intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng chữa bệnh từ sơn trà

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

129
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác dụng chữa bệnh từ sơn trà Sơn trà có các tên khác là “sơn lý hồng” hay “quả hồng”. Sơn trà là loại cây bụi rụng lá thuộc họ tường vi, họăc cây gỗ nhỏ. Sơn trà khi chín hái về phơi khô, gọi là sơn trà sống. Nếu dùng lửa hong khô xém vỏ ngoài, gọi là sơn trà sao. Nếu đốt thành dạng than dùng để dành gọi là than sơn trà. Ruột sơn trà chín thường được dùng nhiều để chữa bệnh đường tiêu hoá. Những người ăn không ngon miệng, viêm dạ dày, suy nhược,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng chữa bệnh từ sơn trà

  1. Tác dụng chữa bệnh từ sơn trà Sơn trà có các tên khác là “sơn lý hồng” hay “quả hồng”. Sơn trà là loại cây bụi rụng lá thuộc họ tường vi, họăc cây gỗ nhỏ. Sơn trà khi chín hái về phơi khô, gọi là sơn trà sống. Nếu dùng lửa hong khô xém vỏ ngoài, gọi là sơn trà sao. Nếu đốt thành dạng than dùng để dành gọi là than sơn trà. Ruột sơn trà chín thường được dùng nhiều để chữa bệnh đường tiêu hoá. Những người ăn không ngon miệng, viêm dạ dày, suy nhược, bệnh động mạch vành tim nên ăn. Bánh sơn trà, liên nhục, qua tiêu: Nguyên liệu: Qua tiêu sao vàng 150g, thần khúc sao 12g, liên nhục bỏ tâm, hấp chín 12g, sa nhân sao 6g, màng mề gà sao 3g, gạo tẻ rang chín lượng thích hợp, đường trắng nửa cân.
  2. Chế biến: Ngoài đường trắng ra, các vị thuốc khác đều tán thành bột. Thêm nước vào đường trắng, đun lên thành nước đường đặc, cho bột vào trộn đều, ép và cắt thành hình sử dụng tùy ý. Tác dụng: Bổ tỳ tiêu thực thích hợp với chứng tì hư dẫn đến đi tả. Bột sơn trà thuật hương gạo: Nguyên liệu: Sơn trà 30g, thương thuật 10g, mộc hương 5g, gạo tẻ hoặc sơn dược vừa đủ. Chế biến: Các vị thuốc nghiền thành bột mịn mỗi lần dùng từ 6-10g, dùng cùng nước gạo hoặc nước sơn trà, mỗi ngày 3 lần. Tác dụng: Thích hợp với chứng tả do khó tiêu, đầy bụng. Đồ uống bằng sơn trà, tam thất: Nguyên liệu: Sơn trà sống 15g, tam thất 3g.
  3. Chế biến: Ngâm với nước sôi trong vòng nửa tiếng, uống thay trà, mỗi ngày một thang, dùng liền vài ngày. Tác dụng: Tiêu ứ, hoạt lạc, giảm đau, thích hợp với các chứng bệnh ở động mạch vành, ứ tắc kinh lạc tim. Trà giảm mỡ: Nguyên liệu: Lá sen khô 60g, sơn sống 10g, ý dĩ sống 10g, lá lạc 15g, vỏ quýt 5g, lá trà 60g. Chế biến: các vị thuốc nghiền thành bột, ngâm với nước sôi, uống thay trà. Tác dụng: Tỉnh tỳ, tiêu thấp, giảm mỡ béo, thích hợp với chứng mỡ trong máu, người thừa cân béo phì, tức ngực chóng mặt, dạ dày đau, buồn nôn, lưỡi sưng to, chất lưỡi nhờn, mạch căng trơn. Trà cải lão hoàn đồng:
  4. Nguyên liệu: Trà ô long 3g, hòe giác 10g, hà thủ ô 30g, vỏ bí đao 18g, ruột sơn trà 15g. Chế biến: Hòe giác, hà thủ ô, vỏ bí đao, ruột sơn trà sắc với nước vôi trong, ngâm trà ô long, uống thay nước. Tác dụng: Hạ mỡ trong máu, tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản và có tác dụng phòng bệnh. Quả sơn trà Một số bài thuốc khác dùng sơn trà theo kinh nghiệm dân gian: Bài thuốc trị đau bụng, tụ máu: Nguyên liệu: Sơn trà 300g, tinh bột mì trắng mịn 50g, đường trắng 150g, mật ong 30g, dầu thực vật 500g.
  5. Chế biến: Bột mì khuấy nước thành hồ, sơn trà cắt thành miếng bằng ngón tay cho vào bột trộn đều, cho lần lượt từng cái vào chảo dầu nóng già rán đều, khi có màu vàng thì vớt ra. Cho ít nước vào nồi khác, thêm đường trắng, mật ong, đun nhỏ lửa cho đến khi đường cạn kéo thành sợi thì cho các miếng sơn trà vào, trộn đều, đến khi nguội cho vào lọ, ngày dùng 2- 3 lần. Tác dụng; Trị ứ máu, đau bụng sau khi sinh. Bài thuốc chữa thiếu sữa: Nguyên liệu: Thạch hộc tươi 150g, hạt lạc 500g, muối ăn 6g, đại hồi hương 3g, sơn trà 3g. Chế biến: Cắt các hạt thạch hộc thành từng đoạn dài 1cm, cho nước lạnh vào nồi thêm muối ăn, đại hồi hương, sơn trà, thạch hộc, khi muối đã tan, đổ lạc vào đun sôi nhỏ lửa trong một tiếng rưỡi cho đến khi lạc mềm tan trong miệng như bột. Dùng trong bữa cơm.
  6. Tác dụng: Thông tia sữa, tăng sữa. Chữa cam tích ở trẻ em: Nguyên liệu: Mạch nha 30g, sơn trà 10g, thần khúc 10g. Chế biến: Ba vị trên sao vàng, nghiền thành bột, cho vào gói nhỏ, mỗi gói 3g, mỗi lần dùng 1-2 gói. Bài thuốc trị thống kinh: Nguyên liệu: Sơn trà 30g, hạt hướng dương 15g, đường đỏ 30g. Chế biến: Cho sơn trà và hạt hướng dương vào nồi rang cho đến khi hạt hướng dương thơm là được. Đổ nước vào sắc thành nước đặc, rồi cho đường đỏ vào, chờ cho đến khi đường tan là được. Dùng trước kỳ kinh 1-2 ngày, dùng liên tuc 1-2 tháng, khi thống kinh cũng có thể dùng. Bài thuốc trị huyết áp cao
  7. Nguyên liệu: Dùng loại sơn trà khô quả to, dùng chõ hấp hai lớp để chế thành dung dịch đường chứa 0,65 sơn trà khô. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml, uống sau bữa ăn có tác dụng hạ huyết áp rất rõ rệt, cải thiện khả năng tiêu hoá, kích thích ăn uống, mùi vị chua ngọt bệnh nhân tiếp thu dễ dàng, không có tác dụng phụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2