intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi kí kết Hiệp định EVFTA

Chia sẻ: ViLichae ViLichae | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

74
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này sẽ phân tích tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU, những cơ hội và thách thức tới ngành dệt may Việt Nam khi EVFTA được ký kết để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi kí kết Hiệp định EVFTA

  1. khuyến khích các sáng chế phát minh của người lao động. Chú trọng tới công tác tuyển dụng nhân sự, lựa chọn những người có chuyên môn phù hợp, tay nghề tốt để xây dựng một lực lượng lao động có chất lượng trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực, chuyên nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ths Nguyễn Đức Dương 2016 Xuất khẩu hàng dệt may sang các nước thành viên TPP thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại số 22&23 ( 8+10/2016). 2. TS Nguyễn Thanh Bình, TS Nguyễn Thị Việt Hà, 2017 Thực trạng các FTA và những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại số 28 ( 8/2017). 3. TS Trần Thị Thu Hiền ,2019 Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương (TPP), Luận án tiến sỹ kinh tế 2019. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI K KẾT HIỆP ĐỊNH EVFTA TS. Trần Thế Tuân Trƣờng Đại học Công nghệ GTVT Tóm tắt: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. EVFTA à hiệp định có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Điều này sẽ có tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là các ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn sang EU trong đó có ngành dệt may. Bài viết này sẽ phân tích tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường EU, những cơ hội và thách thức tới ngành dệt may Việt Nam khi EVFTA được ký kết để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm th c đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do, EVFTA, ngành dệt may, cơ hội, thách thức. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã tham gia một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA thế hệ mới) quan trọng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTTPP) và gần đây nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) được ký kết vào ngày 30/6/2019. Hiệp định này đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các ngành kinh tế của Việt Nam. Trong đó, ngành dệt may là một 440
  2. trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất bởi vì EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành này và đây lại là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ các dòng thuế đối với sản phẩm dệt may Việt Nam. Do vậy, ngành dệt may Việt Nam có cơ hội tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng tỷ suất lợi nhuận, tiếp cận và mở rộng thị trường, từ đó tạo động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của toàn ngành. Bên cạnh việc mang lại nhiều cơ hội to lớn, ngành dệt may cũng đứng trước những thách thức đáng kể như hạn chế trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chịu mức thuế cao trong ngắn hạn do không còn được hưởng ưu đãi thuế từ Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Để nghiên cứu về những vấn đề trên, bài viết sẽ khái quát về Hiệp định EVFTA, sau đó, bài viết tập trung phân tích nội dung của Hiệp định kết hợp với đánh giá thực trạng ngành dệt may để xác định những cơ hội và thách thức của ngành này. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành dệt may. 2. Tổng quan về Hiệp định EVFTA 2.1. Khái quát về Hiệp định EVFTA Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, tính đến tháng 02 năm 2020, Việt Nam đã kí kết 13 hiệp định FTA với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó chỉ có hai hiệp định được coi là FTA thế hệ mới bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA). Theo Vũ Văn Diện (2019) thì FTA thế hệ mới là những FTA có những cam kết sâu rộng và toàn diện hơn so với các FTA truyền thống. Đặc điểm của các FTA thế hệ mới không chỉ là tự do hóa thương mại mà còn là việc mức cam kết sâu hơn so với các FTA truyền thống (hầu hết các loại thế được cắt giảm về 0% theo lộ trình cụ thể). Ngoài ra, các Hiệp định này còn ảnh hưởng đến cả những lĩnh vực như lao động, môi trường, minh bạch hóa, giải quyết tranh chấp trong đầu tư…Như vậy, có thể thấy rằng các hiệp định FTA thế hệ mới sẽ có những vai trò và nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam trong tương lai. Hiệp định EVFTA được ký kết và ngày 30 tháng 6 năm 2019 và dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 năm 2020. Hiệp định EVFTA được coi là một trong những FTA lớn nhất mà Việt Nam từng tham gia kể cả về phạm vi liên kết của Hiệp định và mức độ mà Hiệp định này có thể ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. EVFTA được Việt Nam ký kết với thị trường EU là thị trường lớn nhất thế giới hiện nay với dân số 513 triệu người. Đây là một cơ hội lớn để hàng hóa Việt Nam có thể thuận lợi tiến vào thị trường châu Âu –một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng có rất nhiều thách thức đối với hàng hóa của Việt Nam từ trước đến nay. Có 16 nội dung chính được ký kết trong Hiệp định EVFTA như thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật thương mại, sở hữu trí tuệ…. Trong đó, điều khoản về thương mại hàng hóa cam kết xóa bỏ gần như 100% thuế nhập khẩu với lộ trình tối đa là 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam. Hiệp định này cũng đưa ra cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu nông sản đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu từ phía này sang phía kia nếu nông sản đó đã được nước nhập khẩu xóa bỏ thuế quan.Vấn đề sở hữu trí tuệ cũng được các bên quan tâm với việc Việt Nam cam kết bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của 441
  3. EU (chủ yếu là rượu và pho mát) và EU bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (bao gồm chủ yếu là hàng rau quả, sản phẩm cây công nghiệp – chế biến, thủy sản và chế biến từ thủy sản). Theo ông Trần Toàn Thắng -Trưởng ban dự báo Kinh tế ngành và doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch đầu tư phát biểu trên Thời báo Tài chính Việt Nam, Hiệp định EVFTA được dự báo sẽ có tác động rất tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong đó, GDP sẽ tăng thêm lũy tiến 2,5 %; 4,6% và 4,3% tương ứng các năm 2020, 2025 và 2030 (giả định Hiệp định có hiệu lực từ năm 2020) so với trường hợp không có EVFTA. 2.2. Nội dung Hiệp định EVFTA đối với ngành dệt may Về thuế quan EU cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam như sau: i) Xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực cho các loại nguyên phụ liệu dệt may; ii) Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Trong đó, 42,5% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở từ 8-12% cho một số ít loại trong các nhóm sản phẩm may mặc như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ nữ, áo len tr em, đồ bơi, chăn, rèm cửa, túi xách hoặc túi đựng bằng vải…sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu dần trong thời hạn từ 3 đến 7 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực. Về phía Việt Nam, mức cam kết thuế quan dành cho sản phẩm dệt may từ EU nhập khẩu như sau: 37% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực (phần lớn là các nguyên phụ liệu dệt may và một số ít các sản phẩm may mặc mà Việt Nam ít sản xuất). Số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm. Về các điều kiện quy tắc xuất xứ mà hàng hóa phải tuân thủ để được hưởng ưu đãi thuế quan Hiệp định EVFTA yêu cầu sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng yêu cầu hai công đoạn hay còn gọi là ―từ vải trở đi‖ mới được hưởng ưu đãi thuế. Cụ thể, trong một sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường này không chỉ vải có xuất xứ từ Việt Nam mà cắt may cũng phải thực hiện từ Việt Nam mới được coi là sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. Tuy vậy, trong Hiệp định EVFTA cũng cho ph p các doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc cộng gộp mở rộng. Theo đó, các nguyên liệu từ các nước đã k FTA với EU và Việt Nam cũng sẽ được chấp nhận để hưởng ưu đãi thuế. Hiện nay, mới chỉ có Hàn Quốc đáp ứng được yêu cầu này. Các doanh nghiệp phải tận dụng được nguyên tắc này để giảm bớt áp lực về nguồn cung thiếu hụt. Hàng dệt may phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam hoặc sử dụng vải sản xuất tại Hàn Quốc mới hưởng ưu đãi. 3. Tổng quan về ngành dệt may của Việt Nam 3.1. Vị thế của ngành dệt ma Việt Nam trong nền kinh tế Ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của ngành đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm. Ngành dệt may Việt Nam nằm trong 442
  4. tốp 3 nước xuất khẩu cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam; tiếp đó là thị trường EU. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may trong giai đoạn 2011-2018 đạt khoảng 140 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân cho cả giai đoạn đạt 12%. Kim ngạch xuất khẩu dệt may liên tục tăng qua các năm, nếu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt mức 18 tỷ USD thì đến 6 tháng đầu năm 2019 con số này đã lên đến hơn 35 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thì lại có sự biến động rất lớn trong giai đoạn này, giai đoạn 2013-2016 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm từ 16,5% ở năm 2013 xuống mức thấp nhất khoảng 3,5% ở năm 2016, sau đó tốc độ này được cải thiện đáng kể ở giai đoạn 2016-2018, đạt khoảng 20% ở cuối năm 2018. Đặc biệt, năm 2018, ngành dệt may Việt Nam đánh dấu mốc quan trọng khi kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm 2017. Trong đó, xuất khẩu hàng dệt, may đạt 30,49 tỷ USD, tăng 16,7% so với 2017, xuất khẩu xơ, sợi đạt 4,02 tỷ USD tăng 12%, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 1,2 tỷ USD tăng 14,2% và vải mành, vải kỹ thuật khác đạt 530 triệu USD tăng 15,7% (MOIT, 2019). Theo Báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại do những biến động và xung đột chính trị, thương mại, đặc biệt chính sách bảo hộ, chiến tranh thương mại gia tăng ngày càng phức tạp, khó lường, nhưng ngành dệt may đạt tổng kim ngạch xuất khẩu gần 18 tỷ USD, tăng 8,61% so với cùng k năm 2018; trong đó, hàng may mặc đạt 14,02 tỷ USD, tăng 8,71%. Mặt hàng vải đạt 1,02 tỷ USD, tăng 29,9%; các mặt hàng xơ, sợi đạt 2,01 tỷ USD, tăng 1,1%; vải địa kỹ thuật tăng 16,9%; phụ liệu dệt may giảm 0,29%. Nguồn: Tổng c c thống kê Hình 1. Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành diệt may Việt Nam (2013-2019) Ngành dệt may là ngành có số ượng doanh nghiệp lớn và mức độ sử d ng ao động cao Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp dệt may cả nước đạt 6.000 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp gia công hàng may mặc 443
  5. là 5.101 doanh nghiệp (chiếm 85%); Số lượng doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm là 780 doanh nghiệp (chiếm 13%); Số lượng sản xuất chế biến xơ, sợi là 119 doanh nghiệp (chiếm 2%). Lực lượng lao động trong ngành có khoảng 1,6 triệu người, chiếm hơn 12 % lao động khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước. Tuy nhiên, thu nhập người lao động trong lĩnh vực dệt may chưa cao, thấp hơn mức trung bình của các ngành kinh tế (thấp hơn khoảng 1,3 đến 1,8 triệu đồng/người/tháng). Tuy nhiên, nguồn nhân lực cho chuyên ngành thiết kế thời trang, thiết kế mẫu sản phẩm, thiết kế dây chuyền sản xuất là những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm Dệt may chưa thật được chú trọng Ngành dệt may là ngành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn và chủ yếu kim ngạch xuất khẩu là từ các doanh nghiệp FDI Các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may tuy chỉ chiếm khoảng 25% về lượng nhưng đóng góp tới hơn 60% kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp FDI không chỉ có lợi thế về máy móc, công nghệ mà còn có đơn hàng ổn định từ công ty mẹ chuyển về. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng xơ sợi của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI liên tục tăng trong khi về lượng xuất khẩu hàng xơ sợi từ các doanh nghiệp Việt Nam gần như không đổi. Điều này cho thấy tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu hàng xơ sợi đến từ các doanh nghiệp FDI chứ không phải từ các doanh nghiệp Việt Nam. Ngược lại tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc từ các doanh nghiệp FDI luôn duy trì ở mức 60%. Như vậy, sau gần 10 năm đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc, kim ngạch xuất khẩu từ các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không có nhiều chuyển biến rõ rệt. Lợi nhuận mà doanh nghiệp Việt Nam được hưởng từ công nghiệp dệt may chưa ớn Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là thực hiện gia công sản phẩm (CMT, FOB cấp 1) nên mặc dù giá trị xuất khẩu rất lớn nhưng lợi nhuận mang lại thấp, bởi vì lợi nhuận biên của hoạt động gia công thấp. Ngành sản xuất hàng may mặc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở công đoạn sản xuất, chủ yếu theo phương thức CMT (65%) và FOB (30%) và ODM (5%). Đối với phương thức sản xuất CMT, đơn vị sản xuất chỉ thực hiện cắt may, dựng và hoàn tất, với nguyên vật liệu và thu mua hàng hóa sau sản xuất do bên đặt hàng thực hiện, do đó, giá trị gia tăng rất thấp. Thông thường đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp gia công chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia công. Đối với đơn hàng FOB, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp được hưởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 - 5% doanh thu thuần. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thêm khâu thiết kế so với FOB, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 5 - 7%. Như vậy, xét về quy mô xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là rất lớn, nhưng thực chất các doanh nghiệp Việt Nam chỉ được hưởng lợi rất thấp. Nếu các doanh nghiệp trong ngành có thể thay đổi phương thức sản xuất theo hướng nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng và được hỗ trợ tích cực hơn từ phía nhà nước, ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể bứt phá và trở thành cường quốc trong lĩnh vực này. 444
  6. 3.2. T nh h nh xuất nhập khẩu dệt ma sang thị trường EU Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU Theo báo cáo của VCCI (2019), dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Riêng năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã tăng 13,85% so với năm 2017, lên tới 36,2 tỷ USD, đứng vị trí thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam là Hoa K , EU, Nhật Bản và Hàn Quốc với các sản phẩm may mặc chủ yếu như sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và thấp. EU là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may (sau Hoa K - 47% và lớn hơn Nhật Bản - 14%) (VCCI, 2017). Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 4,1 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 13,44% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của cả nước. Hình 2 cho thấy kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sang thị trường EU liên tục tăng qua các năm, từ 2,73 tỷ USD năm 2013 lên 4,1 tỷ USD năm 2018, và ở 9 tháng đầu năm 2019 đạt 3,22 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong giai đoạn này đạt 24,1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm. Đơn vị: Tỷ USD 14 12 10 8 6 4 2 0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 EU Hoa K Nguồn: Tổng c c Hải quan Hình 2. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may cho thị trường Hoa Kỳ và EU (2013-2019) Đặc biệt, trong ngành dệt may thì EU là thị trường xuất khẩu giày dép quan trọng của Việt Nam: Trong nhiều năm, EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu); năm 2016, với mức tăng trưởng thấp (3,51%), EU thành thị trường đứng thứ 2, sau Hoa K . Việt Nam liên tục xuất siêu vào EU, với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. 445
  7. Tình hình nhập khẩu dệt may của Việt Nam từ EU Một số mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ EU trong đó có mặt hàng liên quan đến dệt may đó là nhập khẩu nguyên phụ liệu, dệt, may, da, giày. Năm 2019, nguyên phụ liệu, dệt, may, da, giày Việt nam nhập khẩu chính từ EU năm 2019 là 402,2 triệu USD, giảm 2,58% so với 2018. Bảng 1. im ngạch nhập khẩu dệt ma Việt Nam từ EU giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị: triệu USD 2017 2018 2019 Nguyên phụ liệu Dệt 312,6 412,8 402,2 may da giày Nguồn: Tổng C c Hải quan Việt Nam ít nhập khẩu các sản phẩm dệt may từ EU (trừ một số dòng sản phẩm cao cấp), vì vậy cơ bản các cam kết loại bỏ thuế đối với sản phẩm này sẽ ít có tác động tới cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa. 4. Cơ hội và thách thức từ Hiệp định EVFTA đối với ngành dệt may Việt Nam 4.1. Cơ hội đối với ngành dệt ma EU là thị trường đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của dệt may Việt Nam, do đó dựa trên những lợi ích mà EVFTA mang lại, có thể thấy EVFTA sẽ mở ra những cơ hội lớn cho ngành dệt may của Việt Nam. Cụ thể: Thứ nhất, ngành dệt may được hưởng ợi nhiều nhất thông qua việc ưu đãi thuế: Thuế quan với tất cả hàng dệt may sẽ được đưa về 0%, trong đó, 77% các mặt hàng về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và phần còn lại sẽ giảm về 0% sau 3 - 7 năm. Việc giảm thuế này sẽ mang đến chất xúc tác lớn cho các DN dệt may xuất khẩu sang thị trường EU. Ưu đãi này giúp hàng dệt may Việt Nam cạnh tranh hơn với các sản phẩm từ Bangladesh và Campuchia hiện được hưởng thuế ưu đãi phổ cập (GSP - ưu đãi mà EU đơn phương dành cho cho các sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh tốt từ các nước đang/k m phát triển nhất định theo các tiêu chí mà EU quyết định) 0%. Trong ngắn hạn, khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam tại thị trường EU có thể được cải thiện nhờ những yếu tố ngoài hiệp định. Ví dụ như Campuchia bị đưa ra khỏi diện hưởng thuế ưu đãi GSP do không đảm bảo được các vấn đề nhân quyền và lợi ích của lao động, và lương ở Bangladesh tăng mạnh. Thứ hai, cơ hội mở rộng, nắm bắt thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp trong nước và thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, hiệp định EVFTA đối với ngành dệt may trong dài hạn sẽ là một cú hích đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn qua EU. Dệt may là một trong những nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU trong thời gian vừa qua. Khi EVFTA được ký kết, thuế nhập khẩu áp dụng cho các hàng hóa này từ Việt Nam vào EU sẽ giảm, đây chính là những thuận lợi giúp cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận được với thị trường này dễ dàng hơn, tranh thủ vượt qua Trung Quốc – nước xuất khẩu lớn nhất sang thị trường EU. Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam có cơ hội bước chân vào thị trường 446
  8. rộng lớn và có thể xuất khẩu hàng hoá với giá cao, đồng thời có cơ hội nâng cao tay nghề và đầu tư công nghệ mới cho sản xuất. Đồng thời, hàng nhập khẩu từ EU với các thương hiệu lớn như Zara, Mango, Topshop, … sẽ tạo sức p cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên. Thứ ba, cơ hội dễ dàng tiếp cận với những thị trường khác có thỏa thuận thương mại tự do với EU: Quy tắc xuất xứ của EVFTA đối với mặt hàng dệt may sẽ đơn giản hơn so với CPTPP. Đối với CPTPP có yêu cầu phải đáp ứng Quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, có nghĩa là các công đoạn từ Sợi – Vải – Cắt may đều phải thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, còn EVFTA chỉ yêu cầu từ vải. Yêu cầu đáp ứng quy tắc xuất xứ từ vải trở đi sẽ góp phần thu hút đầu tư FDI vào các khâu yếu của Việt Nam (dệt, nhuộm), làm tăng sức hút đối với nguồn vốn từ EU vào Việt Nam. Thông qua đó, Việt Nam có thể tiếp cận, tiến hành trao đổi mua bán với các đối tác khác có thỏa thuận thương mại tự do với EU. EVFTA sẽ góp phần tăng cường hợp tác đầu tư thương mại song phương. Hiện Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược thu hút vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài), chú trọng chất lượng nhà đầu tư với khả năng chuyển giao công nghệ mới. EU là đối tác hoàn toàn có khả năng đáp ứng được những yêu cầu đó. EU cũng là nhà cung cấp quan trọng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Thứ tư, EVFTA th c đẩy cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch hơn: Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam một khi được hình thành sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho Việt Nam, các loại thuế sẽ bằng 0 cho hầu hết các hàng hóa như nông sản, thực phẩm, giày dép, may mặc… Khi EVFTA được ký kết, sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động trao đổi thương mại để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn mà thị trường này đòi hỏi. Những cam kết trong các lĩnh vực như phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs)… đã có những tác động nhất định tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian vừa qua được cho là sẽ có những tác động tích cực hơn, đem lại những lợi ích đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. 4.2. Thách thức đối với ngành dệt ma Bên cạnh những cơ hội mà ngành dệt may Việt Nam nhận được khi ký kết Hiệp định EVFTA thì ngành dệt may cũng đối diện với không ít thách thức, cụ thể: Thứ nhất, ngành dệt may Việt Nam còn thiếu và yếu trong khâu thiết kế và in nên khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, khi tham gia vào hiệp định EVFTA Việt Nam cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao trình độ nguồn nhân lực và máy móc thiết bị để tăng chất lượng sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết để có thể đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe mà thị trường EU yêu cầu, đồng thời tạo ra được khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác như Campuchia, Bangladesh, và các doanh nghiệp FDI may mặc chuyển dịch từ Trung Quốc sang. Thứ hai, phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và Đài Loan, vì vậy ngành này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên 447
  9. ngoài như giá, chất lượng và số lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Mặt khác, một trong những yêu cầu khi Việt Nam kí hiệp định EVFTA là yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, trong khi ngành may chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu thì yêu cầu này thực sự là một bài toán khó cho các doanh xuất khẩu dệt may củaViệt Nam. Thứ ba, trong thời gian chờ thuế được giảm về 0% theo lộ trình của EVFTA, các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU sẽ không còn được hưởng mức thuế 9% của Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho các sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh tốt từ một số nước thuộc nhóm đang/k m phát triển theo các tiêu chí mà EU quyết định. Do vậy, trong thời gian đầu khí kết Hiệp định EVFTA ngành dệt may sẽ phải chịu mức thuế cao hơn từ thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) mà EU đang áp dụng (khoảng 12%). 5. Một số giải pháp nh m thúc đẩy xuất hẩu ngành dệt may của Việt Nam sang thị trƣờng EU trong điều kiện EVFTA có hiệu lực 5.1. Định hướng phát triển của ngành dệt ma đối với thị trường EU Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 3218/QĐ-BCT), quan điểm phát triển ngành dệt may đến năm 2030 trở thành ―một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội‖, tăng cường chiếm lĩnh các thị trường tiềm năng như EU. Một số định hướng cụ thể cần được thực hiện: - Khai thác tối đa các lợi ích từ FTA mang lại để gia tăng lợi nhuận từ gia công (CMT). Song song đó, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, phát triển kỹ thuật để làm cơ sở chuyển lên các hình thức sản xuất khác trong chuỗi giá trị may mặc (ODM), từng bước khai thác thị trường trong nước theo hướng phát triển thương hiệu (OBM) và tham gia/xây dựng hệ thống phân phối. - Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tham gia sâu vào chuỗi cung ứng nói chung và tham gia tích cực vào việc sản xuất vải trong nước nhằm từng bước g ―nút thắt cổ chai‖ của ngành, giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn vải ngoại nhập, gia tăng giá trị của mình và của ngành thông qua việc thỏa mãn các yêu cầu của FTA (ROO), giúp ngành may có điểu kiện tiếp cận các phương thức sản xuất cao hơn (OEM, ODM, OBM) và mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động. - Lựa chọn và phát triển các phương thức hiệu quả giúp dệt may Việt Nam chủ động thâm nhập thị trường EU. Để ngành dệt may có thể chủ động thâm nhập thị trường EU. Cần định hướng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường EU. Nâng cao chất lượng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Chủ động tìm kiếm và liên kết với các DN trong nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang EU. 5.2. ột số giải pháp Thứ nhất, các doanh nghiệp dệt may có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường châu Âu cần chủ động nguồn nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn đã được thông qua trong Hiệp định 448
  10. EVFTA. Hiệp định này quy định rõ xuất xứ từ vải trở đi, do đó các doanh nghiệp trong nước cần liên kết với nhau để chủ động và hỗ trợ nguồn nguyên liệu trong những trường hợp thiếu hụt nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động trong đàm phán, ký kết với các đối tác cung cấp vải đảm bảo chất lượng đến từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu EU cũng như Hàn Quốc. Thứ hai, Việt Nam cần đầu tư vào các ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may. Các lĩnh vực như dệt nhuộm, sản xuất sợi, sản xuất các phụ kiện cho ngành dệt may cần được quan tâm đầu tư để Việt Nam có thể chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào và hưởng các ưu đãi từ Hiệp định này mang lại. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp cho ngành dệt may của Việt Nam giải quyết được điểm đứt gãy khi Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm được điều này thì vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng. Nguồn vốn này quan trọng không chỉ bởi đầu tư vào các lĩnh vực này cần có một lượng vốn lớn mà còn đỏi hỏi về công nghệ cao cũng như kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong vấn đề xử lý chất thải công nghiệp do các ngành này thải ra môi trường bên ngoài. Thứ ba, Việt Nam cần cải thiện năng ực người ao động trong ĩnh vực dệt may. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các ngành công nghiệp, trong đó có ngành Dệt may. Máy móc sẽ dần thay thế con người ở rất nhiều công đoạn của quá trình sản xuất, đặc biệt là ở khâu gia công sản phẩm. Điều này làm cho việc người lao động chỉ tập trung vào công đoạn gia công sản phẩm không những không mang giá trị cao như hiện nay mà còn có có nguy cơ thất nghiệp. Như vậy, xu hướng chung của lao động trong lĩnh vực này đó là phải nâng cao trình độ để có thể sử dụng, vận hành được máy móc thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao và làm việc trong những khâu mang lại giá trị cao trong chuỗi giá trị như thiết kế, in, marketing sản phẩm đang ngày càng trở nên quan trọng. Thứ tư, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về Hiệp định EVFTA cũng như các Hiệp định thương mại khác. Để tận dụng được lợi thế khi tham gia vào các Hiệp định thì nhất thiết mỗi doanh nghiệp phải hiểu rõ các quy định về xuất xứ, lộ trình giảm thuế, yêu cầu kỹ thuật đã được quy định trong Hiệp định. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các trường hợp bị khiếu nại do vi phạm Hiệp định và cách thức giải quyết khi bị khiếu nại để không chịu những thiệt hại nặng nề khi có những bất trắc xảy ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ công thương (2014), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 2. Báo cáo của Trung tâm WTO, VCCI các năm về quá trình đàm phán, kết quả đạt được từ quá trình đàm phán hiệp định EVFTA. 3. MOIT (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, Nhà xuất bản công thương. 4. Nguyệt (2014), Báo cáo ngành dệt may Việt Nam, Báo cáo ngành VietinbankSc 449
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2