ro và nắm bắt được mọi cơ hội trong hoạt động kinh doanh số. 2.2.3. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4IR đến ứng dụng công nghệ thông tin Trong nền sản xuất xã hội, cuộc cách mạng 4IR đang làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế với nhiều kiểu loại mô hình kinh doanh mới ra đời. Điều đó đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức quản trị doanh nghiệp và làm việc hằng ngày, phương thức tương tác giữa doanh nghiệp với nhau, cũng như với khách hàng; từ phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng, chuỗi cung ứng, hệ sinh thái. Việc chậm nhận thức trong đổi mới tư duy sáng tạo, hoặc chậm bắt kịp các xu hướng ứng dụng CNTT mới sẽ khiến cho các doanh nghiệp nhanh chóng bị đào thải. Để sống sót, tồn tại và phát triển, thậm chí vươn lên dẫn đầu trong cuộc cách mạng 4IR, các doanh nghiệp cần phải tiến hành một cuộc cách mạng dưới tên gọi là “Chuyển đổi số”. Theo một khảo sát của Gartner, tới năm 2020, 41% doanh số của các tập đoàn lớn sẽ do hoạt dộng kinh doanh số (Digital Business) mang lại. Trong quá trình chuyển đổi số, theo Gartner, để trở thành một doanh nghiệp số hoàn chỉnh, hoạt động thông tin KH&CN của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải dựa trên 5 nền tảng công nghệ sau đây. Các nền tảng đó là: 1) Nền tảng Hệ thống thông tin (Information Systems Platform); 2) Nền tảng Trải nghiệm khách hàng (Customer Experience Platform): Gồm các thành phần chính tiếp xúc với khách hàng như customer portal, customer apps,v.v.; 3) Nền tảng Dữ liệu và Phân tích (Data and Analytics Platform): Có khả năng quản lý và phân tích thông tin/dữ liệu; 4) Nền tảng IoT (IoT Platform): Kết nối các tài sản vật lý phục vụ giám sát, tối ưu hóa, điều khiển và tạo ra doanh số/giá trị, bao gồm kết nối, phân tích và tích hợp các hệ thống cốt lõi (Core) và các hệ thống công nghệ vận hành (OT – Operation Technology); 5) Nền tảng Hệ sinh thái (Ecosystems Platform): Hỗ trợ việc tạo và kết nối đến hệ sinh thái, sàn thương 7
  8. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 mại/ giao dịch và các cộng đồng. Các thành phần chính gồm hệ thống quản lý giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API), hệ thống điều khiển và hệ thống an ninh – an toàn. 3. Một vài định hướng tới đây đối với Việt Nam 3.1. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam Cuộc cách mạng công nghiệp 4IR đang diễn ra hiện nay đang mang lại nhiềucơ hội phát triển đối với Việt Nam. Việc nắm bắt các lĩnh vực công nghệ mới và hòa nhập kịp thời vào làn sóng công nghiệp 4.0 lần này sẽ góp phần nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình kinh tế nước ta theo hướng từ phát triển theo chiều rộng, thâm dụng cao về lao động và tài nguyên, sang mô hình kinh tế mới, có hàm lượng khoa học và tri thức cao. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á – Âu, v.v., việc bắt kịp cuộc Cách mạng 4IR sẽ góp phần thúc đẩy Việt Nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng thêm nănglực điều hành, kiểm soát, nâng cấp hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô và hành chính - xã hội. Đối với các doanh nghiệp nước ta, việc ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực CNTT và tiếp cận các công nghệ hiện đại sẽ làm giảm chi phí giao dịch và vận chuyển;các dịch vụ hậu cần (Logistic) và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn; các chi phí thương mại sẽ giảm bớt, khiến cho thị trường ngày càng được mở rộng và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng 4IR lần này cũng đang đặt ra nhiều thách thứcmới đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức tăng lên nhanh chóng sẽ khiến cho tình trạng phân hóa xã hội sâu sắc hơn. Trên thực tế, trước hết thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động.Hệ quả của việc phát sinh nhiều lĩnh vực công nghệ mới, kéo theo nhiều ngành nghề mới và việc làm mới trong quá trình diễn biến của cuộc cách mạng 4IR sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động trên thế giới; một số lượng lớn người lao động sẽ buộc phải chuyển nghề, hoặc thất nghiệp, thị trường lao động sẽ phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. Lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của nhiều nước như trước đây, kể cả lao động có kỹ năng trung bình ( có trình độ trung cấp, cao đẳng), nếu như số lao động này không được trang bị những kỹ năng mới có tính sáng tạo cho nền công nghiệp 4.0. 8
  9. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 Ngay ở Mỹ, cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp CNTT cũng đang bị thách thức và đang đối mặt với sự thay đổi lớn. Năm 2016, theo Bộ Lao động Hoa Kỳ (U.S. Department of Labor - DoL), việc làm trong lĩnh vực CNTT, được dự đoán từ năm 2016 đến năm 2026, sẽ tăng trưởng trên mức trung bình 13%, do nhu cầu tập trung gia tăng vào "Điện toán đám mây, thu thập, lưu trữ dữ liệu lớn và bảo mật thông tin". Theo dự báo tới năm 2026, số việc làm sẽ tăng nhanh nhất sẽ ở nhóm các nhà phân tích an ninh thông tin (28%), các nhà phát triển phần mềm (24%) và các nhà khoa học nghiên cứu thông tin và máy tính (19%). Trong khi đó, các lập trình viên máy tính, là nhóm duy nhất được DoL dự đoán sẽ giảm từ năm 2016 đến năm 2026 (-8%). Trong Báo cáo “Trí tuệ nhân tạo, tự động hoá và kinh tế” của Văn phòng Tổng Thống Mỹ, tháng 12 năm 2016, cho biết "Ước tính quy mô của việc làm bị đe dọa trong 2 thập niên tới là từ 9% đến 47%" và rằng " Nhiều việc làm có nguy cơ bị loại trừ bởi quá trình tự động hóa sẽ tập trung vào nhóm các công nhân có thu nhập thấp, tay nghề thấp hơn và ít học vấn hơn”. Thực tế hơn 40 năm qua cho thấy, kể từ ngày giải phóng đất nước tới nay, Việt Nam đã bỏ lỡ 2 cơ hội phát triển to lớn, do 2 cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mang lại. Đó là cuộc Cách mạng khoa học – kỹ thuật và Cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại. Điều này đã khiến cho Việt Nam đang ngày càng phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu về khoa học, công nghệ so với các nước trong khu vực. Theo Bảng xếp hạng chỉ số sáng tạo của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, xếp hạng chỉ số năng suất sáng tạo năm 2014 của lao động ở 24 nước châu Á, Việt Nam xếp thứ 16 trên 24, thậm chí thấp hơn cả Lào và Indonesia. Kết quả là hiện nay, Việt Nam vẫn đang thực hiện mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và xuất khẩu trong những ngành thâm dụng lao động có kỹ năng thấp. Theo đà hội nhập kinh tế toàn cầu và khu vực, tới đây, lợi thế về chi phí lao động thấp và về tài nguyên sẽ giảm đáng kể; các ngành sản xuất thâm dụng lao động, thâm dụng tài nguyên sẽ mất lợi thế và dần bị thu hẹp. Tại các cuộc hội thảo trong nước về tác động của cuộc cách mạng này, đã có nhiều nhận định cho rằng khả năng Việt Nam bắt kịp chuyến tàu Cách mạng 4IR chỉ có 5-7%, còn lại tới 85-95% là bị lỡ chuyến, vì chưa đủ các điều kiện về nguồn lực, cũng như về tiềm lực. Về thực trạng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay, theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối 2015, Việt Nam có gần 49,7 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó có 9
  10. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 51% lao động trong độ tuổi từ 15 đến 39 tuổi. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang đứng trước nhiều vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực, cụ thể là: Thứ nhất, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam còn thấp và có khoảng cách lớn đối với nước các đối với các nước trong khu vực. Theo Tổng cục Thống kê, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ có 10,56 triệu người, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lực lượng lao động - là 20,78%. Như vậy, nếu chỉ dựa vào lao động và kỹ năng giản đơn, Việt Nam sẽ không thể bắt kịp cuộc cách mạng 4.0. Thứ hai, lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, với năng suất thấp.Trong giai đoạn 2005 - 2015, cơ cấu kinh tế nước ta vẫn mang tính chất nặng về nông nghiệp, với 24,03 triệu người trong nông nghiệp - chiếm 45%, so với 11,58 triệu người trong công nghiệp – chiếm 21,78% và 17,56 triệu người trong lĩnh vực dịch vụ – chiếm 33,03%). Bên cạnh đó, Báo cáo Năng suất lao động Việt Nam năm 2015 cho biết năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan; 48,5% của Philippines và 48,8% của Indonesiavà vẫn thấp xa so với Trung Quốc trong cùng kỳ (4,7% so với 9,07%). Thứ 3, do cơ cấu cung - cầu của thị trường lao động bất hợp lý, cũng như phần lớn nguyên nhân là do nhân lực qua đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác, nên tình trạng thất nghiệp vẫn duy trì và tăng cao. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến quý 3 năm 2016, cả nước có 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó, số lao động qua đào tạo chiếm không nhỏ - là 202.300 người có trình độ đại học trở lên; 122.400 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 73.800 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Theo Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), công bố tháng 7/2016, trong 15 năm tới, dưới tác động của những đột phá về công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4IR, Việt Nam sẽ có tới 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép có nguy cơ cao bị mất việc (tương đương với khoảng gần 2,3 triệu người, trong đó khoảng 78% là lao động nữ làm việc trong ngành dệt may. Về thực trạng kỹ thuật và công nghệ: Tại cuộc Tọa đàm “Cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động tới thị trường lao động Việt Nam” tổ chức ngày 27/3/2018, tại Hà Nội đã cho biết, hiện có tới 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc các lĩnh vực gia công, lắp ráp, chủ yếu sử dụng lao động là trình độ thấp. Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn hết sức lạc hậu. Trên thực tế, phần nhiều doanh nghiệp Việt đang trong giai đoạn sử dụng công nghệ 2.0, một số đang ở trong giai đoạn giữa 2.0 và 3.0. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Nguyễn Bích Lâm, phần lớn doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, đang sử dụng công nghệ tụt hậu 10
  11. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 2 - 3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới, trong đó 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ những năm 1960 - 1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang. Mặt khác, quy mô doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ bé, số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước, phần lớn doanh nghiệp chưa đạt được quy mô tối ưu (50 - 99 lao động) để có được mức năng suất lao động cao nhất. Số lượng doanh nghiệp lớn còn ít (chỉ chiếm 2,1%), chưa xâm nhập được vào các thị trường, trung tâm công nghệ của thế giới, do đó chưa thực hiện được chức năng cầu nối về công nghệ tri thức của thế giới vào thị trường trong nước. Ngoài ra, đồng thời còn tồn tại các “điểm nghẽn” trong cải cách thể chế và thủ tục hành chính, cũng như về trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực; năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp. Về ứng dụng CNTT, thách thức lớn nhất hiện nay là phần lớn các doanh nghiệp đều không đủ năng lực số hóa, ứng dụng dữ liệu lớn vào phân tích, thiết kế, tập hợp thành những chuỗi giá trị. Theo Hiệp hội Dịch vụ và Phần mềm Việt Nam (VINASA), tới cuối năm 2017, chỉ có 35,2% doanh nghiệp và cơ quan ở Việt Nam chuẩn bị cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4IR. Có tới 95% doanh nghiệp Việt Nam dùng Internet, nhưng 60% trong số đó gặp khó khăn khi ứng dụng Internet vào các hoạt động. Như vậy, để tiếp cận, nắm bắt thành công cuộc cách mạng 4IR, tới đây Việt Nam cần phải tạo lập được một loạt các nền tảng cơ bản như, trình độ công nghiệp tiên tiến trên cơ sở chuyển đổi số hóa, nền tảng sản xuất chế tạo với công nghệ và kỹ thuật số hóa hiện đại, sự sáng tạo của năng lực con người, năng lực về trình độ quản lý, thể chế, cũng như môi trường pháp lý, v.v., ở mức độ cao hơn rất nhiều so với trình độ hiện nay. 3.2. Một vài khuyến nghị đối với Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4IR Xét về trình độ sản xuất công nghiệp, nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ đang nằm trong cấp độ cách mạng công nghiệp 1IR, 2IR và một số rất ít ở cấp 3IR. Bởi vậy, để có thể ứng phó linh hoạt và bắt kịp cuộc Cách mang 4IR, trước hết, Việt Nam cần phải củng cố, nâng cấp và đầu tư phát triển các nhân tố cấu thành tiềm lực khoa học – công nghệ của đất nước. cụ thể là: 3.2.1. Về Nhân lực: Sở dĩ nguồn nhân lực nước ta có chất lượng và năng lực cạnh tranh thấp, là do có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là công tác giáo dục - đào tạo và dạy nghề hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế; sự chuyển biến trong giáo dục và đào tạo diễn ra còn chậm, chưa theo kịp sự phát triển và hội nhập kinh 11
  12. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 tế. Theo Báo cáo "Sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai", tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), tổ chức từ ngày 23/1 - 26/1/ 2018 tại Davos (Thụy Sĩ), Việt Nam xếp hạng thứ 90/100 về Công nghệ và Đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ 92/100 về Nền tảng công nghệ (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về Năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về Nguồn lực con người. Về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4IR, Việt Nam chỉ đạt 4,9 điểm trên thang điểm 10; về Giáo dục – đào tạo, chỉ đứng thứ 75/100 về chất lượng đào tạo đại học, 68/100 về Chất lượng giáo dục toán và khoa học (3.7/7 điểm), 63/100 về Tư duy phản biện trong dạy học (3.2/7 điểm), 44/100 về Năng lực quốc gia trong thu hút và giữ nhân tài (3.5/7 điểm). Bởi vậy tới đây, để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam cần tăng cường tập trung đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa Hệ thống giáo dục - đào tạo quốc gia, trong đó có giáo dục nghề nghiệp. Trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, các trường đại học cần phải cập nhật và sửa đổi các chương trình đào tạođể có tính liên thông và đào tạo lại kiến thức, kỹ năng mới, cũng như khuyến khích suy nghĩ sáng tạo và khả năng thích ứng với nhu cầu thay đổi việc làm.Các giải pháp về giáo dục - đào tạo các kỹ năng mới và tạo nhiều cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên và người lao động cần đặc biệt chú trọng vào 5 nhóm kỹ năng của thế kỷ 21. Đó là 1) Kỹ năng sống và nghề nghiệp; 2) Kỹ năng học và suy nghĩ; 3) Kỹ năng CNTT; 4) Nội dung Thế kỷ 21; 5) Giáo dục tích hợp với các bộ môn cốt lõi - là Khoa học – Công nghệ - Kỹ thuật học – Toán học (STEM–Science– Technology– Engineering- Mathematics). 3.2.2. Về Vật lực: Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh Chuyển đổi số trên quy mô quốc gia, trong đó, cần tiến hành tổ chức đánh giá trình độ kỹ thuật và công nghệ của các ngành, các doanh nghiệp, v.v., đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử để làm cơ sở xây dựng các chiến lược chuyển đổi số và quản trị thông minh, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch và đô thị, một cách sáng tạo và có hiệu quả lâu dài. Để thực hiện quá trình Chuyển đổi số cho nền kinh tế, tạo điều kiện bắt kịp cuộc Cách mạng 4IR, trước hết, điều kiện cần thiết tiên quyết, có tính nền tảng là, Việt Nam cần phải nhanh chóng triển khai xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng băng thông rộng, tạo điều kiện truy cập tức thời (theo thời gian thực – Real Time), trên cơ sở Mạng thông tin di động 4G LTE (LTE - Long Term Evolution, có nghĩa là Phát triển dài hạn), là công nghệ di động thuộc thế hệ thứ 4 (4G, nhưng thực chất LTE cung cấp tốc độ thấp hơn nhiều so với một mạng 4G thực sự), , đồng thời, nghiên cứu và phát triển công nghệ Mạng 5G, nhằm đáp ứng các yêu cầu kết nối tới đây của mạng Internet vạn vật (Internet of Things - IoT), sau khi Liên Minh Viễn thông Quốc tế chấp nhận các chuẩn của công nghệ 5G kể từ năm 2019 trở đi. Đồng thời, Việt Nam cần 12
  13. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 nhanh chóng tiếp cận xu thế Internet Vạn vật (Internet of Thing - IoT) để kết nối mọi hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), các công ty cung cấp dịch vụ IoTs, các cơ quan, các doanh nghiệp, các thiết bị đầu cuối với nhau, nhằm hỗ trợ đa dạng các ứng dụng CNTT, như ngôi nhà thông minh, thành phố thông minh (Smart House, Smart City), xe "tự lái", điện thoại thông minh smartphone, xí nghiệp thông minh (Smart Factory), v.v., được kết nối trên quy mô quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới vấn đề bảo đảm an ninh cho các ngân hàng dữ liệu, cơ sở hạ tầng số và chủ quyền số của quốc gia. 3.2.3. Về Tài lực: Theo các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) và của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2016, tổng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (NC&PT) trong GDP của Việt Nam (193,6 tỷ USD, theo giá thực tế với Hệ số chuyển đổi sang USD PPP là 0,35 năm 2015) là 0,44% GDP, tính theo sức mua tương đương (PPP) đạt 2 438,8 triệu USD. Con số này là rất thấp so với các nước thuộc tốp đầu ASEAN, như Singapo (2014) 2,20% GDP (10.066,7 triệu USD); Malaysia (2015) 1,30%GDP (10.637,6 triệu USD); Thái Lan (2015) 0,63%GDP (6.947,5 triệu USD). Từ năm 2001 đến nay, Nhà nước chủ trương chi cho KH&CN 2% tổng chi ngân sách hằng năm, nhưng trên thực tế chưa năm nào đạt 2%, mà hàng năm chỉ đạt 1,5 - 1,7% tổng chi. Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 vừa được Quốc hội thông qua đã quyết định tăng chi cho KH&CN 8% so với năm 2017, nhưng chi cho KHCN vẫn chưa đạt 2% tổng chi ngân sách. Sở dĩ có tình trạng đó, là do chỉ có một số doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, còn tuyệt đại đa số doanh nghiệp đều không quan tâm nhiều lắm đến đầu tư cho phát triển KH&CN. Quy mô nền kinh tế Việt Nam đã nhỏ, trong khi tỷ lệ chi cho KH&CN so với GDP lại thấp, nên tổng số chi cho KH&CN của Việt Nam quá nhỏ. Vì vậy, tổng mức đầu tư toàn xã hội cho KH&CN hiện chưa đạt con số 1% GDP. Với thực trạng này, chắc chắn chúng ta sẽ khó theo kịp nhiều nước, bởi vì hầu hết các nước có nền phát triển đều chi cho lĩnh vực này tương đương 3-4% GDP. Chẳng hạn, như con số này của Hoa Kỳ (2015) là 2,79% GDP (502.893 tỷ USD); Liên bang Nga (2015) 1,13% GDP (40.522 tỷ USD); Trung Quốc (2015) 2,07%GDP (408.829 tỷ USD); Nhật Bản (2015) 3,59%GDP và Hàn Quốc (2015) 4,23%GDP (74.217,7 tỷ USD). ĐIều đó cho thấy nếu muốn giành đạt các mục tiêu về phát triển khoa học và công nghệ đã đặt ra, trong đó có mục tiêu chuyển đổi số cho nền kinh tế quốc gia, thì trong giai đoạn tới đây, Viêt Nam phải cố gắng nâng thêm mức đầu tư KH&CN ở mức tối thiểu 1,5% GDP vào năm 2015 và 2%GDP từ năm 2020. 13
  14. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 3.2.4. Về Tin lực: Dưới sự tác động của cuộc Cách mạng 4IR, hoạt động thông tin KH&CN, thư viện, cùng với những lĩnh vực có liên quan, như nghiên cứu KH&CN, đào tạo, truyền thông, xuất bản, v.v., đều đang có những thay đổi căn bản về chất, trên cơ sở một phức thể mới – đó là các hệ thống tương tác và vận động giữa các lĩnh vực nêu trên trong một không gian được số hoá, dưới tên gọi như đã nêu ở trên – đó là các hệ thống Thực - Ảo (Cyber – Physical Systems), với môi trường truyền thông tin là Mạng Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) và với sự trợ giúp của Công nghệ Điện toán đám mây. Kết quả hoạt động và tương tác của các lĩnh vực nêu trên là việc tạo ra các khối lượng lớn các dữ liệu và tiếp theo về phần mình, chúng lại được tích hợp vào khối dữ liệu to lớn hiện có. Quá trình hoạt động và tương tác như vậy được liên tục lặp lại, khiến cho nguồn dữ liệu đầu vào và đầu ra tăng trưởng không ngừng, với gia tốc lớn, tạo thành một không gian thông tin chung – có tên gọi là Dữ liệu Lớn (Big Data). Tới đây để đón đầu và nắm bắt được các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4IR, hoạt động thông tin - thư viện cần phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện sau: 1) Tiếp cận đầy đủ các nguồn tài nguyên số hoá và tổ chức tối ưu các sản phẩm, dịch vụ thông tin - thư viện số hoá; 2) Cần xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin tiên tiến, với các phần cứng như hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ đủ mạnh để lưu trữ dữ liệu lớn; 3) Cần có đường truyền Internet với băng thông rộng, trên cơ sở 4G và 5G; 4) Cần có hệ thống phần mềm hiện đại đáp ứng được mọi nhu cầu xử lý, khai thác các nguồn tin thông tin số hoá. Lịch sử phát triển hoạt động thông tin – thư viện trên thế giới trong vòng 3 thế kỷ qua đều gắn liền với các cuộc cách mạng công nghiêp IR1, IR2, IR3 (Xem bảng 1) Bảng 1. Sự phát triển của hoạt động thông tin - thư viện qua các cuộc CMCN CÁC CUỘC Hoạt động thông tin – thư viện (TV) GHI CHÚ TT CMCN: Mô hình hoạt động Sản phẩm và dịch vụ đặc trưng 1 CMCN lần thứ Xuất hiện các TV có bộ Mục lục, Thư mục, Tạp TV gần giống 1: Nền tảng sản sưu tập tài liệu dạng in chí tóm tắt. kho lưu trữ tài xuất: Bán cơ lớn. Hoạt động chủ yếu Mượn, đọc tài liệu tại liệu khí – Cơ khí là thủ công, tự trị. TV. Tìm tài liệu trong TV 2 CMCN lần thứ Thư viện KHCN có tại Mục lục, Mục lục liên Bên mục tại 2: Nền tảng sản hầu hết các nước. Đã hợp, Thư mục, Tạp chí nguồn; Tiêu 14
  15. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 xuất: Điện - Cơ xuất hiện phương thức cơ tóm tắt; Mượn liên TV, chuẩn ISBD, khí khí hóa, tự động hóa Bảng Chỉ dẫn trích dẫn. AACR; Chỉ số trong hoạt động TV. SDI, Sử dụng phiếu tác động IF đục lỗ. Ở Mỹ xuất hiện CSDL thư mục 3 CMCN lần thứ Ra đời và phổ biến các CSDL TM, OPAC Sự tích hợp với 3: Nền tảng sản loại CSDL: CSDL TM, Sao chụp, truyền dữ xuất bản online; xuất: Cơ - Điện CSDL dữ kiện, CSDL liệu, Tim tin online, Xuất hiện tử, Cơ -Vi điện toàn văn, các website truy cập mạng;CSDL MARC, tử.. TV, TV số Sử dụng PC, TM tích hợp với CSDL Doublin Core Internet trong các TV. toàn văn, CSDLtrích Khai thác tài liệu qua dẫn khoa học… mạng 4 CMCN lần thứ ? ? 4: Cơ Vi – Điện (các Trung tâm dữ liệu – Các nguồn tin trực ? tử; Cơ – Lượng Data Center, Điện toán tuyến tử đám mây) dưới dạng số hoá. Ngoài ra, để đẩy mạnh hoạt động đổi mới, nhằm tạo ra một cơ sở thống nhất, để giúp cho các tổ chức NC&PT, các bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp có cơ hội đóng góp, xây dựng, khai thác và chia sẻ thông tin và dữ liệu về KH&CN và hoạt động NC&PT trên quy mô quốc gia và quốc tế, tới đây cần xây dựng Ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN. Đồng thời, cần nâng cấp và hiện đại hóa hạ tầng cơ sở thông tin nhằm tạo điều kiện xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia để tiến tới tích hợp với các cơ sở dữ liệuquốc tế về KH&CN trên cơ sở phát triển, kết nối, khai thác Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN).VinaREN là mạng kết nối hoạt động nghiên cứu và đào tạo nước ta với cộng đồng nghiên cứu và đào tạo của các nước châu Á-Thái Bình dương, châu Âu, Bắc Mỹ và toàn cầu. Được thành lập từ năm 2008 đến nay, VinaREN đã thực sự trở thành mạng nghiên cứu và đào tạo Quốc gia của Việt nam với 6 Trung tâm vận hành mạng (NOC – Network Operation Centre), kết nối 63 mạng thành viên, bao gồm hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện lớn tại 11 tỉnh và thành phố trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam kết nối với 45 triệu đồng nghiệp tại hơn 8000 trung tâm nghiên cứu và đào tạo trên thế giới. Trên cơ sở đó, sẽ mở ra triển vọng thực thi và đẩy mạnhĐề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” (Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017). Hệ thống này là một cơ sở dữ 15
  16. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 liệu mở, cung cấp thông tin và dữ liệu, được công bố bởi các bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân; một kho lưu trữ, thu thập kiến thức của thế giới được dịch ra tiếng Việt, được số hóa và hệ thống hóa để giúp tìm kiếm và nghiên cứu ở mọi cấp độ quan tâm. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp một kho ứng dụng được phát triển bởi các doanh nghiệp và cá nhân. Đây là một hệ thống sinh thái số toàn diện, sẽ tạo ra những cơ hội to lớn cho những doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam và cho mọi đối tượng, nhằm phát triển các công nghệ tiên tiến trên cơ sở dữ liệu lớn, nền tảng Internet of Things (IoT) và trí tuệ nhân tạo. 3.2.5. Về Tổ chức: Xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật thuận lợi cho phát CNTT phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Để đẩy nhanh hơn nữa công cuộc chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển, tạo sự đột phá thực sự về hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia, tăng cường ứng dụng và đào tạo nhân lực CNTT - truyền thông của đất nước, các cơ quan, tổ chức KH&CN và các doanh nghiệp ứng dụng CNTT, cần phải tiếp tục quán triệt và nhanh chóng triển khai thực hiện Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/01/2016 về Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg, ban hành ngày 04/05/2017, về Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.Trong đó, sự liên kết giữa 3 khu vực dưới đây là Cơ quan nhà nước – Doanh nghiệp – Trường đại học, viện nghiên cứu sẽ giữ vai trò then chốt trong việc thực hiện phối hợp hành động. 3.2.6. Về hợp tác quốc tế: Cần nhanh chóng và tích cực thực hiệnĐề án hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm 2020 đã ban hành kèm theo Quyết định số 735/QĐ-TTg ngày 14/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trong Đề án này đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ là phải đưa Việt Nam trở thành nước mạnh trong một số lĩnh vực KH&CN vào năm 2020, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách về trình độ KH&CN của nước ta với khu vực và quốc tế. Trong thế kỷ 21, đối với dân tộc ta, cuộc Cách mạng công nghiệp 4IR là chuyến tầu duy nhất không thể bỏ lỡ và là cơ hội cuối cùng để thực hiện khát vọng phồn vinh và phát triển của đất nước. Trong một “Thế giới nhanh và hỗn loạn”, với phương châm “Chậm một giây – Bay một đời”, Việt Nam cần phải tập trung mọi nỗ lực, hành động quyết liệt, vượt qua các thách thức đang và sẽ phát sinh, phát huy mọi lợi thế của đất nước, tận dụng thành công mọi cơ hội phát triển, để chủ động bắt kịp cuộc Cách mạng 4IR này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
  17. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 1. http://madsciblog.tradoc.army.mil/tag/dr-james-canton/. 2. https://www.gartner.com/smarterwithgartner/gartner-top-10-strategic- technology-trends-for-2018/ 3. https://tech.fpt.com.vn/nen-tang-cong-nghe-de-doanh-nghiep-chuc-chuyen- doi/. 4. Charles McLellan. IT jobs in 2020: Preparing for the next industrial revolution. http://www.zdnet.com/article/it-jobs-in-2020-preparing-for-the-next-industrial- revolution/&prev=search. 5. http://cafebiz.vn/tien-si-tran-dinh-thien-noi-ve-viet-nam-40-chung-ta-tiep-can- moi-thu-rat-nhanh-nhung-chi-ho-don-dau-don-xong-thi-dung-lai-de-nguoi- khac-vuot-len-20170412122153454.chn. 6. http://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/tac-%C4%91ong-cua-cuoc-cach- mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-%C4%91oi-voi-nganh-san-xuat-8106- 1001.html. 7. Nguyễn Hồng Minh. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam hướng tới nền công nghiệp 4.0.Tạp chí “Kinh tế và dự báo”, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tháng 4 / 2017, trang 18 – 20. 8. http://theleader.vn/viet-nam-dang-dung-truoc-nguy-co-tut-lai-phia-sau- 20180413210407817.htm. 9. http://vietnamnews.vn/economy/416699/workers-face-daunting-industry-40- challenge.html#i4YKwk4MwqVp3mMD.99. 10. http://theleader.vn/dien-dan-kinh-te-the-gioi-viet-nam-chua-san-sang-cho- cach-mang-cong-nghiep-40-20180301125152893.htm. 11. http://cafebiz.vn/ba-pham-chi-lan-canh-bao-cuoc-cach-mang-viet-nam-40-se- chi-la-ao-tuong-neu-chung-ta-van-thieu-nhung-yeu-to-nay- 20170410175620015.chn. 12. http://giaoducthoidai.com.vn/giao-duc/viet-nam-chi-dung-thu-75100-ve-chat- luong-dao-tao-dai-hoc-4000040.html. 13. http://bizlive.vn/nhan-vat/ong-phan-thanh-son-lan-song-cach-mang-cong- nghiep-40-cuoi-len-hay-bi-vui-dap-2833079.html 17
  18. Hội thảo “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới hoạt động thông tin khoa học và công nghệ", do Hội Thông tin KH&CN Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 18/12/2018 14. http://rev.org.vn/an-pham-dinh-ky/dien-tu-ngay-nay/mot-so-dinh-huong-chien- luoc-phat-trien-ha-tang-cong-nghe-thong-tin-trong-cuoc-cach-mang-cong- nghiep-lan-thu-tu.html. 15. http://netnam.vn/index.php/ko/tin-tuc/diem-bao/52-bao-chi-noi-v-netnam/537- mang-5g-la-gi-nhung-dieu-ban-chua-biet.htm. 16. OECD, Main, S&T Indicators (database), 2016. 17. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/thuc-trang- dau-tu-cho-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-tu-ngan-sach-nha-nuoc- 131338.html. 18. Cao Minh Kiểm. Một số nội dung chủ yếu cho hiện đại hóa hạ tầng thông tin, thống kê khoa học và công nghệ Việt Nam. H., TC “Thông tin &Tư liệu”, 2015, No 2, tr. 11-17. 19. http://nistpass.gov.vn/tin-chien-luoc-chinh-sach/719-thong-tin-khoa-hoc-va- cong-nghe-la-nguon-luc-phat-trien.html. 20. http://nistpass.gov.vn/tin-chien-luoc-chinh-sach/719-thong-tin-khoa-hoc-va- cong-nghe-la-nguon-luc-phat-trien.html. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0