intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tái chế bê tông xi măng làm mặt đường ô tô và sân bay

Chia sẻ: Huỳnh Mộc Miên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tái chế bê tông đã qua sử dụng (rác thải bê tông & mặt đường bê tông xi măng cũ bị hư hỏng hoặc đã hết hạn sử dụng gồm: Đường QL, Mặt Đường Sân Bay & Đường Giao thông Nông thôn) làm cốt liệu để nghiên cứu & chế tạo ra các cấu kiện đúc sẵn không yêu cầu nhiều về cường độ chịu lực lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tái chế bê tông xi măng làm mặt đường ô tô và sân bay

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TÁI CHẾ BÊ TÔNG XI MĂNG LÀM MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ SÂN BAY Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Phạm Huy Khang Sinh viên thực hiện: Đoàn Việt Trung Phan Thị Khánh Hằng Bùi Đức Thắng Nguyễn Tiến Thành Lớp: Cầu Đường Ô Tô & Sân Bay K58 Cầu Đường Ô Tô & Sân Bay K59 Tóm tắt: Tái chế bê tông đã qua sử dụng (rác thải bê tông & mặt đường bê tông xi măng cũ bị hư hỏng hoặc đã hết hạn sử dụng gồm: Đường QL, Mặt Đường Sân Bay & Đường Giao thông Nông thôn) làm cốt liệu để nghiên cứu & chế tạo ra các cấu kiện đúc sẵn không yêu cầu nhiều về cường độ chịu lực lớn . 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng cốt liệu tái chế trong bê tông là một xu hướng mới trên thế giới nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực môi trường, bảo tồn nguồn nguyên vật liệu liệu tự nhiên, đồng thời cũng giảm gánh nặng cho các bãi chứa phế thải xây dựng. Cốt liệu bê tông tái chế (RCA) là một dạng cốt liệu tái chế từ bê tông phế thải trong xây dựng, có giá trị sử dụng cao và phạm vi ứng dụng rộng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản của bê tông sử dụng RCA định hướng sử dụng trong xây dựng mặt đường. 2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH • Mục tiêu của đề tài: Tận dụng bê tông đã qua sử dụng (rác thải bê tông & mặt đường bê tông xi măng cũ bị hư hỏng hoặc đã hết hạn sử dụng gồm: Đường QL, Mặt Đường Sân Bay & Đường Giao thông Nông thôn) làm cốt liệu để nghiên cứu & chế tạo ra các cấu kiện đúc sẵn không yêu cầu nhiều về cường độ chịu lực lớn như: dải phân cách, đường cấp thấp, đường nông thôn, móng đường cấp cao, móng đường CHC, … • Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp thực nghiệm: Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 304
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI Lý thuyết: nghiên cứu tổng quan về bê tông xi măng làm mặt đường ô tô và sân bay, các yêu cầu vật liệu, công nghệ sản xuất bê tông; phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm Thực nghiệm: thu gom và gia công cốt liệu từ BTPT, chế bị mẫu và thử nghiệm các chỉ số cơ lý trong phòng thí nghiệm. • Đối tượng nghiên cứu: Tận dụng các bê tông phế thải, bê tông mặt đường cũ. Sự ảnh hưởng của thành phần hạt cốt liệu (từ bê tông được tái sử dụng) đến cường độ của bê tông sau khi tái sử dụng. • Nội dung nghiên cứu đã thực hiện: Nghiên cứu chung về tình hình bê tông phế thải mà chủ yếu tập trung nghiên cứu loại bê tông phế thải từ mặt bê tông cũ (đặc biệt là đường giao thông nông thôn). Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu bê tông (có cốt liệu tận dụng một phần từ bê tông phế thải). Đề xuất các kết cấu mặt và móng đường từ vật liệu bê tông có cốt liệu từ bê tông phế thải. • Tính mới & sáng tạo: Loại bê tông này đã có một số nước đã nghiên cứu và sử dụng rồi nhưng đối với nước ta chúng còn rất mới mẻ và chưa được sử dụng. Hiện tại, ở nước ta chúng chỉ đang được nghiên cứu và ứng dụng thử, nhưng chưa hiểu sâu xa về bê tông này. Chúng có nhiều đặc tính và thân thiện với môi trường, cải thiện được lượng lớn về kinh tế trong sản xuất bê tông hiện nay, đặc biệt là cải thiện được vấn nạn ô nhiễm môi trường & khí thải toàn cầu. Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã kết hợp giữa lý thuyết thực hành, biết tận dụng thiết bị hạn hẹp, sử dụng sáng tạo các thiết bị đó một cách hợp lý, để từ đó nghiên cứu & chế tạo ra bê tông này. • Kết quả: Thiết kế được thành phần bê tông sau khi phối trộn tỷ lệ các hạt vật liệu (lấy từ bê tông xi măng đã qua sử dụng) và đánh giá được ảnh hưởng của tỷ lệ vật liệu đến một số tính chất cơ học như cường độ chịu nén, chịu kéo, chịu uốn, … • Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Về mặt kinh tế: nêu ra được biện pháp hiệu quả có thể thay thế bê tông xi măng thông thường bằng bê tông xi măng tái sử dụng ở các công trình xây dựng giao thông cũng như Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 305
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI xây dựng dân dụng, công trình giao thông thuỷ, cảng biển, hạn chế được kinh phí bỏ ra khi phải duy tu bảo dưỡng loại bê tông xi măng ở những nơi đó. Về mặt giáo dục: đưa ra được các số liệu cụ thể về tỷ lệ chế tạo cũng như cường độ chịu nén trung bình của nghiên cứu này, từ đó những nhóm nghiên cứu tiếp theo có thể dựa vào đó để phát triển thêm những nghiên cứu mới. Khả năng áp dụng của đề tài là rất tốt vì nó có thể giảm thiểu số lượng bê tông xi măng đã qua sử dụng hiện nay & mang tính tất yếu trong công tác bảo vệ môi trường & hệ sinh thái. Tài liệu tham khảo [1]. TCVN 1770:1986, Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật, 1986. [2]. TCVN 2682:2009, Xi măngpooclăng – Yêu cầu kỹ thuật, 2009. [3]. TCVN 3118:1993, Bê tông nặng – phương pháp xác định cường độ nén. [4]. TCVN 3119:1993, Bê tông nặng – phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn. [5]. TCVN 4506:2012, Nước cho bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật. [6]. TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - phương pháp thử, 2006. [7]. TCVN 11969:2018, Cốt liệu lớn tái chế cho bê tông, Bộ Xây dựng. [8]. TCCS 24:2018/CHK (2018), Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng sân bay, Cục Hàng không Việt Nam-Bộ GTVT. [9]. QĐ 1951/QĐ-BGTVT (2012). Quyết định ban hành Quy định tạm thời về kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng công trình giao thông, Bộ GTVT. [10]. QĐ 3230/QĐ-BGTVT (2012). Quyết định ban hành Quy định tạm thời về thiết kế mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối trong xây dựng công trình giao thông, Bộ GTVT. [11]. Japan Industrial Standard, JIS A 5021- 5023 (2005). Recycled aggregate for concrete - Japan Standard Association, Japan. [12]. P. H. Khang, (2003), Nghiên cứu sử dụng phế thải xây dựng tại Hà nội làm móng và mặt đường, Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, Trường Đại học GTVT. [13]. P. H. Khang, (2011), Xây dựng mặt đường Ô tô và Sân bay, NXB Xây dựng. [14]. C. P. Ginga, J. M. C. Ongpeng, M. K. M. Daly (2020), Circular Economy on Construction and Demolition Waste: A Literature Review on Material Recovery and Production, MDPI, Materials, Vol. 13, DOI: https://doi.org/10.3390/ma13132970. [15]. K. P. Verian, Nancy M. Whiting, Jan Olek, Jitendra Jain, Mark B. Snyder (2013), Using Recycled Concrete as Aggregate in Concrete Pavements to Reduce Materials Cost, Joint Transportation Research Program, Indiana Department of Transportation and Purdue University, DOI: 10.5703/12882843152. [16]. M. B. Snyder, T. L. Cavalline, G. Fick, P. Taylor, S. Klokke, and J. Gross (2018), Recycling Concrete Pavement Materials: A Practitioner’s Reference Guide, National Concrete Pavement Technology Center, Iowa State University, Ames, IA. [17]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia - Chất Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 306
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI thải rắn, Nhà xuất bản Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam. [18]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia - Chuyên đề Môi trường đô thị, Nhà xuất bản Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam. [19]. WB (2018), Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại các phương án và hành động nhằm thực hiện chiến lược quốc gia, World Bank. [20]. Cement Sustainability Initiative (2009), The Cement Sustainability Initiative – Recycling Concrete, World Business Council for Sustainable Development, 2009. [21]. FHWA (2004), Transportation Applications of Recycled Concrete Aggregate: FHWA State of the Practice National Review, Federal Highway Administration, [22]. Washington, DC. www.fhwa.dot.gov/pavement/recycling/ applications.pdf [23]. FSO (2010), Material flow accounts - growth in society's stock of materials, Environmental accounts, Federal statistical Office (FSO), Neuchatel. [24]. SATREPS Report (2020), Report on Waste Composition Survey at Construction and Demolition Waste Landfills in Vietnam, the Japan Science and Technology Agency (JST) and the Japan International Cooperation Agency (JICA) [25]. UNCRD (2017), Country Chapter State of the 3Rs in Asia and the Pacific – The Socialist Republic of Vietnam, United Nations Centre for Regional Development. [26]. WBCDS (2009), The cement sustainability initiative - concrete recycling. World Business Council for Sustainable Development (WBCDS), Geneva. Kỷ yếu nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2021 307
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0