YOMEDIA
ADSENSE
Tách citral từ tinh dầu sả chanh và sử dụng để tạo một số sản phẩm ứng dụng
53
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên được mọi người ưa chuộng. Mặt khác, khi trình độ tri thức của mọi người càng nâng cao, những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, lành tính là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Bài viết trình bày khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ tinh dầu và natri bisulfit đến hiệu suất sản phẩm thu được.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tách citral từ tinh dầu sả chanh và sử dụng để tạo một số sản phẩm ứng dụng
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 TÁCH CITRAL TỪ TINH DẦU SẢ CHANH VÀ SỬ DỤNG ĐỂ TẠO MỘT SỐ SẢN PHẨM ỨNG DỤNG Huỳnh Đặng Như Trâm - 1510466 Nguyễn Thị Bích Vân - 1510469 Lê Nguyễn Đức Hạnh - 1510450 Đặng Gia Bảo - 1510446 Tăng Đức Trọng - 1510467 Lớp HHK39, Khoa Hóa học 1. PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên được mọi người ưa chuộng. Mặt khác, khi trình độ tri thức của mọi người càng nâng cao, những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, lành tính là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Những sản phẩm được quan tâm rất nhiều hiện nay đó chính là mỹ phẩm và các sản phẩm ứng dụng khác có nguồn gốc từ thiên nhiên. Citral có mùi hương chanh thơm, dễ chịu rất thích hợp dùng làm hương liệu trong mỹ phẩm. Ngoài ra, với tác dụng kháng khuẩn mạnh và tác động pheromon lên côn trùng, từ citral ta có thể tạo được một số sản phẩm ứng dụng cao, phục vụ nhu cầu của con người. Sả chanh (Cymbopogon citratus) là loài thực vật nhiệt đới nên có rất nhiều ở Việt Nam. Quy trình chiết xuất tinh dầu từ sả chanh đơn giản nên tinh dầu này rất dễ kiếm. Trong tinh dầu sả chanh, hàm lượng citral tương đối lớn (60-86%), vì vậy chúng tôi dùng tinh dầu sả chanh để tách được citral. Tại Việt Nam, người dân thường xuyên sử dụng sả chanh và tinh dầu của nó nhưng các loại mỹ phẩm chứa citral chưa được biết đến nhiều. Việc xác định thành phần tinh dầu sả chanh, chiết tinh dầu từ sả chanh, tách citral đã có nhiều nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu nào trong nước đề cập đến vấn đề tách citral từ tinh dầu sả chanh và ứng dụng để tạo thành mỹ phẩm cũng như các sản phẩm ứng dụng khác. Vì thế, chúng tôi đề xuất tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Tách citral từ tinh dầu sả chanh và sử dụng để tạo một số sản phẩm ứng dụng”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở phân tích tài liệu tham khảo và điệu kiện khả thi của phòng thí nghiệm, đề tài này dùng phương pháp natri bisulfit để tách citral từ tinh dầu sả chanh để sử dụng tạo một số sản phẩm ứng dụng. Tinh dầu được cộng với dung dịch natri bisulfit tạo thành sản phẩm dễ kết tinh ở nhiệt độ thường. 48
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Sản phẩm của quá trình tách là muối natri không tan trong nước. Tuy nhiên, muối này dễ bị thủy phân trở lại dạng ban đầu trong acid loãng hay baz loãng. Do đó, có thể dùng acid loãng hay baz loãng để thu hồi citral nguyên chất. Ở đây ta dùng dung dịch natri hydroxit 5%. 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ tinh dầu và natri bisulfit đến hiệu suất sản phẩm thu được 3.1.1. Cách tiến hành Thay tỷ lệ mol dung dịch NaHSO3 bão hòa lần lượt là: 1,1; 1,2; 1,3; 1,4; 1,5; 1,6; 1,7; 1,8; 1,9; 2,0 (mol). Rồi tiến hành phản ứng. 3.1.2. Kết quả thu được Bảng 1. Hiệu suất tách tinh dầu còn lại theo tỷ lệ mol NaHSO3 Hiệu suất tinh dầu còn lại (%) Tỷ lệ tinh dầu: NaHSO3 (mol) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 1:1,1 43,33 24,72 28,91 32,32 1:1,2 46,94 43,56 41,67 44,06 1:1,3 34,49 42,69 42,63 39,94 1:1,4 31,25 26,39 33,81 30,48 1:1,5 33,02 41,72 35,70 36,81 1:1,6 28,24 46,21 33,18 35,88 1:1,7 21,44 21,7 31,02 24,72 1:1,8 45,23 14,42 19,91 26,52 1:1,9 33,03 18,48 18,48 23,33 1:2,0 17,86 25,6 24,25 22,57 49
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Bảng 2. Hiệu suất tách citral theo tỷ lệ mol NaHSO3 Hiệu suất citral (%) Tỷ lệ tinh dầu: NaHSO3 (mol) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 1:1,1 28,00 50,79 48,10 42,30 1:1,2 35,60 35,60 38,82 36,67 1:1,3 58,10 38,82 45,31 47,41 1:1,4 49,07 62,73 43,9 51,90 1:1,5 53,63 35,90 52,01 47,18 1:1,6 46,30 25,75 64,25 45,43 1:1,7 62,00 57,53 41,44 53,66 1:1,8 41,59 75,18 61,33 59,37 1:1,9 43,58 60,97 60,97 55,17 1:2,0 66,12 58,16 53,58 59,29 3.1.3. Biểu đồ và nhận xét Hình 1. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất tinh dầu còn lại vào tỷ lệ mol NaHSO3 Nhận xét: Hàm lượng tinh dầu còn lại thu được nhiều nhất ở tỷ lệ 1:1,2, hiệu suất khoảng 45%; Hàm lượng tinh dầu còn lại thu được ít nhất ở tỷ lệ 1:2.0, hiệu suất khoảng 15%; Hàm lượng tinh dầu còn lại thu được tăng giảm thất thường nhưng xu hướng chung là giảm. Điều này có thể giải thích là do ở tỷ lệ thấp, lượng citral trong tinh dầu chưa phản ứng hết nên vẫn còn ở phần tinh dầu còn lại. Khi tăng lượng NaHSO3, citral phản ứng hết nên lượng tinh dầu còn lại giảm dần. 50
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Hình 2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của citral còn lại vào tỷ lệ mol NaHSO3 Nhận xét: Hàm lượng citral thu được nhiều nhất ở tỷ lệ 1:1,8 và 1:2,1, hiệu suất citral khoảng 60%; Hàm lượng citral thu được ít nhất ở tỷ lệ 1:1,2, hiệu suất khoảng 37%; Hàm lượng citral giảm từ 1:1,1 – 1:1,2 ; 1:1,4 - 1:1,6 ; 1:1,8 – 1:1,9 và tăng từ 1:1,2 – 1:1,4 ; 1:1,6 – 1:1,8 ; 1:1,9 – 1:2,0. Hàm lượng citral thu được có sự tăng giảm nhưng xu hướng chung là tăng. 3.2. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất sản phẩm thu được 3.2.1. Cách tiến hành Chọn tỷ lệ tinh dầu : NaHSO3 là 1:1,8. Lần lượt tăng nhiệt độ khi cho muối kết tủa tác dụng với dung dịch NaOH 5% lên 300C, 400C và 500C. 3.2.2. Kết quả Bảng 3. Hiệu suất tách tinh dầu còn lại và citral theo nhiệt độ Tinh dầu còn lại Citral Nhiệt độ Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình o 23 C 45,23 14,42 19,91 26,52 41,59 75,18 61,33 59,37 30oC 13,16 15,28 16,59 15,01 72,06 72,45 70,51 71,67 o 40 C 33,49 24,54 12,96 23,66 55,05 61,93 70,14 62,37 50oC 26,44 24,54 10,42 20,47 53,1 60,65 64,35 59,37 51
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3.2.3. Biểu đồ và nhận xét Hình 3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất tinh dầu còn lại vào nhiệt độ Hình 4. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất citral vào nhiệt độ Nhận xét: Với Biểu đồ 3 thì hàm lượng tinh dầu còn lại thu được có sự thay đổi bất thường. Với Biểu đồ 4: Hàm lượng citral thu được cao nhất ở 300C, hiệu suất là 71,67%; Hàm lượng citral thu được thấp nhất ở 230C và 500C, hiệu suất là 59,37%. 3.3. Kết quả đo sắc ký khí Mẫu tinh dầu thô (nguyên liệu ban đầu) và mẫu citral (mẫu nhóm nghiên cứu đã tách) sau đó được kiểm tra bằng phương pháp sắc ký khí (CG) tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Kết quả thu được như sau: 52
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Hình 5. Sắc ký đồ của mẫu tinh dầu thô Hình 6. Sắc ký đồ của mẫu citral tách được 3.4. Ứng dụng Sau khi tiến hành thực nghiệm tách được citral từ tinh dầu sả chanh, chúng tôi đã sử dụng citral để tạo ra một số sản phẩm ứng dụng sau: • Nước hoa xịt chống côn trùng. • Xà phòng. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm tách citral từ tinh dầu sả chanh có thể rút ra một số kết luận sau : • Từ tinh dầu sả chanh, đã tách được ra hai phần: citral và tinh dầu còn lại bằng phương pháp natri bisulfit. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm : quy trình đơn giản, tiết kiệm hóa chất và dung môi sử dụng, tiết kiệm thời gian, phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm. • Hàm lượng citral tách được tương đối cao. Hàm lượng tách citral đạt cao nhất ở điều kiện: ➢ Tỷ lệ tinh dầu sả: natri bisulfit là 1: 1,8. ➢ Nhiệt độ thích hợp ở giai đoạn tái tạo citral là 300C. • Citral tách ra có mùi chanh, ngọt, thơm dễ chịu, màu vàng đẹp mắt. 53
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 • Đã tạo được một số sản phẩm nhưng chưa có điều kiện để kiểm chứng tính chất sinh lý và dược lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Loan (2015), Nghiên cứu lý thuyết về phương pháp tách chiết hợp chất terpenoid, Đại học Quảng Bình. 2. Nguyễn Thị Huyền, Trần Thị Phương Chi (2015), Các cấu tử dễ bay hơi từ loài sả chanh (Cymbopogon citratus) ở Nghệ An, Đại học Vinh. 3. Phùng Thị Ái Hữu (2014), Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học tinh dầu sả chanh ở quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng. 4. Nguyễn Quốc Châu Thanh (2013), Ly trích và khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu sả chanh (Cymbopogon citratus stapf.), Đại học Cần Thơ. 5. Lê Ngọc Thạch, Trần Hữu Anh, Cao Như Anh, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Đoàn Ngọc Nhuận, Đỗ Quang Hiền, Tách tinh dầu kinh giới, Elsholtzia Cristata Wild. bằng phương pháp vi sóng, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TPHCM. 6. Hoàng Thị Kim Vân, Hoàng Thị Lý, Trần Thị Hằng, Nguyễn Minh Qúy, Quách Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Hiền (2017), Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu sả chanh Cymbopogon Citratus, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học – Tập 22/số 1( đặc biệt), 134 – 136. 7. Tinh dầu, https://vi.wikipedia.org/wiki/Tinh_dầu. 8. http://sonate.com.vn/tim-hieu-ve-thanh-phan-cua-tinh-dau-sa.html 9. http://tuongvanoils.vnweblogs.com/a309258/tinh-dau-sa-chanh-co-cong-dung-gi-doi-voi- suc-khoe-va-lam-dep.html 10. Citral, https://vi.wikipedia.org/wiki/Citral. 11. Vũ Ngọc Lộ, Nguyễn Thái An (2010), Tác dụng sinh học của tinh dầu, Tạp chí sinh học 10/2010, trang 51- 54. 12. Paul A. Vatakencherry, K. N. Pushpakumarl and Jolly Varghese (1987), A new method of separation of citral from lemongrass oil, University of Cochin, India. 13. H. Joga Rao, G. Kalyani and P. King (2015), Isolation of citral from lemongrass oil using steam distillation: statistical optimization by response surface methodology, Andhra University, India. 14. Bryndan Bedel (2012), Organic chemistry 101, LabArchives. 15. Tajidin, Ahmad, Rosenani , Azimah, Munirah (2011), Chemical composition and citral content in lemongrass (Cymbopogon citratus) essential oil at three maturity stages, Malaysia. 54
- Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 16. V. K. Koul, Gandotra, Suman Koul, S. Ghosh, C. L. Tikoo, Gupta (2004), Steam distillation of lemon grass, Indian Journal of Chemical Technology Vol 11 January 2004, pp.135-139. 17. Citral (2001), SIDS Inditial Assessment Report for 13th SIAM, Switzerland. 18. Sameena Bano (2007), Terpenoids, Hamdard University, New Delhi, India. 19. http://shodhganga.inflibnet.ac.in/bitstream/10603/12982/8/08_chapter%204%20section% 20a.pdf 55
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn