intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài chính là khoa học hay nghệ thuật?

Chia sẻ: Baodiv Baodiv | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:1

150
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu trả lời súc tích nhất cho nghi vấn này là “cả hai”. Tài chính, với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời là một lĩnh vực kinh doanh, rõ ràng là có cội nguồn từ các lĩnh vực khoa học khác, như thống kế học và toán học. Hơn nữa, nhiều lý thuyết tài chính hiện đại lại gần với thuật ngữ khoa học

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài chính là khoa học hay nghệ thuật?

  1. Tài chính là khoa học hay nghệ thuật? Câu trả lời súc tích nhất cho nghi vấn này là “cả hai”. Tài chính, với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời là một lĩnh vực kinh doanh, rõ ràng là có cội nguồn từ các lĩnh vực khoa học khác, như thống kế học và toán học. Hơn nữa, nhiều lý thuyết tài chính hiện đại lại gần với thuật ngữ khoa học. Tuy nhiên, không ai phủ nhận rằng, ngành công nghiệp tài chính cũng bao gồm các yếu tố không thuộc khoa học kể trên, mà gần với một nghệ thuật. Ví dụ, người ta tìm hiểu được rằng, cảm xúc con người (và các quyết định đưa đến chúng) đóng vai trò quan trọng trong nhiều diện mạo của nền tài chính toàn cầu. Các lý thuyết tài chính hiện đại, như “Black Scholes model”, nhấn mạnh vào quy luật của thống kê và toán học; những sáng tạo trong tài chính sẽ là không thể nếu không có khoa học trải ra thực thể đóng vai trò nền tảng. Đồng thời, việc xây dựng các lý thuyết như mô hình CAMP (Capital Asset Pricing Model) và “Lý thuyết thị trường hiệu quả” (EMH) nhằm luận giải một cách logic hành vi của thị trường chứng khoán theo cách hoàn toàn dựa trên cơ sở lý trí và không tính đến xúc cảm. Trong khi những sự tiến bộ về mặt lý thuyết này và các lý thuyết khác đã giúp cải thiện một cách sâu rộng các nghiệp vụ hàng ngày trên các thị trường tài chính, lịch sử gợi lại những minh chứng dường như trái ngược với quan điểm cho rằng, tài chính là một khoa học. Chẳng hạn, vào “Ngày thứ Hai đen tối” tháng 10 năm 1987, chỉ số công nghiệp bình quân Dow Jones rớt hơn 22% và “Ngày thứ Ba đen tối” năm 1929 là tác nhân của cuộc “đại suy thoái”. Đó là những sự kiện mà không thể ăn khớp với lý thuyết khoa học như lý thuyết thị trường hiệu quả. Bên cạnh đó, dấu hiệu ghi nhận của các nhà đầu tư trên phạm vi tổng thể chỉ ra rằng, các thị trường là không hoàn toàn hiệu quả, và do đó, cũng không hoàn toàn khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, linh cảm của nhà đầu tư bị tác động bởi môi trường, và thị trường tổng thể nói chung trở nên hưng thịnh hơn khi màu sắc thị trường tươi sáng vượt trội. Những hiện tượng khác, bao gồm cả “hiệu ứng tháng Một”, cho thấy chứng khoán xuống giá vào cuối năm (theo lịch) và tăng giá vào đầu năm tiếp theo. Admin (Theo www.VnBourse.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2