intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác dụng của siêu âm điều trị kết hợp kinh cân liệu pháp trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của siêu âm điều trị kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt theo kinh cân liệu pháp trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác dụng của siêu âm điều trị kết hợp kinh cân liệu pháp trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay

  1. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TÁC DỤNG CỦA SIÊU ÂM ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP KINH CÂN LIỆU PHÁP TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY Phan Thanh Hải1, Nguyễn Kim Ngọc2 Nguyễn Thị Thu Hà2 và Dương Trọng Nghĩa3, 1 Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an 2 Trường Đại học Y Hà Nội 3 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của siêu âm điều trị kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt theo kinh cân liệu pháp trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị, có đối chứng. 60 bệnh nhân được chia 2 nhóm, nhóm nghiên cứu được điều trị bằng siêu âm điều trị kết hợp kinh cân liệu pháp, nhóm chứng được điều trị bằng kinh cân liệu pháp đơn thuần. Kết quả sau 21 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu có điểm đau VAS trung bình giảm từ 4,57 ± 1,19 (điểm) xuống 1,03 ± 0,85 (điểm), thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); nhóm nghiên cứu cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm NDI nhiều hơn nhóm chứng với p < 0,05. Như vậy, siêu âm điều trị kết hợp điện châm và xoa bóp bấm huyệt theo kinh cân liệu pháp có tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày trên bệnh nhân có hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Từ khoá: Siêu âm trị liệu, kinh cân liệu pháp, hội chứng cổ vai cánh tay. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng cổ vai cánh tay (HCCVCT) là một chế hoạt động, suy giảm chức năng, ảnh nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến hưởng đến chất lượng cuộc sống của người các bệnh lý cột sống cổ, kèm theo các rối loạn bệnh. Điều trị HCCVCT theo Y học hiện đại chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ.1 Biểu (YHHĐ) chủ yếu là điều trị bảo tồn với nhiều hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai phương pháp khác nhau, bao gồm vật lý trị liệu, lan xuống tay, có thể rối loạn cảm giác, vận kéo giãn, dùng thuốc giảm đau, chống viêm, động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh bị vitamin nhóm B liều cao, tiêm steroid…1,3 Phẫu ảnh hưởng. Nguyên nhân thường gặp nhất của thuật được cân nhắc khi điều trị nội khoa kém HCCVCT là do thoái hóa cột sống cổ (THCSC), hiệu quả, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật cao và chi chiếm 70 - 80% các trường hợp.1 Theo nghiên phí lớn.1 Siêu âm điều trị là phương pháp có tác cứu của Andrew và cộng sự (2012), tỷ lệ mắc dụng giảm đau, giãn cơ, giảm phù nề, giảm các HCCVCT ở Hoa Kỳ là 179/1000 người/năm.2 triệu chứng viêm, thường được sử dụng trị liệu Bệnh có thể diễn biến mạn tính dẫn đến hạn bệnh lý cột sống. Siêu âm điều trị là phương pháp vật lý trị liệu được đánh giá tốt trên lâm Tác giả liên hệ: Dương Trọng Nghĩa sàng, hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.4,5 Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương Theo Y học cổ truyền (YHCT), HCCVCT Email: dtnghia72@gmail.com do THCSC thuộc phạm vi chứng tý. Bệnh do Ngày nhận: 20/10/2024 chính khí suy yếu, ngoại tà phong hàn thấp xâm Ngày được chấp nhận: 06/11/2024 phạm, bế tắc kinh lạc gây đau.6 YHCT đã sử 216 TCNCYH 186 (1) - 2025
  2. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC dụng nhiều phương pháp dùng thuốc và không - Bệnh nhân tình nguyện tham gia nghiên dùng thuốc để điều trị cho bệnh nhân như điện cứu, tuổi từ 40 tuổi trở lên, không phân biệt giới châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, kinh cân tính. liệu pháp... Kinh Cân là một bộ phận của hệ - Được chẩn đoán HCCVCT do THCSC thống kinh lạc trong cơ thể, là nơi kinh khí của theo hướng dẫn của Hiệp hội cột sống Bắc Mỹ 12 kinh mạch giao hội, phân tán và liên hệ với về chẩn đoán và điều trị bệnh lý rễ thần kinh cổ cơ khớp. Kinh Cân ở phần bên ngoài, liên hệ do các rối loạn thoái hóa.1 nhiều đến gân cơ, vì vậy khi tà khí xâm nhập + Lâm sàng: Có ít nhất 1 triệu chứng trong vào kinh cân thì phần gân cơ chịu ảnh hưởng hội chứng cột sống cổ (đau vùng cổ gáy; co nhiều nhất. Gân cơ chủ sự chuyển động nên cứng cơ cạnh sống; điểm đau cột sống, cạnh biểu hiện bệnh lý chung của kinh cân là gân cơ sống; hạn chế vận động cột sống cổ; có tư thế đau nhức, co rút gọi là “điểm cân kết”. Kinh cân chống đau) và ít nhất 1 triệu chứng trong hội liệu pháp bao gồm các phương pháp điều trị chứng rễ thần kinh (đau từ cổ lan xuống tay; dựa trên lý thuyết về kinh cân như: châm cứu, ho, hắt hơi, ngồi lâu đau tăng, rối loạn cảm giác xoa bóp bấm huyệt, hỏa châm, trường châm, kiểu rễ, rối loạn vận động một số cơ chi trên, cạo gió, cứu…7,8 Điện châm và xoa bóp bấm giảm hoặc mất phản xạ gân xương). huyệt theo kinh cân liệu pháp đã được chứng + Cận lâm sàng: Có ít nhất 1 trong các minh có hiệu quả trong điều trị HCCVCT, tốt hình ảnh của thoái hóa cột sống cổ trên phim hơn so với điện châm và xoa bóp bấm huyệt X-quang (gai xương; hẹp khoang gian đốt theo đường kinh.9 Kết hợp YHHĐ và YHCT là sống, hẹp lỗ tiếp hợp; đặc xương dưới sụn; mất xu thế trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp đường cong sinh lý cột sống cổ). hiện nay. Vậy, điện châm và xoa bóp bấm huyệt - Mức độ đau theo thang điểm VAS từ 3 - 6 theo kinh cân liệu pháp kết hợp với siêu âm điểm. điều trị có đem lại hiệu quả cao hơn việc sử - Tuân thủ đúng liệu trình điều trị. dụng kinh cân liệu pháp đơn thuần không? Để Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học trả lời câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cổ truyền cứu này với mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm Bệnh nhân chẩn đoán chứng tý thể phong đau và cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày hàn thấp kèm can thận hư với các chứng trạng: của siêu âm điều trị kết hợp điện châm và xoa Đau mỏi cổ gáy, lan ra vai, xuống cánh tay, bàn bóp bấm huyệt theo kinh cân liệu pháp trên tay. Trời lạnh, mưa ẩm đau tăng, chườm ấm đỡ bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái đau. Kèm theo ù tai, tê bì chi trên, ngủ ít, tiểu hóa cột sống cổ. đêm nhiều lần. Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi nhớt. Mạch phù hoạt.6 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 1. Đối tượng - Bệnh nhân suy giảm trí tuệ, mắc các bệnh Đối tượng nghiên cứu lý về ung thư, khối u tại vùng điều trị, nhiễm Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác khuẩn cấp tính, người mang máy tạo nhịp, suy định là HCCVCT do THCSC, điều trị nội trú tại tim, suy thận, viêm gan, xơ gan, tăng huyết áp Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An. chưa điều trị ổn định, rối loạn tâm thần, rối loạn Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học chuyển hóa – nội tiết (đái tháo đường có biến hiện đại chứng cấp tính, hội chứng Cushing, cơn bão TCNCYH 186 (1) - 2025 217
  3. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC giáp trạng...). mỗi lần 15 phút, sau khi điện châm.7 - Bệnh nhân có HCCVCT có chỉ định điều - Siêu âm điều trị: Siêu âm tại các điểm co trị ngoại khoa: Có tổn thương thần kinh nặng cứng cơ vùng cổ vai cánh tay, ngày 1 lần, mỗi và tiến triển, có chèn ép tủy cổ đáng kể, liệt tứ lần 10 phút. chi… Phương tiện nghiên cứu - Dị ứng với gel siêu âm, vùng da siêu âm bị Kim châm cứu làm bằng thép không gỉ của viêm cấp tính. hãng Hải Nam medical, Trung Quốc; Máy điện - Phụ nữ có thai, đang cho con bú. châm KWD- 808I của hãng YINGDI- Trung - Bệnh nhân không tuân thủ điều trị: bỏ điều Quốc; Pince vô khuẩn, bông, cồn 700; Máy siêu trị quá 3 ngày, áp dụng phương pháp điều trị âm US - 751 ITO - của hãng ITO medic Nhật khác trong quá trình nghiên cứu. Bản. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu 2. Phương pháp Chất liệu nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp can - Kinh cân liệu pháp: thiệp lâm sàng, so sánh trước - sau điều trị, có Tìm các điểm cân kết dọc theo các cơ đối chứng. vùng cổ gáy, vai tay. Điểm cân kết thường tập Cỡ mẫu nghiên cứu trung nhiều ở điểm bắt đầu và kết thúc cân cơ, Tính cỡ mẫu theo công thức cho nghiên cứu điểm góc, điểm giao nhau, điểm ma sát, lồi củ can thiệp so sánh 2 trung bình: xương nhỏ, các đầu xương tự do, xung quanh 2C μ1 - μ 2 n1 = n2 = 2 Trong đó: ES = xương khớp và các nút da… “Điểm cân kết” là (ES) δ1 huyệt trong kinh cân, nó có đặc trưng là cực n1, n2: cỡ mẫu mỗi nhóm. kỳ nhạy cảm đau khi ấn, được xác định là nơi µ1: Tỷ lệ giảm điểm NDI của nhóm nghiên tổn thương. Điểm này có hình thù có thể tìm cứu, giả định nhóm nghiên cứu sẽ giảm 12 được, có quy luật phân bố, khác với “điểm đau” điểm sau điều trị. của huyệt theo kinh lạc hay A thị huyệt.7,8 Các µ2: Tỷ lệ giảm điểm NDI của nhóm chứng, điểm này là nơi co cứng gân, thường thuộc về Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Lụa sau điều trị nguyên ủy hoặc bám tận của cơ, hoặc ở vị trí hiệu suất giảm điểm NDI là 10,6 điểm với độ hai cơ bắt chéo nhau. lệch chuẩn là 1,8.10 Điện châm theo kinh cân (liệu pháp châm 1: Độ lệch chuẩn của hai nhóm (giả thuyết cứu tiêu táo): Dùng ngón tay cái cố định điểm 1 và 2 không khác nhau). cân kết, châm nhanh vào điểm cân kết, đạt Thay vào công thức trên ta được cỡ mẫu tới phần đáy của điểm cân kết, nhấc kim lên của mỗi nhóm là 25,95. Làm tròn cỡ mẫu mỗi xuống, thay đổi hướng kim để đạt đắc khí, mắc nhóm là 30 bệnh nhân. máy điện châm tần số 4Hz, lưu kim 25 phút, Cách chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương điện châm ngày 1 lần. pháp ghép cặp, đảm bảo sự tương đồng về Xoa bóp theo kinh cân (thủ pháp lý cân): tuổi, giới, mức độ đau theo thang điểm VAS. Dùng ngón tay cái tiến hành các động tác bấm, Quy trình nghiên cứu điểm, bật, phát theo hướng từ xa đến gần, - Bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cường độ nhẹ rồi tăng dần, mục đích giải kết cứu, được khám lâm sàng, cận lâm sàng một tiêu táo làm chỗ cân kết mềm, giãn ra, giảm cách toàn diện. cảm giác ấn đau cục bộ. Xoa bóp ngày 1 lần, - Chia bệnh nhân thành hai nhóm theo 218 TCNCYH 186 (1) - 2025
  4. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC phương pháp ghép cặp, đảm bảo sự tương - Liệu trình điều trị liên tục trong 21 ngày. đồng về tuổi, giới và mức độ đau theo thang - Theo dõi các triệu chứng lâm sàng tại các điểm VAS. thời điểm trước điều trị (D0), sau 7 ngày điều trị - Áp dụng phương pháp điều trị với từng (D7), sau 14 ngày điều trị (D14), sau 21 ngày nhóm: điều trị (D21). + Nhóm nghiên cứu (NC): 30 bệnh nhân - Đánh giá kết quả điều trị và so sánh giữa điều trị bằng kinh cân liệu pháp kết hợp siêu hai nhóm. âm điều trị. Chỉ tiêu nghiên cứu + Nhóm chứng: 30 bệnh nhân điều trị bằng - Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên kinh cân liệu pháp. cứu: tuổi, giới. • Kinh Cân liệu pháp: Điện châm theo kinh - Triệu chứng lâm sàng cân ngày 1 lần, mỗi lần 25 phút và xoa bóp theo + Mức độ đau theo thang điểm nhìn đánh kinh cân ngày 1 lần, mỗi lần 15 phút vào buổi giá mức độ đau (Visual Analog Scale - VAS). sáng. + Mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày • Siêu âm điều trị: Siêu âm tại các điểm co được đánh giá bằng bộ câu hỏi Neck Disability cứng cơ vùng cổ vai cánh tay, cường độ 0,5 Index (NDI). Watt/cm2, ngày 1 lần, mỗi lần 10 phút vào buổi Phương pháp đánh giá kết quả sáng. - Tác dụng giảm đau: • Các thủ thuật tiến hành theo trình tự: Điện Mức độ đau chủ quan của bệnh nhân được châm theo kinh cân, xoa bóp theo kinh cân, lượng giá bằng thang điểm VAS, chia thành 6 siêu âm điều trị. mức độ sau11: Bảng 1. Thang điểm VAS Điểm VAS Mức độ Điểm VAS Mức độ 0 Không đau 5–6 Đau nặng 1–2 Đau nhẹ 7–8 Đau rất nặng 3–4 Đau vừa 9 – 10 Đau nghiêm trọng không chịu được - Tác dụng cải thiện chức năng sinh hoạt đánh giá bằng bộ câu hỏi Neck Disability Index hàng ngày (CNSHHN): (NDI). Bộ câu hỏi NDI gồm 10 mục, điểm tối đa Mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày được là 50 điểm và được đánh giá như sau12: Bảng 2. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hằng ngày (NDI) Điểm Mức hạn chế Điểm Mức hạn chế 0–4 Không hạn chế 25 – 34 Hạn chế nặng 5 – 14 Hạn chế ít ≥ 35 Hạn chế hoàn toàn 15 – 24 Hạn chế trung bình - - Địa điểm và thời gian nghiên cứu Phương pháp xử lý số liệu Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nội 3 - Các số liệu thu thập được xử lý theo thuật Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An từ tháng toán thống kê Y sinh học, sử dụng phần mềm 9/2023 đến tháng 9/2024. SPSS 20.0, sử dụng các thuật toán: Tính n, tỷ TCNCYH 186 (1) - 2025 219
  5. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC lệ %, trung bình X ̅ ± SD; Test χ2, Fisher: so 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên sánh 2 tỉ lệ khác nhau; Kiểm định t - test: so cứu sánh trung bình trước và sau điều trị. Sự khác Tuổi trung bình của bệnh nhân là 63,50 ± biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 13,34 (tuổi) ở nhóm NC và 63,07 ± 11,44 (tuổi) 3. Đạo đức nghiên cứu ở nhóm chứng. Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng Tỷ lệ nữ gặp nhiều hơn nam, chiếm 80% ở thông qua đề cương Bác sĩ chuyên khoa II của cả hai nhóm. Sự khác biệt về tuổi và giới giữa Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Y học hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). cổ truyền Bộ Công An. Nghiên cứu chỉ nhằm Mức độ đau theo thang điểm VAS, mức độ bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, hạn chế sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm không nhằm mục đích nào khác. Các thông tin NDI của 2 nhóm trước điều trị khác biệt không của bệnh nhân đều được bảo mật và chỉ phục có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. vụ cho mục tiêu nghiên cứu. 2. Kết quả điều trị Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS III. KẾT QUẢ Bảng 3. Điểm đau VAS trung bình tại các thời điểm Nhóm Nhóm NC (n = 30) Nhóm chứng (n = 30) pNC-C Thời điểm (x ± SD) (điểm) ̅ (x ± SD) (điểm) ̅ D0 4,57 ± 1,19 4,6 ± 1,19 > 0,05 D7 2,23 ± 0,86 3,70 ± 0,95 < 0,05 D14 1,70 ± 0,54 2,77 ± 0,90 < 0,05 D21 1,03 ± 0,85 2,13 ± 0,78 < 0,05 pD7-D0, pD14-D0, pD21-D0 < 0,01 < 0,01 Trước điều trị mức độ đau theo thang điểm kê so với trước điều trị (p < 0,05). Nhóm NC VAS của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa giảm nhiều hơn nhóm chứng với sự khác biệt thống kê với p > 0,05. Sau điều trị, điểm đau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). VAS của hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống Bảng 4. Mức độ đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị Nhóm Nhóm NC (n = 30) Nhóm chứng (n = 30) Mức độ D0 (n, %) D21 (n, %) D0 (n, %) D21 (n, %) Không đau 0 (0) 9 (30) 0 (0) 8 (26,67) Đau nhẹ 0 (0) 20 (66,67) 0 (0) 15 (50) Đau vừa 10 (33,33) 1 (3,33) 11 (36,67) 7 (23,33) Đau nặng 20 (66,7) 0 (0) 19 (63,33) 0 (0) pD21-D0 < 0,05 < 0,05 pD0 (NC-C) > 0,05 pD21 (NC-C) < 0,05 220 TCNCYH 186 (1) - 2025
  6. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Trước điều trị, đa số bệnh nhân ở hai nhóm 0,05). Nhóm NC cải thiện nhiều hơn nhóm chứng đều có mức độ đau vừa và nặng, không có sự với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05). Sau điều trị Hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt có sự cải thiện mức độ đau ở cả hai nhóm (p < hàng ngày Bảng 5. Hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị Nhóm Nhóm NC (n = 30) Nhóm chứng (n = 30) Mức độ D0 (n, %) D21 (n, %) D0 (n, %) D21 (n, %) Không hạn chế 3 (10) 18 (60) 3 (10) 10 (16,67) Hạn chế ít 10 (33,33) 11 (36,67) 8 (26,67) 16 (53,33) Hạn chế trung bình 7 (23,34) 1 (3,33) 8 (26,67) 4 (13,33) Hạn chế nặng 10 (33,33) 0 (0) 11 (36,66) 0 (0) pD0 (NC-C) > 0,05 pD21 (NC-C) < 0,05 Điểm trung bình D0 (x ± SD) (điểm) ̅ 17,23 ± 10,19 18,27 ± 10,41 Điểm trung bình D21 (x ± SD) điểm) ̅ 4,87 ± 4,58 7,96 ± 5,74 pD21-D0 < 0,05 < 0,05 pD21 (NC-C) < 0,05 Trước điều trị mức độ hạn chế sinh hoạt trị, mức độ đau theo thang điểm VAS của hai hàng ngày theo thang điểm NDI của 2 nhóm nhóm đều giảm so với trước điều trị (p < 0,05). khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > Nhóm NC giảm nhiều hơn nhóm chứng với sự 0,05. Sau điều trị, CNSHHN của hai nhóm đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như cải thiện so với trước điều trị, nhóm NC cải vậy, siêu âm điều trị kết hợp kinh cân liệu pháp thiện nhiều hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý cho hiệu quả giảm đau tốt hơn sử dụng kinh nghĩa thống kê (p < 0,05). cân liệu pháp đơn thuần. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp nền là điện IV. BÀN LUẬN châm, xoa bóp bấm huyệt theo liệu pháp kinh Đau là cảm giác chủ quan của người bệnh cân. Kinh cân là một bộ phận của hệ thống kinh và cũng là lý do chính để bệnh nhân phải nhập lạc trong cơ thể con người, là nơi mà kinh khí viện điều trị. Nguyên nhân gây đau trong hội của 12 kinh mạch giao hội, phân tán và liên chứng cổ vai cánh tay là do sự chèn ép vào hệ với cơ, khớp. Kinh cân ở phần bên ngoài bao rễ thần kinh gây thiếu máu cục bộ và tổn (vệ), liên hệ nhiều đến gân cơ. Gân cơ chủ sự thương thần kinh. Ngoài ra, sự phù nề rễ thần chuyển động nên biểu hiện bệnh lý chung của kinh trong lỗ tiếp hợp vốn đã hẹp càng gây kinh cân là gân cơ đau nhức, co rút gọi là các chèn ép rễ thần kinh, có thể gây tăng sản xuất “điểm cân kết”. Kinh cân liệu pháp tập trung các các chất trung gian hóa học của phản ứng làm giải phóng co cứng ở các điểm cân kết với viêm, làm tăng sự nhạy cảm và gây đau tại mục đích thư cân giải kết và làm cho kinh mạch chỗ.13 Kết quả nghiên cứu cho thấy sau điều được thông lợi giúp bệnh nhân giảm đau.7,8,14 TCNCYH 186 (1) - 2025 221
  7. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Nhiều nghiên cứu trước đó đã chứng minh điện cân liệu pháp thông qua việc giảm đau, giảm châm và xoa bóp theo kinh cân liệu pháp có viêm, giãn cơ đã góp phần làm cải thiện các hiệu quả giảm đau tương đương với phương hoạt động cá nhân hàng ngày, nâng cao chất pháp châm theo đường kinh và xoa bóp bấm lượng cuộc sống của người bệnh. Nhóm NC có huyệt thông thường đã được khẳng định rộng hiệu quả giảm đau nhiều hơn nên các CNSHHN rãi trong các tài liệu Y khoa.9,15 Kết quả nghiên được cải thiện tốt hơn so với nhơm chứng. cứu của chúng tôi tốt hơn so với nghiên cứu của V. KẾT LUẬN Dương Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Tú (2023) sử dụng siêu âm kết hợp điện châm và xoa bóp Sau điều trị 60 bệnh nhân, 30 bệnh nhân bấm huyệt, sau 15 ngày điều trị có 3,33% bệnh nhóm NC điều trị bằng siêu âm điều trị kết hợp nhân không đau, 43,33% đau nhẹ và 50% đau kinh cân liệu pháp, 30 bệnh nhân nhóm chứng vừa. Sự khác biệt này là do chúng tôi sử dụng điều trị bằng kinh cân liệu pháp, trong thời gian điện châm và xoa bóp bấm huyệt theo kinh cân 21 ngày, kết quả nghiên cứu cho thấy siêu âm liệu pháp, làm giải phóng co cứng cơ, giúp cho điều trị kết hợp kinh cân liệu pháp có tác dụng trong điều trị HCCVCT do THCSC, làm giảm kinh mạch được thông lợi nên bệnh nhân giảm mức độ đau theo thang điểm VAS từ 4,57 ± đau tốt hơn.16 1,19 điểm xuống 1,03 ± 0,85 điểm (p < 0,05), Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu kết hợp cải thiện CNSHHN (p < 0,05), nhóm NC tốt hơn thêm siêu âm điều trị. Siêu âm là phương pháp so với nhóm chứng sử dụng kinh cân liệu pháp nhiệt trị liệu sâu có tác dụng giảm đau, giảm đơn thuần (p < 0,05). viêm, giãn cơ, tăng cường chức năng vận động của khớp. Tác dụng nhiệt có được do mô cơ Lời cảm ơn thể hấp thụ sóng siêu âm, đặc biệt ở tại mô Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân mỡ, mô cơ và màng ngoài xương. Nhiệt sinh thành tới Ban Giám đốc, tập thể khoa Nội 3 ra làm tăng hoạt động của tế bào, giãn mạch, – Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An đã tăng tuần hoàn, tăng chuyển hóa, giảm viêm. giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành Ngoài ra, siêu âm còn tác động trực tiếp lên nghiên cứu này. đầu mút của các dây thần kinh ở sâu giúp giảm đau.4,5 Sự kết hợp của hai phương pháp này TÀI LIỆU THAM KHẢO giúp mang lại hiệu quả điều trị cao hơn so với 1. Bono CM, Ghiselli G, Gilbert TJ, et al. North liệu pháp kinh cân đơn thuần. American Spine Society. An evidence-based CNSHHN được đánh giá bằng thang điểm clinical guideline for the diagnosis and treatment NDI, gồm 10 mục đánh giá sự ảnh hưởng của of cervical radiculopathy from degenerative đau cổ lên các hoạt động sinh hoạt hàng ngày disorders. Spine J. 2011 Jan;11(1):64-72. như: cường độ đau, đau đầu, đọc sách báo, doi: 10.1016/j.spinee.2010.10.023. PMID: nâng vật nặng, lái xe, các hoạt động giải trí, 21168100. giấc ngủ… Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại tất 2. Andrew J Schoenfeld, Alan A George, cả các thời điểm theo dõi chỉ số NDI của nhóm Julia O Bader, et al. Incidence and epidemiology NC và nhóm chứng đều giảm có ý nghĩa thống of cervical radiculopathy in the United States kê so với trước điều trị, nhóm NC giảm nhiều military: 2000 to 2009. J Spinal Disord hơn nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa Tech. 2012 Feb;25(1):17-22. doi: 10.1097/ thống kê (p < 0,05). Siêu âm điều trị và kinh BSD.0b013e31820d77ea. PMID: 21430568. 222 TCNCYH 186 (1) - 2025
  8. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 3. Iyer S, Kim HJ. Cervical radiculopathy. Curr https://doi.org/10.1016/j.eujim.2020.101060. Rev Musculoskelet Med. 2016 Sep;9(3):272- 11. Welchek C, Mastrangelo L, RS Sinatra, 80. doi: 10.1007/s12178-016-9349-4. PMID: et al. Qualitative and quantitative assessment 27250042; PMCID: PMC4958381. of pain. Acute Pain Management. Cambridge: 4. Cao Minh Châu. Giáo trình phục hồi chức Cambridge University Press; 2009:147-171. năng cho bác sĩ định hướng chuyên khoa. Nhà doi:10.1017/CBO9780511576706.013. xuất bản Y học. 2016: 59-62. 12. Vernon H. The Neck Disability Index: 5. John Imboden, David B Hellmann, John a study of reliability and validity. The Journal H. Stone. Current Rheumatology Diagnosis & of Musculoskeletal Pain. 1991;14(7):409-15. Treatment, The McGraw- Hill Companies Inc. Erratum in: J Manipulative Physiol Ther 1992 2004: 77-83. Jan;15(1):followi. PMID: 1834753. 6. Bộ Y tế. Hội chứng cổ vai cánh tay (Chứng 13. an Boxem K, Huntoon M, Van Zundert V tý). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo J, et al. Pulsed radio frequency: a review of the y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với basic science as applied to the pathophysiology y học hiện đại. Quyết định số 5013/QĐ-BYT. of radicular pain: a call for clinical translation. 2020:37-43. Reg Anesth Pain Med. 2014;39(2):149-59. 7. Vi Kiến, Vi Quý Khang. Liệu pháp kinh doi: 10.1097/AAP.0000000000000063. PMID: cân. Nhà xuất bản Trung y dược Trung Quốc. 24553305. 2002 14. Tạ Chiêm Thành, Vương Ngọc Song. 韦坚,韦贵康. 经筋疗法. 中国中医药出版社, Tổng quan nguồn gốc, lý luận, nghiên cứu lâm 2002 年 sàng về liệu pháp Kinh cân. Tạp chí Y Trung 8. Lý Hồng, Lý Tiệp. Thảo luận liệu pháp dược Hoàn Cầu. 2014;35-36. Kinh cân dân tộc Chuang của Hoàng Kính Vĩ. 谢占清,王玉双. 经筋疗法的源流, 理论与临床 Tạp chí Y dược dân tộc Trung Quốc. 2010;9:20- 研究概述环球中医药. 2014;35-36. 21 15. Nguyễn Hoài Linh, Dương Trọng Nghĩa. 李洪, 李婕. 黄敬伟壮医经筋疗法探微. 中国民 Tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động 族医药杂志. 2010;09:20-21. cột sống thắt lưng của liệu pháp Kinh cân kết 9. Trần Quốc Hiệp, Nguyễn Thị Thu Hà. Tác hợp kéo giãn cột sống trên bệnh nhân đau thần dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống cổ của liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân kinh hông to do thoát vị đĩa đệm. Tạp chí Y học đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Tạp chí thực hành. 2019;10(1111):39-42. Nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam. 16. Dương Thị Hằng, Nguyễn Thị Thanh Tú. 2019;62:17-21. Hiệu quả cải thiện hội chứng cột sống cổ của 10. guyen Thi Thu Ha et al. Vietnamese N phương pháp siêu âm trị liệu kết hợp điện châm herbal medicine (TD0019) in the treatment of và xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân có hội cervical radiculopathy: A double-blind phase-2 chứng cổ vai cánh tay. Tạp chí Y học Việt Nam. randomized controlled trial. European Journal 2023;533(2):207-211. https://doi.org/10.51298/ of Integrative Medicine. 2020;36:101060. vmj.v533i2.7952 TCNCYH 186 (1) - 2025 223
  9. TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Summary EFFECTIVENESS OF THERAPEUTIC ULTRASOUND COMBINED WITH JINGJIN THERAPY IN PATIENTS WITH CERVICOBRACHIAL SYNDROME This study was conducted to evaluate the analgesic and improved daily activities effects of therapeutic ultrasound combined with electro acupuncture and acupressure massage according to JingJin therapy in patients with cervicobrachial syndrome caused by cervical spondylosis. This study was designed as a controlled interventional clinical, compare before and after treatment. 60 patients were divided into 2 groups, the study group was administered therapeutic ultrasound combined with JingJin therapy, the control group was administered JingJin therapy. The results showed that after 21 days of the treatment, the average VAS score of the study group decreased from 4.57 ± 1.19 (point) to 1.03 ± 0.85 (point), lower than the control group (p < 0.05); the study group improved daily activities according to NDI scale more than the control group with p < 0.05. In conclusion, therapeutic ultrasound combined with electro acupuncture and acupressure massage according to JingJin therapy was effective in reducing pain and improving daily activities in patients with cervicobrachial syndrome. Keywords: Ultrasound, Jingjin therapy, Cervicobrachial syndrome. 224 TCNCYH 186 (1) - 2025
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2