intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng của canxi gluconate

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

103
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những trường hợp như hạ canxi huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ canxi huyết, do tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), người ta có thể sử dụng canxi gluconate để điều trị. Ngoài ra canxi gluconate còn được dùng dự phòng thiếu canxi huyết khi thay máu, chế độ ăn thiếu canxi, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu canxi tăng như thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi. Hoặc trong trường hợp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng của canxi gluconate

  1. Tác dụng của canxi gluconate Trong những trường hợp như hạ canxi huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ canxi huyết, do tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), người ta có thể sử dụng canxi gluconate để điều trị. Ngoài ra canxi gluconate còn được dùng dự phòng thiếu canxi huyết khi thay máu, chế độ ăn thiếu canxi, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu canxi tăng như thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi. Hoặc trong trường hợp điều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài sẽ gây tăng hủy vitamin D có thể dùng canxi gluconate… Canxi gluconate là một thuốc bổ sung canxi, có dạng tiêm, dạng viên nén và gel. Dạng tiêm là nguồn cung cấp ion canxi có sẵn và được dùng điều trị hạ canxi huyết trong các bệnh cần tăng nhanh nồng độ ion canxi huyết như: co giật do hạ canxi huyết ở trẻ sơ sinh, do suy cận giáp, hạ canxi huyết do bù chất điện giải, sau phẫu thuật cường cận giáp, thiếu vitamin D, nhiễm kiềm. Canxi gluconate có thể được sử dụng như một chất bù điện giải, một chất chống tăng kali và magnesi huyết. Canxi gluconate tiêm chỉ được tiêm tĩnh mạch, không được tiêm bắp thịt, tiêm vào cơ tim, tiêm dưới da (trừ trường hợp điều trị ngộ độc acid hydrofluoric) hoặc không được để thuốc thoát ra khỏi mạch vào các mô khi tiêm vì có thể gây hoại tử mô và/hoặc tróc vảy và áp xe. Đối với dạng uống được dùng điều trị hạ canxi huyết mạn và thiếu canxi. Hạ canxi huyết mạn xảy ra trong các trường hợp: Suy cận giáp mạn và giả suy cận giáp, nhuyễn xương, còi xương, suy thận mạn, hạ canxi huyết do dùng thuốc chống co giật, hoặc khi thiếu vitamin D. Còn thiếu canxi xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ canxi, đặc biệt là ở thiếu nữ và người già, phụ nữ trước và sau
  2. thời kỳ mãn kinh, thiếu niên. Do tăng nhu cầu về canxi nên trẻ em và phụ nữ là người có nhiều nguy cơ nhất Dạng gel canxi gluconate dùng tại chỗ là biện pháp hàng đầu để điều trị bỏng acid hydrofluoric trên da sau khi đã tưới rửa vết bỏng. Trong trường hợp bỏng vừa đến bỏng nặng ở tay và chân, cần truyền canxi gluconate vào động mạch, đặc biệt ở người bệnh có đau kéo dài, sau khi đã tưới rửa vết bỏng và đã bôi gel canxi gluconate tại chỗ. Hệ lụy của giảm canxi huyết gây ra các chứng co giật, cơn tetani, rối loạn hành vi và nhân cách, chậm lớn và chậm phát triển trí não, biến dạng xương, thường gặp nhất là còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Sự thay đổi xảy ra trong nhuyễn xương bao gồm mềm xương, đau kiểu thấp trong xương ống chân và thắt lưng, yếu toàn thân kèm đi lại khó và gãy xương tự phát. Vì vậy, việc bổ sung canxi được sử dụng như một phần của việc phòng và điều trị bệnh loãng xương ở người ăn uống thiếu canxi. Uống canxi gluconate tan trong nước lợi hơn dùng muối canxi tan trong acid, đối với người bệnh giảm acid dạ dày hoặc dùng thuốc giảm acid dịch vị như thuốc kháng thụ thể H2 Ngoài tác dụng phụ bất thường mới phát hiện này, khi dùng thuốc cần lưu ý: khi dùng thuốc kéo dài sẽ làm cho các loại vi khuẩn, vi nấm cảm thụ yếu với thuốc sẽ không bị tiêu diệt mà phát triển nhanh, bất thường tạo nên sự bội nhiễm cơ hội và kháng thuốc. Do vậy khi dùng ngoài hay khi uống ở liều điều trị cần theo dõi, nếu đã dùng đủ liều, đủ thời gian như liệu trình mà không đáp ứng thì phải thay ketoconazol bằng thuốc khác để tránh hiện tượng này. Ketoconazol chuyển hóa bởi enzym cytochrom -P450, nên khi dùng với các chất chuyển hóa cũng bằng enzym này sẽ gây sự tranh chấp làm giảm sự chuyển hóa, tăng nồng độ của các chất phối hợp. Khi dùng chung với rifampicin, isoniaid, phenytoin, cyclosprin… ketoconazol làm tăng nồng độ các chất này gây độc giống
  3. như dùng quá liều. Khi dùng chung với các thuốc có tiềm năng gây xoắn đỉnh như amiodaron, dofetilid, pizomid, quinidin thì ketoconazol làm tăng nồng độ các chất này trong máu, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng gây ra hiện tượng xoắn đỉnh. Vì vậy, cần tránh dùng ketoconazol với các chất nói trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2