Tác hại của bệnh Viêm khớp dạng thấp
lượt xem 9
download
Hàng chục triệu người Mỹ đang bị đau dai dẳng và hạn chế về mặt thể lực bởi viêm khớp. Có hơn 100 dạng viêm khớp. Viêm khớp dạng thấp là dạng gây tàn phế nhiều nhất trong số chúng, làm cho các khớp bị đau và nhức và cuối cùng trở nên biến dạng. Đôi khi, các triệu chứng này khiến những việc đơn giản nhất như mở nắp chai hoặc đi bộ trở nên rất khó khăn. Không giống như viêm xương khớp, do mòn và rách khớp, viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm. Vẫn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác hại của bệnh Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp dạng thấp Hàng chục triệu người Mỹ đang bị đau dai dẳng và hạn chế về mặt thể lực bởi viêm khớp. Có hơn 100 dạng viêm khớp. Viêm khớp dạng thấp là dạng gây tàn phế nhiều nhất trong số chúng, làm cho các khớp bị đau và nhức và cuối cùng trở nên biến dạng. Đôi khi, các triệu chứng này khiến những việc đơn giản nhất như mở nắp chai hoặc đi bộ trở nên rất khó khăn. Không giống như viêm xương khớp, do mòn và rách khớp, viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm. Vẫn còn chưa biết nguyên nhân chính xác của bệnh. Nhưng người ta cho rằng bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công bao hoạt dịch là mô lót trong khớp. Viêm khớp dạng thấp xảy ra ở khoảng 2,1 triệu người Mỹ. Bệnh hay gặp ở phụ nữ gấp 3 lần ở nam giới và thường tấn công vào lứa tuổi 20-50. Nhưng viêm khớp dạng thấp cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn trên 50 tuổi.
- Chưa có cách chữa khỏi viêm khớp dạng thấp. Nhưng với liệu pháp điều trị hợp lý, một chiến lược bảo vệ khớp và thay đổi lối sống, bạn có thể sống lâu, sống có ích cùng với bệnh. Dấu hiệu và triệu chứng Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện và biến mất theo thời gian. Chúng bao gồm: Đau và sưng các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân Đau hoặc cứng các khớp và cơ, nhất là sau khi ngủ hoặc sau khi nghỉ ngơi Hạn chế vận động khớp bị bệnh Mệt mỏi, có thể nặng trong đợt cấp Sốt nhẹ Biến dạng khớp theo thời gian Viêm khớp dạng thấp thường gây vấn đề ở nhiều khớp c ùng một lúc. Các khớp ở cổ tay, bàn tay, bàn chân và cổ chân là những khớp hay bị bệnh nhất. Bệnh cũng có thể ở khớp khuỷu, vai, háng, gối, cổ và hàm. Bệnh
- thường xảy ra đồng thời ở cả 2 bên cơ thể. Các khớp đốt ngón tay ở cả 2 bàn tay là một thí dụ. Các u cục nhỏ, được gọi là nốt thấp khớp, có thể hình thành dưới da khuỷu tay, bàn tay, sau đầu, trên khớp gối hoặc bàn chân và gót chân. Các u cục này có thể thay đổi kích thước - nhỏ bằng hạt đậu tới lớn bằng hạt lạc. Các u này thường không đau. Trái với viêm xương khớp, chỉ tác động tới xương và khớp, viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm tuyến lệ, tuyến nước bọt, màng trong tim và phổi, phổi và ở một số ít trường hợp gây viêm mạch máu. Mặc dù viêm khớp dạng thấp thường là bệnh mạn tính, bệnh thường thay đổi mức độ nặng nhẹ và thậm chí có thể tự xuất hiện và tự biến mất. Các giai đoạn hoạt động bệnh tăng (đợt cấp) xen kẽ với các giai đoạn thuyên giảm bệnh tương đối, mà sưng, đau, khó ngủ và yếu giảm dần hoặc biến mất. Độ mềm dẻo của khớp có thể bị hạn chế do sưng hoặc biến dạng. Nhưng ngay cả khi bạn bị thể viêm khớp dạng thấp nặng, bạn có thể vẫn giữ được độ mềm dẻo ở nhiều khớp. Nguyên nhân
- Như các dạng viêm khớp khác, viêm khớp dạng thấp là viêm các khớp. Khi bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạch cầu có nhiệm vụ bình thường là tấn công những tác nhân xâm nhập không mong muốn như vi khuẩn và virus di chuyển từ dòng máu tới màng hoạt dịch (là màng lót trong mỗi khớp). Các bạch cầu này giữ vai trò quan trọng trong việc gây viêm màng hoạt dịch. Tình trạng viêm này giải phóng protein mà dần dần qua nhiều tháng hoặc nhiều năm, làm dày màng hoạt dịch. Những protein này cũng có thể gây tổn thương sụn, xương, gân và dây chằng. Dần dần, khớp bị mất hình dạng và trục thẳng của nó. Cuối cùng, khớp có thể bị phá hủy. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng viêm khớp dạng thấp là do nhiễm trùng gây ra có thể là virus hoặc vi khuẩn ở người có sự mẫn cảm di truyền. Mặc dù bản thân bệnh không di truyền, song một số gen tạo ra tính mẫn cảm này lại di truyền. Người được di truyền các gen này không nhất thiết bị viêm khớp dạng thấp. Nhưng họ dễ bị bệnh hơn những người khác. Mức độ nặng của bệnh cũng có thể tùy thuộc vào các gen được di truyền. Khi nào cần đi khám
- Hãy đến khám bác sĩ nếu bạn thấy khó chịu kéo dài và sưng nhiều khớp dai dẳng ở cả 2 bên của cơ thể. Bác sĩ có thể cùng với bạn triển khai việc điều trị đau và kế hoạch điều trị. Cũng cần đi khám nếu bạn bị các tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm khớp. Các tác dụng phụ có thể gồm buồn nôn, khó chịu trong bụng, phân đen, thay đổi nhu động ruột, táo bón hoặc lơ mơ. Sàng lọc và chẩn đoán Nếu bạn có các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ khám thực thể và làm xét nghiệm để xác định liệu bạn có bị dạng viêm khớp này không. Xét nghiệm máu đo tốc độ máu lắng (ESR) có thể biểu hiện quá trình viêm nhiễm trong cơ thể bạn. Người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ máu lắng tăng. Tốc độ máu lắng ở người bị viêm xương khớp thường bình thường. Một xét nghiệm máu khác tìm kháng thể được gọi là yếu tố thấp. 4/5 số người viêm khớp dạng thấp cuối cùng sẽ có kháng thể bất thường này, mặc dù nó có thể không có trong giai đoạn sớm của bệnh. Cũng có thể có yếu tố thấp này trong máu bạn mà bạn không bị viêm khớp dạng thấp.
- Bác sĩ có thể chụp X-quang khớp để phân biệt viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Các phim chụp X -quang trong các khoảng thời gian có thể cho thấy tiến triển của viêm khớp. Biến chứng Viêm khớp dạng thấp gây cứng và đau khớp và cũng có thể gây mệt mỏi. Bệnh khiến bạn khó thực hiện các công việc hằng ngày như xoay nắm đấm của hoặc cầm bút. Việc đối phó với đau và tính thất thường của viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây trầm cảm. Trong thực tế, người bị viêm khớp dạng thấp có thể cuối c ùng phải ngồi xe lăn vì tổn thương các khớp khiến khó hoặc không thể đi bộ được. Ngày nay điều này không dễ xảy ra vì có các cách điều trị và các phương pháp tự chăm sóc tốt hơn. Điều trị Điều trị viê m khớp đã được cải thiện trong những năm gần đây. Phần lớn là dùng thuốc. Nhưng ở một số trường hợp, có thể cần các thủ thuật ngoại khoa. Thuốc
- Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm các triệu chứng và làm chậm hoặc ngừng tiến triển của bệnh. Các thuốc này bao gồm: Thuốc chống viêm phi steroid (NSAID). Nhóm thuốc này, gồm cả aspirin, giúp giảm đau và viêm nếu được dùng thường xuyên. NSAID kê đơn có thể được kê với liều cao hơn và mạnh hơn NSAID không cần kê đơn. Song dùng NSAID có thể gây các tác dụng phụ như khó tiêu và chảy máu dạ dày. Các tác dụng phụ khác có thể gồm tổn thương gan và thận, ù tai, ứ nước và huyết áp cao. Thuốc ức chế COX-2. Nhóm thuốc NSAID mới này có thể ít gây tổn thương dạ dày. Giống các thuốc NSAID khác, thuốc ức chế COX-2 – celecoxib (Celebrex), rofecoxib (Vioxx) đã bị thu hồi và valdecoxib (Bextra) - ức chế enzym cyclooxygenase (COX) hoạt động trong viêm khớp. Các nhà nghiên cứu tin rằng NSAID tác dụng chống lại 2 dạng COX có trong cơ thể: COX-1 và COX-2. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy do ức chế COX-1, NSAID có thể gây rối loạn dạ dày và các vấn đề khác vì COX-1 là enzym bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chất ức chế COX-2 chỉ ức chế COX-2, enzym tham gia gây viêm. Vẫn chưa có kết luận cuối cùng, nhưng một số bác sĩ lo ngại rằng các thuốc ức chế COX-2 có thể làm tăng nguy cơ bị cơn đau tim ở người sử dụng.
- Corticosteroid. Các thuốc này giảm viêm và làm chậm tổn thương khớp. Dùng ngắn ngày, các corticosteroid có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn rõ rệt. Nhưng khi được dùng nhiều tháng hoặc nhiều năm, thuốc có thể kém hiệu quả và gây những tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ có thể gồm dễ xuất huyết, loãng xương, đục thủy tinh thể, tăng cân, mặt tròn, đái đường và cao huyết áp. Bác sĩ thường kê đơn corticosteroid để giảm các triệu chứng cấp tính, với mục đích giảm dần liều thuốc. Thuốc chống thấp biến đổi bệnh (DMARD). Bác sĩ kê đơn DMARD để hạn chế lượng tổn thương khớp trong viêm khớp dạng thấp. Dùng các thuốc này trong giai đoạn sớm của viêm khớp dạng thấp là đặc biệt quan trọng để chậm tiến triển bệnh và bảo vệ khớp và các mô khác không bị tổn thương vĩnh viễn. Vì nhiều thuốc tác dụng chậm, có thể mất nhiều tuần đến nhiều tháng trước khi thấy lợi ích, DMARD thường được dùng với NSAID hoặc corticosteroid. Trong khi NSAID và corticosteroid xử lý các triệu chứng trước mắt và hạn chế viêm, thì DMARD tác động tới chính bản thân bệnh. Một số DMARD hay được dùng bao gồm hydroxychloroquin (Plaquenil), phức hợp auranofin vàng (Ridaura), sulfasalazin (Azulfidin) và minocyclin (Dynacin, Minocin). Các dạng DMARD khác bao gồm thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chẹn yếu tố hoại tử khối u (TNF). Các thuốc ức chế miễn dịch hạn chế hệ miễn dịch, hoạt động
- ngoài tầm kiểm soát trong viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, một số thuốc này tấn công và tiêu diệt các tế bào gây bệnh. Một số thuốc ức chế miễn dịch hay được dùng bao gồm methotrexat (Rheumatrex, Folex), leflunomid (Arava), azathioprin (Imuran), cyclosporin (Sandimmun, Neoral), và cyclophosphamid (Cytoxan, Neosar). Những thuốc này có thể có các tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng sự mẫn cảm với nhiễm trùng. Thuốc chẹn yếu tố hoại tử khối u (TNF). Đây là nhóm DMARD tương đối mới để điều trị viêm khớp dạng thấp. TNF là cytokin (protein tế bào) hoạt động như một tác nhân viêm trong viêm khớp dạng thấp. Thuốc chẹn TNF, hay thuốc chống TNF, tác động vào hoặc chẹn cytokin này và có thể giúp giảm đau, cứng khớp buổi sáng, và sưng nề khớp - thường trong vòng 1-2 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Các thuốc này thường được dùng cùng với thuốc ức chế miễn dịch methotrexat. Hai thuốc chẹn TNF được phép dùng trong điều trị viêm khớp dạng tháp là etanercept (Enbrel) và infliximab (Remicad). Nếu đang bị nhiễm trùng, bạn không nên dùng những thuốc này. Thuốc đối kháng thụ thể interleukin-1 (IL-1Ra). Tháng 11/2001, FDA cho phép dùng dạng tái tổ hợp chất đối kháng thụ thể interleukin-1 (IL-1Ra) có tự nhiên ở một số người bị viêm khớp dạng thấp.
- Interleukin-1 (IL-1) là protein tế bào thúc đẩy viêm và xuất hiện vượt mức ở người bị viêm khớp dạng thấp hoặc các dạng viêm khớp khác. Nếu ngăn cản không cho IL-1 gắn với thụ thể của nó, đáp ứng viêm sẽ giảm đi. Một vài thử nghiệm lâm sàng cho thấy đáp ứng thuận lợi với điều trị. IL-1Ra đầu tiên được FDA cấp phép dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp trung bình tới nặng không đáp ứng đủ với liệu pháp DMARD truyền thống là anakinra (Kineret). Thuốc có thể được dùng đơn thuần hoặc phối hợp với methotrexat. Anakinra được tự tiêm dưới da hằng ngày. Một số tác dụng phụ bao gồm phản ứng tại vị trí tiêm, giảm số lượng bạch cầu, đau đầu, và tăng nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp có thể hơi cao hơn ở người bị hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nếu bạn đang bị nhiễm trùng, không dùng anakinra. Thuốc chống trầm cảm. Sống với viêm khớp có thể gây trầm cảm ở một số người. Nghiên cứu ở những người bị các bệnh mạn tính, kể cả viêm khớp, cho thấy khoảng 1/5 có cảm giác trầm cảm. Nếu bệnh viêm khớp của bạn gây trầm cảm, bác sĩ có thể kê đơn 1 trong những thuốc chống trầm cảm 3 vòng sau: amitriptylin (Elavil, Endep), desipramin (Norpramin), imipramin (Tofranil, Norfranil) hoặc nortriptylin (Pamelor, Aventyl). Nhiều thuốc trầm cảm khác có thể được kê đơn, bao gồm trazodon (Desyrel), maprotilin (Ludiomil), fluoxetin (Prozac, Sarafem) và sertralin (Zoloft).
- Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác Mặc dù kết hợp thuốc và tự chăm sóc là hành động đầu tiên chống lại viêm khớp dạng thấp, các phương pháp khác có thể được dùng trong những trường hợp nặng. Cột Prosorba. Kỹ thuật lọc máu này lấy bỏ một số kháng thể góp phần gây đau và viêm trong khớp và cơ của bạn và thường được thực hiện ngoại trú 1 lần/tuần trong 12 tuần. Một số tác dụng phụ bao gồm mệt mỏi và tăng đau và sưng khớp trong vài ngày đầu sau khi điều trị. Liệu pháp cột Prosorba không được khuyến nghị nếu bạn đang dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc nếu bạn bị bệnh tim, huyết áp cao hoặc rối loạn đông máu. Phẫu thuật thay khớp. Đối với nhiều người bị viêm khớp dạng thấp, các thuốc và các liệu pháp điều trị không ngăn ngừa được sự phá hủy khớp. Khi khớp bị tổn thương nặng, phẫu thuật thay khớp thường có thể giúp hồi phục chức năng của khớp, giảm đau hoặc chỉnh sửa biến dạng. Bạn có thể cần thay khớp toàn bộ bằng khớp giả kim loại hoặc chất dẻo. Phẫ u thuật cũng có thể bao gồm căng lại các gân quá chùng, nới lỏng các gân quá chặt, hợp nhất xương để giảm đau, hoặc lấy bỏ phần xương bị bệnh để cải thiện khả năng vận động.
- Tự chăm sóc Điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm phối hợp điều trị nội và tự chăm sóc. Các biện pháp tự chăm sóc dưới đây là những thành tố quan trọng trong điều trị bệnh này. Tập luyện thường xuyên. Các dạng tập luyện khác nhau đạt được các mục đích khác nhau. Trước tiên bạn hãy đến khám bác sĩ và sau đó bắt đầu một chương trình tập luyện thường xuyên theo nhu cầu riêng của bạn. Nếu bạn có thể đi bộ, thì đi bộ là bài tập khởi đầu rất tốt. Nếu bạn không thể đi bộ, thử đạp xe tại chỗ với ít hoặc không có sức cản, hoặc tập luyện bàn tay hay cánh tay. Chương trình tập luyện trên ghế có thể có lợi. Tập dưới nước là một lựa chọn khác, và nhiều câu lạc bộ sức khỏe có bể bơi dành cho các lớp như vậy. Sẽ rất tốt nếu hằng ngày bạn cử động từng khớp hết tầm. Khi cử động, hãy giữ nhịp chậm, đều. Không giật mạnh hoặc đột ngột. Ngoài ra, nhớ thở đều. Nín thở có thể khiến bắp đói oxy và làm mệt cơ. Giữ đúng tư thế trong khi tập cũng rất quan trọng. Tránh tập các khớp đang sưng nề, bị tổn thương hoặc bị viêm nặng. Nếu bạn thấy đau khớp mới, hãy ngừng tập. Đau mới kéo dài trên 2 giờ sau khi tập luyện có nghĩa là bạn tập quá nhiều. Nếu đau kéo dài quá một vài ngày, hãy gọi cho bác sĩ.
- Kiểm soát cân nặng. Thừa cân làm tăng thêm sức ép lên các khớp ở lưng, háng, gối và bàn chân là những nơi thường hay cảm thấy đau do viêm khớp. Thừa cân cũng có thể làm cho phẫu thuật khớp khó hơn và nguy hiểm hơn. Ăn chế độ ăn lành mạnh. Chế độ ăn lành mạnh chú trọng hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng và giữ được sức khỏe chung, cho phép bạn đối phó tốt hơn với bệnh viêm khớp. Tuy nhiên, không có chế độ ăn đặc biệt nào có thể được dùng để điều trị viêm khớp. Chưa chứng minh được một thực phẩm nào khiến đau khớp và viêm khớp tốt lên hoặc xấu đi. Chườm nóng. Sức nóng có thể giúp giảm đau, giãn cơ căng, đau và làm tăng lưu lượng máu khu vực. Một trong những cách chườm nóng dễ nhất và hiệu quả nhất là tắm nước nóng bằng vòi hoa sen hoặc bồn tắm trong 15 phút. Những lựa chọn khác bao gồm dùng túi chườm nóng, là túi chườm điện (đặt ở mức thấp nhất) hoặc đèn bức xạ nhiệt với bóng đèn tỏa nhiệt 250w để làm ấm các cơ và khớp đặc biệt. Nếu da bạn có cảm giác kém hoặc có tuần hoàn kém, không nên chườm nóng.
- Chườm lạnh trong đợt cấp. Lạnh có thể làm giảm cảm giác đau. Lạnh cũng có tác dụng làm tê và giảm co thắt. Không chườm lạnh nếu bạn có tuần hoàn kém hoặc tê bì. Thực hiện các kỹ thuật thư giãn. Thôi miên, tưởng tượng theo hướng dẫn, thở sâu và thư giãn cơ đều được dùng để kiểm soát đau. Dùng thuốc theo khuyến nghị. Dùng thuốc thường xuyên thay vì đợi đến khi đau mới dùng, bạn sẽ giảm mức độ khó chịu nói chung. Kỹ năng đối phó Mức độ viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày tùy thuộc một phần vào khả năng đối phó với bệnh của bạn. Bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu và nghề nghiệp trị liệu có thể giúp bạn đưa ra những chiến lược đối phó với những hạn chế bạn có thể gặp do yếu hoặc đau. Dưới đây là một số gợi ý chung giúp bạn đối phó: Giữ thái độ lạc quan. Cùng với bác sĩ đề ra kế hoạch điều trị bệnh viêm khớp của bạn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy có trách nhiệm với bệnh tật. Các nghiên cứu cho thấy những người kiểm soát được việc điều trị và điều trị tích cực viêm khớp sẽ ít đau và hoạt động ít khó khăn hơn.
- Dùng thiết bị trợ giúp. Đau khớp gối có thể cần nẹp trợ giúp. Bạn cũng có thể muốn dùng gậy chống để giảm sức tì đè lên khớp khi đi bộ. Nên cầm gây bằng tay đối diện với khớp bị bệnh. Nếu tay của bạn cũng bị bệnh, nhiều dụng cụ và đồ dùng có ích khác để giúp bạn duy trì lối sống hoạt động. Hãy gặp dược sĩ hoặc bác sĩ để có thông tin về những vật dụng có ích nhất cho bạn. Biết những hạn chế của mình. Hãy nghỉ ngơi khi mệt. Viêm khớp có thể làm cho bạn dễ bị mệt và yếu cơ. Nghỉ ngơi hoặc chợp mắt một lát sẽ có ích. Tránh những hoạt động cầm nắm làm căng khớp ngón tay. Thí dụ, thay vì dùng túi xách, chọn túi đeo vai. Dùng nước nóng để lỏng nút chai và dùng lực của lòng bàn tay để mở nút, hoặc dùng dụng cụ mở nút chai. Không vặn hoặc dùng mạnh các khớp. Phân bố trọng lượng của đồ vật lên nhiều khớp. Thí dụ, dùng cả hai tay để nhấc chảo nặng. Nghỉ ngơi định kỳ để thư giãn và kéo duỗi.
- Giữ tư thế đúng. Tư thế sai gây phân bố trọng lượng không đều và có thể làm căng dây chằng và cơ. Cách dễ nhất để cải thiện tư thế của bạn là đi bộ. Một số người thấy rằng bơi cũng cải thiện được tư thế. Dùng các cơ khỏe nhất và ưu tiên các khớp lớn. Không đẩy để mở cửa kính nặng. Hãy tỳ vào nó. Để nhặt đồ vật, gấp khớp gối và ngồi xổm trong khi vẫn giữ lưng thẳng. Thuốc bổ sung và thay thế Nhiều liệu pháp thuốc bổ sung chưa được nghiên cứu rộng rãi bằng các phương pháp khoa học. Kết quả là giới khoa học rất khó đánh giá hiệu quả hoặc độ an toàn của các liệu pháp thay thế. Và với nhiều khoản tài trợ cho nghiên cứu được cấp bởi ngành công nghiệp dược, một số phương pháp công nghệ thấp, không truyền thống để điều trị các bệnh như viêm khớp có thể không thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu như đáng phải có.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác dụng phụ của thuốc nhóm corticoid
5 p | 378 | 46
-
Hướng dẫn điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
14 p | 196 | 29
-
Loãng xương do corticoid
5 p | 128 | 9
-
Phòng bệnh viêm xương khớp
4 p | 95 | 8
-
Bài giảng Bệnh Gou - Lê Hồng Thịnh
34 p | 64 | 7
-
Bài giảng Viêm khớp dạng thấp thiếu niên - ThS. BS. Nguyễn Thị Hào
9 p | 92 | 5
-
Auranofin
5 p | 77 | 5
-
Chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp
3 p | 86 | 4
-
Aurothiomalat
5 p | 48 | 3
-
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
5 p | 74 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn