intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác hại của Malachite green

Chia sẻ: Trần Mai Hương Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

193
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Malachite Green (còn gọi là Xanh Malachite) là một hóa chất thường ở dạng bột mịn, có màu xanh, hay dùng để nhuộm các nguyên vật liệu như da, sợi và giấy trong ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực thủy sản, trước đây Malachite Green được sử dụng để xử lý nước, phòng trị các bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng quả dưa... trong các mô hình nuôi trồng thủy sản. .Vì là một hóa chất có hiệu quả trong việc điều trị bệnh cá và lại rẻ tiền nên Malachite Green được các hộ nuôi thủy sản sử dụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác hại của Malachite green

  1. Tác hại của Malachite green Malachite Green (còn gọi là Xanh Malachite) là một hóa chất thường ở dạng bột mịn, có màu xanh, hay dùng để nhuộm các nguyên vật liệu như da, sợi và giấy trong ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực thủy sản, trước đây Malachite Green được sử dụng để xử lý nước, phòng trị các bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng quả dưa... trong các mô hình nuôi trồng thủy sản. .Vì là một hóa chất có hiệu quả trong việc điều trị bệnh cá và lại rẻ tiền nên Malachite Green được các hộ nuôi thủy sản sử dụng nhiều dẫn đến việc hóa chất này đã bị phát hiện còn tồn lưu bên trong cơ thể của một số loài thủy sản.
  2. Một nghiên cứu về độc tính của Malachite Green và Leucomalachite Green được tiến hành trong thời gian 2 năm của Trung tâm Nghiên cứu Độc tố Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy có biểu hiện gây ung thư của Leucomalachite Green trên chuột nhắt cái. Ngoài ra, Leucomalachite Green còn là chất gây đột biến trong cơ thể của các loài động vật. Theo Thạc sĩ Từ Thanh Dung- Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ, thì Malachite Green là một hóa chất có thể gây bệnh ung thư, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên đã bị cấm sử dụng và được kiểm tra nghiêm ngặt về dư lượng có trong thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới. Trước những tác hại có thể gây ra đối với sức khỏe con người và nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu khắc khe của thị trường xuất khẩu thủy
  3. sản, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh An Giang đã có thông báo số 12/TB.NN ngày 04/01/2005 về việc ngừng sản xuất, tiêu thụ và sử dụng Xanh Malachite trong nuôi trồng thủy sản và đề nghị tất cả các hộ nuôi thủy sản không được sử dụng xanh Malachite để phòng và trị bệnh cho thủy sản. Tại Hội nghị “ Bàn biện pháp ngăn chặn dư lượng hoá chất và kháng sinh có hại trong thủy sản” diễn ra vào ngày 31/01/2005 do Bộ Thủy sản và UBND tỉnh An Giang phối hợp tổ chức tại hội trường Tỉnh ủy An Giang đã có sự cảnh báo là: Từ tháng 9/2004 đến tháng 12/2004, EU (thị trường chung Châu Âu) đã phát hiện 11 lô hàng thủy sản xuất khẩu bị nhiễm Malachite Green và chất chuyển hóa Leucomalachite Green, Canada cũng đã phát hiện 17 lô hàng thủy sản bị nhiễm 2 chất trên. Các mặt hành thủy sản xuất khẩu bị nhiễm tập trung vào các sản phẩm cá tra, cá
  4. basa, cá rô phi và cá trê. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có lô hành bị phát hiện nhiễm Malachite Green và Leucomalachite Green sẽ bị EU yêu cầu tạm đình chỉ nhập khẩu. Để giải quyết tạm thời vấn đề cần phải có những chất khác thay thế Malachite Green trong công tác phòng trị bệnh trên các loài thủy sản, trong tài liệu gởi cho các đại biểu tham dự Hội nghị “Bàn biện pháp ngăn chặn dư lượng hóa chất và kháng sinh có hại trong thủy sản” tại An Giang đã đề cập đến một chất có tác dụng diệt ký sinh trùng trên cá thay thế Malachite Green là BRONOPOL. Đây là chất được EU cho phép sử dụng trị bệnh cho cá từ năm 2001 và không qui định giới hạn về dư lượng. Theo đánh giá của cơ quan bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) thì Bronopol không là chất gây ung thư, có thể làm chất tẩy trùng, diệt khuẩn.
  5. Chất Bronopol có công thức hóa học : C3H6BrNO4. Tên hóa học của chất này là : 2-Bromo-2- Nitropropane-1,3-Diol. Bronopol được cung ứng ra thị trường với các tên thương mại như : Pyceze, Onyxide 500… Nhằm mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản ổn định trong thời gian tới, thiết nghĩ các hộ nuôi thủy sản cần tuân thủ nghiêm các qui định của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn trong việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản để đảm bảo uy tín, chất lượng và giữ vững thương hiệu, đồng thời tránh các thiệt hại lớn về kinh tế do bị phát hiện có dư lượng các hóa chất và kháng sinh có hại trong các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Trang Trường Nhẫn Trạm Khuyến nông Tân Châu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2