intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu 8 lời khuyên kiểm soát huyết áp

Chia sẻ: Dai Hoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

67
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với 8 lời khuyên cuộc sống, bạn có thể giữ ổn huyết áp và hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tim mà không lệ thuộc vào các loại dược phẩm hạ huyết áp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu 8 lời khuyên kiểm soát huyết áp

  1. 8 lời khuyên kiểm soát huyết áp Với 8 lời khuyên cuộc sống, bạn có thể giữ ổn huyết áp và hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tim mà không lệ thuộc vào các loại dược phẩm hạ huyết áp.
  2. Bỗng dưng tụt huyết áp!!! ->> ->> Bệnh huyết áp thấp và những điều cần biết ->> Bệnh cao huyết áp và những điều cần biết Những quy tắc cuộc sống có ảnh hưởng không nhỏ giúp người huyết áp cao ổn định huyết áp. Nếu thành công trong việc kiểm soát huyết áp bằng những thói quen sống lành mạnh, bạn có thể ổn định, thậm chí loại bỏ được sự lệ thuộc vào thuốc huyết áp. 8 lời khuyên sau sẽ giúp bạn: 1. Giảm cân và kiểm soát số đo vòng hai
  3. Huyết áp cao thường đi kèm với tăng trọng lượng cơ thể. Bên cạnh kiểm soát cân nặng, bạn nên để ý tới số đo vòng hai bởi vòng hai càng tích nhiều mỡ càng làm tăng chỉ số huyết áp của bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra số đo vòng hai lý tưởng của con người không bị huyết áp cao. Theo đó, đàn ông Châu Á có số đó 90cm và phụ nữ là 80cm là số đo lý tưởng. Nếu kích cỡ vòng hai của bạn vượt một trong hai con số này, điều đó chứng tỏ bạn có vấn đề về huyết áp. 2. Tập thể dục thường xuyên
  4. Thể dục luôn có lợi cho sức khỏe. Các chuyên gia tim mạch trên thế giới cho rằng, luyện tập thường xuyên trong khoảng từ 30 đến 60 phút mỗi ngày sẽ đem lại những chuyển biến tốt cho người mắc bệnh huyết áp. Nếu bạn không phải là người lười hoạt động, bạn nê tăng số lượng và độ khó của các động tác để có thể làm giả chỉ số huyết áp xuống thấp chỉ trong vài tuần. 3. Ăn uống lành mạnh Chế độ ăn giàu chất xơ, rau, quả và ít chất béo, cholesterol đem lại sức khỏe vàng cho những người cao
  5. huyết áp. Không nhất thiết là phải thay đổi thói quen ăn uống, nhưng để nhận biết được độ tốt, xấu của những thức ăn, bạn nên tham khảo vài lời khuyên sau: * Tạo một cuốn nhật ký thực phẩm: Liệt kê những thực phẩm bạn sẽ sử dụng trong một tuần, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về những điều tốt, xấu của những thực phẩm này. Không chỉ có vậy, tạo một cuốn nhật ký thực phẩm còn giúp bạn kiểm soát chế độ ăn uống của mình.
  6. * Kali: Kali có thể làm giảm tác dụng của natri lên huyết áp. Nguồn tốt nhất cung cấp muối ăn cho cơ thể chính là trái cây và rau quả. * Mua sắm thông minh: Thực hiện một danh sách những thứ cần phải mua sắm để tránh việc chọn lựa đồ ăn không suy nghĩ. Đọc nhãn thực phẩm trước khi mua và đính kế hoạch ăn uống lành mạnh lên những thực phẩm mua sắm hàng ngày. 4. Giảm muối trong chế độ ăn
  7. Giảm một lượng nhỏ muối ăn trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp người huyết áp cao giảm huyết áp từ 2-8 mmHg. Trung bình, những người lớn khỏe mạnh cần từ 1500mg đến 2400mg natri mỗi ngày. Những người bị huyết áp cao thì cần ít hơn 1500mg mỗi ngày. Để giảm lượng muốn trong các bữa ăn, bạn nên xem xét việc để người khác đứng bếp thay vì bạn đứng bếp và nêm muối. 5. Giới hạn số lượng rượu Rượu là thức uống hai mặt đối với sức khỏe của người bị bệnh huyết áp. Nếu uống ít, rượu sẽ làm giảm huyết áp từ
  8. 2-4mm Hg, nhưng uống nhiều rượu sẽ có tác động trái ngược. Bạn không nên bắt đầu uống rượu để giảm huyết áp bởi bạn sẽ rất dễ bị nghiện rượu. Như vậy vấn đề sức khỏe, bệnh huyết áp của bạn càng trở nên tồi tệ hơn. 6. Cắt giảm thuốc lá và khói thuốc lá Chất nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng huyết áp của bạn bằng 10mm Hg hoặc nhiều hơn nếu bạn hút thuốc lá. Hút thuốc cả ngày sẽ khiến huyết áp của bạn tiếp tục tăng cao. Bạn cũng nên tránh khói thuốc. 7. Cắt giảm caffeine
  9. Vai trò của caffeine với huyết áp vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi. Uống đồ uống có caffeine có thể tạm thời gây ra huyết áp cao nhưng nó không cho kết quả rõ ràng hay lâu dài. 8. Giảm căng thẳng Căng thẳng hoặc lo âu có thể tạm thời tăng huyết áp. Những điều có thể gây căng thẳng cho bạn là công việc gia đình, việc công sở, tài chính, bệnh tật… Một khi bạn biết điều đang làm bạn căng thẳng, bạn nên xem xét để loại bỏ nó.
  10. Nếu không có phương án loại bỏ căng thẳng, bạn nên tham gia tập yoga hay thiền và nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2