intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác hại mỹ phẩm đại hạ giá

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

62
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, trên các con đường đâu đâu cũng la liệt các băng rôn: Siêu rẻ, giá cực sốc, thanh lý, xả hàng, đại hạ giá... các mặt hàng mỹ phẩm, làm mê hoặc các thượng đế. Mỹ phẩm để làm đẹp, ai cũng biết điều đó. Nhưng mua mỹ phẩm để làm đẹp thì không phải ai cũng mua đúng và dùng đúng, nhất là vào mùa khuyến mãi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác hại mỹ phẩm đại hạ giá

  1. Tác hại mỹ phẩm đại hạ giá Những ngày giáp Tết Nguyên đán, trên các con đường đâu đâu cũng la liệt các băng rôn: Siêu rẻ, giá cực sốc, thanh lý, xả hàng, đại hạ giá... các mặt hàng mỹ phẩm, làm mê hoặc các thượng đế. Mỹ phẩm để làm đẹp, ai cũng biết điều đó. Nhưng mua mỹ phẩm để làm đẹp thì không phải ai cũng mua đúng và dùng đúng, nhất là vào mùa khuyến mãi... Hàng hiệu cũng siêu giảm Khi hầu bao của người tiêu dùng nhỏ lại trong cơn bão tài chính thì các cửa hàng đua nhau giảm giá nhằm giải cơn khát hàng rẻ, nhiều mặt hàng mỹ phẩm đang được giảm giá với tỷ lệ khá "sốc": từ 50% đến 80%! Trong số các mặt hàng đại hạ giá thời điểm này, có những tên tuổi trong "làng" mỹ phẩm như: L'Oreal, Dolce Gabana, Cavalli, YSL, Zegna Sports, CK, Mango... Tại đây, nhiều mặt hàng vốn có giá
  2. bạc triệu, giờ cũng chỉ còn khoảng vài trăm nghìn đồng. Ngoài chiêu giảm giá, nhiều nơi áp hẳn mức giá "khủng" đủ sức hấp dẫn khách vào cửa hàng... Tất nhiên, khi vào mua hàng big sale của các thương hiệu mỹ phẩm uy tín thì cũng còn ít nhiều yên tâm. Không nên ham mua mỹ phẩm rẻ. Lật tẩy các chiêu giảm giá Hàng hiệu hay hàng rởm? Qua khảo sát các cửa hàng mỹ phẩm trên địa bàn Hà Nội và TP. HCM, nơi có tỷ lệ mỹ phẩm ngoại nhập về nhiều nhất thì nguồn hàng chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia... và sản xuất tại VN. Nhưng phần lớn các loại mỹ phẩm
  3. ngoại đều không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, một quy định bắt buộc đối với hàng nhập khẩu chính ngạch. Các chiêu đánh lừa khách hàng thường là: "Hàng ngoại thì làm gì có chữ Việt. Ở đây toàn hàng ngoại nhập nhưng vì cuối năm, Việt kiều về nhiều, hàng xách tay lấy được giá rẻ nên mới bán mềm thế thôi!". Dạo qua một loạt cửa hàng bán mỹ phẩm đại hạ giá trên các phố Hàng Cân, Lương Văn Can, Đường Thành, Trần Xuân Soạn... không khó để nhận thấy giá của các loại mỹ phẩm mang thương hiệu nổi tiếng như Loreal, Lancome, Maybeline, Dior, Nivea, Essance chỉ bằng 1/5 tới 1/15 giá chính hãng (!?). Mới đây, Đội quản lý thị trường 3A đã thu giữ gần 5.000 hộp mỹ phẩm mang các nhãn hiệu nổi tiếng như Shiseido, Lancome, Olay, Dove, Nevia, Finesse, OTC... không chứng từ nhập khẩu. Mỹ phẩm thật giả lẫn lộn, trà trộn tinh vi dưới rất nhiều dạng: Giả nguồn gốc xuất xứ, vi phạm nhãn mác, hàng nhập khẩu không có tem phụ... Nhiều loại mỹ phẩm của Trung Quốc lại được ghi xuất xứ từ châu Âu, Nhật Bản, Mỹ... và có nhiều nhãn hiệu sản xuất trong nước thì được ghi xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc... Nếu
  4. bằng con mắt bình thường và thiếu kinh nghiệm thì khách hàng rất dễ mua nhầm hàng kém chất lượng vì không ít sản phẩm giả có hình thức y như hàng thật kể cả những mặt hàng đã dán tem chống hàng giả bởi kỹ thuật in ấn ngày càng tinh vi. Nhập nhằng hạn sử dụng: Đến những cửa hàng mỹ phẩm giảm giá, tình trạng phổ biến là những sản phẩm chỉ còn một vài tháng hết hạn. Khi bán loại hàng này ra thị trường, rõ ràng các cửa hàng đã không vi phạm bất cứ quy định nào. Nhưng vấn đề ở đây là lượng mỹ phẩm bên trong phải dùng vài tháng cho tới cả năm mới hết. Như vậy theo đúng hạn ghi trên bao bì, thì chỉ cần mở nắp dùng vài lần là phải bỏ đi. Cái khéo của người bán là thu hút người mua sản phẩm khi vẫn còn hạn sử dụng nhưng sau đó mỹ phẩm hết hạn gây tác hại như thế nào thì lại không đề cập tới! Tư vấn... lấy được: Có khách hàng mua bộ kem dưỡng da nhưng sau một tuần dùng, da mặt bị nổi những vết mụn nhỏ lấm tấm. Chị mang sản phẩm đến khiếu nại tại cửa hàng, các nhân viên sau khi rửa mặt, soi da kết luận:
  5. Do chị đã thoa kem chống nắng rồi mới soi da, nên nhân viên bán hàng thiếu kinh nghiệm đã bán nhầm sản phẩm dành cho da nhờn. Thực tế da chị là loại bình thường và họ đổi cho chị bộ sản phẩm khác. Một nhân viên tiếp thị khác lại giới thiệu với khách hàng 45 tuổi loại kem chứa ngọc trai dưỡng da mặt và khẳng định, đây là loại đặc biệt chỉ dành cho tuổi trung niên. Thích vẻ đẹp của hộp kem và thử thoa kem thấy mát dịu, cô con gái 22 tuổi của bà khách này cũng muốn mua dùng. Lập tức nhân viên khuyên: "Ở châu Âu do ít nắng và khí hậu ôn hoà nên da phụ nữ ít bị tác hại, ít bị nám và nhăn. Làn da phụ nữ Việt Nam bị tia tử ngoại nhiều, dưới 30 tuổi cũng có thể dùng loại dành cho trung niên để chống nhăn". Vậy, sự thực kem này dành cho U40 hay U20? Để "tiền không mất, tật không mang" Kể từ khi Việt Nam gia nhập AFTA, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, trong khi đó, lực lượng và phương tiện làm việc đều bị hạn chế. Vì thế, cách tốt nhất là người tiêu dùng hãy tự
  6. bảo vệ mình. Khi mua mỹ phẩm cần phải xem kỹ xuất xứ, nhãn mác, thành phần và công dụng ghi trên bao bì sản phẩm. Hạn sử dụng của mỹ phẩm thường là 3 năm kể từ ngày sản xuất. Khi mua mỹ phẩm ngoại nhập, nếu không thấy có ngày sản xuất in trên bao bì, người mua nên căn cứ vào ngày nhập khẩu trên tem dán và trừ đi khoảng 3-6 tháng. Để an toàn thì những sản phẩm không rõ nguồn gốc tuyệt đối không sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2