YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu 3 chữ C trong thương mại điện tử
119
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Một site TMĐT thành công cần hội đủ nhiều yếu tố, nhưng có 3 chữ C (tiếng anh) không thể thiếu trong các yếu tố đó. Đó là Content (Nội dung), Community (Cộng đồng) và Commerce (Thương mại). Tham khảo "Tài liệu 3 chữ C trong thương mại điện tử" để hiểu rõ hơn về 3 yếu tố này nhé.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu 3 chữ C trong thương mại điện tử
- 3 chữ C trong Thương Mại Điện Tử (TMĐT) Một site TMĐT quan trọng nhất là gì, đã có khi nào bạn hỏi như vậy chưa ? Một site TMĐT thành công cần hội đủ nhiều yếu tố, nhưng có 3 chữ C (tiếng anh) không thể thiếu trong các yếu tố đó, vậy 3 chữ C đó là gì ? Đó là Content (Nội dung), Community (Cộng đồng) và Commerce (Thương mại). Content (Nội dung): Hướng thiết kế web của bạn thành một nguồn tìm hiểu, khi khách hàng tìm kiếm nội dung liên quan tới sản phẩm của site, khách hàng không muốn khi nhấn vào link chỉ thấy một ít thông tin của sản phẩm điều này sẽ làm khách hàng của bạn thất vọng. Khách hàng không chỉ muốn chỉ sơ sơ về món hàng đó, khách hàng muốn thông tin chi tiết của món hàng để biết được cái hay cái dở của món hàng mà mình muốn mua. Chính vì vậy site của bạn phải là một nguồn tìm hiểu cho khách hàng. Theo Paul Siegel một nhà tư vấn tiếp thị Internet, nhà đào tạo và diễn giả đã chia nội dung của nguồn tìm hiểu thành 4 loại: Người chỉ dẫn (Referrer) : Không ai biết về sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp tốt hơn bạn. Do đó, bạn hãy sử dụng những hiểu biết này để giúp các khách tham quan của bạn hiểu mọi mặt sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Người cung cấp thông tin (Informer): Cung cấp thông tin mà khách thăm quan có thể sử dụng thực tế, sẽ dẫn họ đến site của bạn và “quyến rũ” họ ghé thăm nhiều lần. hãy cho phép khách hangftruy cập với tới các tin tức mới nhất. Người tư vấn (Advisor): Nhiều người mua hàng cần lời khuyên để đi đến quyết định mua món hàng đó. Bằng cách làm cho lời khuyên về sản phẩm sẵn có cho các khách hàng của bạn, bạn có thể tăng khả năng mua hàng.. Tuy nhiên để tư vấn cho khách hàng bạn phải trung thực và đáng tin cậy. Người cung cấp theo chủ đề (Context provider): Thông tin có chủ đề chuyên biệt có thể là chuyên về sản phẩm hay chuyên về mua hàng. Community (Cộng đồng): Khách hàng truy cập trực tuyến không chỉ để lấy thông tin mà còn để tương tác với những người khác. Đáp ứng được nhu cầu này sẽ giúp bạn biến những người khách đi mua hàng thành người mua hàng thường xuyên. Công cụ chủ yếu của cộng đồng tương tác là diễn đàn thảo luận, phòng trò chuyện, danh sách thảo luận và tin thư. Diễn đàn thảo luận: Tất cả mọi người đều có một quan điểm, và họ muốn biết rằng quan điểm của họ là nghiêm túc. Một số người muốn tìm sự giúp đỡ, hay người nào đó muốn tìm hiểu kỹ hơn một vấn đề nào đó,… những sở thích hay nhu cầu này khiến người ta bị thu hút tới những cộng đồng trực tuyến. Phòng trò chuyện Online: Một vấn đề nào đó được mang ra tra đổi, thông tin lấy được từ những cuộc nói chuyện cộng đồng này rất có ích để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm. Danh sách thảo luận: Site của bạn cần lưu giữ lại những vấn đề đã được mang ra thảo luận, đó cũng là một nguồn tìm hiểu lớn cho khách hàng. Tin thư: Là một phuong tiện truyền thông một chiều, bạn cần thông báo đến khách hàng của bạn những cái gì bạn mới có, thông tin về khuyến mãi, dịch vụ mới,… Điều này làm cho khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và họ sẽ quay lại site của bạn.
- Commerce (Thương mại): Sau khi thiết kế web, hãy biết bổ xung nhiều dòng thu nhập. Internet không chỉ phát triển nhanh chóng mà nó còn làm phát triển nhanh những gì trên nó. Chỉ một vài năm trước đây Yahoo chỉ là một thư mục web đơn giản vậy mà giờ đây nó phát triển nhanh vô cùng, trước đây người ta biết đến yahoo chỉ là công cụ chat nhưng ngày nay thì sao ngày nay yahoo là một site TMĐT thuộc tầm Top của Internet. Thu nhập bán sản phẩm hay dịch vụ: Đây là nguồn thu nhập chính của site, đây là mục tiêu của doanh nghiệp. Thu nhập từ quảng cáo: Bạn cũng cần quan tâm tới lĩnh vực này, khi site của bạn đã thu hút được một lượng khách lớn thì thu nhập từ nguồn quản cáo không nhỏ đâu nha bạn. Thu nhập nhờ chỉ dẫn: Một nguồn thu nhập khác đó là chỉ dẫn người mua hàng của bạn tới một site bán hàng khác (không phải là đối thủ cạnh tranh) bạn sẽ được tiền phần trăm hay theo sự sụ kiên click-through, tùy theo thỏa thuận của bạn với site đó. 1. 9 KĨ THUẬT TOÁN ƯU URL Giới thiệu đến các bạn 9 kỹ thuật tối ưu hóa URL để website của bạn có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Dưới đây là một số kỹ thuật tối ưu URL và chắc hẳn nó sẽ có ích cho các bạn đang tìm hiểu về tối ưu hóa URL. Tại sao phải tối ưu URL ? Tối ưu URL sẽ giúp bạn tăng thứ hạng trên bảng SERPs (Search engine results page). Tối ưu URL sẽ giúp người dùng đọc được URL của bạn, tỷ lệ nhấp chuột sẽ cao hơn. Khi URL được tối ưu hóa, người dùng có thể nhớ và gõ lại URL đó nếu họ muốn quay trở lại trang web của bạn. 1. Chỉ sử dụng 1 URL duy nhất cho tên miền – www hoặc non-www Sử www hoặc không có www (non-www) trên URL ví dụ: - www : http://www.yeuseo.com - non-www: http://yeuseo.com Redirect 301 domain: www và non-www Trường hợp sử dụng www Options +FollowSymLinks RewriteEngine On RewriteBase / RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\.domain.\.com$ [NC] RewriteRule ^(.*)$ http://www.domain.com/$1 [R=301,L] Ngoài ra còn có cách viết sau có thể áp dụng cho tất cả các host và domain, không phải edit lại : Options +FollowSymLinks RewriteEngine On RewriteBase / RewriteCond %{HTTP_HOST} !^www\.[a-z-]+\.[a-z]{2,6} [NC] RewriteCond %{HTTP_HOST} ([a-z-]+\.[a-z]{2,6})$ [NC] RewriteRule ^/(.*)$ http://%1/$1 [R=301,L] Trường hợp không sử dụng www Options +FollowSymLinks RewriteEngine On
- RewriteBase / RewriteCond %{HTTP_HOST} !^domain\.com$ [NC] RewriteRule ^(.*)$ http://domain.com/$1 [R=301,L] Đây là một yếu tố có ảnh hưởng không lớn như Title, Backlink… 2 . Chuyển URL động thành URL tĩnh Điều đầu tiên các bạn cần nhớ. URL phải là URL tĩnh, không nên là URL động. Bạn không nên sử dụng URL động vì nhiều lý do và nên sử dụng URL tĩnh, dưới đây là 1 ví dụ về url động http://yeuseo.com/?p=231 Từ ví dụ trên bạn có thể thấy, URL động khi nó chứa các ký tự đặc biệt như : “?”, “=”, “%”, “$”, “@”, “%”, “#” trong URL. Nhìn chung, URL động sẽ gây khó khăn cho Search Engine, làm giảm tốc độ index của website, và với một số Search Engine sẽ có trục trặc khá lớn. Ngược lại, URL tĩnh lại được đọc khá dễ dàng, tốc độ index website nhanh hơn, tỷ lệ người dùng click nhiều hơn. Dưới đây là một ví dụ về URL tĩnh http://yeuseo.com/9-ky-thuat-toi-uu-hoa-url Khi gặp 1 url động, Search Engine sẽ gặp đôi chút khó khăn trong quá trình đọc và hiểu url đang mô tả điều gì. Điều này sẽ làm Spider tốn thời gian để thu thập dữ liệu, vì thế các bạn hãy viết lại đường dẫn liên kết thành đường dẩn tĩnh để Google Spider dễ dàng đọc hiểu hơn và thu thập dữ liệu tốt hơn. http://yeuseo.com/?p=231 http://yeuseo.com/9-ky-thuat-toi-uu-hoa-url Trong 2 url này, url nào bạn đọc và có thể hiểu được luôn url đang mô tả điều gì? Chắc chắn URL tĩnh sẽ được tối ưu hơn đúng không. 3 .Sử dụng dấu gạch ngang (-) để phân cách giữa các từ khóa Phân cách nhiều từ khóa trong URL bằng dấu “-” sẽ làm cho công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được cấu trúc URL của bạn là gì, và hiểu được chính xác từ khóa được bắt đầu và kết thúc như thế nào. http://yeuseo.com/9-ky-thuat-toi-uu-hoa-url Dưới đây là ví dụ về việc không sử dụng “-” để phân cách giữa các từ khóa với nhau Có một số trường hợp website sử dụng dấu _ hoặc dấu + để phân cách giữa các từ khóa. http://yeuseo.com/9_ky_thuat_toi_uu_hoa_url http://yeuseo.com/9+ky+thuat+toi+uu+hoa+url Theo yeuseo.com thì google chỉu coi dấu gạch ngang ” – ” là dấu cách , nếu bạn để các dấu khác như ” _” , ” + ” thì google sẽ hiểu đây là 1 từ khóa. 4 .Giới hạn số lượng ký tự trong URL Công cụ tìm kiếm sẽ giới hạn tìm kiếm nếu URL của trang quá dài và có quá nhiều từ khóa. Nói chung là các URL không nên vượt qua 100 ký tự. Search Engine luôn thích URL ngắn và có tính mô tả rõ ràng. 5. Giữ cấu trúc URL không thay đổi Đây là điều quan trọng, bạn không nên thay đổi cấu trúc URL kể từ khi Google index cấu trúc URL đó. Điều này có nghĩa là bạn nên chuẩn bị sẵn kế hoạch và chiến lược cho URL ngay từ đầu. Nếu bắt buộc phải thay đổi, bạn nên dùng redirect 301 để chuyển URL cũ sang URL mới.
- Điều này sẽ giúp Search Engine chuyển Pagerank, độ ưu tiên, thứ hạng… từ URL cũ sang URL mới và không gây ảnh hưởng nhiều tới website của bạn. Theo kinh nghiệm vài lần thay đổi cấu trúc URL của Lê Nam, mình khuyên các bạn nên xác định URL SEO chuẩn luôn từ đầu, việc thay đổi cấu trúc URL sẽ khiến thứ hạng website bị ảnh hưởng rất mạnh… mặc dù đã redirect 301 sang URL mới tuy nhiên thứ hạng trang web vẫn bị tụt giảm cực kỳ nghiêm trọng. Tuy nhiên đối với các bạn mới bắt đầu làm SEO thì việc thay đổi cấu trúc URL hoàn toàn có thể chấp nhận được. 6. URL phân biệt chữ hoa chữ thường Hãy đồng nhất cách viết chữ hoa chữ thường trong URL để Google Spider có thể thu thập dữ liệu tốt hơn 7. Hãy để URL của bạn có 1 từ khóa chính Với mỗi URL chúng ta nên đưa 1 từ khóa chính vào. Và loại bỏ các từ không cần thiết để tránh làm tăng chiều dài URL và pha loãng mật độ từ khóa trong URL. Ví dụ mình SEO từ làm SEO thì trong URL của mình sẽ cố gắng tạo ra như sau: http://yeuseo.com/toi-uu-on-page/ Yeuseo,com khuyên bạn nên có mua domain trùng keyword sẽ có thêm lợi thế hơn các domain khác trên kết quả tìm kiếm. 8. Giữ độ sâu của URL Điều này ảnh hưởng bởi số cấp độ danh mục trong trang web. http://yeuseo.com/toi-uu-on-page/toi-uu-url/9-ky-thuat-toi-uu-hoa-url/ky-thuat-1/ Như ví dụ trên mình đang sử dụng 5 cấp độ liên kết. Đây thực sự là 1 ý tưởng không tốt trong SEO. Hãy giữ cấu trúc URL của bạn khoảng 2-3 cấp độ con. Đây là độ sâu hợp lý giành cho cả người dùng lẫn search Engine http://yeuseo.com/toi-uu-on-page/toi-uu-url/ 9. Nên để từ khóa chính được xuất hiện ngay đầu URL Độ ưu tiên của từ khóa là từ trái sang phải (bạn nào đã từng học SEO VietMoz thì sẽ rất rõ vấn đề này). Ở trong trường hợp này, các bạn hãy tùy thuộc vào chiến lược SEO mà sẽ phân bổ từ khóa cho hợp lý, tuy nhiên dù chiến lược nào cũng nên nhớ, từ khóa nào quan trọng nên xuất hiện ngay ở đầu URL http://yeuseo.com/toi-uu-on-page/ Tóm lại các bạn hãy cẩn trọng với cấu trúc URL khi thiết lập tên miền mới hoặc URL cho từng bài viết. Nên hạn chế thay đổi URL trước khi Google đọc chúng. Và đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của URL. Chúc các bạn SEO tốt Nguồn tin: http://vietmoz.net
- Website Report Security – Code . . . Một hacker bị phạt hơn 3 năm tù giam và 65.000USD Một hacker người Mỹ từng đột nhập vào mạng doanh nghiệp của tập đoàn Newell Rubbermaid vừa phải nhận hơn 3 năm tù và bồi thường 65.000USD cho người bị hại. Đó là hacker Robert Matthew Bentley, sống tại thành phố Panama, bang Florida, đã bị tòa án quận Bắc Florida kết án. Thực ra Bentley có thể đã phải nhận tới 10 năm tù giam nhưng lại được giảm án. Bentley bị buộc tội gian dối máy tính, có âm mưu thực hiện các hành vi gian dối máy tính khi sử dụng các mạng botnet (mạng máy tính do tin tặc điều khiển) để cài đặt phần mềm quảng cáo không được phép vào các máy tính khắp châu Âu. Tội trạng của Bentley đã được kết luận bởi hàng loạt các cơ quan điều tra như: Đơn vị phòng chống tội phạm máy tính London, FBI, Cơ quan điều tra quốc gia Phần Lan, và các cơ quan an ninh khác của Mỹ. Tuy nhiên, hiện các cơ quan điều tra vẫn chưa xác định được những kẻ đã giúp Bentley. Tin tặc này đã nhận tiền của một công ty có tên là DollarRevenue cho mỗi một máy tính cài đặt thành công phần mềm quảng cáo. Thực ra các phần mềm quảng cáo khi cài đặt vào máy tính thì sẽ rất khó có thể loại bỏ, và chúng là nguồn cơn kích hoạt các pop-up không mong muốn. Rất nhiều hacker đã làm ăn bằng con đường này khi lợi dụng các lỗ hổng sẵn có của máy tính để cài đặt phần mềm độc hại. Tháng 12/2007, DollarRevenue đã bị phạt 1 triệu euro tại Hà Lan cho hành vi phát tán phần mềm quảng cáo. Đây là mức phạt cao nhất mà một công ty tại châu Âu phải gánh chịu do quảng cáo trái phép. Các cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng mỗi lần cài đặt phần mềm quảng cáo của DollarRevenue trên máy tính châu Âu, tin tặc được trả 0,15 euro, còn tại Mỹ là 0,25USD. Theo VnMedia (PC Advisor) Leave a Response » Các vấn đề thanh toán trong thương mại điện tử Trong thế giới thực, có ba cách thanh toán: Bạn có thể trả tiền mặt, thanh toán bằng séc và sử dụng thẻ tín dụng. Các cơ chế tương tự cũng được sử dụng cho kinh doanh trực tuyến. Hãy cho tôi xem tiền của anh. Ðây là điều thực sự cần thiết cuối cùng có phải không? Bạn có thể chỉ là một cửa hàng sở hữu một người, vận hành WEB site của mình trong một gara ôtô hoặc một quán cà phê nào đó hay là một tập toàn nhiều tỷ đô la đầu tư hàng triệu đô la vào hệ thống thương mại điện tử. Bạn có thể có một hệ thống phức tạp có khả năng tạo các trang WEB động cho người truy nhập và tích hợp nền với các hệ thống cơ sở dữ liệu cỡ lớn hoặc chỉ đơn thuần là một bản danh danh sách hàng hoá đơn giản trên trang WEB nằm trên máy chủ của một ai đó trên mạng. Bỏ qua mọi yếu tố về cấu hình hệ thống, điểm quan trọng cuối cùng của một hệ thống thương mại điện tử là có một cách nào đó để người mua kích vào phím mua hàng và chấp nhận thanh toán. Trong thế giới thực, có ba cách thanh toán: Bạn có thể trả tiền mặt, thanh toán bằng séc và sử dụng thẻ tín dụng. Các cơ chế tương tự cũng được sử dụng cho kinh doanh trực tuyến. Bạn
- có thể nhận số thẻ tín dụng giải mã nó do được mã hoá lúc truyền đi và xử lý đơn đặt hàng bằng tay. Bạn cũng có thể nhận số thẻ tín dụng và xử lý điện tử. Bạn có thể nhận một số thẻ ghi nợ và xử lý nó như một thẻ tín dụng dù người mua có thể coi nó như là một tấm séc. Và cuối cùng bạn có thể nhận tiền mặt. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng hình thức thanh toán trên và bắt đầu bằng hình thức dễ nhất để thực hiện thanh toán trực tuyến là thẻ tín dụng 1. Thẻ tín dụng Thẻ tín dụng đã được xử lý điện tử hàng thập kỷ nay. Chúng được sử dụng đầu tiên trong các nhà hàng và khách sạn sau đó là các cửa hàng bách hoá và cách sử dụng nó đã được giới thiệu trên các chương trình quảng cáo trên truyền hình từ 20 năm nay. Cả một ngành công nghiệp lớn đang tồn tại trong lĩnh vực xử lý các giao dịch thẻ tín dụng trực tuyến với các công ty như First Data Corp., Total System Corp., và National Data Corp., chi tiết hoá các giao dịch phía sau mối quan hệ giữa nhà băng, người bán hàng và người sử dụng thẻ tín dụng. Hàng triệu các cửa hàng bách hoá trên toàn nước Mỹ được trang bị các trạm đầu cuối (Hewlett-Package Verifone là nhà sản xuất hàng đầu của thiết bị này) thông qua đó thể tín dụng được kiểm tra, nhập số thẻ và biên lai được in ra. Người sử dụng ký vào biên lai này để xác thực việc mua hàng. Trước khi nhận số thẻ tín dụng của người mua qua Internet bạn cần có một chứng nhận người bán. Nếu bạn đã hoạt động kinh doanh thì đơn giản là yêu cầu nhà băng của bạn cung cấp chứng nhận này. Nếu bạn chưa có bất cứ cái gì thì bạn có thể thực hiện việc này nhanh chóng tại một nhà băng nào đó hoặc truy nhập vào một WEB site có các mẫu đăng ký trực tuyến. Sử dụng thẻ tín dụng trực tuyến ngày hôm nay, tuy nhiên, giống như việc sử dụng chúng với một “operating standing by”. Số thẻ và chi tiết của giao dịch được lưu lại và xử lý, nhưng không có sự xuất hiện của người mua và khi có một vụ thanh toán bị lỡ thì nó vẫn được lưu lại trên hệ thống. Bởi lý do này các chi phí xử lý thẻ tín dụng trực tuyến nhiều ngang bằng với chi phí để xử lý một giao dịch chứ không ngang bằng với một mức phí như điện thoại và thông thường là vào khoảng 50 xen. (Các giao dịch được xử lý thông qua các trạm đầu cuối đã được hợp đồng chỉ mất khoảng từ 3 đến 5 xen). Ngoài các khoản trên, phí được giảm nhờ việc sử dụng các dịch vụ của Visa và MasterCard, là các tổ hợp của các nhà băng, hoặc American Express Co. và Discover là các công ty riêng rẽ xử lý và quản lý các giao dịch thẻ tín dụng. Ðiều đó có nghĩa là bạn sẽ phải trả từ 2 đến 3 xen cho một đô la khi sử dụng Visa hay MasterCard, và ít hơn một chút với Discover, đối với American Express phí này vào khoảng 5 xen cho một đô la. Các thoả ước giữa các công ty cung cấp thẻ và các chủ doanh nghiệp giúp cho khách hàng không phải trả các chi phí này. Việc chiết khấu cũng khác giữa người sử dụng tại trạm đầu cuối nơi mà thẻ tín dụng tồn tại một cách vật lý, và môi trường WEB nơi mà thẻ không hiện diện. Trong quá trình chuyển đổi để chiết khấu người bán được đảm bảo thanh toán. Người mua được đảm bảo về việc sẽ nhận được hàng hoá và một số đảm bảo có giới hạn khác chống lại việc bị lừa hoặc mất thẻ. (Bảo hiểm thẻ được bán bởi các nhà băng phát hành thẻ và các rủi ro sẽ được thanh toán). Cửa hàng trên WEB của bạn cần phần mềm nào để có thể xử lý thẻ tín dụng? ở mức đơn giản nhất, bạn phải có sẵn một số biểu mẫu có khả năng mã hoá bảo mật, thông thường là Sercure Socket Layer (SSL), một tiêu chuẩn đối với cả các trình duyệt của Microsoft và Netscape, và điều đó cũng có nghĩa là máy chủ của bạn phải có một khoá mã hoá. Tiếp theo bạn phải có một chương trình đóng vai trò là một giỏ mua hàng, cho phép người sử dụng thu thập các mặt hàng cần mua, tính giá và thuế sau đó đưa ra một hoá đơn cuối cùng để phê
- chuẩn. Cuối cùng nếu như bạn không muốn xử lý các tệp giao dịch bằng tay hoặc xử lý một gói các tệp thì bạn phải cần một cơ chế giao dịch điện tử 2. Ðịnh danh hay ID số hoá (Digital identificator) Các khoá mã bảo mật trên máy chủ, được biết đến như là các ID số hoá, được cung cấp bởi một số các cơ quan chứng nhận thẩm quyền, là nơi cấp phép và bảo dưỡng các bản ghi diễn biến trên các ID số hoá này. Tổ chức chứng thực thẩm quyền lớn nhất được điều hành bởi VeriSign Inc., một công ty được thành lập vào năm 1995 chuyên về lĩnh vực quản lý các chứng nhận số hoá. Công ty xử lý các yêu cầu ID số hoá cho các công ty như American Online, Microsoft, Netscape, tuy nhiên bạn cũng có thể trực tiếp có các ID số hoá trên WEB site của công ty. Vào mùa hè năm 1998, VeriSign thu phí 349 USD cho máy chủ ID đầu tiên mà một công ty mua và 249 USD cho thêm mỗi máy chủ ID tiếp theo. Một Máy chủ ID toàn cục – Global Server ID, 128 bit có mức chi phí 695 USD. Công nghệ nền tảng cho các ID số hoá của VeriSign là SSL được xây dựng đầu tiên bởi RSA Technologies inc., nay là một đơn vị của Sercurity Dynamics. Mỗi thông điệp, được mã hoá bằng hai mã hoặc khoá là một chuỗi các bit làm thay đổi giá trị đã được số hoá các của dữ liệu được đưa vào hay lấy ra khỏi chương trình. Một khoá công cộng được dùng để mã hoá các thông điệp, trong khi khoá riêng thứ hai được dùng để giải mã nó. Tính thống nhất và xác thực của các khoá riêng được đảm bảo bởi một cơ quan chứng nhận thẩm quyền như VeriSign. Một máy chủ ID số hoá cho phép bạn ký vào các văn bản điện tử và chứng thực chữ ký của mình với một cơ quan chứng nhận thẩm quyền. 3. Xe mua hàng điện tử MercantecỊs SoftCart Version 3.0 là một chương trình có chức năng của một giỏ mua hàng điện tử trực tuyến hiện đang sẵn có trên thị trường. Sau khi một phần mềm như trên được cài đặt trên máy chủ WEB thì bạn chỉ cần đặt một kết nối HTML trên trang WEB mô tả sản phẩm đến vị trí của chương trình này với các biểu mẫu để người mua có thể điền các thông tin về sản phẩm, thay đổi số lượng và chủng loại mặt hàng rồi hoàn thành giao dịch đó và chuyển đến một cơ chế xử lý giao dịch để thực hiện hoàn tất một quá trình mua hàng. Nếu như kho hàng của bạn nằm trong một cơ sỡ dữ liệu thì bàn cần có thêm các kỹ năng cần thiết để viết các hàm gọi đến cơ sở dữ liệu này dưới dạng .dll đối với môi trường Windows hay so đối với môt trường Unix. Nói chung các phần mềm dạng này sẽ cung cấp một số tính năng căn bản sau đây: - Liên kết các yêu cầu bán hàng đến một biểu mẫu đặt hàng mà khách hàng có thể truy nhập qua WEB. - Hoàn thành biểu mẫu đặt hàng sau khi đã lựa chọn hàng hoá và số lượng, rồi cập nhật thêm các thông tin về thẻ tín dụng. - Xử lý các biểu mẫu đặt hàng, thông thường là chuyển đổi các dữ liệu ở đó thành dạng một tệp để xử lý theo gói (sẽ cần thêm một chương trình riêng rẽ nếu như có nhu cầu xử lý các giao dịch một cách trực tuyến). - Gửi thư biên lai hoàn chỉnh đến khách hàng qua thư điện tử và kiểm tra xác thực việc mua bán. - Hỗ trợ khả năng mềm dẻo trong xử lý đơn đặt hàng sao cho hàng hoá có thể được giao nhanh nhất, việc xử lý có thể được thực hiện bởi bộ phận bán hàng hoặc bất kỳ một người nào đó được uỷ quyền. Một số chương trinh còn cung cấp thêm các tính năng bổ trợ sau: - Có sẵn một cơ chế tìm kiếm cho các sản phẩm trong cơ sở dữ liệu.
- - Hỗ trợ các đối tượng HTML động sao cho giá cả có thể thay đổi nhanh chóng phụ thuộc vào số lượng đặt hàng. - Hỗ trợ các biểu mẫu thu thập thông tin bổ trợ như thông tin tìm hiểu về khách hàng, danh sách địa chỉ e-mail của các khách hàng được xắp xếp theo nhóm quan tâm đến một sản phẩm hoặc một dịch vụ mới nào đó. - Hỗ trợ EDI cho việc xử lý các đơn đặt hàng điện tử trong môi trường doanh nghiệp-tới- doanh nghiệp (B2B). Các công việc này được xử lý trong một môi trường an toàn bảo mật (SSL). Phần mềm giỏ mua hàng điện tử được liên kết với một khoá mã bảo mật SSL sao cho tất cả các dữ liệu được truyền giữa máy chủ của bạn và trình duyệt WEB của khách hàng (giả sử là trình duyệt này hỗ trợ bảo mật SSL) được mã hoá bảo mật khỏi những tay rình trộm trên mạng. 4. Các bộ xử lý giao dịch ICVerify, được sát nhập với CyberCash vào tháng 5 năm 1998, là một trong các doanh nghiệp trong làn sóng mới của thương mại trên Internet. Bộ xử lý giao dịch của nó, là một sản phẩm phần mềm thực hiện tất cả các công việc của một trạm đầu cuối của các cửa hàng bách hoá trong thế giới thực trừ một việc là nó được đặt trên một WEB site. ICVerify có thể chạy trên nền Windows NT và nhiều phiên bản Unix khác nhau hoặc cũng có thể là một thành phần ghép thêm vào các hệ cơ sở dữ liệu Oracle. Sẽ cần thêm một vài kiến thực về ngôn ngữ kịch bản Perl để thực hiện phần mềm này, tuy nhiên nếu bạn đã giao việc tích hợp hệ thống cho một đối tác nào đó thì sẽ không phải lo ngại gì về vấn đề này. Phần mềm ICVerify thực hiện các công việc mà một trạm tính tiền đầu cuối thực hiện. Nó nhận số thẻ tín dụng của người dùng, số nhận dạng của người bán, các dữ liệu giao dịch (ngày, thời gian, số lượng), tạo lại thành các khuôn dạng chuẩn để xử lý, tao lời gọi đến các hàm có liên quan và hoàn thành các giao dịch. Nó cũng lưu lại các thông tin về thanh toán và mã xác thực, là dãy số được in trên phiếu nhận dạng thanh toán mỗi giao dịch được hoàn thành bởi bộ xử lý (phần mềm cũng có thể xử lý theo gói, có nghĩa là nó thu nhận tất cả các số liệu rồi xử lý vào ban đêm). Các số liệu giao dịch sau đó có thể được chạy trực tiếp thông qua một phần mềm giỏ mua hàng điện tử để xử lý đơn đặt hàng và tính toán các số liệu kế toán. Phần mềm đóng gói ICVerify có thể được thiết lập để quản lý nhiều cửa hàng khác nhau, là nó còn có thể xử lý các giao dịch tuần hoàn như là với các khoản vay hoặc trả trước định kỳ. Khối xử lý các giao dịch thông thường chỉ chiếm khoảng 3.5 kilobyte bộ nhớ. Phần mềm này cũng bao gồm một số phần cho phép xử lý trong các ngành công nghiệp đặc biệt hoặc xử lý giao dịch của các công ty lớn với các khoản giảm giá theo định mức khác nhau. Rủi ro nhiều nhất trong việc xử lý thẻ tín dụng bằng điện thoại hoặc thông qua WEB là người sử dụng có thể sử dụng một thẻ tín dụng hoặc số thẻ tín dụng ăn cắp của người khác. ICVerify là một trong số các sản phẩm có thể phần nào chống lại được các trường hợp này bằng việc kiểm tra tính đồng nhất của địa chỉ người mua hàng với địa chỉ được lưu trữ trên máy tính chứa cơ sở dữ liệu về địa chỉ của thẻ tín dụng. 4.1. Cyber Cash CyberCash được biết đến như một công ty nối tiếng trong lĩnh vực xử lý các giao dịch cho thương mại điện tử. Có trụ sở ở Reston, Virginia, CyberCash cung cấp một hệ thống gọi là CashRegister cho phép các cửa hàng trên WEB có thể cung cấp các phương thức thanh toán sau cho khách hàng:
- - Thanh toán bằng thẻ tín dụng bao gồm các loại thẻ như Visa, MasterCard, American Express, Discover. - CyberCoin cho phép người dùng mua các sản phẩm có giá từ 25 xen đến 10 USD. - Séc điện tử và khả năng xử lý séc qua Internet. CashRegister có thể tích hợp với một Website sẵn có và hoạt động trên nền Windows NT hay Unix. Người bán có thể cài đặt phần mềm bằng cách tải xuống miễn phí từ WEB site của CyberCash là http://www.cybercash.com hoặc có thể kết hợp với các công ty điều hành siêu thị trên Internet, các ISP đã có thoả thuận sử dụng CashRegister. Trong khi phần mềm CashRegister là miễn phí thì những người bán hàng thường bù cho CyberCash khoảng vài xen cho một giao dịch. CashRegister là một phần mềm thực hiện các chức năng về phía người bán hàng. Ðể sử dụng hệ thống, khách hàng hoặc có thể chỉ sử dụng một trình duyệt WEB mà không cần phải thêm bất kỳ phần mềm hỗ trợ nào để điền vào các biểu mẫu mua hàng trên Internet hoặc họ có thể tải xuống một phần mềm miễn phí của CyberCash gọi là CyberCash Wallet, phần mềm này cho phép họ thiết lập một tài khoản với các thông tin trên thẻ tín dụng của mình, CyberCoins và séc điện tử. CyberCash chào hàng một vài hệ thống thanh toán khác nhau sẽ được xem xét chi tiết dưới đây: a. Thanh toán bằng thẻ tín dụng CyberCash Secure Internet Credit Card Service là một phần của CashRegister được giới thi ệu lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1995. Nó cho phép khách hàng với thẻ tín dụng có thể mua hàng hoặc dịch vụ từ các cửa hàng trên mạng đã cài đặt CyberCash CashRegister. Ðể hoàn tất phần mềm này người bán hàng phải tải xuống một bộ công cụ phần mềm từ WEB site của CyberCash. Việc cài đặt phần mềm yêu cầu một số kiến thức về Perl và HTML, các chi tiết sẽ được chỉ rõ khi tải xuống chương trình từ WEB site. Qúa trình cài đặt sẽ tích hợp WEB site của bạn với một phần mềm máy chủ CyberCash để xử lý thanh toán. Sau khi CashRegister được cài đặt người bán hàng phải đăng ký một tài khoản tại m ột nhà băng nào đó chấp nhận thanh toán thông qua việc xử lý thẻ tín dụng của CyberCash. Hiện tai các nhà băng sau ở Bắc Mỹ hỗ trợ CyberCash: - CheckFree Corp. - First Data Corp. - Global Payment Systems. - NOVA Information Systems. - Vital Processing Servers. CyberCash lặp lại các công việc xử lý thẻ tín dụng trong thế giới thực qua Internet. Dưới đây là cách mà môt hệ thống xử lý thẻ tín dụng điển hình thực hiện: 1.Khách hàng đưa thẻ tín dụng cho ngưòi bán. 2.Người bán hoặc đôi lúc khách hàng, đưa thẻ vào một máy đọc thẻ. 3.Thông tin trên dải băng từ của thẻ được truyền đến một bộ xử lý thẻ tín dụng để xác thực. 4.Thông tín trên thẻ được so sánh với một tập hợp các nguyên tắc đã được định nghĩa trước bởi người phát hành thẻ cho khách hàng (ví dụ như Visa) như hạn mức tín dụng và ngày hết hạn. 5.Sau khi qúa trình xác minh được chấp nhận, hệ thống sẽ gửi lại cho người bán một mã xác thực.
- 6.Người bán sử dụng mã xác thực này trên phiếu thanh toán. CyberCash tự động hoá quá trình xử lý này thông qua phần mềm của họ và mối quan hệ với các nhà băng khác và các mạng xác thực thẻ tín dụng. Sau khi khách hàng trên WEB nhập số thẻ tín dụng vào phần mềm CashRegister, thông qua CyberCash Wallet hoặc chỉ đơn giản là nhập nó vào một biểu mẫu trên trang WEB thì CashRegister sẽ định dạng giao dịch vào và chuyển nó qua Internet tới các trung tâm xử lý xác thực. Sau khi quá trình xác thực được chấp nhận thì nó sẽ được gửi lại CashRegister để đảm bảo chấp nhận quá trình mua bán này cho khách hàng. Toàn bộ quá trình này mất khoảng 15 giây. CashRegister chạy trên rất nhiều môi trường khác nhau bao gồm Solaris, SUNOS, SGI, HP-UX, BSDI, Windows, Linux và Macintosh. b. Internet Wallet Trong khi khách hàng mua hàng tại các cửa hàng cài đặt CyberCash không phải cần thêm bất cứ phần mềm nào ngoài trình duyệt WEB thông qua việc nhập các thông tin của thẻ tín dụng vào một biểu mẫu có sẵn trên trang WEB thì họ cũng có thể tự thiết lập “một chiếc ví điện tử” cho phép mình có thể có nhiều lựa chọn thanh toán khác nhau. CyberCassh Internet Wallet có thể được cài đặt trên máy của khách hàng và cung cấp các phương thức thanh toán cũng giống như của CashRegister: - Thanh toán bằng thẻ tín dụng. - Thanh toán bằng CyberCoin. - Thanh toán bằng séc điện tử. Ðể có chương trình Internet Wallet, khách hàng có thể tải xuống miễn phí từ WEB site của CyberCash là http://www.cybercash.com . Rất nhiều các cửa hàng trên WEB sử dụng các phần mềm của CyberCash cũng cho phép khách hàng tải xuống phần mềm này từ chính WEB site của họ và CyberCash sẽ giúp đỡ người dùng cách cài đặt chương trình này. Trong quá trình cài đặt chương trình, người sử dụng thiết lập một Wallet ID, là một cách để người bán hàng có thể nhận dạng được người mua, đây cũng là một cách giống như số PIN trên thẻ ghi nợ. Ngoài ra người bán cũng cần phải có một ID để người mua có thể nhận ra họ. Trong lúc thiết lập Wallet người dùng sẽ tải xuống một chương trình được gọi là CyberCoin bằng việc rút tiền từ nhà băng qua Internet cũng giống bạn làm việc đó với một máy rút tiền tự động -ATM. Ðể xử lý thẻ tín dụng, chương trình sẽ chuyển số tiền đi từ tài khoản thẻ tín dụng và xử lý nó như một giao dịch thông thường, chứ không phải là một khoản tiền trả trước thường bị tính phí. Sau khi Wallet được cài đặt xong, khách hàng có thể bắt đầu việc mua hàng từ các cửa hàng chấp nhận các phương thức thanh toán CyberCash. CyberCoin được xử dụng cho các khoản thanh toán rất nhỏ hoặc các khoản lặt vặt từ 25 xen đến 10 USD. Rất nhiều các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán qua WEB nhu các bài báo hay một bức ảnh chỉ có mức giá thấp và ít tăng đến nỗi khách hàng không muốn sử dụng thẻ tín dụng do sẽ bị tính phí, đối với các mặt hàng có trị giá cao hơn thì khách hàng hay sử dụng thẻ tín dụng hơn là CyberCoin. Ðâu là điều khác nhau giữa một người sử dụng Wallet và một người không sử dụng Wallet, đó là việc xử lý thanh toán sẽ thuận tiện hơn và người sử dụng Wallet sẽ có một số lợi điểm hơn như việc các phần mềm Wallet và CashRegister sẽ lưu lại một bản ghi giao dịch và nó sẽ xuất hiện trên bản kê tiếp theo của thẻ tín dụng giúp khách hàng dễ theo dõi hơn các giao dịch của mình. c. DigiCash
- DigiCash có trụ sở tại Amsterdam là một công ty cung cấp các phương thức thanh toán an toàn và bảo mật, người tiên phong của ecash-tiền mặt điện tử được sử dụng qua Internet. Dựa trên công nghệ mã hoá khoá công cộng, cho phép người sử dụng và nhà băng trao đổi chữ ký điện tử với nhau để kiểm tra nhận dạng, ecash cho phép khách hàng tải về máy tính PC của họ tiền số hoá từ tài khoản ngân hàng để thực hiện việc mua hàng điện tử. DigiCash môt tả ecash “như là sử dụng một máy rút tiền tự động ảo”. Khi người sử dụng kết nối qua Internet vào một nhà băng tham gia vào chương trình ecash, họ sẽ tải xuống các “đồng xu điện tử” về đĩa cứng trên máy tính của mình. Sau khi thực hiện việc đặt hàng từ một cửa hàng trên WEB cũng tham gia vào chương trình ecash, khách hàng sẽ chuyển các “đồng xu điện tử” này từ trình duyệt WEB trên máy PC của mình về máy chủ của người bán hàng. Phần mềm cho người sử dụng là khách hàng được gọi là purse-ví tiền, có giao diện đồ hoạ và chạy trên môi trưòng Windows 3.1 và các phiên bản tiếp sau. Người bán hàng tham gia vào chương trình ecash sẽ cần một phần mềm được cung cấp bởi DigiCash, có nhiều phiên bản từ xử lý từ các giao dịch đơn giản đến cả một hệ thống kế toán phức tạp bao gồm cả các chức năng như điều khiển kho hàng. Các nhà băng và công ty lớn tham gia vào chương trình ecash có thể kể đến bao gồm: Deutsche Bank, Germany; Bank Austria, Austria; Den Norske Bank, Norway; Advance Bank, Australia; Nomura Reaserch Instritute, Japan; Mark Twain Bank, USA; và Eunet, Finland. 4.2. Giải pháp Millicent của Digital Equipment Millicent là một công nghệ vi giao dịch được phát kiến bởi Digital Equipment Corp vào năm 1997. Hệ thống này có thể xử lý các giao dịch nhỏ đến một phần mười xen. Ðây là một hệ thống sử dụng các thủ tục được gọi là “brokers” để tập hợp các giao dịch nhỏ thành một lượng lớn đủ để xử lý và hình thành một “scrip-chứng khoán tạm thời” bao gồm một thông điệp xác định rằng thông điệp này có một giá trị riêng. Những người mua được quyền mua các chứng khoán tạm thời này sẽ xác định giá trị của nó. Do các chứng khoán tạm thời này chỉ có giá trị kinh tế đối với người tạo ra nó nên không cần một giao dịch an toàn cho các chứng khoán tạm thời này. Người bán hàng phát hành các chứng khoán tạm thời này sẽ bảo vệ nó bằng việc sử dụng một mã khoá bảo mật trong phần tóm tắt của thông điệp. Chủ tịch Robert Palmer của Digital mô tả Millicent là một phương thức tuyệt hảo cho các trò chơi video thanh toán theo nhu cầu sử dụng hoặc các bài báo chỉ bao gồm các ký tự và các người bán chứng khoán riêng lẻ. Millicent được giới thiệu vào đầu năm 1998. a. Séc Có hai cách để WEB site của bạn có thể nhận séc. Bạn có thể xây dựng các tờ séc ảo hoặc nhận thanh toán từ các thẻ ghi nợ liên kết với các tài khoản séc. Thẻ ghi nợ cũng giống như thẻ tín dụng, chỉ khác là nó không trực tiếp truy nhập tới tài khoản séc của khách hàng. Nó là hậu duệ của thẻ ATM đã phổ biến từ đầu những năm 1980 được sử dụng để rút tiền từ các máy rút tiền của nhà băng và vẫn còn được sử dụng tới nay. Ðiều thay đổi hiện nay các giao dịch của chúng đã được xử lý bình thường qua các mạng thẻ tín dụng của nhà băng. Giờ đây hầu hết các thẻ này đều có biểu tượng của Visa hoặc MasterCard. Ðiều đó có nghĩ là bạn có thể xử lý các giao dịch thẻ ghi nợ hết như là xử lý các giao dịch thẻ tín dụng, nhưng do tiền được chuyển tới trực tiếp từ tài khoản séc của người sử dụng nên chiết khấu sẽ thấp hơn. b. Redi-Check
- Redi-Check Inc. là một công ty chuyên xử lý các giao dịch ở Salt Lake City, Utah, cho ra đời một sản phẩm gọi là Internet Transaction Gateway, theo công bố là một phần mềm cho phép các cửa hàng trên WEB tiếp nhận séc trực tuyến. Redi-Check cũng chào hàng các dịch vụ bảo đám séc kể từ khi thành lập và mở rộng các dịch vụ này lên Internet kể từ tháng 3 năm 1997. Người bán có thể nhận được các dịch vụ xử lý, bảo vệ hoặc bảo đảm trên các tấm séc được tạo thành trực tuyến. Ðể chào hàng dịch vụ này Redi-Check sử dụng các số ABA được in trên tấm séc giấy ở góc dưới bên trái của tờ séc. Số nhận dạng này sẽ được kiểm tra với hệ thống Federal Reserve để kiểm tra nhận dạng về nhà băng và khách hàng. Khi khách hàng viết một tấm séc trên máy chủ của người bán, số này sẽ được chuyển trực tiếp đến máy chủ của Redi-Check sau đó được kiểm tra với một danh sách mã bảo đảm của Federal Reserve. Redi-Check sau đó có thể xử lý giao dịch này như đối với một thẻ ghi nợ. Sau khi quá trình này hoàn thành cả người mua và người bán đều nhận được một bức thư điện tử để kiểm chứng giao dịch này. Có ba mức bảo vệ được Redi-Check chào hàng. Trong quá trình xử lý số của nhà băng chỉ được kiểm tra thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu của Federal Reserve. Ðể bảo vệ cho những người bán có thể nhận được tấm séc này số tài khoản của người mua sẽ được so sánh với một danh sách các tấm séc hỏng và các tài khoản đã đóng. Một tấm séc đảm bảo giống như tên của nó mang ý nghĩa, người bán sẽ đảm bảo nhận được tiền thanh toán và cho phép họ có thể giao hàng ngay lập tức. Mỗi mức của dịch vụ sẽ đòi hỏi thêm một quá trình xử lý và sẽ tốn thêm các khoản chi phí. Hệ thống của Redi-Check không chỉ giảm các chi phí cho hoạt động của người bán, nó còn có thể được dễ dàng cài đặt trên máy chủ WEB của bạn với một vài đoạn mã HTML và liên kết biểu mẫu đặt hàng của bạn với máy chủ Redi-Cash. Vào năm 1998, Redi-Check cung cấp dịch vụ này cho các cửa hàng trên WEB với mức giá 249 USD và giảm giá 2% cho tất cả các giao dịch với điều kiện tối thiểu giao dịch đó có trị giá 25 USD. Dịch vụ bảo vệ séc cần thêm 15 USD nữa cho phí cài đặt và có giảm giá từ 0.02% cho đến 0.18% phụ thuộc vào độ lớn của số tiền trên séc. Dịch vụ séc bảo đảm có mức giá giống như bảo hiểm, với chi phí thêm trong khi thiết lập ban đầu là 50 USD và giảm giá 1.5% cho 500 USD giao dịch đầu tiên, 1.5% cho các giao dịch tiếp theo trong khoảng từ 500 USD đến 2,500 USD và tối đa là các séc có trị giá 2,500 USD. Tuy nhiên các dịch vụ bảo vệ và bảo đảm được sử dụng độc lập với nhau Theo Sàn Giao dịch Thương mại điện tử Leave a Response » Quảng bá trực tuyến – 18 khái niệm web-marketing tạo ra sự khác biệt Nếu bạn đang lùng sục tìm kiếm những bí quyết cho thành công thương mại điện tử, bạn thực sự gặp may vào thời điểm này. “18 khái niệm web-marketing (tiếp thị trực tuyến) tạo ra sự khác biệt” có thể đem lại cho bạn một lợi thế cạnh tranh lớn trên chiến trường kinh doanh. Nếu những suy nghĩ lý trí hình thành từ nửa não trái không giúp bạn tới được nơi mà mình mong muốn, hãy thử những khái niệm sáng tạo sau: 1. Suy nghĩ khán thính giả, chứ không phải là thị trường
- Thị trường của bạn là gì? Hãy trông cậy vào những giúp đỡ của các chuyên gia để giải quyết tốt những vấn đề thương mại điện tử, và một trong những câu hỏi đầu tiên mà các chuyên gia sẽ hỏi bạn đó là: Thị trường của bạn là gì? Thế còn về những đàn ông độc thân ở độ tuổi 18- 34 với chú chó nhỏ tên Spot; hay những phụ nữ đã kết hôn trong độ tuổi 45-49 đang chán chồng đến tận cổ và không thể có những phút giây yên tĩnh khỏi con trẻ. Có thể, rất có thể, họ đang hỏi sai câu hỏi. Thế giới Web không phải là các thị trường, đó là các đối tượng, các đọc giả, các người nghe. Họ cần được giải trí, soi sáng và gắn kết. Nếu không, bạn sẽ không bao giờ có được những gì mình mong muốn. Đã đến lúc để suy nghĩ lại bạn đang gửi đi những thông điệp tiếp thị như thế nào. Hãy đối xử với những khách ghé thăm trang web như các khán thính giả, chứ không phải thị trường, và bạn có thể thấy được những gì cần có để thành công trong thế giới trực tuyến. 2. Suy nghĩ mọi người, chứ không không phải là khách hàng Bạn có biết rõ về tất cả những khách ghé thăm web mà bạn lôi cuốn họ qua việc tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm? Bao nhiêu người thực sự mua sắm? Hãy dừng đối xử với các khách ghé thăm như thế họ là các khách hàng. Thay vào đó hãy đối xử với họ đúng như bản chất của họ – con người. Hoàn toàn đúng, con người. Tất cả chúng ta đều biết, đó là loài động vật vui vẻ có hai chân với mong muốn, nhu cầu, niềm đam mê và thậm chí có thể là vài đồng đôla để chi tiêu. Các khách hàng luôn tìm kiếm một thoả thuận công bằng và sẽ tránh xa những trang web chỉ muốn lấy của họ các đồng tiền vất vả kiếm được. Hãy đối xử với những khách ghé thăm web của bạn như những người mà bạn có thể thoả mãn các mong muốn, nhu cầu và niềm đam mê. Có thể nó sẽ tạo ra sự khác biệt: một bước nhỏ cho độ đáng tin cậy của trang web, một cú nhảy vọt lớn cho thành công thương mại điện tử sau này. 3. Suy nghĩ trải nghiệm, chứ không phải là đặc điểm Các đặc điểm sản phẩm có thực sự ý nghĩa? Bạn đừng suy nghĩ như vậy. Nhiều công ty tập trung vào các đặc điểm chính xác theo những gì mọi người tìm kiếm; song các khách hàng không mua đặc điểm, họ thậm chí không mua các giải pháp. Những gì mọi người thực sự mua đó là các trải nghiệm: hy vọng rằng là những trải nghiệm tốt. Cho dù đó là một que kem hay một chương trình kế toán mới, mọi người trả tiền cho bạn vì những trải nghiệm mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn cung cấp. Trang web của bạn có đảm bảo được một trải nghiệm thú vị? Nó có giải thích được các lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn đưa ra? Nếu không, bạn sẽ thực sự không có được bất cứ thứ gì mọi người mong muốn. 4. Suy nghĩ cảm xúc, chứ không phải là lý trí Hãy suy nghĩ bạn là một con người của lý trí, luôn đưa ra những quyết định hợp lý dựa trên các tiêu chuẩn thực tiễn cùng những kết quả nền tảng? Đâu là những suy nghĩ chức năng khi bạn mua chiếc quần da năm ngoái, hay chiếc tivi 60 inch plasma bạn mua để xem các bộ phim Hollywood? Hãy thực tế. Bạn đưa ra các quyết định mua sắm dựa trên những gì bạn mong muốn, và sau đó biện minh cho chúng bằng những giải thích hợp lý hoá. Mọi người cũng vậy. Vì thế, hãy dừng những nỗ lực lôi kéo mọi người trên cơ sở những khía cạnh lý trí và thực tiễn. Thay vào đó, hãy bắt đầu đẩy mạnh những khía cạnh cảm xúc trong tiếp thị.
- Nếu bạn nỗ lực lôi kéo một khách hàng – người mà chỉ thoả mãn với các tính năng sản phẩm tốt nhất với mức giá thấp nhất, bạn đang tiếp thị nhầm đối tượng. 5. Suy nghĩ ký ức, chứ không phải xúc tiến Hầu hết các loài động vật đều sống trong hiện tại. Ngược lai, loài người sống trong quá khứ. Hiện tại của chúng ta cũng như các kế hoạch cho tương lai của chúng ta được dựa trên những trải nghiệm, lịch sử và ký ức của chúng ta. Chúng ta chụp hình những đứa con của mình hàng ngày, quay phim trong các ngày nghỉ hay những dịp đặc biệt; chúng ta ăn mừng ngày sinh nhật, lễ kỷ niệm hay một vài cột mốc đáng nhớ nào đó. Những hoạt động tiếp thị thực thụ – vốn giúp tạo dựng nên những khách hàng lâu dài và các mối quan hệ gắn bó – không chỉ là các phiếu giảm giá, các xúc tiến bán hàng hay khuyến mại, nó còn gợi ra những ký ức đáng nhớ. 6. Suy nghĩ tiếp thị, chứ không phải là SEO Rất có thể bạn đã từng nghe đến lời khuyên: Hãy suy nghĩ về tiếp thị – chứ không phải tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (Search engine optimization – SEO). Chắc chắn bạn sẽ phải hướng càng nhiều người tới trang web của bạn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, nhưng nếu thông điệp tiếp thị của bạn phức tạp, không có trọng điểm và khó hiểu bởi vì mật độ các từ khoá dày đặc phục vụ SEO, tất cả những gì bạn làm chỉ khiến lãng phí thời gian của mọi người mà thôi? Và mọi người sẽ giận dữ với bạn vì việc đó. 7. Suy nghĩ thời gian, chứ không phải số lượng Không quan tâm tới có bao nhiêu người vào trang web của bạn thường xuyên hay một hai lần, điểm quan trọng chính là họ ở lại trong bao lâu. Nếu mọi người nán lạn trang web của bạn đủ lâu để biết về thông điệp tiếp thị của bạn, bạn phải nói được điều gì đó đáng để nghe; và nếu mọi người lĩnh hội thấu đáo thông điệp, trang web của bạn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nếu trang web của bạn đưa ra một thông điệp, bạn có thể mong đợi đón nhận các yêu cầu qua email hay điện thoại sắp sửa đổ tới, nhưng mọi chuyện sau đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn và đội ngũ nhân viên bán hàng để kết thúc giao dịch: Con người hoàn tất các giao dịch mua sắm, chứ không phải trang web. 8. Suy nghĩ câu chuyện, chứ không phải khuyếch trương Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện về con gái một người nông dân và các công cụ tìm kiếm trực tuyến? Mọi người đều thích câu chuyện. Trên thực tế, trước khi chữ viết được phát minh ra, những câu chuyện truyền miệng là cách thức để kiến thức được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác, và là con đường mà tin tức được gửi đi từ vùng này sang vùng khác. Giờ đây chúng ta đã có môi trường web đa phương tiện, nhờ đó chúng ta có thể tạo ra các đoạn audio sáng tạo hay video lôi luốn gợi mở trí tưởng tượng và kèm theo theo đó là thông điệp tiếp thị mà mọi người sẽ không thể quên bạn là ai. Không gì có thể cung cấp thông tin, tạo dựng sự gắn kết và giải trí hiệu quả bằng một câu chuyện hay. 9. Suy nghĩ trọng tâm, chứ không phải rối rắm Lúc này một lần nữa bạn kể với những ai sẽ lắng nghe bạn tất cả các điều tuyệt vời mà bạn và công ty bạn có thể làm. Vấn đề ở chỗ việc nói với họ tất cả mọi thứ có thể khiến họ trở nên rối rắm và khó hiểu.Những sản phẩm hay dịch vụ nào là quan trọng nhất đối với công ty bạn – những thứ mà bạn quyết định sẽ cung cấp cho mọi người? Đó là những gì bạn muốn nói tới. Đó là những gì bạn muốn các nỗ lực tiếp thị tập trung vào. Đó cũng là những gì bạn muốn mọi người nghĩ đến khi nghe thấy tên bạn hay nhìn thấy logo của bạn.
- Hãy đảm bảo các giao tiếp của bạn là có trọng điểm, còn bằng không các thông điệp tiếp thị rất dễ bị lãng quên hay trở nên phức tạp. 10. Suy nghĩ chiến dịch, chứ không phải quảng cáo Những quảng cáo đơn lẻ một hai lần có thể lôi cuối trong chốc lát nhưng rồi cuối cùng không đạt được kết quả gì và trở nên vô nghĩa. Mọi người luôn tìm kiếm sự gắn kết lâu dài, chứ không phải nét hấp dẫn một lần. Hoạt động tiếp thị của bạn phải “ve vãn” các khách hàng trong một chiến dịch dài hạn với một câu chuyện hấp dẫn và những thông điệp có trọng điểm; mọi nguời mong đợi những giao tiếp đầy ý nghĩa. Và điều này sẽ đòi hỏi ở bạn khá nhiều thời gian và công sức. Nếu bạn hướng vào duy nhất vào các quảng cáo, bạn có thể đang ném tiền xuống biển. Có một cách thức tốt đẹp hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm mối quan hệ lâu dài với khách hàng, hãy suy nghĩ chiến dịch, chứ không phải quảng cáo. 11. Suy nghĩ thông điệp, chứ không phải cường điệu Thông điệp nào bạn đang gửi đến các khách ghé thăm trang web? Bạn có nói với họ rằng bạn có những sản phẩm tốt nhất với mức giá thấp nhất, đội ngũ nhân viên tài năng nhất cùng những dịch vụ khách hàng ưu việt nhất? Đó có phải là những gì bạn đang truyền tải? Bạn hãy đoán chuyện gì sẽ xảy ra? Không ai quan tâm cả, bởi vì không ai tin điều đó ở bạn. Chỉ có một cách duy nhất cho mọi người bạn là “số 1” đó là chứng minh rõ ràng; nhưng vấn đề ở chỗ bạn không thể chứng tỏ điều đó cho đến khi họ trở thành khách hàng của bạn. Thật khó khăn. Vậy giải pháp là gì? Thế còn về những thông điệp tiếp thị thực thụ nói rõ những gì mọi người thực sự mong muốn. Nó không phải về bạn, nó về mọi người. 12. Suy nghĩ cá nhân, chứ không phải đại khái Cho dù thông tin có nhiều đến đâu, nếu không có yếu tố cá nhân hoá, trang web của bạn sẽ thật buồn tẻ, chán ngắt, mờ nhạt và đương nhiên mọi người sẽ nhanh chóng lãng quên nó. Đây là một trang web mới, vì vậy nếu bạn không thể tạo ra được điều gì đó hấp dẫn, bạn nên từ bỏ nó, bởi vì bạn đang làm lãng phí thời gian của bạn và của cả mọi người nữa. Bạn quá quan tâm tới số lần download mà quên mất yếu tố trang web có giá trị để xem hay lắng nghe. Hãy kiểm tra các thống kê của trang web. Nếu số lượng người ra đi lớn hơn số lượng người truy cập mới, đã đến lúc bạn cần thử điều gì đó mới mẻ – chẳng hạn như một vài nội dung hấp dẫn. 13. Suy nghĩ nhãn hiệu, chứ không phải bản quyền Bạn yêu thích Beatles. Bạn lớn lên cùng với họ và bạn có tất cả các đĩa nhạc của họ – đó là những chiếc đĩa nhạc nhựa dẻo, chứ không phải CD. Và rồi, bạn có một chiếc Mac, bạn có iPods, và nhiều sản phẩm Apple khác. Điều chú ý là bạn không bao giờ nhầm lẫn giữa John, Paul, George hay Ringo với Steve Jobs. Thật tuyệt vời! Bạn hãy giảm bớt những lo lắng về những dữ liệu tiếp thị giấy tờ, hay những vấn đề bản quyền mà tập trung vào việc xây dựng một nhãn hiệu đáng nhớ lôi cuốn được sự chú ý của mọi người. Có thế, hình ảnh của công ty sẽ đọng lại lâu dài trong tâm trí khách hàng. 14. Suy nghĩ định vị, chứ không phải slogan Thật thú vị về cách thức mọi người định vị trong hầu hết mọi việc: Bạn đưa ra vấn đề và mọi người sẽ có ý kiến rõ ràng về những gì họ nghĩ. Việc bạn một slogan dễ thương được in dưới logo của bạn không có nghĩa rằng bạn đã sở hữu riêng một vị trí trong suy nghĩ của mọi người.
- Dường như các công ty không thể đủ sức mạnh để tạo ra được một tường trình rõ ràng về việc họ là ai và họ làm những gì. Tại sao như vậy? Rất có thể là họ e ngại đánh mất khách hàng, nhưng nếu mọi người không hiểu chính xác những gì bạn làm và tại sao họ nên giao dịch kinh doanh với bạn, họ không bao giờ trở thành khách hàng của bạn. Không một công ty nào có thể là tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người, và các công ty luôn nỗ lực để không đi chệch hướng sứ mệnh kinh doanh của mình. Hãy nói với mọi người về bạn là ai và những gì bạn làm. Đó chính là cách thức nhanh chóng để tiếp cận khách hàng. 15. Suy nghĩ lôi kéo bằng giác quan, chứ không phải tiền bạc Bạn có muốn mọi người ngồi xuống và chú ý đến những gì bạn nói? Bạn có muốn mọi người thực sự ghi nhớ mọi thông tin liên quan tới bạn? Nếu câu trả lời là có, bạn cần lôi kéo các giác quan của họ, và chúng ta đang nói đến thị giác và thính giác. Hãy gửi đi tất cả các nội dung cần truyền tải của bạn dưới dạng audio hay video vốn khá lôi cuốn đối với mọi người. Nếu tất cả những gì bạn làm là lôi kéo mọi người trên cơ sở giá thành thấp hơn, rất có thể họ sẽ không phải là những khách hàng bạn tìm kiếm. Không ai có thể đảm bảo tình hình tài chính ổn định khi bán giá thấp vào mọi lúc. 16. Suy nghĩ đặc tính, chứ không phải logo Liệu công ty có bạn có như một người đàn ông vô hình? Bạn đang ở trên thế giới web, nhưng không một ai quan tâm bởi vì bạn không nói được những điều đáng để nghe, và nếu mọi người thấy bạn, bạn sẽ rất dễ bị lãng quên. Bạn phải có một đặc tính, một nét riêng biệt, một hình ảnh – và không gì tốt hơn việc tạo dựng một đặc tính như vậy trên cơ sở đoạn băng video về một con người “bằng xương bằng thịt” truyền tải các thông điệp tiếp thị theo những cách thức độc đáo và vui vẻ nhất. 17. Suy nghĩ giải trí, chứ không phải nói chuyện kinh doanh Bạn sẽ không thể tạo dựng sự gắn kết, hay khuây khỏa mọi người nếu tất cả mọi thứ bạn giới thiệu trông và nghe như nó được lấy ra từ một cuốn sách đào tạo kinh doanh hay bài giảng từ một khoá học tiếp thị nào đó giúp bạn trở thành triệu phú chỉ trong vòng ba tuần. Mọi hoạt động kinh doanh đều có một câu truyện để kể, và nó có thể được giới thiệu theo những cách thức hấp dẫn với đôi chút trí tưởng tượng và sáng tạo. Thậm chí cả những công ty B2B cũng có thể vượt qua cõi trần tục và sự nhàm chát chết người nếu họ dành thời gian và đôi chút nỗ lực. 18. Suy nghĩ giao tiếp, chứ không phải copy Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tất cả chúng ta cần nhớ rằng trang web thực chất là một kênh giao tiếp. Nếu bạn không có gì để nói, không có gì để cung cấp hay e ngại nói rõ những gì bạn có thể làm cho mọi người, chắc chắn bạn sẽ không có cơ hội thành công. Việc lấp đầy trang web bằng những từ khoá rắm rối và các nội dung chào hàng nhàm chán sẽ luôn là con đường dẫn tới thất bại trong thương mại điện tử. Cho dù bạn giới thiệu nội dung thông tin trong câu chữ, audio hay video, sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng mang tính giải trí và hấp dẫn – thậm chí câu chữ cũng có thể có tác dụng lôi cuốn lớn nếu nó được viết theo đúng phong cách và thái độ thích hợp. Khi các trang web thất bại, chúng thất bại bởi vì không thể truyền tải được một thông điệp tiếp thị thuyết phục, đáng tin cậy và thực tế. Theo BwPortal Leave a Response »
- Những cách kiếm tiền trực tuyến “dễ” nhất 15 tỷ USD – đó là số tiền mà gần đây Microsoft đã mang lại cho Facebook khi đại gia máy tính đầu tư 240 triệu USD để lấy về 1,6% cổ phần trang mạng xã hội của Mark Zuckerberg. Một số hình thức kinh doanh trực tuyến chỉ cần bạn bỏ ra vài trăm USD mua thiết bị, tuy nhiên có những mô hình kinh doanh cần đầu tư nhiều hơn cho phần cứng và thậm chí cả một nhà kho. Một số cách làm ăn có thể khiến bạn trở thành triệu phú, cũng có thể chỉ đơn giản giúp bạn kiếm tiền uống bia với bạn bè. “Một số người đã mơ ước lập công ty riêng nhưng đành từ bỏ giấc mơ vì thiếu nguồn vốn đầu tư”, Jim Griffith, người đứng đầu trường đại học eBay, nói. “Song Internet cho phép mọi người khởi nghiệp mà không đòi hỏi số vốn ban đầu quá lớn”. Bạn cũng có thể thử sức – hay ít nhất cũng có thể xây dựng một vận mệnh trực tuyến cho mình. Sau đây là một số mô hình kiếm tiền cơ bản từ Internet – tất nhiên, không một mô hình nào đòi hỏi phải có những bộ não như các nhà phát triển phần mềm của Google. Tuy vậy, cần cẩn thận, một số cũng khá mạo hiểm và đòi hỏi kỹ năng CNTT. Cửa hàng ảo Đây là một trong những mô hình kinh doanh trực tuyến cổ nhất và phổ biến nhất. Các loại hàng hóa cao cấp (như nữ trang, xe hơi) hơi khó để “bán dạo” trên web, song các mặt hàng thông thường, từ sách vở, áo sơ mi đến phòng khách sạn đều có thể bán tốt. Đằng sau một website dễ tìm kiếm, bạn sẽ cần một nhà kho để lưu giữ hàng hóa, cũng như phần mềm giúp khách hàng hoàn thành giao dịch. Nếu không muốn “dây dưa” với “đám IT”, bạn có thể thiết lập cửa hàng ngay trên eBay và để họ xử lý các vấn đề kỹ thuật. Một số nhà bán lẻ eBay tốt nhất thu về hơn 100.000 USD/năm. Bí quyết: bán lẻ là một ngành kinh doanh cạnh tranh cao, cả trực tuyến lẫn trực tiếp. Hãy đặt ra mục tiêu và cung cấp những dịch vụ khách hàng tốt nhất để thành công. Brandi Ramos ở Mỹ đã làm như vậy. Ramos (có con và đã ly hôn chồng), khởi nghiệp bằng gian hàng bán lẻ trực tuyến các loại quần áo dành cho nam giới trên eBay. 3 năm sau, Ramos, 32 tuổi, đã có một cơ nghiệp kha khá với doanh thu ròng từ 25.000 – 100.000 USD/năm. Cô luôn nhắm tới cung cấp dịch vụ nhanh chóng, trả lời tất cả email trong vòng 4-6 giờ. “Địa chỉ” ảo Bạn có thể tiếp tục việc buôn bán trực tuyến mà không phải trả tiền thuê nhà kho. Hãy làm một địa chỉ ảo và tính tiền phí hàng tháng của các nhà bán lẻ khác (hay phí cho mỗi lần giao dịch) và mang lại cho họ cơ hội được tiếp thị sản phẩm trên trang của bạn. Hình thức kinh doanh này đã góp cho Amazon.com 28% doanh thu trong năm 2006. Craigslist là một tên tuổi khác đã ứng dụng cách làm ăn này: công ty gồm 25 nhân sự thu tiền từ các doanh nghiệp muốn đăng các loại quảng cáo rao vặt ở San Francisco, New York và Los Angeles. Tổng số lượng truy cập vào website của Craigslist là 5 tỷ. Bà mối “ảo” Làm mối cho những người mua và người bán trực tuyến nghe có vẻ là ý tưởng kinh doanh từ thời cuối những năm 90. Tuy nhiên, thị trường này vẫn luôn nóng. eBay đã chạy các trang đấu giá trực tuyến và hưởng một phần trong mức giá bán cuối cùng. Ngoài ra, Mfg.com cũng mang các nhà sản xuất thiết bị đến các hãng cung ứng nhỏ hơn; H2Bid.com kết nối các nhà chức trách với các hãng bán thiết bị ống nước thải. Bí quyết: công bố tỷ lệ hoa hồng rõ ràng, ngoài ra web đấu giá cần phần mềm phức tạp hơn công việc bán lẻ trực tuyến cơ bản. Nhà cung cấp nội dung
- Nếu bạn tạo ra được nội dung thực sự giá trị, bạn sẽ có thể thu tiền từ nó? Đây là một kiểu làm ăn đang thực sự phát triển thông qua Internet. Các trang web hẹn hò như Match.com rất cần những nhà cung cấp nội dung. Ngoài ra, đây cũng là giấc mơ của các blogger: sản xuất nội dung và sau đó thu tiền quảng cáo. Bán quảng cáo chính là nguồn thu khổng lồ của các website và tờ báo điện tử. Họ thu tiền theo 2 cách: hiển thị quảng cáo và số người click (bấm chuột) vào quảng cáo. Thiết lập một blog không đòi hỏi gì hơn một chương trình xuất bản cơ bản, một máy chủ và một phần mềm để theo dõi những lần bấm chuột vào quảng cáo. Cái khó là thu hút đủ số lượng người truy cập vào blog của bạn, làm sao hấp dẫn nhà quảng cáo để họ chịu trả tiền cho bạn. David Hauslaib, nhà xuất bản của Jossip.com, một blog chuyên về những chuyện lá cải, nói để kiếm tiền theo cách này, trang của bạn phải thu hút ít nhất 500.000 khách truy cập mỗi tháng. Coca Cola và Sketchers là những khách hàng quảng cáo của họ. “Những trang vàng” trên mạng Rất đơn giản, chỉ cần thu thập một loạt những website liên quan và ngồi thu phí hàng năm của người sở hữu website, hay phí kiểu “per-click” (phí tính theo số lượng click chuột). Dĩ nhiên, bạn phải đăng tải tên tuổi của họ trên website. Một ví dụ nổi tiếng của phương thức kinh doanh này là Business.com. Đây thực sự là kiểu “Những trang vàng” (Yellow Pages) trên Internet. Tuy vậy, kiểu kinh doanh này cần sự hỗ trợ nhiều của công nghệ. Chẳng hạn, Business.com cần một hệ thống quản lý nội dung, công nghệ tìm kiếm và cách theo dõi số lần click chuột vào quảng cáo. Kinh doanh tên miền Đây là kiểu làm ăn tựa như kinh doanh bất động sản. Bạn có thể mua những “mảnh đất” ảo (chính là các địa chỉ URL), và kiếm tiền từ chúng. GoDaddy.com đã bán các tên miền chưa sử dụng với giá dưới 10 USD/“mảnh”. Để hấp dẫn người mua, hãy chạy thử nghiệm trước nhằm đảm bảo các từ khóa nhất định nào đó được tìm kiếm rất nhiều, sau đó bạn có thể chứng minh khả năng URL của bạn sẽ xuất hiện trên Google hoặc Yahoo!. Bí quyết: những tên miền tốt nhất là những tên ngắn, dễ đọc, dễ nhớ và cụ thể. Với những phương pháp kiếm tiền trên, bạn có thể thử vận mệnh của mình trên Internet. Theo ICTnews Leave a Response » 12 lý do xây dựng Website của bạn Có nhiều người cho rằng họ cần xây dựng website vì đối thủ cạnh tranh của họ đã có website. Nhiều người còn cho rằng xây dựng một website là rất đơn giản và có thể bắt đầu vào bất cứ lúc nào. Tất cả các lý do trên đều đúng, nhưng nên bắt đầu xây dựng website của bạn vào lúc nào? Hãy để chúng tôi điểm một vài lý do mà bạn cần bắt đầu xây dựng ngay website của bạn, không phải một tuần sau, không phải một tháng sau mà là ngay hôm nay. 1. Việc kinh doanh của bạn sẽ mở cửa 24 tiếng một ngày. Điều này có nghĩa là bạn không phải đóng cửa vào ngày lễ tết hay ngày giáng sinh… Nếu bạn có ở đâu đi nữa thì tất cả mọi người cũng đều có thể xem hàng hóa của bạn. Khi một ai đó
- muốn biết về thời gian, địa điểm, phương hướng, hay bất cứ thông tin nào về công ty của bạn, họ có thể nhận được những thông tin nay mà hoàn toàn không làm phiền tới bạn. 2. Chi phí nhân viên thấp. Khi bạn có một website, bạn có thể chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần thuê thêm nhân công. Bạn sẽ không phải tiêu thêm một khoản tiền nào vào việc bồi thường cũng như bảo hiểm cho nhân viên mới mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng và dịch vụ. 3. Có thêm hàng nghìn khách hàng mới. Bởi vì bất kì ai trên thế giới cũng có thể xem được website của bạn, bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng mới từ các nước khác trong khi nỗ lực và chi phí của bạn không hề thay đổi. 4. Tạo một hình ảnh về một công ty được tổ chức tốt. Internet là phương tiện hữu hiệu nhất để bạn có thể tạo lập bất kỳ hình ảnh nào về mình mà bạn muốn. Tất cả đều nằm trong tay ban, chỉ cần thiết kế một website chuyên nghiệp, thêm nội dung giúp đỡ khách hàng và ngay lập tức công ty của bạn bắt đầu có hình ảnh của mình. Công ty của bạn nhỏ như thế nào cũng không thành vấn đề, chỉ cần có khát vọng lớn, bạn có thể xây dựng hình ảnh công ty bạn như là một tập đoàn lớn trên Internet. 5.Tiết kiệm được bưu phí và chi phí in ấn. Hãy nghĩ xem bạn phải gửi bao nhiêu tấm card cho khách hàng biết về việc bán hàng của bạn. Tất cả có thể được giảm thiểu bằng cách đưa các thông tin bán hàng vào website và mỗi khách hàng tới thăm. Bạn có thể thu thập địa chỉ email của khách hàng, giữ liên hệ với họ về những sự kiện đặc biệt trong gian hàng của bạn thông qua email. 6. Quảng cáo không giới hạn. Nếu bạn đã từng đang quảng cáo trên các loại báo, ấn phẩm, đài tiếng nói hay truyền hình, chắc chắn bạn hiểu rõ chi phí đó lớn như thế nào. Bạn phải trả tiền quảng cáo theo số chữ, diện tích hay thời lượng… Trên Internet không có giới hạn này, bạn có thể đặt bao nhiêu nội dung, tranh ảnh, video và còn hơn thế nữa. Với một website bạn có thể quảng cáo không giới hạn với chi phí 20 USD/tháng. 7. Cải tiến hệ thống liên lạc. Bạn có thể liên hệ với nhân viên, nhà cung cấp của bạn thông qua website. Mọi thay đổi đều có hiệu lực ngay khi bạn gửi cho họ trên website, và bất kì ai cũng xem được những thông tin cập nhật mà không phải liên lạc trực tiếp với bạn. 8. Dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Đây là niềm mơ uớc của bất kỳ doanh nghiệp nào. Các chủ doanh nghiệp không muốn tốn thời gian vào việc giải thích cho khách hàng cách sử dụng sản phẩm, cách lắp đặt, xử lý sự cố, lau chùi, di chuyển, đổi sản phẩm hay bất kì diệu gì phải làm đối với sản phẩm đã được mua. Với một website, chỉ cần đưa ra tất cả các tình huống, tạo câu hỏi và trả lời sẵn, khách hàng của bạn có thể tìm kiếm mối thông tin hỗ trợ mà không phải làm phiền tới bạn. 9. Thu hút được những khách hàng lập dị, khó tính. Nhiều người không muốn đi mua sắm tại các cửa hàng, những nơi ồn ào. Họ sợ những nhân viên bán hàng phát hiện điều bí mật của họ, có người thì xấu hổ không dám hỏi mua sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng liên quan tới các vấn đề tế nhị. Với một website, bạn có 100% cơ hội để chinh phục đối tuợng khách hàng này. 10. Có mặt trên mạng đồng hành với đối thủ cạnh tranh.
- Bạn phải nghĩ rằng Internet giống nhu cuốn Danh bạ điện thoại. Càng ngày càng nhiều người sử dụng website để tìm kiếm thông tin, mua sản phẩm, dịch vụ. Nếu bạn không ở đó, đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ ở đó. Nếu bạn không nằm trong Danh bạ điện thoại thì làm sao khách hàng có thể tìm thấy bạn? 11. Các nhà cung cấp thông tin, các công cụ tìm kiếm sẽ không còn miễn phí trong vài tháng tới. Khi lượng thông tin của họ đã khá đầy đủ, họ không cần bạn nữa mà lúc này bạn lại phải cần tới họ vì họ có rất nhiều người đến để tìm kiếm thông tin. Ví dụ: Yahoo, LookSmart đã bắt đầu tính phí đăng ký vào cơ sở dữ liệu của họ với chi phí tương ứng là 9 va 9. Cho tới hiện nay, một nửa số công cụ tìm kiếm đã tính phí để đưa vào cơ sở dữ liệu của họ. Có khả năng bạn sẽ không còn được miễn phí đăng ký lên các công cụ tìm kiếm khác (AltaVista, Lycos…) trong vài tháng tới. 12. Internet là môi truờng tối ưu để tiếp thị sản phẩm của bạn theo một hình thức mới: Virus Marketing hay còn gọi là Marketing kiểu lây lan. Đây là hình thức Marketing tới một người, người đó lại giới thiệu cho một hay nhiều người bạn và cứ thế tiếp tục. Có thể tưởng tượng giống như phản ứng dây chuyền. Tại sao? vì trên Internet, người ta có thể trao đổi thông tin một cách nhanh nhất và bằng nhiều cách nhất. Nếu bạn thực sự chưa có một website thì bạn nhất định phải bắt đầu lập kế hoạch cho website của bạn ngay hôm nay. Tôi xin nhắc lại, hãy bắt đầu ngay hôm nay, không phải ngày mai, không phải tuần sau, càng không phải tháng sau mà là ngay hôm nay. Theo Vietsmall Leave a Response » Tương lai dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam Một loạt tín hiệu vui đang mở ra sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và bước vào cuộc chơi đầy thử thách: Internet. 2 triệu USD đầu tư cho VC với hệ thống bamboo.com, 2 triệu USD đầu tư cho Timnhanh.com, VinaGame thu nhập hàng trăm tỷ đồng và chuẩn bị lên sàn chứng khoán Mỹ, quảng cáo trực tuyến tăng trưởng 200%, IDG ventures đầu tư vào hơn 20 công ty CNTT, 17,5 triệu người dùng Internet… Sự chuyển mình của Internet Việt Nam Hạ tầng phát triển nhanh nhất thế giới Theo thống kê trong tháng 10/2007, cả nước đạt 860 nghìn thuê bao Internet, tương đương 4,92 triệu thuê bao quy đổi, đạt mật độ 5,7 thuê bao/100 dân; số người sử dụng dịch vụ Internet là 17,5 triệu người, chiếm gần 21% dân số. Theo dự kiến của Bộ TT&TT, năm 2010, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đạt 35-40%. Như vậy, trong 10 năm qua Internet Việt Nam đã làm nên một “Thánh Gióng thời công nghệ cao” với tỷ lệ phát triển nhanh nhất thế giới. … nhưng nghèo về dịch vụ và nội dung Chính nhờ sự phát triển nhanh của hạ tầng, số lượng người dùng các dịch vụ trực tuyến của nước ta không hề nhỏ. So với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, số người dùng truy cập vào các website tin tức và giải trí Việt Nam khá cao (hiện Google VN, VnExpress, DanTri, 24h… đang nằm trong TOP 500 các website đông người truy cập nhất thế giới).
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn