intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tham gia TPP - cơ hội và thách thức đối với ngành Dệt may Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

41
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham gia Hiệp định TPP sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may Việt Nam. Bài viết đề cập đến tình hình sản xuất và xuất khẩu cùng các đặc điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian qua, phân tích cơ hội và thách thức khi tham gia TPP đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Nhà Nước, doanh nghiệp dệt may và người lao động nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức to lớn này, trên cơ sở đó góp phần phát triển ngành và tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tham gia TPP - cơ hội và thách thức đối với ngành Dệt may Việt Nam

  1. THAM GIA TPP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TS. Trần Thị Minh Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tham gia Hiệp định TPP sẽ có ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may Việt Nam. Bài viết đề cập đến tình hình sản xuất và xuất khẩu cùng các đặc điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian qua, phân tích cơ hội và thách thức khi tham gia TPP đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Nhà Nước, doanh nghiệp dệt may và người lao động nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức to lớn này, trên cơ sở đó góp phần phát triển ngành và tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: TPP, cơ hội, thách thức, dệt may Việt Nam 1. Giới thiệu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP) giữa 12 nước bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Maylaysia, Mexico, Nhật Bản, NewZealand, Peru, Singapore và Việt Nam dự định sẽ được ký kết chính thức vào năm 2016 sau khi đã được Quốc hội các nước thành viên tham gia thông qua. Với kết quả đạt được qua các vòng đàm phán, hiệp định TPP có tầm ảnh hưởng sâu rộng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tất cả các nước tham gia trên cơ sở hỗ trợ thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh cải cách kinh tế ở các nước. Trong thời gian tới, khi TPP được ký kết chính thức và có hiệu lực chắc chắn sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong đó có ngành dệt may, một ngành được coi là chịu ảnh hưởng mạnh từ TPP. 2. Các nội dung của TPP có ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam Theo hiệp định TPP, bên cạnh việc áp dụng các quy định chung như với các loại hàng hóa khác (được đề cập đến trong các chương Thương mại Hàng hóa, Quy tắc Xuất Xứ, Phòng vệ Thương mại, Hợp tác Hải quan) dệt may có những 613
  2. quy định riêng mang tính đặc thù được quy định trong một chương riêng cho ngành này. Quy định riêng cho dệt may bao gồm ba nội dung cơ bản: - Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình - Quy tắc xuất xứ - Phòng vệ thương mại và hợp tác hải quan Về xóa bỏ thuế quan, dệt may được coi là ngành được hưởng lợi nhiều do hiện tại thuế suất vào thị trường các nước tham gia TPP mà Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại tự do (FTA) đang ở mức khá cao như Hoa kỳ là 17,5%, Canada 17%, Mexico 30% và Peru 17%. Khi TPP chính thức có hiệu lực, thuế suất sẽ được giảm mạnh. Với thị trường Hoa Kỳ, ngay khi Hiệp định có hiệu lực 73,1% số dòng thuế sẽ có thuế suất 0%; 19,7% số dòng thuế sẽ được giảm thuế từ 35% đến 50% tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 11 và 13; 7,2% số dòng thuế sẽ được đưa về 0% vào năm thứ 6. Với thị trường Canada, các mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sẽ có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu vào Mexico và Peru chỉ được xóa bỏ hoàn toàn vào năm thứ 16. Về quy tắc xuất xứ, theo quy định chung, hàng hóa xuất khẩu muốn được hưởng thuế suất ưu đãi phải đáp ứng quy tắc xuất xứ của Hiệp định này. Đối với dệt may, quy tắc xuất xứ chủ đạo là “từ sợi trở đi” nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm và may quần áo phải được thực hiện trong phạm vi các nước tham gia TPP. Quy định này khuyến khích ngành công nghiệp dệt may phát triển hơn, đầu tư phát triển ngành sợi, vải, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong khối các nước TPP. Nội dung phòng vệ thương mại trong Hiệp định TPP cho phép nước nhập khẩu tăng thuế trở lại nếu nhập khẩu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp tự vệ, nước nhập khẩu phải có giải pháp đền bù thiệt hại về kinh tế mà nước xuất khẩu phải gánh chịu do không được hưởng thuế ưu đãi. Bên cạnh đó, hiệp định TPP quy định về hợp tác trong lĩnh vực hải quan, chống gian lận xuất xứ để hưởng lợi bất hợp pháp thuế ưu đãi. Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ và Mexico cần đăng ký các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, mặt hàng sản xuất, xuất khẩu để chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng các nước này phục vụ công tác quản lý, phòng chống gian lận thương mại. 614
  3. 3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam 3.1. Hình thức sản xuất và xuất khẩu Sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may thường có bốn hình thức cơ bản, bao gồm: (i) gia công (ii) sản xuất theo thiết kế có sẵn và mua nguyên phụ liệu theo chỉ định của khách hàng (iii) sản xuất theo thiết kế có sẵn và được toàn quyền mua nguyên phụ liệu (iv) sản xuất trọn gói từ thiết kế đến thành phẩm. Trong thời gian qua, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng xuất khẩu theo loại hình gia công. Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2014 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu theo hình thức gia công chiếm tỷ lệ 75,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều này bắt nguồn từ một số nguyên nhân. Thứ nhất, khả năng thiết kế sản phẩm thời trang của Việt Nam còn thấp. Thứ hai, Việt Nam thiếu nguồn nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp may khó tìm được nguyên liệu do bên mua quy định. Thứ ba, khả năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu phù hợp của các doanh nghiệp may còn yếu, khả năng này bao gồm kỹ năng thương thuyết và kiến thức đối với tất cả các loại vải và sợi, đặc điểm của chúng và cách sử dụng. Thứ tư, việc toàn quyền lựa chọn nguồn nguyên liệu đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ năng lực tài chính và đối mặt với rủi ro trong trường hợp nguồn nguyên liệu được mua không phù hợp dẫn đến vỡ hợp đồng. 3.2. Thị trường xuất khẩu Theo số liệu trong báo cáo “Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam” từ Tổng cục Hải quan được thể hiện trong bảng 1, xuất khẩu dệt may Việt Nam liên tục tăng trưởng từ 2007 đến nay (trừ năm 2009). Bảng 1. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (Đơn vị tính: tỷ USD) Tỷ lệ % tăng so với Năm Giá trị xuất khẩu năm trước 2007 7,8 32% 2008 9,1 17% 2009 9,1 0% 2010 11,2 23% 615
  4. Tỷ lệ % tăng so với Năm Giá trị xuất khẩu năm trước 2011 14 25% 2012 15,1 8% 2013 17,9 19% 2014 21 tỷ 17% (Nguồn: Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan) Tuy nhiên, trong tổng giá trị xuất khẩu, giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) luôn cao hơn giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước. Thực tế này được thể hiện trong số liệu ở bảng 2. Bảng 2. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước Giá trị xuất khẩu Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp FDI Năm Giá trị Tỷ lệ % trên Giá trị Tỷ lệ % trên xuất khẩu tổng giá trị xuất khẩu tổng giá trị (tỷ USD) xuất khẩu (tỷ USD) xuất khẩu 2007 3,6 46% 4,2 54% 2008 3,9 42,9% 5,3 57,1% 2009 3,7 40,7% 5,4 59,3% 2010 4,4 39,3% 6,8 60,7% 2011 5,5 39,3% 8,5 60,7% 2012 6,1 40,4% 9 59,6% 2013 7,3 40,8% 10,7 59,2% (Nguồn: Bùi Văn Tốt (2014), Báo cáo ngành dệt may) Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất. Thực trạng này được thể hiện qua số liệu trong bảng 3. Sản phẩm xuất khẩu của dệt may Việt Nam chủ 616
  5. yếu là các mặt hàng dệt may cơ bản, chất lượng và tính thời trang không cao bao gồm: áo jacket, áo thun, quần áo sơ mi. Bảng 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của dệt may Việt Nam Ước 9 tháng 2015 TT Thị trường Tỷ lệ (%) (triệu USD) 1 Mỹ 8.530 42,58 2 Châu Âu 2.675 13,35 3 Nhật Bản 2.103 10,50 4 Hàn Quốc 1.717 8,57 5 Khác 5.008 25% Tổng 20.033 100% (Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam (2015), Báo cáo sơ kết hoạt động SXKD 9 tháng năm 2015) 3.3. Đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam Thứ nhất là mối liên kết trong nội bộ ngành từ sợi-dệt nhuộm-may còn yếu. Chuỗi giá trị của ngành dệt may bao gồm 5 công đoạn cơ bản: cung cấp sản phẩm thô là các loại sợi, sản xuất các sản phẩm đầu vào gồm có chỉ sợi và vải, may hoàn thiện, xuất khẩu, marketing và phân phối. Trong chuỗi giá trị này, dệt may Việt Nam chủ yếu hoạt động ở công đoạn may là công đoạn được đánh giá có giá trị gia tăng thấp nhất. Sự thiếu đồng bộ và thiếu liên kết từ sợi-dệt nhuộm-may đã làm hạn chế sự phát triển của dệt may Việt Nam. Trên thực tế, trong khi sợi và may đã có những bước phát triển nhất định thì dệt nhuộm lại chưa đáp ứng kịp. Điều này được thể hiện qua việc tồn tại một nghịch lý trong ngành là sợi Việt Nam xuất khẩu với tỷ lệ cao trong khi đó may mặc lại thiếu vải nghiêm trọng và chủ yếu phải nhập khẩu. Theo báo Thừa Thiên Huế đã trích dẫn số liệu thống kê của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), sản lượng sợi 2014 là trên 900.000 tấn, trong đó khoảng 300.000 tấn sợi được sử dụng cho thị trường nội địa, số còn lại được xuất khẩu. Theo Thời báo Kinh tế Sài gòn Online, ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo chiều 7-9-2015 tại thành phố Hồ Chí Minh về triển lãm thiết bị máy móc ngành dệt may, năm 2014 nhu cầu vải cho may mặc Việt Nam là 8,2 tỷ mét vuông vải thì chỉ có 1,7 tỷ mét vuông được sản xuất trong nước (chiếm tỷ lệ 20,73%). Hiện tại Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sợi Việt Nam cũng đồng thời 617
  6. là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu lớn nhất cho may mặc Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong báo cáo “Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2015”, trong 10 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng xơ sợi các loại xuất khẩu sang Trung Quốc đạt hơn 412 nghìn tấn trên tổng số xuất khẩu của mặt hàng này là hơn 796 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ 51,76%. Thứ hai là năng suất lao động thấp. Theo bài viết “TPP và bài toán năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may” của Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng trích dẫn số liệu thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), so sánh với các nước trong khu vực Việt Nam có năng suất lao động bình quân hiện tại rất thấp, chỉ bằng 30% của Malaysia, 40% của Thái Lan. Theo báo cáo của VCCI, trong ngành dệt may Việt Nam, năng suất lao động bình quân tính trên giá gia công đạt 1,5 USD/giờ mới chỉ bằng 50% năng suất bình quân ngành may Thái Lan và Indonesia. Thứ ba là trình độ công nghệ không cao, máy móc thiết bị phần lớn đã cũ và lạc hậu cần tiến hành thay thế. Theo báo Đầu tư Online trong bài “75% máy móc thiết bị tại Việt Nam là hàng quá đát” trích dẫn kết quả thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay cả nước có gần 600.000 doanh nghiệp phần lớn đều đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ, trong đó có 76% số máy móc và dây chuyền nhập thuộc thế hệ những năm 60-70 của thế kỷ 20, 75% số máy móc thiết bị đã hết khấu hao. Ngành dệt may cũng nằm trong tình trạng chung đó. Theo ông Trịnh Đình Đề - nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Tự động hóa Việt Nam- phát biểu tại hội thảo “Cơ hội hợp tác đầu tư thiết bị máy móc công nghiệp và chính sách xuất nhập khẩu tại Việt Nam” thì thiết bị, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. Tuy nhiên, theo ông hiện nay còn rất nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu, làm tiêu tốn nhiên liệu sản xuất. Nhu cầu đổi mới, thay thế và bổ sung thêm máy móc thiết bị của ngành dệt may hiện tại là rất lớn. Bên cạnh vấn đề cần thay thế máy móc thiết bị cũ thì để tăng năng lực sản xuất của ngành cần đầu tư thêm rất nhiều vào lĩnh vực này. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, chúng ta đang thiếu 6,5 tỷ mét vuông vải/năm. Để sản xuất ra lượng vải này cần đầu tư thêm khoảng 6,5 tỷ USD, trong đó đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm 60% tức là khoảng 3,9 tỷ USD. 618
  7. Thứ tư là lao động ngành dệt may có trình độ không cao và mức lương khá thấp. Theo tham luận thực trạng và dự báo nguồn nhân lực của ngành dệt may khu vực phía Nam của ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, lao động ngành dệt may có trình độ văn hóa chủ yếu là đã tốt nghiệp bậc phổ thông tiểu học, trung học cơ sở. Theo khảo sát của Trung tâm này, trong tổng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp dệt may tại thành phố Hồ Chí Minh 2014, nhu cầu đối với lao động chưa qua đào tạo là 55,9%, công nhân kỹ thuật chiếm 30,9%, trung cấp 4,1%, cao đẳng 5,1%, đại học trở lên 4%. Với trình độ và năng suất lao động thấp nên mức lương trung bình của lao động ngành dệt may cũng khá thấp. Theo bản tham luận trích dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê 2014, mức lương bình quân của người lao động khu vực phía Nam là 4.504.000 đồng còn lương bình quân của lao động ngành dệt may khu vực này là 3.988.000 đồng. Thứ năm là nguyên phụ liệu dệt may phần lớn phải nhập khẩu. Do sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, đặc biệt là khâu dệt nhuộm sản xuất vải chưa đáp ứng được yêu cầu của khâu may mặc nên phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong báo cáo “Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 10 và 10 tháng năm 2015”, tổng giá trị nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt 15,29 tỷ USD chiếm tỷ lệ 80,68% so với giá trị xuất khẩu của hàng dệt may trong giai đoạn này 18,95 tỷ USD. Hiện tại, Trung Quốc là thị trường cung cấp nguyên phụ liệu lớn nhất cho dệt may Việt Nam, tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan. Theo số liệu báo cáo nêu trên của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2015, nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 6,3 tỷ USD trên tổng giá trị nhập khẩu nhóm hàng này là 15,29 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 41,2%, giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 2,32 tỷ USD chiếm 15,17%, từ Đài Loan đạt 1,98 tỷ USD chiếm 12,94%. 4. Các cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP 4.1. Cơ hội đối với ngành dệt may Việt Nam Thứ nhất, cơ hội có được từ việc cắt giảm thuế nhập khẩu vào các nước tham gia TPP. Cơ hội này sẽ chỉ là thực tế nếu mặt hàng dệt may Việt Nam đang phải chịu mức thuế nhập khẩu cao. Do đó, cơ hội này chủ yếu là đối với thị trường các nước hiện tại Việt Nam chưa ký FTA, trong đó đặc biệt là Hoa Kỳ do 619
  8. đây là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam và hiện nay đang chịu thuế suất khá cao trung bình 17,5%. Đối với thị trường các nước mà Việt Nam đã ký FTA như Nhật Bản, Chile thì cơ hội tạo ra từ TPP sẽ nhỏ hơn do sự khác biệt sẽ không quá lớn, chủ yếu là từ quy tắc xuất xứ, chẳng hạn đối với FTA ký với Nhật Bản yêu cầu hàng dệt may được sản xuất từ nguyên phụ liệu nội địa Việt Nam, các nước ASEAN hoặc Nhật Bản, trong khi đó quy tắc xuất xứ của TPP lại yêu cầu hàng dệt may có nguồn gốc xuất xứ “từ sợi trở đi” trong nội bộ các nước tham gia TPP. Thứ hai, đây là cơ hội để ngành dệt may phát triển các thị trường mới. Trong thời gian qua, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam, bên cạnh đó là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tham gia TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội để phát triển xuất khẩu sang ba thị trường lớn là Canada, Peru và Mexico mà hiện tại Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do. Trong bối cảnh nhiều nhà nhập khẩu của EU đang có xu hướng dịch chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác như Ấn độ, Bangladesh… bên cạnh đó, tại các thị trường lớn như Hàn Quốc, dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp các nước khác như Campuchia, Myanmar, Bangladesh… thì việc phát triển thị trường mới là một cơ hội tốt cho dệt may Việt Nam. Thứ ba, tham gia TPP là cơ hội để dệt may Việt Nam phát triển toàn diện hơn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị của ngành (bao gồm 5 công đoạn cơ bản: cung cấp sản phẩm thô là các loại sợi, sản xuất các sản phẩm đầu vào gồm có chỉ sợi và vải, may hoàn thiện, xuất khẩu, marketing và phân phối). Theo quy định của TPP, để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi, các doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Đây vừa là sức ép cũng vừa là động lực khuyến khích ngành dệt may phát triển khâu sợi, dệt nhuộm đặc biệt là dệt nhuộm vốn là một khâu yếu của ngành trong thời gian qua. Thứ tư, tham gia TPP tạo cơ hội thu hút đầu tư để phát triển ngành theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mở rộng đầu tư ra mọi khâu trong ngành và đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trong ngành không quan tâm nhiều đến đầu tư vào lĩnh vực dệt nhuộm do lĩnh vực này đòi hỏi vốn lớn và chi phí xử lý chất thải cao. Trên thực tế, nắm bắt cơ hội từ TPP, đầu tư vào sợi và dệt nhuộm đã được chú trọng hơn trước. Hiện có ba đối tượng chính đầu tư vào lĩnh vực này, bao gồm: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài; doanh nghiệp trong nước có tập đoàn Dệt may 620
  9. Việt Nam (Vinatex) và các công ty con của Vinatex. Nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc trong đó có những doanh nghiệp đầu tư khép kín từ dệt vải đến may mặc như Công ty Gain Lucky Limited (thuộc tập đoàn may Trung Quốc Shenzhou International) hay Công ty Forever Glorious (thuộc tập đoàn Sheico của Đài Loan). Nhóm công ty liên doanh cũng bao gồm các liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty của Đài Loan, Trung Quốc. Với doanh nghiệp Việt Nam, từ 2014, Vinatex đã bắt đầu đầu tư 51 dự án, trong đó có 14 dự án sợi và 15 dự án dệt. Tổng mức đầu tư cho 15 dự án dệt nhuộm hơn 2.500 tỉ đồng. Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex, cho biết sau khi các dự án hoàn thành, toàn bộ lượng vải sản xuất ra khoảng 300 triệu mét/năm, tuy nhiên sản lượng này mới chỉ đáp ứng 50-60% nhu cầu của các doanh nghiệp may thuộc tập đoàn. Điều này cho thấy, cung ứng sợi và vải vẫn cần tập trung đầu tư hơn nữa. 4.2. Thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam Thứ nhất là thách thức về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, đây cũng là thách thức lớn nhất đối với dệt may Việt Nam trong bối cảnh hiện tại dệt may Việt Nam vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu, chất lượng vải nội cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Trước thực tế này thì đáp ứng được quy tắc xuất xứ là một thách thức rất lớn. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước còn chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan đang gia tăng đầu tư tại Việt Nam để đón đầu hưởng lợi từ TPP. So với các doanh nghiệp dệt may trong nước đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ các doanh nghiệp FDI với vốn lớn, công nghệ cao có lợi thế hơn nhiều có thể dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp trong nước sẽ thua ngay trên sân nhà và phải nhường lại phần lợi lớn cho các doanh nghiệp FDI. Thứ hai là các quy định về môi trường và lao động. Trong ngành dệt may, khâu dệt nhuộm sử dụng nhiều hóa chất có khả năng ảnh hưởng xấu đến môi trường nếu không được xử lý tốt. Bên cạnh đó, các quy định về lao động được xem xét chặt chẽ như mức lương tối thiểu, điều kiện làm việc cũng là những vấn đề các doanh nghiệp cần chú trọng. Đáp ứng được các điều kiện này sẽ làm chi phí tăng cao. Đây cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí thông qua cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động. Thứ ba là quy định về rào cản kỹ thuật thương mại. Khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, các nước nhập khẩu sẽ có xu hướng sử dụng hàng rào phi thuế quan 621
  10. để bảo hộ sản xuất trong nước, trong đó rào cản kỹ thuật thương mại đóng vai trò rất quan trọng. Vượt qua rào cản kỹ thuật thương mại, đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật cũng là một thách thức lớn với dệt may Việt Nam trong bối cảnh trình độ công nghệ không cao, máy móc thiết bị phần lớn đã cũ và lạc hậu. 5. Kết luận và khuyến nghị Tham gia TPP dệt may Việt Nam đón nhận nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Để tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức này, Nhà Nước, doanh nghiệp dệt may và người lao động cần nỗ lực đổi mới theo các hướng sau: 5.1. Đối với Nhà Nước Thứ nhất là xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may. Tham gia TPP là cơ hội tốt để dệt may Việt Nam cơ cấu lại, phát triển các công đoạn khác trong chuỗi giá trị ngành như công đoạn cung cấp sợi, vải. Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế cạnh tranh có được nhờ ưu đãi về thuế, dệt may Việt Nam không nên dừng ở hình thức gia công mà cần nỗ lực chuyển sang các hình thức sản xuất và xuất khẩu khác, tham gia nhiều hơn vào công đoạn marketing và phân phối sẽ tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn. Thứ hai là có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, cụ thể như sau: (i) Có chính sách phát triển vùng nguyên liệu, đặc biệt là nguyên liệu bông tạo điều kiện chủ động cho nguyên liệu trong nước (ii) Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp phụ trợ, sợi, dệt nhuộm (ưu đãi về quỹ đất, giá thuê đất, vốn tín dụng ưu đãi lãi suất thấp). Đối với đầu tư nước ngoài, Nhà Nước cần xem xét chính sách vừa thu hút vừa lựa chọn, cẩn trọng về mặt công nghệ đảm bảo kỹ thuật, môi trường.(iii) Có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho ngành: lao động ngành dệt may cần có trình độ cao hơn tạo điều kiện tăng năng suất lao động và từ đó tăng được tiền lương. Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng cần tăng cường lao động ở khâu thiết kế với trình độ cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có năng lực chuyển sang hình thức sản xuất và xuất khẩu trọn gói từ thiết kế đến thành phẩm. Thứ ba là hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin đến doanh nghiệp qua các kênh khác nhau, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết, các quy định, chính sách có liên quan khi tham gia TPP. Trên cơ sở đó, giúp cho doanh nghiệp có chiến lược, hoạch định kinh doanh phù hợp cũng như giúp giảm thiểu các chi phí và thời gian cho việc thực hiện các thủ tục cần thiết khi TPP có 622
  11. hiệu lực. Trong vấn đề này, các Hiệp hội của ngành dệt may đóng vai trò quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác. 5.2. Đối với doanh nghiệp Thứ nhất cần nâng cao tính chủ động, kịp thời nắm bắt các thông tin của thị trường, nắm vững các quy định, các điều kiện thực hiện khi tham gia TPP, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần cải thiện mạng lưới phân phối và marketing, tham gia sâu hơn vào khâu bán hàng và phân phối trong chuỗi giá trị ngành. Thứ hai là cần vươn lên làm chủ thiết kế thời trang từ đó có cơ sở để xây dựng thương hiệu cho hàng Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng chuyển sang hình thức sản xuất và xuất khẩu trọn gói. Thứ ba là cần tăng cường đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Thứ tư cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo lao động có tay nghề tốt đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Trên cơ sở đó có điều kiện để tăng lương và giữ được người lao động làm việc trong ngành vốn được coi là có mức lương thấp, không hấp dẫn đối với họ. Thứ năm là tăng cường mối liên kết trong ngành từ các khâu sợi-dệt nhuộm- may trên cơ sở khâu dệt nhuộm được đầu tư phát triển hơn, đáp ứng tốt hơn với sự phát triển của sợi và may. Các doanh nghiệp trong ngành cần nâng cao mối liên kết, sử dụng sản phẩm của nhau tạo thành chuỗi cung ứng hoàn thiện hơn. 5.3. Đối với người lao động Trước những cơ hội và thách thức khi tham gia TPP, bản thân người lao động cũng cần nỗ lực học hỏi nâng cao trình độ để đáp ứng được với những điều kiện mới, sử dụng được những máy móc thiết bị với công nghệ cao hơn, tăng năng suất lao động. Lao động trong khâu thiết kế cần nâng cao tính sáng tạo, vươn lên làm chủ lĩnh vực này, tạo ra những mẫu sản phẩm đa dạng, hấp dẫn, góp phần nâng cao vị trí hàng Việt Nam trên thị trường. Lao động trong khâu bán hàng và marketing cần chủ động, tích cực phát triển khâu này để dệt may Việt Nam tham gia sâu hơn vào công đoạn bán hàng và phân phối là công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn. Lao động quản lý cần linh hoạt, nhạy bén với tình hình mới, nắm bắt kịp thời xu hướng trên thị trường, nắm vững các quy định, thủ tục khi tham gia TPP, cải tiến quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giảm chi phí và giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. 623
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Đầu tư Online (2015), 75% máy móc thiết bị tại Việt Nam là hàng “quá đát”, truy cập lần cuối ngày 20/12/2015 từ baodautu.vn/75-may- moc-thiet-bi-tai-viet-nam-la-hang-qua-dat-d34582.html. 2. Báo Thừa Thiên Huế (2015), Ngành dệt may Việt Nam với bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu, truy cập lần cuối ngày 17/12/2015 từ baothuathienhue.vn/DichVu/ThongTin/CapNhat/prints.aspx?NewsID=2- 0-62704. 3. Bùi Văn Tốt (2014), Báo cáo ngành dệt may, truy cập lần cuối ngày 16/12/2015 từ images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DulieuDownload/ PhanTichBaoCao/DetMay_180414_FPTS.pdf. 4. Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng (2015), TPP và bài toán năng suất lao động của doanh nghiệp dệt may, truy cập lần cuối ngày 20/12/2015 từ www.ckt.gov.vn/index.php?route=cms/article&artide_ide2546. 5. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP). 6. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2014, Hà Nội. 7. Tập đoàn dệt may Việt Nam (2015), Báo cáo sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2015, Hà Nội. 8. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online (2015), Ngành dệt may cần máy móc, công nghệ mới, truy cập lần cuối ngày 17/12/2015 từ www.thesaigontimes.vn/135352/Nganh-det-may-can-may-moc-cong- nghe-moi.html. 9. Tổng cục Hải quan (2008-2015), Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Hà Nội. 10. Trần Anh Tuấn (2015), Tham luận thực trạng và dự báo nguồn nhân lực của ngành dệt may khu vực phía Nam, truy cập lần cuối ngày 20/12/2015 từ www.dubaonhanluchcm.gov.vn/tin-tuc/5248.tham-luan- thuc-trang-va-du-ba0-nguon-nhan-luc-cua-nganh-det-may-khu-vuc- phia-nam.html. 624
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1