intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tai họa từ ốc sên

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis là loại giun tròn gây bệnh viêm não, màng não cấp tính, tăng bạch cầu ái toan và cư trú tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Ký sinh trùng thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa từ những vật chủ trung gian là ốc, ốc sên, tôm, cua, cá, thậm chí là trâu, bò, lợn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tai họa từ ốc sên

  1. Tai họa từ ốc sên Ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis là loại giun tròn gây bệnh viêm não, màng não cấp tính, tăng bạch cầu ái toan và cư trú tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Ký sinh trùng thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa từ những vật chủ trung gian là ốc, ốc sên, tôm, cua, cá, thậm chí là trâu, bò, lợn... từ giai đoạn ấu trùng. Bệnh diễn biến âm thầm cho đến khi ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành. Mắc bệnh trọng từ một lần ăn ốc sên Bệnh nhân nam L.T.Đ, 22 tuổi ở Tiền Giang, sinh viên Trường cao đẳng Công nghệ TP. Hồ Chí Minh sau một lần ăn ốc sên đã không ngờ tai họa ập đến. Người bệnh bị hôn mê trong 15 tháng liền do viêm não - màng não với tình trạng rất nguy kịch. Tại bệnh viện, bệnh nhân được xác định nguyên nhân do nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis. Đây là loại giun tròn ký sinh ở phổi của chuột. Ở người, giun ký sinh gây viêm não - màng não hoặc có thể chui lên mắt. Trường hợp giun gây bệnh viêm não - màng não ở người lần đầu tiên do hai nhà khoa học Nomura và Lin phát hiện vào năm 1945 ở một bé trai tại Đài Loan.
  2. Tiếp theo đó, nhiều trường hợp viêm não - màng não do nhiễm loại giun này tiếp tục được phát hiện ở Nhật Bản, Trung Quốc, vùng nhiệt đới Thái Bình Dương, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (Dorothy, 1968) và nhiều nơi trên thế giới. Ốc sên là vật chủ truyền ký sinh trùng Angiostrongylus cantonnensis. Ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis có mặt ở nước ta từ lâu Các công trình nghiên cứu cho thấy ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis có mặt ở nước ta từ lâu và phân bố từ Bắc vào Nam, chúng ký sinh ở người và động
  3. vật. Trước đây, loại ký sinh trùng gây bệnh này được phát hiện ở nước ta còn rất ít do chưa có đủ điều kiện để phát hiện và chỉ xác định được nguyên nhân gây bệnh khi bắt gặp được ký sinh trùng. Nguồn bệnh là ốc, tôm, cua, cá... bị nhiễm ký sinh trùng. Mầm bệnh là ấu trùng của loài giun tròn Angiostrongylus cantonensis ký sinh ở ốc, tôm, cua, cá... Tất cả mọi người đều có thể là khối cảm thụ và ký sinh trùng gây bệnh được lây truyền theo đường tiêu hóa do ăn phải các thức ăn, nước uống bị ô nhiễm có chứa ấu trùng giun còn sống. Giun trưởng thành ký sinh ở động mạch phổi của chuột. Trứng theo máu đi đến các phế nang và nở ra ấu trùng ở đó. Ấu trùng lên cuống phổi, yết hầu, qua thực quản, vào ống tiêu hóa, theo phân ra ngoại cảnh. Ấu trùng vào ký sinh ở các loại ốc sống ở dưới nước hoặc ở trên cạn như ốc Ackhatia, ốc sên. Ấu trùng lột vỏ 2 lần thành kén trong cơ ốc. Ngoài ốc, các loài tôm, cua, cá, thậm chí trâu, bò, lợn... cũng có thể là vật chủ phụ của ấu trùng giun. Khi vật phụ chết, ấu trùng được phóng thích vào nước, đất, rau... Người tình cờ ăn ốc, tôm, cua, cá hoặc rau sống, uống nước lá có ấu trùng sẽ bị nhiễm bệnh. Khi vào cơ thể qua đường tiêu
  4. hóa, ấu trùng xuyên qua thành ruột, theo đường máu đến não hoặc các phủ tạng khác. Ấu trùng không thể phát hiện được đến giai đoạn giun trưởng thành mà chỉ tồn tại dưới dạng ấu trùng gây bệnh trong cơ thể người. Dấu hiệu nhận biết nhiễm ký sinh trùng Ấu trùng giun gây viêm não -màng não cấp tính, tăng bạch cầu ái toan. Bệnh lý được ghi nhận bao gồm triệu chứng nhức đầu dữ dội, sốt nhẹ hoặc không sốt, 15% bệnh nhân có dấu hiệu kích thích màng não. Có thể có biểu hiện viêm các dây thần kinh gây liệt mặt, nhìn đôi, rối loạn cảm giác. Cũng có thể có hội chứng não tâm thần như nói lảm nhảm, mất phương hướng, kém trí nhớ, hôn mê. Bạch cầu ái toan tăng cao trong dịch não tủy và ở máu ngoại vi, protein trong dịch não tủy cũng tăng. Bệnh thường hồi phục ngẫu nhiên, ít khi tử vong trừ trường hợp nguy kịch. Nếu chết, mổ tử thi sẽ thấy ấu trùng giun trong não; vùng chung quanh hoại tử thâm nhiễm bạch cầu ái toan, bạch cầu lympho. Điều trị và phòng bệnh
  5. Thuốc Thiabendazol tỏ ra có hiệu lực cao trong điều trị ở giai đoạn đầu khi ấu trùng mới xâm nhập vào cơ thể. Qua giai đoạn sau, phải điều trị triệu chứng kết hợp với corticoid liệu pháp. Phòng bệnh bằng cách không ăn ốc, tôm, cua, cá sống chưa nấu chín kỹ dưới mọi hình thức. Phải rửa sạch rau sống, ngâm thuốc tím trước khi ăn. Không uống nước lã. Tích cực diệt chuột bằng mọi phương pháp. Khuyến cáo Đã có nhiều trường hợp nguy kịch, thậm chí có bệnh nhân tử vong trước đây do tai họa ăn phải loại ốc sên, có nơi còn gọi là "ốc ma" không bảo đảm an toàn. Với những kiến thức được trang bị ở trên, mong rằng cộng đồng người dân cần cảnh báo về vấn đề này để phòng sự nhiễm bệnh có thể tiếp tục xảy ra. TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2