YOMEDIA
ADSENSE
Tái chế giấy ở các nước trong khu vực và ở Việt Nam
94
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tái chế giấy ở các nước trong khu vực và ở Việt Nam trình bày về lợi ích của tái chế giấy; tái chế giấy ở các nước trong khu vực; tái chế giấy ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết. Với các bạn chuyên ngành Giấy thì đây là tài liệu hữu ích.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tái chế giấy ở các nước trong khu vực và ở Việt Nam
Bài phát biểu trong Hội thảo ”Tái chế giấy và bao bì giấy”<br />
tại TP.HCM ngày 03/12/2009<br />
do Tiến sĩ Vũ Ngọc Bảo cung cấp cho văn phòng Hiệp Hội Bao Bì Việt Nam<br />
<br />
TÁI CHẾ GIẤY Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC<br />
VÀ Ở VIỆT NAM<br />
LỢI ÍCH TÁI CHẾ GIẤY<br />
Có nhiều, nhưng quan trọng nhất là:<br />
<br />
Tiết kiệm năng lượng<br />
Về mặt năng lượng thuần túy<br />
- Sản xuất giấy tái chế (từ giấy đã qua sử dụng làm từ bột hóa) dùng năng lượng<br />
mua ngoài nhiều hơn một chút so với sản xuất giấy từ gỗ (sản xuất bột sản<br />
xuất giấy) vì các chất thải trong quá trình sản xuất bột sẽ được đốt thu hồi hóa<br />
chất và nhiệt (nhiệt này dùng lại cho quá trình sản xuất bột và giấy).<br />
- Sản xuất giấy tái chế (từ giấy đã qua sử dụng làm từ bột cơ) dùng năng lượng<br />
mua ngoài ít hơn nhiều so với sản xuất giấy nguyên thủy (bột cơ) (trong quá<br />
trình sản xuất bột cơ không thể thu hồi được nhiệt)<br />
<br />
Về mặt nguồn gốc năng lượng trong sản xuất bột & giấy<br />
- Trong sản xuất giấy nguyên thủy (bột hóa), phần lớn năng lượng cần dùng là<br />
do đốt dịch đen (các thành phần của gỗ còn lại sau khi xơ sợi được lấy đi). Về<br />
bản chất đó là gỗ. Đốt gỗ hay nhiên liệu khác (than đá, dầu mỏ…) để lấy năng<br />
lượng cũng tạo ra khí gây ô nhiễm.<br />
- Tuy nhiên các nhiên liệu khác không thể tái sinh, còn gỗ có thể trồng lại. Lấy<br />
vòng đời làm cơ sở để cân nhắc các nguồn nhiên liệu, dù sản xuất giấy tái chế<br />
dùng nhiều nhiên liệu hơn sản xuất giấy nguyên thủy, thì sản xuất giấy tái chế<br />
tạo ra ít khí nhà kính hơn sản xuất giấy nguyên thuỷ.<br />
<br />
Thực tế là các nhà máy giấy được đặt gần rừng và xa nguồn giấy thải, vậy phải<br />
đánh giá năng lượng cần để vận chuyển giấy thải tới nhà máy ra sao?<br />
- Phân tích vòng đời cho thấy dù có tính cả năng lượng dùng để thu gom, vận<br />
chuyển và tái chế giấy thì sản xuất giấy tái chế dùng ít năng lượng hơn sản<br />
xuất giấy nguyên thủy. Đó là vì năng lượng cần để thu lại giấy đã dùng và đưa<br />
trở lại nhà máy là quá nhỏ so với năng lượng tiết kiệm được khi dùng giấy thải<br />
thay cho việc dùng gỗ để sản xuất tờ giấy mới.<br />
- Sản xuất giấy nguyên thủy cũng cần năng lượng để chặt, thu gom và vận<br />
chuyển cây gỗ đến nhà máy Dù khoảng cách có thể ngắn hơn nhưng rõ ràng có<br />
<br />
<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 1 / 11<br />
khác biệt lớn khi so sánh việc chặt và vận chuyển 2,2 – 4,4 tấn gỗ cho mỗi tấn<br />
bột giấy so với vận chuyển 1,4 tấn giấy thải cho sản xuất 1 tấn bột tái chế.<br />
<br />
Bảo vệ môi trường<br />
- Bảo tồn rừng tự nhiên.<br />
Việc tái sử dụng giấy làm giảm tổng lượng gỗ phải chặt hạ để sản xuất bột giấy<br />
và giảm toàn bộ nhu cầu về gỗ. Nhưng điều quan trọng hơn là tái chế giấy giữ<br />
lại được rừng và giảm áp lực chuyển đổi rừng tự nhiên và các khu vực nhậy<br />
cảm về sinh thái như đầm lầy thành rừng sản xuất. Việc tái chế lại giấy giúp<br />
nhân loại giữ gìn toàn bộ giá trị mà hệ thống sinh thái rừng cung cấp bao gồm<br />
nước sạch, môi trường sống của muông thú và tính đa dạng sinh học.<br />
Đúng là ngành công nghiệp giấy trồng lại nhiều rừng hơn rừng họ đã khai<br />
thác, nhưng rừng trồng lại không phải là rừng bảo tồn. Nhu cầu giấy tăng đã<br />
kích động sự chuyển đổi nhanh rừng tự nhiên thành rừng sản xuất. Ở Bắc Mỹ,<br />
nơi phần lớn gỗ có thể dùng để sản xuất giấy, diện tích rừng lá kim tự nhiên<br />
giảm từ khoảng 72 triệu ha năm 1953 xuống còn 33 triệu ha năm 1999. Trong<br />
cùng thời gian, rừng sản xuất cây lá kim được trồng tăng từ 2 triệu ha lên 32<br />
triệu ha và dự kiến sẽ đạt 54 triệu ha vào 2040, gây tổn thất một lượng lớn<br />
rừng tự nhiên. Tuy cây lá kim ở rừng trồng lớn nhanh, nhưng không thể cung<br />
cấp nơi sống hoang dã cho muông thú và bảo tồn tính đa dạng sinh học như<br />
rừng tự nhiên. Tích cực tái sử dụng xơ sợi, tái chế giấy có thể giúp làm giảm áp<br />
lực chuyển đổi rừng tự nhiên còn lại thành các đồn điền.<br />
Thứ nhất, trồng và khai thác gỗ có thể làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không<br />
thể tái sinh - tức là rừng tự nhiên. Như đã đề cập, tăng cường trồng rừng để<br />
dùng làm nguyên liệu giấy bao gồm cả phần gỗ sẽ nằm trong giấy và phần làm<br />
chất đốt có thể ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng nước, tính đa dạng sinh học,<br />
môi trường sống của động thực vật hoang dã và tính toàn vẹn của hệ thống<br />
sinh thái rừng tự nhiên. Vì thế trong khi tăng cường trồng rừng có thể phục<br />
hồi nhiều cánh rừng, nhưng không thể phục hồi được rất nhiều giá trị sinh<br />
thái của rừng tự nhiên.<br />
<br />
- Giảm lượng phát thải CO2.<br />
Nếu quan tâm đến sự thay đổi khí hậu, thỉ ta cần rừng già chứ không phải<br />
rừng non. Trong khi cây ít tuổi hơn có thể hấp thụ các bon nhanh hơn, thì cây<br />
già hơn tồn trữ rất nhiều các bon, nhờ đó làm giảm sự tập trung của khí nhà<br />
kính trong khí quyển. Hơn nữa mỗi khi cây đựoc chặt hạ để dùng làm giấy, các<br />
bon mà cây tồn trữ sẽ được giải thoát. Giảm nhu cầu bột nguyên thủy bằng<br />
việc tái chế lại giấy làm giảm tần suất chặt hạ gỗ để làm giấy và tăng tổng<br />
lượng các bon tồn trữ trong rừng. Việc tái chế cũng giúp bảo trì lượng các bon<br />
trữ trong tờ giấy bằng cách sử dụng lại giấy nhiều lần, thay vì để chúng phân<br />
hủy trong đất và tạo ra mê tan, một thành phần độc của khí nhà kính.<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 2 / 11<br />
Tái chế giấy nghĩa là giảm đi lượng giấy chôn lấp hay phải đốt bỏ. Điều này<br />
làm giảm ô nhiễm không khí và nước, cũng như khí nhà kính thoát ra khi giấy<br />
phân huỷ ở bãi chôn lấp. Khí nhà kính thoát ra từ bãi chôn lấp gồm mê tan và<br />
CO2. Methan là loại khí có năng lực bẫy nhiệt gấp 21 lần CO2, là một loại khí<br />
nhà kính mạnh và góp phần làm thay đổi khí hậu toàn cầu. Tổ chức môi<br />
trường EPA của Mỹ đã coi các bãi chôn lấp rác là nguồn thoát khí methan lớn<br />
ra ngoài khí quyển và coi việc phân huỷ giấy là một nguồn quan trọng nhất<br />
của khí methan ở bãi rác.<br />
Cuối cùng bằng cách giảm lượng giấy cần chôn lấp, tái chế giúp ta tránh được<br />
khí methan và các chất ô nhiễm khác và làm giảm nhu cầu cần tăng thêm bãi<br />
chôn rác.<br />
Bên cạnh việc giảm phát thải khí nhà kính, tái chế giấy đã qua sử dụng có thể<br />
cắt giảm sự phát sinh của các khí độc khác như ô xít ni tơ (tạo nên sương<br />
khói) và các chất hạt (sinh ra các bệnh về đường hô hấp).<br />
<br />
- Giảm được chất thải rắn<br />
Mỗi khi giấy đã dùng được tách ra khỏi rác và dùng làm giấy tái chế, thì đó đã<br />
là sự giảm thiểu trực tiếp chất thải rắn. Ta hãy nghĩ như thế này - nếu ta dùng<br />
một mẩu giấy một lần, rồi ta tẩy đi và dùng lại lần nữa trước khi vứt đi, ta đã<br />
sinh ra ít chất thải hơn khi dùng 2 tờ giấy và rồi ném cả hai tờ giấy đi. Tương<br />
tự như vậy ngay cả khi giấy tái chế cuối cùng cũng được chôn lấp thì quá trình<br />
tái chế cũng vẫn làm giảm lượng giấy chôn lấp. Giảm chất thải rắn cũng có<br />
nghĩa là giảm đất chôn lấp.<br />
<br />
- Lượng nước thải giảm và chất lượng nước thải được cải thiện.<br />
Lượng nước thải là một sự đo lường có ý nghĩa về môi trường, nó cho ta cả hai<br />
chỉ số lượng nước mới cần dùng trong sản xuất và mức độ ảnh hưởng của<br />
nước thải ra môi trường – vì thế nó thường được quy định chặt chẽ. Lấy đi và<br />
đổ vào sông suối một lượng nước lớn có thể có ảnh hưởng lớn đến sinh thái<br />
nhất là trong kỳ khô kiệt hoặc hạn hán. Và nước đã xử lý cũng còn các độc tố<br />
của quá trình sản xuất. Trên cơ sở so sánh, ta thấy nhìn chung sản xuất giấy từ<br />
bột nguyên cần nhiều và thải nhiều nước hơn và nước thải chứa nhiều độc tố<br />
hơn sản xuất giấy từ giấy loại.<br />
<br />
- Bùn từ các nhà máy sản xuất giấy tái chế<br />
Nhà máy dùng giấy loại để sản xuất giấy sinh ra nhiều chất thải rắn hơn, phần<br />
lớn ở dạng bùn so với nhà máy sản xuất giấy từ bột nguyên nhưng bùn này<br />
cũng nằm trong giấy loại nếu ta chôn nó. Như vậy về thực chất bùn không phải<br />
là yếu tố để so sánh lợi hại. Hiện nay có nhiều cách sử dụng bùn này, dùng để<br />
đốt trong nồi hơi, làm phân vi sinh...<br />
<br />
<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 3 / 11<br />
Lợi ích kinh tế<br />
Giấy có thể tái chế tới 6 lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ. Nên lợi ích về tiết<br />
kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là rất to lớn, có thể nói lớn hơn nhiều<br />
so với lợi ích kinh tế thuần túy.<br />
<br />
Công nghiệp giấy Trung Quốc - 2007<br />
Sản xuất Xuất khẩu Nhập khẩu Tiêu dùng<br />
Bột 19,070 84 8,449 27,435<br />
Giấy 73,500 4,610 4,010 72,900<br />
Giấy thu hồi 27,650 1,000 22,560 50,210<br />
Đơn vị: 1.000 tấn<br />
Tỉ lệ giấy thu hồi trong tổng nguyên liệu dùng sản xuất giấy: 65%<br />
Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng: 38%<br />
<br />
Tuy nhiên lợi ích kinh tế của việc tái chế giấy ngày càng tăng khi công nghệ<br />
sản xuất giấy tái chế ngày càng được cải tiến và hoàn thiện. Xơ sợi tái chế<br />
không chỉ dùng để sản xuất giấy làm bao bì, giấy in báo, giấy tissue mà còn<br />
dùng để pha trộn với bột nguyên thủy với một tỉ lệ ngày càng cao trong sản<br />
xuất giấy cao cấp hơn. Có thể nói xơ sợi tái chế ngày nay có thể có mặt trong<br />
hầu hết các loại giấy thương mại. Chi phí sản xuất giấy tái chế ngày một giảm<br />
và chất lượng xơ sợi tái chế ngày càng tăng nhờ ứng dụng công nghệ cao trong<br />
sản xuất dù thị trường ngày càng yêu cầu giấy có độ bền cao hơn (phù hợp với<br />
tốc độ in, hòm hộp các tông mỏng hơn nhưng chịu tải cao hơn), chất lượng bề<br />
mặt cao hơn…<br />
<br />
TÁI CHẾ GIẤY Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC<br />
Trung quốc (2007):<br />
<br />
Nhập khẩu giấy thu hồi từ Mỹ: 43%. từ Nhật: 18%, từ Anh: 9%...Hiệu suất tái<br />
chế giấy: 62%.<br />
<br />
Theo báo cáo của Hiệp hội Giấy Trung Quốc tại Hội nghị Giấy Châu Á (15-<br />
17/10/2008) tại Osaka, Nhật Bản thì thu gom giấy đã qua sử dụng chưa trở<br />
thành một ngành công nghiệp vì nhận thức của xã hội chưa cao, các doanh<br />
nghiệp tái chế phần lớn là doanh nghiệp quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu. Để thực<br />
hiện chính sách phát triển ngành giấy Trung Quốc, một chính sách về thu gom<br />
và tái chế giấy thu hồi chuẩn bị được ban hành đề cập toàn diện vấn đề từ giáo<br />
dục cộng đồng, những quy định kỹ thuật, thị trường và công cụ tài chính để<br />
khuyến khích và phát triển công nghiệp tái chế giấy.<br />
<br />
Chính sách phát triển ngành giấy Trung Quốc do Ủy ban Phát triển và Cải cách<br />
Trung Quốc ban hành tháng 10, 2007 trong Điều 17 nêu rõ: “Phải tăng cường<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 4 / 11<br />
tái chế giấy loại . Phải tăng tỉ lệ thu hồi và tái sử dụng giấy loạ i. Phải sử dụng<br />
hợp lý giấy thu hồi nhập khẩu . Phải nhanh chóng soạn thảo tiêu chuẩn giấy<br />
thu hồi. Khuyến khích chính quyền địa phương đưa ra những biện pháp quản<br />
lý việc tái chế giấy thu hồi . Phải hỗ trợ các xí nghiệp thu gom giấy thu hồi quy<br />
mô lớn: thiết lập thị trường mua bán giấy thu hồi và làm cho việc thu hồi giấy<br />
đã qua sử dụng thành việc làm thông thường của xã hội. Tăng tỉ lệ giấy thu hồi<br />
ở Trung Quốc từ 31% hiện nay lên 34% vào năm 2010. Tỉ lệ tái sử dụng giấy<br />
cũng tăng lên từ 32% hiện nay lên 38% vào năm 2010.”<br />
<br />
Tuy nhiên sau kết quả khích lệ năm 2007, nay mục tiêu của ngành giấy Trung<br />
Quốc đã cao hơn , đến 2010 tỉ lệ thu hồi là 40% với hiệu suất 63% và năm<br />
2015, tỉ lệ thu hồi là 45% và hiệu suất đạt 65%.<br />
<br />
Nhật Bản (2007)<br />
<br />
Công nghiệp giấy Nhật Bản - 2007<br />
Sản xuất Xuất khẩu Nhập khẩu Tiêu dùng<br />
Bột 10,894 210 2,097 12,781<br />
Giấy 31,266 1,385 1,374 31,255<br />
Giấy thu hồi 23,041 3,844 67 19,264<br />
Đơn vị: 1.000 tấn<br />
Tỉ lệ giấy thu hồi trong tổng nguyên liệu dùng sản xuất giấy: 60%<br />
Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng: 74%<br />
<br />
Hiệu suất tái chế giấy (chung) là 61,4% năm 2007 và công nghiệp giấy Nhật<br />
Bản đặt mục tiêu đạt hiệu suất này ở mức 62% vào năm 2010.<br />
<br />
Thu gom tại các trường<br />
Gia đình học, dân phố… Người buôn giấy loại<br />
Nhà máy sản xuất giấy<br />
Nhà bán buôn giấy loại<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thu gom của các tổ<br />
Lượng giấy thải nhỏ:<br />
chức của chính quyền<br />
khu dân cư, buôn bán,<br />
sân vận động, cửa<br />
Thu gom của đại lý bán<br />
hàng…<br />
báo<br />
Đại lý trung gian<br />
Lượng giấy thải lớn :<br />
nhà máy sản xuất bao Thương nhân mua gom<br />
bì, cửa hàng lớn, siêu Người thu gom đặc<br />
thị, nhà máy in, nhà chủng<br />
xuất bản..<br />
<br />
<br />
Sơ đồ chính thu gom và phân phối giấy đã qua sử dụng ở Nhật Bản<br />
<br />
80% xuất khẩu giấy đã qua sử dụng của Nhật Bản là vào Trung Quốc..<br />
Các nhà sản xuất giấy Nhật Bản nõ lực xây dựng thị trường ở nước ngoài vì thị<br />
trường trong nước đã bão hòa.<br />
<br />
<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 5 / 11<br />
Đài Loan (2007): 70% sản lượng giấy của Đài Loan năm 2007 là giấy làm bao<br />
bì, vì vậy Đài Loan sử dụng tới 73% giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản<br />
xuất (4,412 triệu tấn), trong đó hòm hộp các tông cũ – OCC là chính và cũng vì<br />
vậy hiệu suất tái chế giấy đạt tới 88%.<br />
Thu gom giấy đã qua sử dụng ở trong nước đạt 3,2 triệu tấn/năm, giảm phát<br />
thải tương đương 3 triệu tấn các bon dioxit.<br />
Hàn Quốc<br />
Hàn Quốc coi giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính sản xuât giấy, năm<br />
2007 chiếm 76% trong tất cả các loại nguyên liệu, tức 9,147 triệu tấn (61% là<br />
hòm hộp các tông cũ – OCC, 25% là giấy báo cũ – ONP). Giấy đã qua sử dụng<br />
thu gom trong nước năm 2007 đạt 8 triệu tấn, nhập khẩu đạt 1,149 triệu tấn.<br />
Tiêu dùng giấy năm 2007: 11,871 triệu tấn, tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng là<br />
67%<br />
HÀN QUỐC - NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT GIẤY<br />
2000 2005 2006 2007<br />
Giấy loại 7.118 8.501 8.667 9.147<br />
(73%) (74%) (75) (76%)<br />
Thu gom 5.003 7.086 7.455 7.998<br />
Nhập 2.115 1.415 1.212 1.149<br />
Bột 2.682 2.930 2.917 2.943<br />
(27%) (26%) (25%) (24%)<br />
Nội địa 595 514 500 425<br />
Nhập 2.087 2.416 2.417 2.518<br />
Tổng cộng 9.800 11.431 11.584 12.090<br />
100% 100% 100% 100%<br />
Nội địa 5.598 7.600 7.955 8.423<br />
Nhập 4.202 3.831 3.629 3.667<br />
Đơn vị: 1.000 tấn. Số trong ngoặc là tỉ lệ so với tổng nguyên liệu sử dụng.<br />
<br />
Các nước khác<br />
Xuất Nhập Tiêu Tỉ lệ thu<br />
Sản xuất %(1)<br />
khẩu khẩu dùng hồi<br />
Malaysia 87% 61%<br />
Bột 122 0 118 240<br />
Giấy 1,465 254 1,589 2,800<br />
Giấy thu hồi 1,420 0 189 1,609<br />
Philippines 79% 44%<br />
Bột 173 0 50 223<br />
Giấy 1,082 165 694 1,611<br />
Giấy thu hồi 702 21 178 859<br />
Thái Lan 72% 65%<br />
Bột 1,169 293 520 1,396<br />
Giấy 4,516 1,164 716 4,068<br />
Giấy thu hồi 2,650 14 1,016 3,662<br />
<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 6 / 11<br />
Đơn vị: 1.000 tấn<br />
(1) Tỉ lệ giấy thu hồi trong tổng nguyên liệu dùng sản xuất giấy<br />
<br />
TÁI CHẾ GIẤY Ở VIỆT NAM<br />
<br />
- Nguồn giấy đã qua sử dung : Hộ gia đình; các trường học; văn phòng các tổ<br />
chức, công ty; nhà máy (in, bao bì…); siêu thị, cửa hàng; nhà ga, bến xe, sân<br />
bay…<br />
<br />
- Những loại giấy không thể tái chế: giấy cảm nhiệt; giấy (tự) dính, băng keo;<br />
giấy trong suốt (để thuyết trình ); giấy các bon ; giấy bóng kính ; giấy phủ<br />
chất dẻo hay sáp (hộp đựng sữa, nước giải khát; giấy gói kẹo; giấy gói ngoài<br />
ram giấy photocopy; hộp đựng cơm trưa, cốc và đĩa giấy; giấy lau, khăn lau<br />
đã dùng; giấy đựng sơn, hóa chất, thực phẩm…<br />
- Thu gom giấy đã qua sử dụng ở trong nước . Về tổ chức thu gom bao gồm :<br />
đồng nát (người thu gom riêng lẻ lùng sục từng ngõ ngách , các công ty vệ<br />
sinh, những người bới rác, các trạm thu mua trung gian. Hiện chưa có công<br />
ty chuyên doanh giấy thu hồi.<br />
<br />
<br />
Hộ gia đình<br />
Đồng nát<br />
<br />
Văn phòng, công sở<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhà máy giấy<br />
Công ty môi trường<br />
<br />
<br />
Trường phổ thông<br />
Thu gom cấp I, II<br />
<br />
<br />
Công nhân vệ sinh<br />
Nhặt rác tại bãi chôn lấp<br />
<br />
Giấy loại từ siêu thị<br />
<br />
<br />
<br />
Nhà máy in, bao bì…<br />
Sơ đồ thu gom giấy đã sử dụng tại Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tỉ lệ giấy đã sử dụng thu hồi được so với tổng lượng giấy tiêu dùng ít thay<br />
đổi, chỉ ở mức 24-25% và tỉ lệ giấy thu hồi trong nước so với giấy thu hồi<br />
nhập khẩu hầu như không thay đổi từ 48% (1999) lên 50% ( 2007). Như<br />
vậy rõ ràng công tác thu hồi giấy trong nước không có tiến triển từ khi thực<br />
hiện thuế GTGT . Nguyên nhân chủ yếu là do cách hợp thức hóa trong chi<br />
phí sản xuất đối với việc mua giấy loại thu gom trong nước phức tạp , rối<br />
rắm, chỉ những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ có thể chấp nhận được . Các cơ<br />
sở sản xuất quy mô lớn thà mua giấy thu hồi nhập khẩu , dù đắt cũng đem<br />
<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 7 / 11<br />
lại hiệu qu ả cao hơn về thời gian và chi phí (vì có hóa đơn GTGT khi nhập<br />
hàng).<br />
<br />
- Nhập khẩu:<br />
<br />
Giấy thu hồi nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều nước , nhưng chủ yếu từ Mỹ ,<br />
Nhật Bản, New Zealand. Những loại chính được nhập khẩu : giấy hòm hộp các<br />
tông cũ (OCC), giấy báo cũ (ONP), tạp chí cũ (OMG), giấy lề (dẻo giấy, lề giấy –<br />
phế thải trong gia công…), giấy đứt, giấy trộn lẫn.<br />
<br />
Lý do nhập khẩu : chất lượng giấy thu hồi nhập khẩu cao hơn giấy thu hồi<br />
trong nước, không vướng thủ tục hợp thức hóa chi phí sản xuất , chất lượng &<br />
số lượng ổn định, do giá không cao hơn trong nước nhiều.<br />
<br />
Nhìn chung, không có vướng mắc lớn khi nhập khẩu . Sự chưa thống nhất giữa<br />
hải quan và đơn vị nhập khẩu lớn nhất là trong việc định nơi dỡ hàng để kiểm<br />
tra chất lượng . Thường thì Hải quan yêu cầu kiểm tra ngay tại cảng và điều<br />
này doanh nghiệp sợ nhất, vì chi phí dỡ hàng rồi lại xếp hàng vào container rất<br />
cao. Cũng thường xảy ra việc không thống nhất giữa Hải quan và doanh nghiệp<br />
về lượng tạp chất được phép… Khi đó buộc phải dỡ hàng , lấy mẫu, giám định,<br />
chờ kết quả…Những rắc rối này làm nản lòng doanh nghiệp . Về nguyên tắc, do<br />
giá trị 01 container giấy thu hồi nhập khẩu rất thấp , thường 3.000 – 5.000<br />
USD/container, nếu rắc rối xảy ra tại cảng nhập thì chi phí xử lý từ 15-35% giá<br />
trị lô hàng, nên không doanh nghiệp nào dám nhập hàng không đạt TCVN . Hai<br />
vướng mắc trên, xử lý tình thế vừa khó lại vừa dễ, tùy nơi, tùy lúc.<br />
<br />
Tỉ lệ giấy thu gom trong nước trong tổng lượng giấy thu hồi sử dụng đã tăng<br />
từ 48% (1999) lên 50% (2007). Như vậy giấy thu hồi nhập khẩu là nguồn<br />
nguyên liệu chính trong sản xuất giấy ở Việt Nam.<br />
<br />
- Chất lượng và Tiêu chuẩn<br />
<br />
Các nước đều có tiêu chuẩn về giấy loại , chủ yếu dùng trong giao dịch thương<br />
mại (phục vụ mục đích tái chế) và ngăn cản chất thải không thể tái chế, gây hại<br />
xâm nhập từ nước ngoài . Việt Nam cũng đã có TCVN -2007. Phần lớn tiêu<br />
chuẩn giấy thu gom của các nước đều tương đồng và thịnh hành nhất là Tiêu<br />
chuẩn Mỹ (nước xuất khẩu giấy thu gom lớn nhất thế giới ), của EU và Nhật<br />
Bản.<br />
<br />
Giấy thu gom có chất lượng cao nhất là của đồng nát (được phân loại: bao bì,<br />
giấy báo cũ, tạp chí; có thể được loại bỏ tạp chất : băng dính, đinh ghim, nhãn<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 8 / 11<br />
chất dẻo…) và giấy thu gom từ các trường học (tốt nhất từ tr ường Tiểu học ),<br />
văn phòng . Giấy loại thu gom từ các bãi rác không đáng kể về lượng , chất<br />
lượng thấp nhất , thường dính bẩn (thực phẩm, đất cát…) và không được các<br />
nhà máy giấy ưa thích . Giấy thu hồi phần lớn để rời hoặ c buộc dây, ở một vài<br />
trạm thu gom có thiết bị để đóng bành , thuận tiện cho vận chuyển . Giấy thu<br />
gom trong nước được chia thành : bao bì , giấy báo cũ , tạp chí , sách, và linh<br />
tinh. Tuy nhiên chất lượng giấy thu gom trong nước thấp hơn giấy thu hồi<br />
nhập khẩu, vì giấy thu hồi trong nước đã qua nhiều lần tái chế , trong khi giấy<br />
nhập khẩu phần lớn làm từ bột nguyên khai.<br />
<br />
- Sử dụng giấy thu hồi để sản xuất giấy<br />
<br />
Giấy thu hồi (thu gom trong nước và nhập khẩu) chiếm tới 70% tổng<br />
lượng nguyên liệu dùng để sản xuất giấy ở Việt Nam. Đây là tỉ lệ thấp<br />
nhất trong ASEAN (cao nhất là ở Malaysia: 87%).<br />
Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam cũng thuộc loại thấp nhất,<br />
chỉ đạt 25% (Thái Lan 65%)<br />
Giấy thu hồi dùng để sản xuất 100% giấy làm bao bì (một vài công ty sử<br />
dụng thêm bột nguyên khai để nâng cao độ bền của giấy dùng làm bao xi<br />
măng), 90% giấy tissue, 60% giấy in báo.<br />
Hầu như chưa sử dụng giấy thu hồi trong sản xuất giấy in viết chất<br />
lượng cao.<br />
Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng giấy loại thu gom trong<br />
nước (85%) vì sản xuất sản phẩm thấp cấp . Các cơ sở quy mô trung<br />
bình và lớn chủ yếu sử dụng giấy thu hồi nhập khẩu để sản xuất sản<br />
phẩm chất lượng cao hơn.<br />
Từ năm 2000 đến nay nhiều dây chuyền hiện đại, đồng bộ sản xuất bột<br />
từ giấy thu hồi được lắp đặt ở Việt Nam (160.000 tấn/năm). Năm 2009<br />
sẽ đưa vào sản xuất ít nhất 5 dây chuyền sản xuất mới với tổng công<br />
suất 190.000 tấn/năm. Những dây chuyền cũ sẽ được nâng cấp chủ yếu<br />
tăng cường khâu nghiền, sàng bột và tách xơ sợi, đem lại hiệu suất bột<br />
cao hơn và chất lượng bột tốt hơn. Việc đầu tư mới và nâng cấp tạo điều<br />
kiện sử dụng giấy loại thu gom trong nước (chất lượng không những<br />
thấp lại không ổn định) nhiều hơn, nâng cao được chất lượng bột và sẽ<br />
kích thích thu gom trong nước phát triển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 9 / 11<br />
- Tồn tại:<br />
<br />
Chưa có định hướng. Giấy thu gom chưa được coi là nguyên liệu sản<br />
xuất.<br />
Trong Quy hoạch phát triển ngành giấy cũng không có nội dung thu gom<br />
và tái chế giấy loại, nhưng nhấn mạnh nhiều đến phát triển sản xuất bột<br />
giấy từ gỗ rừng trồng.<br />
Chưa có chính sách khuyến khích thu gom và tái chế.<br />
Tổ chức thu gom và tái chế: tự phát. Những nỗ lực dần đưa công tác thu<br />
gom thành một hệ thống trong xã hội đã không thành công.<br />
Việc hợp thức mua gom giấy loại gặp nhiều khó khăn, là trở ngại lớn<br />
nhất trong việc tiêu thụ giấy thu gom trong nước.<br />
<br />
<br />
- Biện pháp:<br />
<br />
Khẳng định giấy đã qua sử dụng (thu gom trong nước và nhập khẩu) là<br />
nguyên liệu chính, quan trọng hơn cả bột sản xuất từ gỗ trong sản xuất<br />
giấy.<br />
Ban hành văn bản pháp quy khuyến khích thu gom và tái chế giấy. Quy<br />
định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức; các biện pháp về thị trường;<br />
các công cụ kinh tế, tài chính, điều tiết; các biện pháp tuyên truyền giáo<br />
dục công dân; xác định các mục tiêu cụ thể; quy định về sản phẩm…để<br />
tận thu và tận dụng hiệu quả giấy đã qua sử dụng.<br />
Bộ Công Thương chỉ đạo và triển khai thực hiện những quy định này.<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Thực tế khẳng định giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính để phát<br />
triển ngành công nghiệp giấy ở các nước trong khu vực và ở Việt Nam.<br />
Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp so với các nước<br />
trong khu vực. Công nghệ sử dụng giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam đang<br />
có những chuyển biến tích cực.<br />
Để tận dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm điện năng,<br />
nước và tăng thêm việc làm cho lao động phổ thông công tác thu gom<br />
giấy đã qua sử dụng và tái chế cần được luật hóa. Lý tưởng nhất là có<br />
một Chương trình quốc gia thu gom và tái chế giấy.<br />
<br />
Ghi chú : Xin xem phụ lục số liệu thống kê Giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính trong sx<br />
giấy từ 1999-2007 và giấy thu hổi theo khu vực 2006-2007.<br />
<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 10 / 11<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
<br />
GIẤY ĐÃ QUA SỬ DỤNG LÀ NGUYÊN LIỆU CHÍNH TRONG SẢN XUẤT GIẤY<br />
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007<br />
Tiêu dùng Giấy (tấn) 420,000 504,000 640,107 810,907 970,700 1,120,314 1,327,003 1,554,578 1,800,230<br />
Sản xuất Giấy (tấn) 292,000 350,000 420,107 538,231 642,000 753,214 834,853 958,600 1,130,000<br />
Nhập khẩu Giấy (tấn) 180,000 213,000 290,000 371,554 425,000 484,000 657,150 766,958 861,730<br />
Sản xuất Bột (tấn): 306,000 352,000 377,112 505,343 602,000 620,708 660,000 845,000 997,750<br />
- Bột hoá tẩy trắng 50,000 60,000 69,510 72,033 40,000 59,700 80,000 91,000 96,000<br />
- Bột hoá không tẩy 15,000 15,000 21,854 53,832 60,000 63,000 50,000 70,000 60,000<br />
- Bột cơ 10,000 12,000 16,125 25,280 25,000 19,000 23,000 34,000 40,000<br />
- Bột bán hoá 71,000 80,000 89,649 101,000 106,500 77,268 97,000 105,000 107,100<br />
- Bột giấy tái chế 160,000 185,000 179,974 253,198 370,500 401,740 410,000 545,000 694,650<br />
Nhập khẩu Bột (tấn) 38000 50,000 141,026 60,000 80,000 140,950 125,883 131,884 110,000<br />
Giấy tái chế (tấn): 208,000 240,500 233,966 329,157 481,650 522,262 533,000 708,500 903,045<br />
- Thu gom 100,800 120,960 153,626 194,618 242,675 280,079 331,751 388,645 450,058<br />
- Nhập khẩu 107,200 119,540 80,341 134,540 238,975 242,184 201,249 319,856 452,988<br />
Tỉ lệ giấy thu hồi trong<br />
tổng lượng nguyên liệu 52% 53% 48% 50% 62% 65% 62% 64% 70%<br />
sử dụng (%)<br />
Tỉ lệ thu hồi giấy (thu<br />
24% 24% 24% 24% 25% 25% 25% 25% 25%<br />
hồi/tiêu dùng) (%)<br />
Giấy thu gom trong<br />
nước so với tổng lượng 48% 50% 66% 59% 50% 54% 62% 55% 50%<br />
sử dụng (%)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GIẤY THU HỒI THEO KHU VỰC 2006-2007 (1.000 tấn)<br />
2006 2007 2006 2007 2006 2007<br />
Châu Á 72,127 79,027 28,123 30,781 6,013 6,129<br />
Châu Âu 59,946 61,942 12,857 13,153 20,401 21,822<br />
Bắc Mỹ 50,874 52,405 2,407 2,589 19,144 19,380<br />
Mỹ La tinh 9,304 10,301 1,957 2,051 365 425<br />
Úc 2,419 2,518 7 10 1,161 1,323<br />
Châu Phi 1,795 1,850 232 229 72 67<br />
Tổng cộng 196,466 208,043 45,582 48,813 47,156 49,146<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HỘI NGHỊ TÁI CHẾ GIẤY – TP. HỒ CHÍ MINH, HÀ NỘI (3-4/12/2009) Trang 11 / 11<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn