Cơ hội và thách thức xuất nhập khẩu của Việt Nam từ<br />
cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc<br />
<br />
Ngô Dương Minh Hàn Phương Thảo<br />
Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nửa cuối năm 2017, thế giới chứng kiến một cuộc xung đột hiện nay vẫn<br />
chưa đi đến hồi kết thúc giữa hai nền kinh tế hàng đầu- Mỹ và Trung Quốc.<br />
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất này đã gây ra ảnh hưởng trên<br />
phạm vi toàn thế giới. Tùy từng quốc gia, chiến tranh thương mại mang đến<br />
cơ hội cũng như thách thức khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập<br />
khẩu quốc tế. Việt Nam- một quốc gia đã và đang tham gia sâu vào chuỗi<br />
sản xuất toàn cầu- cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc chiến tranh thương<br />
mại trên. Bài viết này tập trung đánh giá tác động của cuộc chiến thương<br />
mại Mỹ- Trung Quốc lên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, từ đó đề<br />
xuất những biện pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực và tận dụng các tác<br />
động tích cực của mối quan hệ này.<br />
Từ khóa: Chiến tranh thương mại, quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu<br />
<br />
1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường và cuộc cách<br />
mạng công nghiệp 4.0, vấn đề cạnh tranh<br />
<br />
<br />
<br />
Opportunities and challenges of export and import of Vietnam from the US- China trade war<br />
In the second half of 2017, the world witnessed a current conflict that has not come to an end between the<br />
two leading economies- the United States and China. The confrontation between these two most developed<br />
countries have caused worldwide influence. For each country, this trade war leads to different opportunities<br />
and challenges, especially in the field of international import and export. Vietnam- a country that has been<br />
deeply involved in the global production chain is also strongly affected by the trade war. This article focuses on<br />
assessing the impact of the trade relationship between these two economies on Vietnam’s import and export<br />
activities, thereby suggests some strategies to limit negative impacts and take advantage of the positive effects<br />
of this relationship.<br />
Keywords: trade war, trade relationship, export and import<br />
<br />
<br />
Minh Duong Ngo<br />
Email: minhnd@hvnh.edu.vn<br />
Thao Phuong Han<br />
Email: hanthao309@gmail.com<br />
Organisation of all: Banking Academy of Vietnam<br />
<br />
Ngày nhận: 10/08/2019 Ngày nhận bản sửa: 03/09/2019 Ngày duyệt đăng: 22/07/2019<br />
<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng<br />
Số Xuân 212+213- Tháng 1&2. 2020 30 ISSN 1859 - 011X<br />
NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO<br />
<br />
<br />
<br />
giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay phân tích về những thuận lợi và bất lợi mà<br />
gắt. Khi giao thương, tất cả các quốc gia nền kinh tế Việt Nam gặp phải do chiến<br />
đều mong muốn đem lại lợi ích tối đa cho tranh thương mại. Tuy nhiên, chưa có<br />
đất nước mình, do vậy, xung đột là không nhiều công trình đánh giá cụ thể những<br />
thể tránh khỏi khi các quốc gia tham gia ảnh hưởng mà mối quan hệ giữa hai cường<br />
giao thương không đạt được thỏa thuận quốc trên mang lại đối với hoạt động xuất<br />
với nhau. nhập khẩu của Việt Nam. Bởi thế, với bài<br />
viết này, tác giả muốn làm rõ ảnh hưởng<br />
Năm 2018, thế giới chứng kiến một cuộc của cuộc chiến Mỹ- Trung tới lĩnh vực<br />
xung đột hiện nay vẫn chưa đi đến hồi kết xuất nhập khẩu thông qua việc trả lời hai<br />
thúc giữa hai nền kinh tế hàng đầu- Mỹ và câu hỏi: (1) Cuộc chiến thương mại Mỹ-<br />
Trung Quốc. Căng thẳng giữa hai quốc gia Trung mang đến cho xuất nhập khẩu Việt<br />
này đã gây ra ảnh hưởng trên phạm vi toàn Nam những cơ hội và thách thức gì; và<br />
thế giới. Đối với từng quốc gia, chiến tranh (2) Cần làm gì nhằm hạn chế tác động tiêu<br />
thương mại mang đến cơ hội cũng như cực và tận dụng các tác động tích cực từ<br />
thách thức khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh cuộc chiến này?<br />
vực xuất nhập khẩu quốc tế. Việt Nam- một<br />
quốc gia đã và đang tham gia sâu vào chuỗi 2. Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung<br />
sản xuất toàn cầu- cũng chịu ảnh hưởng Quốc<br />
nhiều từ cuộc chiến tranh thương mại trên.<br />
Hiện tại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung diễn<br />
nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,2 ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang<br />
tỷ USD (tính đến hết năm 2018) và là nước ngày càng trỗi dậy, có khả năng thách<br />
có sản lượng xuất khẩu vào Mỹ đứng thứ thức ngôi vị cường quốc số 1 thế giới của<br />
12 trên toàn thế giới. Ở chiều ngược lại, Mỹ. Tương quan sức mạnh quốc gia của<br />
Trung Quốc vẫn giữ vị trí là thị trường Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh<br />
nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim tế, đã rút ngắn đáng kể so với Mỹ, nhất là<br />
ngạch đạt 41,4 tỷ USD (tính đến hết năm từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, kinh<br />
2018) (Bộ Công thương, 2019). Như vậy, tế toàn cầu nổ ra tại Mỹ năm 2008. Nếu<br />
về lâu về dài, với tình hình chiến tranh năm 2010, tổng GDP của Trung Quốc mới<br />
thương mại tiếp tục leo thang, nền kinh tế là 5,9 nghìn tỷ USD, kém xa so với GDP<br />
Việt Nam sẽ phải đối mặt với những rủi ro, của Mỹ là 14,5 nghìn tỷ USD, thì đến năm<br />
thách thức khó lường. 2017, trước khi chiến tranh thương mại<br />
Mỹ- Trung nổ ra, khoảng cách này đã rút<br />
Hiện nay, đã có một số bài nghiên cứu ngắn đáng kể, khi tổng GDP của Trung<br />
<br />
Bảng 1. Quy mô kinh tế, xuất nhập khẩu của Mỹ và Trung Quốc năm 2018<br />
Quy mô kinh tế Xuất khẩu Nhập khẩu<br />
GDP danh GDP tính<br />
Xếp hạng Xếp hạng Tỷ Xếp hạng Tỷ Xếp hạng<br />
nghĩa (tỷ theo PPP<br />
thế giới thế giới USD thế giới USD thế giới<br />
USD) (tỷ USD)<br />
Mỹ 20.494 1 20.494 2 1.674 2 2.562 1<br />
Trung Quốc 13.407 2 25.270 1 2.417 1 2.022 2<br />
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ dữ liệu của data.imf.org<br />
<br />
<br />
Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 31<br />
Cơ hội và thách thức của xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung<br />
Quốc<br />
<br />
<br />
Quốc là 12,7 nghìn tỷ USD và của Mỹ Thứ hai, sự gia tăng trong thâm hụt<br />
là 19,7 nghìn tỷ USD (World economic thương mại của Mỹ với Trung Quốc: Đây<br />
outlook, 2018). được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn<br />
đến tình hình căng thẳng giữa 2 nền kinh<br />
Hiện tại, Mỹ giữ vị trí là nước nhập khẩu tế lớn nhất thế giới. Thâm hụt thương mại<br />
lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới, trong của Mỹ với Trung Quốc tăng liên tục từ<br />
khi Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm<br />
và nhập khẩu thứ nhì thế giới. Theo các 2001, từ 100 tỷ USD lên đến 375 tỷ USD<br />
dự báo, GDP danh nghĩa của Trung Quốc vào năm 2017, chỉ riêng nửa năm đầu năm<br />
sẽ vượt Mỹ vào năm 2030. Tuy nhiên, nếu 2018, con số này đã lên tới 185,7 tỷ USD<br />
tính theo ngang giá sức mua (PPP), GDP (World economic outlook, 2018). Do đó,<br />
của Trung Quốc hiện đã vượt qua Mỹ để cân bằng thương mại với Trung Quốc,<br />
(World economic outlook, 2018). Mỹ bắt đầu tiến hành áp thuế nhập khẩu<br />
lên các mặt hàng từ Trung Quốc, khiến<br />
Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc ngày Trung Quốc phải tăng mua hàng của Mỹ,<br />
càng trở nên gay gắt trong những năm gần nhằm giảm thâm hụt thương mại. Việc<br />
đây do Trung Quốc đang dần thay thế Mỹ đánh thuế còn giúp hỗ trợ việc giảm tình<br />
ở vị trí số 1 trên bản đồ địa chính trị thế trạng thất nghiệp ở Mỹ và khuyến khích<br />
giới, trong khi đó nền kinh tế Mỹ đang sản xuất nội địa do thuế sẽ làm giảm khả<br />
có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, các năng cạnh tranh về giá của hàng hóa sản<br />
vấn đề sau đây có thể được coi là những xuất ở Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.<br />
nguyên nhân cụ thể gây căng thẳng liên Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn của Mỹ<br />
tục trong nhiều tháng giữa Trung Quốc và đang kinh doanh tại thị trường Trung<br />
Mỹ, dẫn đến chiến tranh thương mại: Quốc sẽ có xu hướng tập trung hơn vào<br />
tình hình sản xuất tại Mỹ và rút dần hoạt<br />
Thứ nhất, chính sách bảo hộ của chính động tại Trung Quốc, do những chênh lệch<br />
quyền Mỹ: Dưới thời Tổng thống Donald lớn về thuế.<br />
Trump, nước Mỹ đã theo đuổi chính sách<br />
bảo hộ mậu dịch với phương châm “nước Thứ ba, tham vọng của Trung Quốc về<br />
Mỹ là trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại việc trở thành quốc gia công nghệ hàng<br />
trở lại”. Vì vậy, ông Trump đã rút khỏi đầu thế giới: Bản kế hoạch phát triển khoa<br />
các yêu cầu đàm phán lại các Hiệp định học và công nghệ trong trung và dài hạn<br />
thương mại tự do (FTA) mà Mỹ đang kí giai đoạn 2006- 2020 do Ủy ban Nhà nước<br />
kết hoặc thực thi, không tham gia vào Trung Quốc cho ra đời đã thể hiện rất rõ<br />
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương tham vọng lớn của Trung Quốc trong việc<br />
(TPP). Những hành động cứng rắn này của hiện đại hóa cấu trúc kinh tế bằng cách đưa<br />
chính quyền Tổng thống Donald Trump Trung Quốc từ trung tâm sản xuất với kỹ<br />
không chỉ dẫn đến xung đột thương mại thuật lắp ráp thấp lên thành trung tâm đổi<br />
với những nước đồng minh của Mỹ như mới chính của thế giới vào năm 2020 và<br />
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc; những nước trở thành nước dẫn đầu đổi mới của toàn<br />
láng giềng như Canada, Mexico mà sâu cầu vào năm 2050 (Cục thông tin và công<br />
xa hơn là dẫn đến căng thẳng thương mại nghệ quốc gia, 2010). Nếu bản kế hoạch<br />
giữa Mỹ và Trung Quốc. này được áp dụng thành công, nhiều doanh<br />
nghiệp Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ<br />
<br />
<br />
32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020<br />
NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO<br />
<br />
<br />
Bảng 2. Tóm tắt diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung<br />
Thời Động thái của các bên<br />
gian Mỹ Trung Quốc<br />
3/2018 Tổng thống Mỹ, Donald Trump ký một bản<br />
ghi nhớ, bao gồm:<br />
- Đệ đơn kiện Trung Quốc lên WTO về việc<br />
vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;<br />
- Hạn chế đầu tư vào Trung Quốc ở những<br />
lĩnh vực công nghệ chính; và<br />
- Áp thuế lên các sản phẩm từ Trung Quốc<br />
(máy móc và công nghệ ngành viễn thông,<br />
vũ trụ).<br />
Tiếp đó, Mỹ áp thuế nhập khẩu lên mặt hàng<br />
thép và nhôm từ phần lớn các quốc gia trên<br />
thế giới, trong đó có Trung Quốc.<br />
4/2018 Mỹ công bố danh sách các mặt hàng sẽ bị Trung Quốc áp thuế nhập khẩu (15-<br />
áp thuế nhập khẩu từ Trung Quốc (trị giá 50 25%) lên 128 hàng hóa (trị giá 3 tỷ<br />
tỷ USD), chủ yếu là hàng công nghệ cao. USD) từ Mỹ.<br />
5/2018 Trung Quốc và Mỹ đối thoại tại Bắc Kinh không có kết quả.<br />
6/2018 Mỹ công bố danh sách áp thuế cuối cùng. Trung Quốc cũng thay đổi danh sách<br />
Danh sách 1 sẽ áp mức thuế 25% lên 818 áp thuế (25% cho 106 sản phẩm). Danh<br />
sản phẩm trị giá 34 tỷ USD và chính thức sách 1 sẽ áp thuế 25% lên 545 sản<br />
có hiệu lực vào 6/7/2018. Danh sách 2 bao phẩm (trị giá 34 tỷ USD), chính thức có<br />
gồm 284 sản phẩm (trị giá 16 tỷ USD), vẫn hiệu lực vào 6/7/2018. Danh sách 2 bao<br />
đang trong tiến trình cân nhắc. gồm 114 sản phẩm (trị giá 16 tỷ USD),<br />
vẫn đang trong tiến trình cân nhắc theo<br />
dõi động thái từ Mỹ.<br />
8/2018 Mỹ công bố bản Danh sách 2 cuối cùng, áp Đáp lại, Trung Quốc cũng công bố Danh<br />
thuế 25% lên 279 mặt hàng từ Trung Quốc, sách 2 cuối cùng áp thuế 25% lên 16 tỷ<br />
trị giá khoảng 16 tỷ USD, chính thức có hiệu USD hàng từ Mỹ, chính thức có hiệu lực<br />
lực vào ngày 23/8/2018. vào 23/8/2018.<br />
9/2018 Mỹ công bố bản chính thức Danh sách 3 các Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành gói<br />
sản phẩm của Trung Quốc trị giá nhập khẩu áp thuế trả đũa trị giá 60 tỷ USD lên<br />
200 tỷ USD sẽ bị áp mức thuế 10% bắt đầu hàng nhập khẩu từ Mỹ, sẽ có hiệu lực<br />
từ 24/9/2018; sau đó tăng mức thuế lên 25% đồng thời với gói áp thuế 200 tỷ USD<br />
kể từ 01/01/2019. của Mỹ lên hàng Trung Quốc, vào<br />
24/9/2018.<br />
12/2018 Mỹ và Trung Quốc đạt được “thỏa thuận đình chiến thương mại”, nhất trí không áp đặt<br />
các biện pháp thuế quan mới trong vòng 90 ngày, cho tới ngày 01/3/2019; và hai bên<br />
sẽ đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại chung.<br />
4/2019 Sau nhiều cuộc hội đàm, Mỹ và Trung Quốc đồng ý thành lập một “văn phòng thực thi”<br />
để quản lý việc tuân thủ thỏa thuận thương mại giữa hai nước, dự kiến sẽ sớm hoàn<br />
tất trong năm 2019.<br />
5/2019 Mỹ đưa tập đoàn viễn thông Huawei và 70 Trung Quốc lập danh sách “thực thể<br />
chi nhánh vào “Danh sách thực thể”, cấm nước ngoài không đáng tin cậy”, nhằm<br />
các công ty Mỹ bán các sản phẩm công trả đũa “danh sách thực thể” của Mỹ.<br />
nghệ cho các công ty viễn thông Trung Quốc<br />
mà không có sự đồng ý của chính phủ Mỹ.<br />
<br />
<br />
<br />
Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 33<br />
Cơ hội và thách thức của xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung<br />
Quốc<br />
<br />
<br />
<br />
Thời Động thái của các bên<br />
gian Mỹ Trung Quốc<br />
6/2019 Mỹ bổ sung thêm 5 công ty công nghệ Trung Trung Quốc áp thuế quan bổ sung lên<br />
Quốc vào “Danh sách thực thể”, cấm các 60 tỷ hàng hóa của Mỹ, với các mức<br />
doanh nghiệp này mua linh kiện và phụ tùng 25%, 20% và 10%.<br />
của Mỹ nếu chưa được sự chấp thuận của<br />
chính phủ Mỹ.<br />
8/2019 Mỹ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, giá<br />
nhân dân tệ phá mốc 7 CNY/ 1 USD.<br />
Bên cạnh đó, Trung Quốc vừa thông<br />
báo tạm thời ngừng mua các sản phẩm<br />
nông nghiệp từ Mỹ.<br />
Nguồn: Trung tâm WTO và hội nhập, 2019<br />
<br />
Hình 1. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam- Mỹ giai đoạn 2010- 2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019<br />
<br />
cạnh tranh trực tiếp, đe dọa vị trí số 1 của 3. Thực trạng mối quan hệ thương mại<br />
các doanh nghiệp Mỹ. Ngoài ra, các công của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc<br />
ty của Trung Quốc còn bị nghi ngờ sử dụng<br />
các công nghệ sáng chế của Mỹ. Vì vậy, 3.1. Quan hệ thương mại Việt Nam- Mỹ<br />
để theo đuổi mục tiêu “làm nước Mỹ vĩ đại<br />
trở lại”, tổng thống Trump thông qua chiến Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018,<br />
tranh thương mại, muốn cầm chân Trung thương mại hàng hóa Việt Nam- Mỹ đã<br />
Quốc trong cuộc đua công nghệ, đồng thời tăng gấp 3 lần, từ mức tổng trị giá xuất<br />
gia tăng sức ép, tạo ra sự công bằng trong nhập khẩu đạt 18,01 tỷ USD ghi nhận<br />
việc đối xử giữa doanh nghiệp hai nước, trong năm 2010 lên mức 60,28 tỷ USD<br />
bảo vệ bằng sáng chế. trong năm 2018. Tính toán của Tổng cục<br />
Hải quan cho thấy tốc độ tăng xuất nhập<br />
Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh khẩu giữa hai nước bình quân trong giai<br />
thương mại này được tóm tắt ở Bảng 2. đoạn này đạt 16,3%/năm, với tốc độ tăng<br />
<br />
<br />
34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020<br />
NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trong năm 2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019<br />
<br />
<br />
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị<br />
Mỹ đạt 16,3%/năm (14,24 tỷ USD trong trường Mỹ với trị giá trong năm 2018 đạt<br />
năm 2010 lên 47,53 tỷ USD năm 2018); 13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017.<br />
tốc độ tăng của hàng hóa nhập khẩu có Các nhóm mặt hàng lớn tiếp theo: giày<br />
xuất xứ từ Mỹ vào Việt Nam cũng có mức dép các loại đạt 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%;<br />
tăng bình quân 16,5%/năm (3,77 tỷ USD điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,41 tỷ<br />
năm 2010 lên mức 12,75 tỷ USD năm USD, tăng 46,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt<br />
2018). Cũng trong năm 2018, trong nhóm 3,9 tỷ USD, tăng 19,3%; máy móc thiết bị<br />
10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt dụng cụ & phụ tùng đạt 3,4 tỷ USD, tăng<br />
Nam, Mỹ xếp thứ 3, sau Trung Quốc và 40,3%... (Tổng cục Hải quan, 2019).<br />
Hàn Quốc (Tổng cục Hải quan, 2019).<br />
Trong năm 2018, tổng trị giá nhập khẩu<br />
Theo số liệu thống kê trong Cơ sở Thống của 10 nhóm mặt hàng lớn nhất có xuất<br />
kê dữ liệu Thương mại của Cơ quan Thống xứ từ Hoa Kỳ năm 2018 đạt hơn 8,97 tỷ<br />
kê Liên Hợp quốc (UNCOMTRADE), tổng USD, chiếm 70,4% trong tổng trị giá nhập<br />
trị giá xuất khẩu hàng hóa của Mỹ trong khẩu hàng hóa có xuất xứ Hoa Kỳ.<br />
năm 2017 đạt 1.784 tỷ USD ra thị trường<br />
thế giới, trong đó Việt Nam là nước nhập Trong năm 2018, các doanh nghiệp Việt<br />
khẩu hàng hóa lớn thứ 31 của Mỹ, chỉ Nam đã nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm<br />
chiếm 0,5% trong tổng trị giá xuất khẩu điện tử và linh kiện có xuất xứ từ Hoa Kỳ<br />
hàng hóa của Mỹ. Cũng theo nguồn số liệu trị giá lên đến 3,1 tỷ USD, tăng 9,6% so với<br />
này, trong năm 2017, Mỹ nhập khẩu hàng năm 2017; nhập khẩu bông các loại đạt 1,47<br />
hóa trị giá lên đến 2.407 tỷ USD từ tất cả tỷ USD, tăng 24,6%; nhập khẩu máy móc<br />
đối tác thương mại, trong đó hàng hóa từ thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt 1,05 tỷ USD,<br />
Việt Nam xếp vị trí thứ 12, chiếm tỷ trọng tăng 3,9% (Tổng cục Hải quan, 2019).<br />
2% trong tổng trị giá nhập khẩu của Mỹ.<br />
3.2. Quan hệ thương mại của Việt Nam<br />
Hàng dệt may là nhóm mặt hàng có trị giá với Trung Quốc<br />
<br />
<br />
Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 35<br />
Cơ hội và thách thức của xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung<br />
Quốc<br />
<br />
<br />
Hình 3. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ trong năm 2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019<br />
<br />
Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc 34,1%); hàng rau quả đạt 2,8 tỷ USD (tăng<br />
hiện là đối tác thương mại lớn nhất của 34,1%); xơ sợi dệt các loại đạt 2,2 tỷ USD<br />
Việt Nam, là thị trường nhập khẩu lớn (tăng 8,5%); hàng dệt may đạt 1,5 tỷ USD<br />
nhất và đồng thời là thị trường xuất khẩu (tăng 39,6%).<br />
lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Ở chiều<br />
ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc<br />
lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN trong năm 2018 đạt 65,4 tỷ USD, tăng<br />
và là đối tác lớn thứ 8 của Trung Quốc 11,7% so với năm 2017. Các mặt hàng<br />
trên phạm vi toàn cầu, trong đó, Việt Nam nhập khẩu chính bao gồm máy móc, thiết<br />
đóng vai trò là thị trường xuất khẩu lớn bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 12 tỷ USD (tăng<br />
thứ 5 và là thị trường cung cấp hàng hóa 10,2%); điện thoại các loại và linh kiện đạt<br />
lớn thứ 9 của Trung Quốc. Năm 2018, 8,6 tỷ USD (giảm 1,9%); máy vi tính, sản<br />
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt phẩm điện tử và linh kiện đạt 7,8 tỷ USD<br />
Nam và Trung Quốc đạt 106,7 tỷ USD, (tăng 10,6%); vải các loại đạt 7,1 tỷ USD<br />
tăng 13,5% so với năm 2017. Việt Nam (tăng 16,8%), sắt thép các loại đạt 4,5 tỷ<br />
nhập siêu từ Trung Quốc 24,2 tỷ USD. USD (tăng 9,6%); nguyên phụ liệu dệt<br />
may, da giày đạt 2,2 tỷ USD (tăng 7,3%);<br />
Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc sản phẩm từ chất dẻo đạt 2,1 tỷ USD (tăng<br />
năm 2018 đạt 41,3 tỷ USD, tăng 16,6% 7,1%) (Bộ công thương, 2019).<br />
so với năm 2017. Các mặt hàng xuất khẩu<br />
chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc 4. Tác động của cuộc chiến thương mại<br />
tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, Mỹ- Trung Quốc tới xuất nhập khẩu<br />
trong đó điện thoại các loại và linh kiện Việt Nam<br />
đạt 9,4 tỷ USD (tăng 31,1%); máy vi tính,<br />
sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 8,4 tỷ Việt Nam có quan hệ thương mại sâu<br />
USD (tăng 21,9%); máy ảnh, máy quay rộng với cả Mỹ và Trung Quốc, chính vì<br />
phim và linh kiện đạt 2,8 tỷ USD (tăng vậy khi chiến tranh thương mại xảy ra,<br />
<br />
<br />
36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020<br />
NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO<br />
<br />
<br />
<br />
chắc chắn kinh tế Việt Nam nói chung và điểm hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu chủ<br />
lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng sẽ chịu lực của Việt Nam lại càng được đà tăng<br />
những tác động nhất định, với cả những cơ trưởng khi khi những hàng hóa của Trung<br />
hội và thách thức. Những cơ hội và thách Quốc bị Mỹ áp thuế cũng chính là những<br />
thức này sẽ được đánh giá chi tiết thông ngành hàng Việt Nam xuất khẩu mạnh.<br />
qua mô hình SWOT.<br />
4.2. Điểm yếu (Weaknesses)<br />
4.1. Thế mạnh (Strengths)<br />
Dù các con số thống kê đều thể hiện sự<br />
Việt Nam là một trong những nền kinh tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam<br />
tế có độ mở lớn nhất thế giới, với tốc độ nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói<br />
tăng trưởng GDP ở mức ổn định 6,8%/ riêng, tuy nhiên có thể thấy sức cạnh tranh<br />
năm- cao hơn so với mức bình quân của của hàng hóa Việt Nam trên thị trường<br />
nền kinh tế mới nổi khu vực Đông Nam Á quốc tế chưa cao. Các ngành hàng xuất đi<br />
và Thái Bình Dương, cho dù phải đối mặt chủ yếu như hàng dệt may, da giày tuy là<br />
với các thách thức từ bối cảnh toàn cầu. sản phẩm xuất khẩu thế mạnh nhưng chủ<br />
Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở yếu lại là hàng gia công, nông sản thì lại<br />
rộng, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại được xuất khẩu dưới dạng thô, không thu<br />
hầu hết các quốc gia trên thế giới. về nhiều giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Việt<br />
Nam lại chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ<br />
Bên cạnh đó, các FTA được kí kết đã đem đủ mạnh và đủ lớn để cung cấp linh kiện,<br />
lại sự tăng trưởng tốt ở nhiều thị trường; phụ kiện cho nền sản xuất trong nước, dẫn<br />
hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam ngày đến nhiều ngành chịu phụ thuộc lớn vào<br />
càng khẳng định được vị trí của mình nguồn nguyên phụ liệu đầu vào nhập khẩu<br />
trong mắt người tiêu dùng quốc tế. Đặc từ nước ngoài. Theo Tổng cục Thống kê,<br />
biệt, xuất siêu của Việt Nam đã 3 năm giá trị nhập siêu đã lên đến 800 triệu USD<br />
liên tiếp đạt mức cao kỉ lục, thặng dư năm chỉ trong tháng 01/2019.<br />
2018 đạt gần 6,8 tỷ USD và cơ cấu hàng<br />
hóa xuất khẩu đã thay đổi theo hướng tích 4.3. Cơ hội (Opportunities)<br />
cực hơn với quy mô không ngừng mở<br />
rộng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều Thứ nhất, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu:<br />
thâm nhập được vào các thị trường lớn và Hàng hóa của Trung Quốc trở nên kém<br />
có mức tăng trưởng xuất khẩu tốt. cạnh tranh hơn trong mắt các doanh<br />
Những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch nghiệp nhập khẩu Mỹ, dẫn đến xu hướng<br />
xuất khẩu năm 2018 là điện thoại và các dịch chuyển thương mại, chuyển hướng<br />
loại linh kiện đạt 49,08 tỷ USD, tăng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc sang<br />
8,4% so với năm 2017; hàng dệt may đạt các thị trường khác, đặc biệt là các thị<br />
30,49 tỷ USD, tăng 16,7%; máy vi tính, trường thuộc khu vực Đông Nam Á, trong<br />
sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 29,32 đó có Việt Nam. Các sản phẩm về nông<br />
tỷ USD, tăng 12,9%; máy móc, thiết bị, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu đi<br />
dụng cụ, phụ tùng đạt 16,55 tỷ USD, các nước khác có chất lượng tương đồng<br />
tăng 28,2%; giày dép các loại đạt 16,24 với các sản phẩm xuất khẩu của Trung<br />
tỷ USD, tăng 10,6%; gỗ và sản phẩm Quốc. Điều này tạo ra cho Việt Nam cơ<br />
gỗ đạt 8,91 tỷ USD, tăng 15,7%. Ở thời hội thay thế Trung Quốc trở thành nguồn<br />
<br />
<br />
Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 37<br />
Cơ hội và thách thức của xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung<br />
Quốc<br />
<br />
<br />
cung ứng hàng hóa vào Mỹ nếu căng đẩy tăng trưởng xuất khẩu.<br />
thẳng giữa hai nền kinh tế này không được<br />
giải tỏa trong thời gian tới. 4.4. Thách thức (Threats)<br />
<br />
Không chỉ có cơ hội gia tăng xuất khẩu Thứ nhất, rủi ro thâm hụt cán cân thương<br />
sang Mỹ, Việt Nam còn đứng trước cơ hội mại: Để đối phó với các khoản thuế của<br />
gia tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Mỹ, Trung Quốc có khả năng sẽ đưa ra<br />
Quốc do Trung Quốc cũng áp thuế đáp các chính sách phá giá, tăng cường xuất<br />
trả lên các mặt hàng của Mỹ, trong đó có khẩu hàng hóa sang các nước lân cận,<br />
hàng nông sản. Hàng nông sản của Việt trong đó có Việt Nam để duy trì năng suất.<br />
Nam vốn được ưa chuộng tại thị trường Do kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam<br />
Trung Quốc nên có nhiều khả năng Trung từ Trung Quốc khá cao, động thái này của<br />
Quốc sẽ xem xét nhập khẩu nhiều hơn Trung Quốc có thể khiến nhập khẩu của<br />
các sản phẩm của ngành hàng này từ Việt Việt Nam tăng mạnh, dẫn đến cán cân<br />
Nam. Tình hình xuất khẩu giữa Việt Nam- thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc<br />
Trung Quốc đang có những chuyển biến ngày càng trở nên chênh lệch, nguy cơ<br />
tích cực. Trong đó, trong năm 2018 xuất thâm hụt cán cân thương mại sẽ càng cao<br />
khẩu sang Trung Quốc đạt trên 41 tỷ USD, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh<br />
tăng 16% so với năm 2017 (Bộ Công tế của Việt Nam.<br />
thương, 2019).<br />
Thứ hai, sức ép cạnh tranh hàng hóa tăng<br />
Thứ hai, thu hút FDI do xu hướng chuyển cao: Với những cơ hội ngắn hạn mà chiến<br />
dịch cơ cấu: Để né tránh ảnh hưởng từ tranh thương mại tạo ra, không chỉ mình<br />
thuế mà Mỹ áp lên Trung Quốc, các công Việt Nam mà cả các quốc gia khác cũng<br />
ty đa quốc gia đặt tại Trung Quốc đang có sẽ cố gắng chớp lấy thời cơ. Do đó, hàng<br />
xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất sang hóa Việt Nam sẽ có thêm nhiều đối thủ<br />
Việt Nam và các nước lân cận. Với nhiều cạnh tranh để xuất khẩu vào Mỹ. Ở chiều<br />
đặc điểm tương đồng với Trung Quốc như ngược lại, hàng hóa của Trung Quốc và<br />
lương lao động thấp, môi trường văn hóa, Mỹ do các khoản thuế 2 nước áp lên nhau<br />
xã hội và quan trọng hơn cả là điều kiện sẽ được đẩy sang các thị trường khác, gây<br />
đầu tư vào Việt Nam đã trở nên dễ dàng áp lực cạnh tranh lên hàng hóa của Việt<br />
hơn trước kia, Việt Nam đang trở thành Nam tại các thị trường trên. Ngoài ra, khi<br />
điểm đến lý tưởng cho các tập đoàn đa hoạt động xuất khẩu sang Mỹ bị hạn chế<br />
quốc gia có nhà máy ở Trung Quốc. Hơn do ảnh hưởng của thuế quan, Trung Quốc<br />
nữa, trước tình hình căng thẳng giữa Mỹ sẽ thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nội địa, hàng<br />
và Trung Quốc, các doanh nghiệp của Mỹ hóa Việt Nam do đó phải cạnh tranh lớn<br />
có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc với hàng nội địa Trung Quốc.<br />
gặp khó khăn do sức ép của cuộc chiến có<br />
thể sẽ chuyển hướng hoạt động kinh doanh Thứ ba, rủi ro từ chính sách gia tăng bảo<br />
của mình sang Việt Nam. Đây chính là hộ của Mỹ: Mỹ ngày càng có xu hướng<br />
cơ hội lớn để Việt Nam khẳng định vị thế gia tăng bảo hộ nền kinh tế trong nước, rủi<br />
của mình trên trường quốc tế, tận dụng các ro cho các nước có thặng dư thương mại<br />
hiệp định thương mại đã ký kết và thu hút với Mỹ như Việt Nam là các rào cản về<br />
thêm vốn đầu tư FDI, qua đó hỗ trợ thúc thuế quan và kĩ thuật. Như vậy, các mặt<br />
<br />
<br />
38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020<br />
NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO<br />
<br />
<br />
<br />
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Trung Quốc: Dưới sức ép gia tăng của<br />
dệt may, điện tử, linh kiện... có khả năng cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung<br />
trở thành đối tượng bị áp thuế và các hàng Quốc đã có động thái phá giá nội tệ, khiến<br />
rào kĩ thuật trong thời gian tới. Điều này tỉ giá Nhân dân tệ (CNY) so với đô la Mỹ<br />
sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp (USD) đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ<br />
xuất khẩu Việt Nam và có nguy cơ làm năm 2008, vượt qua mức nhạy cảm USD/<br />
giảm giá trị xuất khẩu các ngành hàng chủ CNY là 7.0. Trung Quốc là thị trường<br />
lực sang Mỹ. xuất siêu lớn nhất của Việt Nam, đồng<br />
thời cũng là một trong hai thị trường nhập<br />
Thứ tư, rủi ro từ nguồn gốc xuất xứ hàng khẩu lớn nhất của Việt Nam, cùng với Hàn<br />
hóa: Do mục đích tránh các khoản thuế Quốc (Cafef.vn, 2019). Vì vậy, trước tình<br />
Mỹ áp lên Trung Quốc, các doanh nghiệp trạng phá giá CNY của Trung Quốc, giá cả<br />
nước này tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sẽ trở nên kém cạnh<br />
hàng hóa sang Việt Nam khiến Việt Nam tranh hơn so với hàng hóa Trung Quốc.<br />
đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành Việc xuất khẩu sang thị trường này sẽ khó<br />
nơi trung chuyển của hàng hóa Trung cạnh tranh hơn với hàng nội địa, trong khi<br />
Quốc xuất khẩu sang Mỹ để tránh thuế. đó, hàng hóa Trung Quốc lại có cơ hội dễ<br />
Cụ thể, hàng hóa của Trung Quốc sẽ tìm dàng tiếp cận thị trường Việt hơn do lợi<br />
cách để gian lận xuất xứ, mang nhãn mác thế giá rẻ mà việc phá giá mang lại. Điều<br />
xuất từ Việt Nam thay vì Trung Quốc. này sẽ gây áp lực không nhỏ tới xuất nhập<br />
Hải quan Việt Nam đã phát hiện một số khẩu của nước ta.<br />
công ty Trung Quốc, bao gồm các ngành<br />
dệt may, hải sản, nông sản, gạch men, Như vậy, có thể thấy dù Việt Nam được<br />
thép, nhôm và gỗ… đã xuất khẩu hàng nhận định là một trong những quốc gia<br />
sang Việt Nam, xin chứng nhận xuất xứ Đông Nam Á được hưởng lợi nhiều từ<br />
tại Việt Nam một cách bất hợp pháp, sau cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, nhưng<br />
đó đổi nhãn mác trên bao bì sản phẩm nếu tình hình căng thẳng này vẫn duy trì<br />
để xuất sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. trong tương lai thì nền kinh tế của cả thế<br />
Hành động này sẽ khiến hàng hóa của Việt giới sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, và Việt<br />
Nam phải hứng chịu các đòn trừng phạt Nam không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng<br />
thuế cao đến từ phía Mỹ. Trước đó, Mỹ đó. Cơ hội về mặt ngắn hạn tuy có thể thúc<br />
đã áp thuế chống bán phá giá rất cao, lên đẩy ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam<br />
đến 199,76% và mức thuế đặc biệt lên tới tiếp tục tăng trưởng, nhưng những rủi ro<br />
256,44% với mặt hàng thép của Việt Nam và thách thức Việt Nam phải đối mặt cũng<br />
sau khi kết luận rằng thép Việt Nam có không nhỏ. Vì vậy, trong ngắn hạn, Việt<br />
xuất xứ từ Trung Quốc (Bộ Công thương, Nam nên tận dụng tốt những cơ hội đang<br />
2019). Một trong những lo ngại lớn nhất có, đồng thời có những giải pháp và chính<br />
của ngành xuất nhập khẩu hiện nay đó là sách thích hợp để đối phó kịp thời trước<br />
Mỹ sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát gắt gao những rủi ro tiềm tàng.<br />
các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, gây<br />
khó khăn cho hàng hóa xuất đi Mỹ của 5. Một số đề xuất<br />
Việt Nam.<br />
Trước những căng thẳng, xung đột gia<br />
Thứ năm, rủi ro từ chính sách tỷ giá của tăng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới,<br />
<br />
<br />
Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 39<br />
Cơ hội và thách thức của xuất nhập khẩu của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung<br />
Quốc<br />
<br />
<br />
Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam cần quan hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thì<br />
tâm hơn đến các giải pháp nhằm hạn chế nước ta có thể mở rộng xuất khẩu sang các<br />
những ảnh hưởng tiêu cực mà cuộc chiến thị trường khác.<br />
mang lại, đồng thời, tìm ra các biện pháp<br />
để phát triển được thế mạnh cũng như tận Các doanh nghiệp cũng như đưa ra các<br />
dụng tối đa các cơ hội để thúc đẩy tăng mức giá hợp lý để tăng giá trị gia tăng<br />
trưởng xuất nhập khẩu, đẩy mạnh phát hàng xuất và cạnh tranh được trên thị<br />
triển kinh tế. trường nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng<br />
xây dựng và đề ra chiến lược với từng<br />
Khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội, mặt hàng và các thị trường để phát triển<br />
tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm mặt hàng đó, nghiên cứu môi trường kinh<br />
của doanh nghiệp: Hàng xuất khẩu Việt doanh quốc tế để thực hiện các chiến lược<br />
Nam cần được nâng cấp về chất lượng marketing xuất khẩu hiệu quả để đưa sản<br />
sản phẩm và cả quy mô xuất khẩu. Xây phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp đến với<br />
dựng các chính sách ưu đãi, thúc đẩy người tiêu dùng nước ngoài, cũng như các<br />
các doanh nghiệp đổi mới công nghệ lạc cách thâm nhập phù hợp đối với từng thị<br />
hậu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt trường khác nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp<br />
động sản xuất, công nghệ chế biến trong cần không ngừng trau dồi và áp dụng các<br />
các ngành hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao công nghệ tiên tiến vào trong lĩnh vực sản<br />
như dệt may, da giày, gỗ và các sản phẩm xuất cũng như kinh doanh để nâng cao<br />
từ gỗ… để đảm bảo sản xuất ra các sản chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực<br />
phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cạnh tranh.<br />
cầu của thị trường với mức chi phí thấp.<br />
Không những thế, cần tập trung nghiên Tận dụng thế mạnh nhằm hạn chế thách<br />
cứu những thị trường mới nổi tiềm năng, thức, nắm bắt các cơ hội từ các FTA đã<br />
có khả năng phát triển các mặt hàng và đang kí kết: Việt Nam cần tận dụng tối<br />
xuất khẩu của Việt Nam để mở rộng môi đa các cơ hội từ Hiệp định thương mại tự<br />
trường kinh doanh. do mà Việt Nam đã ký kết để giảm thiểu<br />
những ảnh hưởng tiêu cực, những rào cản<br />
Để sản phẩm của Việt Nam được biết đến kỹ thuật ngăn cản việc thâm nhập các thị<br />
rộng rãi hơn, Bộ Công thương cần hỗ trợ, trường nước ngoài. Các FTA này đã và<br />
đào tạo công tác xây dựng thương hiệu đang mở rộng cánh cửa thị trường cho<br />
của doanh nghiệp và sản phẩm với môi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, là cơ<br />
trường trong nước và quốc tế, đồng thời hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu<br />
đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản<br />
kiểm tra chuyên ngành để góp phần hỗ trợ xuất toàn cầu. Đồng thời, thông qua các<br />
các doanh nghiệp phát huy tiềm năng, tận FTA, xuất khẩu Việt Nam có cơ hội gia<br />
dụng các cơ hội xuất khẩu. Thông qua giải tăng nhanh hơn thông qua việc xóa bỏ<br />
pháp này, hoạt động xuất nhập khẩu của nhiều dòng thuế, mở cửa mạnh các lĩnh<br />
Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng về kim vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, mua sắm<br />
ngạch xuất khẩu. Hình ảnh của Việt Nam chính phủ, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh. Qua<br />
cũng từ đó mà được biết đến rộng rãi hơn đó, giảm thiểu được các tác động tiêu cực<br />
trên thị trường quốc tế, đề phòng trường mà chiến tranh thương mại Mỹ- Trung<br />
hợp thuế quan từ phía Mỹ ảnh hưởng đến đem lại.<br />
<br />
<br />
40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020<br />
NGÔ DƯƠNG MINH - HÀN PHƯƠNG THẢO<br />
<br />
<br />
<br />
Khắc phục điểm yếu nhằm ứng phó thách đầu tư vào hoạt động nghiên cứu để đưa<br />
thức, có những biện pháp chính sách kịp ra các cảnh báo sớm về thị trường Trung<br />
thời nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước: Quốc và Mỹ nhằm nắm bắt các động thái<br />
Các cơ quan quản lý chuẩn bị cẩn thận các có thể xảy ra như áp thuế quan trừng phạt<br />
thông tin liên quan đến phòng vệ thương lên các mặt hàng của Việt Nam do có xuất<br />
mại với hàng hóa Việt Nam từ phía Mỹ, xứ từ Trung Quốc, hay các hàng rào kỹ<br />
phổ biến các quy định của WTO về nguồn thuật Mỹ có thể sẽ thiết lập với hàng hóa<br />
gốc xuất xứ hàng hóa, cập nhật và bổ sung của Việt Nam. Điều này có thể giúp hạn<br />
thêm các kiến thức về luật pháp thương chế những ảnh hưởng tiêu cực mà chính<br />
mại quốc tế tới các doanh nghiệp xuất nhập sách bảo hộ của những nước này gây đến<br />
khẩu để không bị thiệt về quyền lợi nếu cho các ngành sản xuất trong nước.<br />
tranh chấp thương mại xảy ra.<br />
6. Kết luận<br />
Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính và các<br />
Hiệp hội ngành nghề, Phòng Quản lý Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại<br />
Xuất nhập khẩu của các khu vực nên cùng Mỹ- Trung, Việt Nam là một trong những<br />
chung tay xây dựng hàng rào kĩ thuật, nước nằm trong phạm vi ảnh hưởng cả<br />
tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa về mặt tích cực và tiêu cực do nền kinh tế<br />
nhập khẩu vào Việt Nam, rà soát kĩ lưỡng Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu<br />
các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc rộng hơn vào nền kinh tế của thế giới.<br />
nhập vào Việt Nam để đề phòng Trung Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có<br />
Quốc chuyển hàng hóa sang Việt Nam, thể thay thế Trung Quốc cung ứng hàng<br />
lấy nhãn mác là hàng Việt Nam rồi chuyển hóa vào thị trường Mỹ, qua đó thúc đẩy<br />
qua Mỹ để tránh thuế. tăng trưởng của lĩnh vực xuất khẩu. Tuy<br />
nhiên, những cơ hội mà Việt Nam hiện có<br />
Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tăng cường mới chỉ là những cơ hội mang tính ngắn<br />
xem tiếp trang 54<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Bộ Công thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018.<br />
2. Cục Thông tin và Công nghệ quốc gia (2010), Kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của<br />
Trung Quốc 2006- 2020.<br />
3. Ho, T., Nguyen, T.T.N, và Tran, T.N. (2018), How will Vietnam Cope with the Impact of the US-China Trade War,<br />
ISEAS – Yusof Ishak institute, Issue 2018 No. 74.<br />
4. IMF (2018), World economic outlook 2018.<br />
5. Lê Huy Khôi (2018), Những tác động từ Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, Tạp chí Tài chính.<br />
6. Nguyễn Lê Đình Quý (2018), Tác động của Chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam,<br />
Trung tâm WTO và hội nhập.<br />
7. Tổng cục Hải quan (2019), Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ: Diễn biến giai đoạn 2010-2018 và cập nhật<br />
tháng 1/2019.<br />
8. Trung tâm WTO và hội nhập (2019), Tóm tắt diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.<br />
9. Website:<br />
10. http://data.imf.org<br />
11. http://vneconomy.vn/viet-nam-huong-loi-nhieu-tu-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-20181029191731064.htm<br />
12. http://cafef.vn/viet-nam-huong-loi-lon-tu-chien-tranh-thuong-mai-bay-gio-hay-bao-gio-20181217090311276.chn<br />
13. http://cafef.vn/nhan-dan-te-o-moc-7-chinh-la-loi-canh-bao-danh-cho-ong-trump-tu-phia-trung-<br />
quoc-20190806085007865.chn<br />
14. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-va-mot-so-tac-dong-den-viet-<br />
nam-309898.html<br />
<br />
<br />
<br />
Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 41<br />
Tác động của cấu trúc sở hữu đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch<br />
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
<br />
1iNGI8vteYWscFiXRdEsVHED50IKYvxxcSnEVmW6hmcS7rHPSUi_-IEg>.<br />
16. Anon., 2018, Các yếu tố tác động đến giá cổ phiết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Báo Mới.com,.<br />
17. Anon., 2018, So sánh Cổ phiếu thường và Cổ phiếu ưu đãi, Go Value, <br />
18. Anon., 2007, Tham khảo các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu, Tuổi trẻ online, <br />
19. Đào Thanh Bình & Lai Thị Hiền, 2018, ‘Tác động của quản trị doanh nghiệp lên hiệu suất doanh nghiệp và tính thanh<br />
khoản của cổ phiếu’, Tạp chí Tài chính, .<br />
20. Đặng Tùng Lâm, 2016, ‘Ảnh hưởng của cổ đông lớn đến sự đồng biến động giá cổ phiếu trên Sở Giao dịch<br />
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh’, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số: 27(5), Trang: 63-77..<br />
21. Đặng Tùng Lâm, 2016, ‘Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu trong các công ty niêm yết đến sự đồng biến động giá cổ phiếu<br />
của công ty nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Trường Đại học Đà Nẵng.<br />
22. Lê Tấn Phước, 2017, Tác động cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết, Tạp chí Tài<br />
chính,<br />
23. Luân, 2018, Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, Luận văn A-Z,<br />
24. Mạnh Bôn, 2018, Giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước xuống mức sàn, Đầu tư online, <br />
25. Nguyễn H. & Trần T., 2011, Tỉnh táo trong quản trị công ty: Cấu trúc sở hữu và khả năng thao túng, Cafef,<br />
26. Nguyễn Thị Minh Huệ, et al, 2016, ‘Ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của công ty<br />
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số: 234, Trang: 58-65.<br />
27. Nguyễn Trung Trực, 2017, Các yếu tố tài chính vi mô tác động đến giá cổ phiếu của Vinamilk, Tạp chí Tài chính, <br />
28. Phạm Hữu Hồng Thái, 2013, Cấu trúc sở hữu và giá trị của các công ty niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính,<br />
<br />
29. Phạm Quốc Việt & Quang Huy, 2017, ‘Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và biến động lợi nhuận cổ phiếu trên thị<br />
trường chứng khoán’, Tạp chí Tài Chính.<br />
30. Phạm Thị Thu Trang, 2017, ‘Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị<br />
trường Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh’, Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.<br />
31. Thân T. và Võ D., 2015, Sự tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến các chỉ số giá cổ phiếu tại HOSE, Phát triển &<br />
Hội nhập, Số 24(34), trang 59-67.<br />
32. Võ D., 2013, ‘Cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và già trị doanh nghiệp bằng chứng các công ty niêm yết ở Việt Nam’,<br />
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.<br />
<br />
<br />
tiếp theo trang 41 Để tận dụng được những cơ hội cũng như<br />
hạn. Còn về dài hạn, Việt Nam đứng trước giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực, Chính phủ<br />
rất nhiều khó khăn và thử thách do chiến và các doanh nghiệp Việt Nam cần bám sát<br />
tranh thương mại gây ra, như tốc độ tăng tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước<br />
trưởng kinh tế giảm, hàng hóa nội địa gặp Mỹ và Trung Quốc để có các chính sách,<br />
sức ép từ hàng hóa của Trung Quốc hay chiến lược đối phó kịp thơi và phù hợp. Tận<br />
các khoản thuế trừng phạt và các hàng rào dụng tối đa các cơ hội mà FTA mang lại, từ<br />
kỹ thuật mà Mỹ sẵn sàng dựng lên với đó tối thiểu hóa các rủi ro ảnh hưởng đến<br />
hàng hóa của Việt Nam nhằm chống gian nền kinh tế và nâng cao khả năng kiểm soát<br />
lận thương mại. tình hình xuất nhập khẩu. ■<br />
<br />
<br />
54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020<br />