YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu ẩm thực tổng hợp
273
lượt xem 145
download
lượt xem 145
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ngày nghỉ, các bà nội trợ muốn chiêu đãi gia đình món gà luộc. Nhưng làm thế nào để gà được ngon và đẹp mắt? Bạn có thể tham khảo cách làm sau đây: Gà luộc là món ăn tưởng như chế biến rất dễ bởi chỉ việc cho gà vào nước đun sôi, đợi chín, thế là xong. Nhưng để gà luộc ngon và đẹp thì không phải ai cũng biết vì: Nếu luộc kỹ để bên trong thật chín thì lớp da và thịt bên ngoài bị nhừ, còn nếu giữ được lớp da ngoài dai, giòn thì lớp thịt và xương chặt ra còn...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu ẩm thực tổng hợp
- Bí quyết đồ xôi ngon Khởi tạo bởi : suckhoe | Đăng bởi : suckhoe | Cập nhật: 17/09/2009 09:08 E-mail | Bản in | Lưu xem sau Bạn nên dùng tay vốc từng nắm gạo đỗ trải nhẹ nhàng từng lớp vào chõ, thay vì đổ ào tất cả vào hoặc cố lèn thêm cho nhiều, vì các lỗ thông hơi sẽ bị bít, xôi không thể chín. Trước tiên, bạn hãy chọn loại gạo nếp cái hoa vàng đều hạt, trắng thơm. Đỗ xanh hạt vừa phải, tán vỡ đôi, vỡ ba. Ngâm riêng gạo và đỗ ít nhất 5 giờ cho mềm. Đãi sạch vỏ đỗ, chờ khô nước rồi trộn đều với gạo nếp, thêm một chút muối. Khi cho nước vào nồi, nên cho vừa phải. Nếu đổ nhiều quá, nước sẽ bốc hơi hoặc trào mạnh, khiến phần xôi phía dưới bị nát, bịt kín lỗ thông hơi, và phần xôi phía trên sẽ không chín đều. Bạn cũng nên dùng khăn sạch, làm ẩm, trùm bên ngoài chõ để giữ nhiệt, giúp xôi không bị mất nước, chín đều. Khi đồ xôi cách thủy, bạn nên cho một chiếc đìa sành nhỏ vào nồi để theo dõi lượng nước bên trong còn nhiều hay ít. Nếu đang đun mà nghe tiếng "lạch cạch" nghĩa là lượng nước dùng đồ xôi vừa cạn. Bạn cần tắt bếp để nồi không bị cháy, hoặc cho thêm nước đun tiếp nếu xôi chưa thật chín. Trung bình, bạn cần đun từ 30 đến 40 phút để gạo đỗ chín mềm, đều. Nên đun vừa lửa, lấy đũa đảo nhẹ trong lúc đồ. Khi xôi chín, có thể trộn thêm vài thìa dầu ăn để tạo độ bóng, xôi sẽ mềm và thơm hơn. (Theo Đất Việt ) [ Trở về] Luộc gà đẹp và ngon. Khởi tạo bởi : suckhoe | Đăng bởi : suckhoe | Cập nhật: 26/09/2009 22:29 E-mail | Bản in | Lưu xem sau Ngày nghỉ, các bà nội trợ muốn chiêu đãi gia đình món gà luộc. Nhưng làm thế nào để gà được ngon và đẹp mắt? Bạn có thể tham khảo cách làm sau đây: Gà luộc là món ăn tưởng như chế biến rất dễ bởi chỉ việc cho gà vào nước đun sôi, đợi chín, thế là xong. Nhưng để gà luộc ngon và đẹp thì không phải ai cũng biết vì: Nếu luộc kỹ để bên trong thật chín thì lớp da
- và thịt bên ngoài bị nhừ; còn nếu giữ được lớp da ngoài dai, giòn thì lớp thịt và xương chặt ra còn màu đỏ. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên cho gà vào lúc nước còn nguội để da không bị nứt vỡ. Sau đó luộc gà trong nước sôi tim (sôi lăn tăn không sủi sóng lên). Luộc một con gà nhanh nhất khoảng 20 phút (trung bình là 30 phút), nhưng để gà chín đều, da vàng óng phải mất khoảng 45-60 phút (để lửa nhỏ). Khi nước đã sôi, vặn nhỏ lửa, vì nếu để sôi sùng sục, phần thịt ở đùi sẽ bị co tụt lên, rất xấu. Sau khi nước sôi khoảng 5 phút, bạn vặn nhỏ gas hết cỡ, để trong 5 phút nữa rồi tắt. Vẫn đậy vung kín chừng 20 phút. Bạn có thể dùng đũa chọc vào gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là gà đã chín. Để gà luộc trông căng mọng, màu da tươi tắn, sau khi vớt ra, nên nhúng ngay vào nồi nước sôi để nguội, nước lạnh càng tốt. Đến lúc gà nguội hẳn mới lấy ra đĩa, nếu không, da gà sẽ bị khô và xỉn màu. Sau khi vớt gà ra, để thịt ráo nước một chút, dùng củ nghệ, giã nhỏ vắt lấy nước trộn với mỡ gà đã thắng quét một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông rất hấp dẫn. Muốn nước dùng được thơm ngon, bạn nên cho chút muối. Khi sôi, cho vào một ít hành khô bóc vỏ, đập dập. Nồi luộc nên có đường kính vừa phải, cao thành, sao cho lượng nước không lớn lắm vẫn đủ ngập gà, nước sẽ ngọt hơn. Bạn nên chờ gà nguội hẳn mới chặt, miếng thịt sẽ gọn gàng, không bị nát. Nếu muốn con gà có cần hình dáng đẹp bạn, nên dùng lạt và các thanh gỗ buộc gà theo kiểu dáng tùy thích, nhúng qua nước sôi cho cứng lại rồi mới đem luộc. Luộc gà lòng đào: Có nhiều người thích ăn gà lòng đào vì gà vừa mềm vừa ngọt, ít xơ… Xin mách mẹo nhỏ sau đây: Để nước sôi thật già rồi mới thả gà vào, dùng đũa nhận gà chìm dưới mặt nước sôi, canh đồng hồ đúng hai phút là tắt bếp, dùng đĩa sứ dằn cho gà không nổi lên mặt nước sôi, ngâm gà trong nồi nước nóng khoảng 5 phút thì vớt ra, để dốc đứng cho gà ráo nước và nguội bớt rồi chặt thành miếng nhỏ. Thịt gà luộc hồng đào dọn ra ăn phải còn nóng ấm. Sắp thịt gà ra đĩa, rắc lá chanh lên, chấm với muối tiêu có thêm vài giọt chanh. Có người thích chấm món gà luộc hồng đào với nước mắm nguyên chất, chỉ cho vào vài giọt chanh và ớt tươi xé nhỏ.
- Các bài mới hơnMẹo vặt khi nấu ăn Khởi tạo bởi : suckhoe | Đăng bởi : suckhoe | Cập nhật: 26/09/2009 22:56 E-mail | Bản in | Lưu xem sau Mẹo vặt khi nấu ăn dành cho chị em nội trợ Cách Làm Lươn Lươn mua về còn sống cho vào soong hoặc thau, lấy rổ đậy kín rồi cho vào một chén giấm chua. Lươn sẽ quẫy rất mạnh vì vậy bao nhiêu nhớt sẽ theo ra hết. Khi thấy lươn yếu dần, không còn quẫy nữa thì đem ra vuốt bằng muối rồi rửa lại bằng nước lạnh vài lần sẽ sạch. Cách Làm Cá Cá bán ở chợ thường chưa được đánh vẩy. Muốn làm cá mà không bị vẩy văng ra tứ phía, hãy ngâm cá vào nước sôi thì việc đánh cá sẽ dễ dàng Chiên Khoai Tây Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng. Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1cm theo chiều dọc của củ khoai. Vớt khoai để ráo, lau khô từng miếng. Sau đó phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi chiên, mặt khoai không bị nhăn. Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng. Khi chiên, khoai sẽ phông lên, lấy khoai ra cho vào rổ nhôm, rắc lên một chút muối và xốc đều Khử Mùi Hôi Của Thịt Bò Nướng một củ gừng cho chín, sau đó cạo lớp vỏ cháy, giã nhuyễn gừng và xát lên thịt Xả lại bằng nước lạnh. bò. Khử Mùi Hôi Của Thịt cừu: Thông thường, thịt cừu có mùi nặng hơn, do đó khi chế biến món ăn cần cho thêm củ cải thái nhỏ và giấm vào. Cách này giúp cho món ăn không những hết mùi hôi mà còn thơm ngon hơn. Cũng có thể dùng gừng giã nát hòa chung với rượu ướp vào thịt cừu, mùi hôi sẽ hết. Tẩy Mùi Xào Nấu, Mùi Thịt Cá
- Đốt một miếng đường lên bếp. Trong khi chờ cá chín, mùi đường cháy sẽ phá tan mùi tanh của cá. Để cho mùi hôi của bắp cải chín mất đi, hãy cho vào soong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì. Chậu rửa bát vừa ăn xong, dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, mùi tanh của cá sẽ hết Luộc Rau Xanh Màu Cho vào soong nước luộc vài giọt chanh hoặc giấm, đợi nước thật sôi mới cho rau vào Muốn Trứng Chiên Được Nổi Phồng Cho vào trứng một chút bột nổi rồi đánh trứng cho đều, nhớ đánh theo một chiều Để Dao Khỏi Tanh Dùng một lát chanh hoặc một lát cà rốt chùi lên lưỡi dao. Giữ Cam, Chanh, Bưởi Ðược Lâu Với các loại quả này, phải chọn quả còn cả cuống, bôi vôi lên đầu cuống và để vào chỗ thoáng mát. Khử Mùi Hôi Của Soong, Chảo Soong, chảo nấu thức ăn, khi rửa sạch, vẫn thường để lại một mùi hôi. Chỉ cần dùng chanh, bã trà, bã café để chùi rửa mùi hôi sẽ hết. Chiên Cá Không Bị Vỡ Trước khi chiên, chỉ cần lấy vải lau sạch con cá cho thật khô nước. Cá bán ở chợ thường chưa được đánh vẩy. Muốn làm cá mà không bị vẩy văng ra tứ phía, hãy ngâm cá vào nước sôi thì việc đánh cá sẽ dễ dàng (Theo gasa) E-mail | Bản inLưu xem sau [ Trở về] Bí quyết nấu chè đỗ đen ngon Khởi tạo bởi : suckhoe | Đăng bởi : suckhoe | Cập nhật: 03/05/2010 21:37
- E-mail | Bản in | Lưu xem sau Chè đậu đen khá phổ biến và rất thích hợp trong những ngày hè nóng nực. Không chế biến cầu kì như các loại chè khác nhưng để nấu được một nồi chè đỗ đen ngon thì cũng cần có những bí kíp nho nhỏ. Nhiều người cứ nghĩ rằng cho đỗ vào nồi nấu lên cho nhừ rồi bỏ đường vào là xong, nhưng cũng không đơn giản như thế. Một nồi chề đỗ đen ngon thì những hạt đậu phải dẻo, còn nguyên hạt mà không bị vỡ vụn, nát nhừ. Trước tiên, ngâm đậu cho nở, sau đó đem luộc cho chín, đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để liu riu khoảng 15 phút cho đậu chín. Đổ đậu vào cái rổ con, xả nước lạnh, sau đó bắc chảo lên bếp xào với đường cho keo lại, đến khi đảo thấy dính sền sền là được. Tiếp tục cho lửa thật nhỏ để đường ngấm sâu vào hạt đậu. Cuối cùng, đổ một lượng nước theo lượng đỗ rồi bắc lên nấu tiếp. Như vậy bí quyết nấu chè ngon là ở khâu xào đậu với đường, như vậy bạn sẽ có một nồi chè thật hấp dẫn. Nhai từng hạt đậu ngon ngọt, bùi bùi, húp một ngụm nước đỗ rượi sẽ mọi mệt nhọc. đen mát xua tan đi Một bí quyết nữa cũng hay được sử dụng đó là khi nấu, người ta cho vào một chút muối ăn Nacl, hoặc ngâm đậu vào nước muối pha loãng cũng được. Bởi muối có hai dụng: tác Thứ nhất: Muối sẽ đậ u mề hơn làm mau chín và bùi khi ăn Thứ hai: Khi nấu chè ta cho 1 tí muối ăn vào khi chè chín ta cho đường vào .Nói chung lượng đường nhiều hơn muối ăn rất nhiều. Sẽ tạo ra sự đánh lùa cảm giác làm chè sẽ thanh hơn và đậm đà hơn.. Tuy ta cảm giác thấy vị ngọt mà thôi nhưng thực chất lưỡi và não sẽ tiếp nhận 2 thông tin cùng một lúc là có 1 ít vị mặn và nhiều vị ngọt. bạn sẽ những nồi đỗ Chúc các có chè đen ngon cho gia đình! (Theo MonngonHanoi) Bài thuộc chuyên đề: Mùa hè và những điều cần biết E-mail | Bản inLưu xem sau
- [ Trở về] Các bài mới hơn Sáu cấm kỵ khi dùng bột ngọt Khởi tạo bởi : khanhhuong | Đăng bởi : suckhoe | Cập nhật: 23/12/2010 00:00 E-mail | Bản in | Lưu xem sau Bột ngọt là gia vị không thể thiếu nhưng các bà nội trợ cần chú ý những điều nhỏ khi chế biến để tránh tác dụng ngược không đáng có. ->> Đôi điều cần biết về mỳ chính Vai trò chính của bột ngọt là để tăng hương vị của thực phẩm. Bột ngọt nếu dùng lượng thích hợp có thể điều trị suy nhược thần kinh song nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây phản ứng phụ đối với sức khỏe con người. Khi sử dụng bột ngọt cần lưu ý những điều sau đây: 1. Tránh nhiệt độ cao Ảnh minh họa. Khi nấu ăn, nêm bột ngọt ở nhiệt độ cao dễ làm thay đổi thành phần hóa học trong bột ngọt, không những thay đổi hương vị mà còn có hại cho sức khỏe. Nhiệt độ là 70-90 độ C, là tốt nhất để bột ngọt hòa tan trong các món ăn. Vì vậy thời gian tốt nhất để cho loại gia vị này vào là khi đã tắt bếp, và món ăn hơi nguội. 2. Tránh nhiệt độ thấp Nêm bột ngọt khi món ăn đã nguội cũng không tốt, bột ngọt sẽ khó hòa tan hết, ảnh hưởng nhiều đến vị giác khi thưởng thức. 3. Tránh các món chua Khi nấu các món có vị chua không nên cho bột ngọt, vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi. Nếu cho bột ngọt vào món có độ chua càng cao càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng cơ thể. 4. Kiêng các món ngọt Khi nấu các món có độ ngọt, hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như củ cải, cà chua… không nên cho thêm bột ngọt, dễ phá hủy hương vị ngọt sẵn có.
- 5. Lượng vừa đủ Một người/ngày không nên tiêu thụ quá 6g bột ngọt. Qúa lượng này dễ gây đau đầu, sốt, buồn nôn, lượng đường trong máu cao và các triệu chứng khác Người cao tuổi và bị cao huyết áp, viêm thận, phù nề nên cẩn thận khi dùng bột ngọt. 6. Cấm kỵ với các món chiên Với các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, không nên cho trực tiếp bột ngọt lên trên bề mặt vừa mất hương vị đặc trưng lại tổn hại cho dạ dày. (Theo Xuân Trang // Dân Việt) AM THUC AM THUC VIET NAM ẨM THỰC Tôm xào kim chi Hàn Quốc Thứ Ba, ngày 28/12/2010, 03:45 (am thuc 24h) - Cách làm đơn giản nhưng món ăn lại thơm ngon đậm đà, ăn với cơm nóng rất hợp. Địa chỉ nhà hàng, quán cafe, fasfood, món ăn ngon... tất cả có trong Ẩm thực 24H Nguyên liệu: Tôm tươi 200g Kim chi cải thảo 1 bát Hành xanh, tỏi băm Dầu hào, nước tương Hạt nêm
- Cách làm: Tôm lột vỏ, chẻ lưng bỏ chỉ đen. Ướp tôm với chút dầu hào, tiêu xay và hạt nêm. Để 15 phút cho ngấm. Hành xanh cắt nhỏ, tỏi băm nhỏ, kim chi thái ngang độ 2 cm.
- Cho dầu ăn vào chảo đun nóng. Đổ tôm vào xào sơ rồi cho ra bát. Tiếp đến phi thơm tỏi băm rồi cho kim chi vào xào, kim chi đã đậm sẵn nên bạn không cần nêm nữa. Xào khoảng 3 phút thì đổ tôm trở lại chảo xào cùng kim chi. Nếu chảo khô thì cho chút nước vào. Nêm nếm cho vừa ăn, độ mặn vừa phải và chua tự nhiên của kim chi quện vào nhau là được. Rắc hành xanh thái nhỏ rồi tắt bếp. am thuc, kim chi, tom xao, am thuc han quoc, mon ngon, mon ngon de lam TAGS: Tré món ngon đặc sản của miền Trung 06/01/2011 8:00
- PNO - Tré là món ăn nổi tiếng của người dân các tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định. Mỗi miền có cách làm tré khác nhau, nhưng nguyên liệu chính vẫn là: thịt tai, mũi heo (thêm chút bì), riềng, tỏi, thính gạo,lá ổi, và rơm khô để ủ. Nguồn ảnh: Quán Nẫu Để làm tré, đầu tiên người ta sẽ luộc thịt chín, vớt ra để ráo nước rồi thái chỉ. Riềng, tỏi thái mỏng, trộn đều hỗn hợp thịt + riềng + tỏi + thính gạo giã nhỏ. Nêm gia vị muối, tiêu cho vừa miệng ăn. Sau đó lót một lớp lá ổi bên ngoài trước khi cho thịt vào trong gói lại. Tiếp tục dùng một lớp lá chuối khô hay lớp rơm khô lót bên ngoài rồi cột lại thành bó cho thật chặt (cách làm này dân gian gọi là ủ tré). Tré được ủ và để nơi thoáng mát, sau 2 – 3 ngày sẽ chín, các gia vị thấm vào thịt tạo nên một mùi thơm đặc trưng, cọng với vị riềng, tỏi lên men thơm ngon. Khi ăn người ta sẽ lột tré ra, dùng đũa đánh tơi các miếng thịt. Tré được ăn kèm với bánh tráng cuốn, rau sống (rau thơm, dưa leo, chuối chát…), đồ chua (đu đủ, cà rốt thái sợi, củ kiệu…) chấm nước chấm chua ngọt, hay nước sốt tương ớt.
- Vào những dịp vui, hay lễ Tết, tré thường được dọn làm món khai vị. Nếu đã từng ăn tré, hẳn bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm, bùi, béo, ngọt không thể lẫn vào đâu được của món ngon, đặc sản nổi tiếng của miền Trung này. Yến sào chỉ là thực phẩm chức năng 06/01/2011 8:00 PNO - Từ lâu, người ta vẫn thường ca ngợi những tác dụng “thần thánh” của yến sào như giúp người bệnh khỏe lại, giúp "cải lão hoàn đồng"… Quan niệm ấy xuất phát từ việc chúng ta thường cho rằng“cái gì hiếm thì quí”. Thực ra, yến sào chỉ có một số tác dụng nhất định. Yến sào là thực phẩm chức năng Thạc sĩ - Bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Giảng viên Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM cho biết, do sự gian nan, khó khăn khi khai thác yến sào; do số lượng ít chỉ đủ dùng cho các nhà quý tộc phong kiến ngày xưa cũng như những người giàu có, nên yến sào được dân gian khoác cho chiếc áo "quí hiếm” hơn giá trị thật của nó. Một dạng yến sào được bán trên thị trường - Ảnh: Internet Với thành phần dinh dưỡng chủ yếu là chất đạm với đa dạng các acid amin và acid amin thiết yếu; một số vitamin và chất khoáng có tác dụng gia tăng chuyển hóa các chất sinh năng lượng; các enzyme hỗ trợ tiêu hóa hấp thu (thực chất
- cũng là chất đạm), nên có thể xem yến sào như một loại thực phẩm chức năng. Thành phần chức năng của yến sào cộng với lượng đường phèn thường dùng trong chế biến yến sào, giúp gia tăng năng lượng tức thời khiến đang người đang mệt ăn/uống vào có cảm giác khỏe nhanh, từ đó "một đồn mười, mười đồn trăm, người ta dễ tin tưởng vào tác dụng “thần thánh”của yến sào. Tuy nhiên, cái “khỏe” do yến sào mang đến thường không kéo dài. Với tác dụng như một thực phẩm chức năng, chỉ nên dùng yến sào như món ăn phụ bổ sung chất dinh dưỡng vào khẩu phần ăn hàng ngày, hơn là xem yến sào như một vị thuốc quý giúp tăng cường sinh lực hay cải lão hoàn đồng. Đặc biệt, người tiêu dùng cũng không nên sử dụng yến sào thay thế cho bất cứ bữa ăn thông thường nào. Những lưu ý khi sử dụng yến sào Nếu có điều kiện, ai cũng có thể sử dụng được yến sào, kể cả người đang mắc bệnh. Tuy nhiên, ThS - BS Yến Phi khuyến cáo không nên dùng thường xuyên cho trẻ em, nhất là trước bữa ăn. Việc dùng yến sào trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết trong máu, làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, làm tăng biểu hiện biếng ăn và có thể làm giảm khẩu phần ăn trong bữa ăn sau đó, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Yến sào cũng không phù hợp với những người có rối loạn đường huyết, như bệnh nhân tiểu đường hay viêm tụy. Nên chế biến yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C. Thông thường, phương pháp chế biến yến sào chủ yếu là hấp, không nấu trực tiếp. Không nên cho đường quá nhiều cho dù là đường phèn, vào món ăn chế biến từ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào. Dưa kiệu ngày Tết 15/01/2011 8:00 PNO - Kiệu muối chua là món được ưa thích trong mâm cỗ ngày Tết của người Nam Bộ. Làm kiệu muối chua không khó, nhưng khá công phu. Bạn có thể làm kiệu theo cách dưới đây: Nguyên liệu:
- - 1kg kiệu ngon - 300g muối - 150g đường - 1 lít dấm - 1 muỗng canh vôi trắng - 1 muỗng cà phê phèn chua Thực hiện: Kiệu chọn loại ngon, cắt bỏ phần rễ và lá (chỉ cắt bỏ một phần, phần còn lại sau khi ngâm sẽ cắt tiếp). Hòa 150g muối + ½ lít dấm, ngâm kiệu trong khoảng 1 ngày. Vớt ra tiếp tục cắt sát phần gốc rễ nhưng đừng chạm thịt (vì chạm thịt kiệu dễ bị úng), vớt ra, xả kiệu sạch dưới vòi nước. Phèn chua đốt trên lửa cho phồng (nhằm giải độc) rồi hòa tan trong 2 lít nước ấm, để nguội. Cho kiệu vào ngâm 1 ngày, (kiệu lúc này rất dễ làm sạch, nên chỉ việc dùng tay chà xát nhẹ, phần vỏ đen bên ngoài sẽ tự bong). Vớt ra, xả kiệu sạch dưới vòi nước, kiệu sẽ rất trắng và sạch. Hòa vôi trắng với 2 lít nước lọc, lấy nước trong. Cho kiệu vào ngâm 3 giờ nữa. Vớt kiệu để ráo nước, rồi mang phơi ngoài nắng, chỗ thoáng gió cho khô và hơi héo. Xếp kiệu vào trong hũ thủy tinh hay hũ nhựa cho thật chặt. Nấu 2 lít nước + 150g muối + 150g đường + ½ lít dấm cho sôi, để nguội. Đổ nước dấm đường đầy hũ. Ngâm kiệu trong khoảng từ 7 – 10 ngày là dùng được. Tỏi lựa củ vừa, chắc (tép lớn quá, ngâm lâu chua), khoảng 1,5 kg, tách từng tép ngâm với giấm khoảng 1
- tiếng cho vỏ tỏi mềm. Dùng dao lột từng tép cho vào thau ngâm lại với giấm. Sau đó xả nước lạnh vài lần cho sạch. Cho tất cả tỏi (đã lột và rửa sạch) vào thau, ngâm nước ngập xâm xấp trong hỗn hợp giấm + phèn chua + thạch cao phi, đem phơi nắng trong 1 ngày, rồi xả nước lạnh vài lần cho sạch. Tiếp tục ngâm tỏi với hỗn hợp giấm + thạch cao phi không có phèn chua, phơi nắng khoảng 2 ngày, đem vào xả sạch, để ráo bỏ vào keo. Đổ giấm (nguyên chất) vào tỏi ngâm cho tới khi thấy nước giấm có màu vàng, đem xả nước lạnh, để ráo (lần 1). Tiếp tục lần 2 giống như lần 1. Sau cùng, cho tỏi vào keo, nấu hỗn hợp nước giấm, đường theo tỉ lệ 1kg đường + 3 xị giấm + 2 muỗng canh muối bọt, chờ nguội cho vào keo, khoảng 3 ngày sau là dùng được. Ngoại còn cho biết thêm, khác với những loại dưa chua khác, dưa tỏi để lâu càng chua, càng ngon. Thảo dược trong… nhà bếp 18/02/2011 10:13
- PN - Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia ngành dược đã thực sự quan tâm đến phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược. Ngay trong gian bếp nhà bạn cũng có nhiều thảo dược rất hữu ích. Quả ớt: Ớt được biết đến với khả năng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp giảm đau gây ra bởi chứng viêm khớp và bệnh zo-na. Thành phần hoạt động trong ớt, chất capsaicin, sẽ kích thích bộ não sản sinh ra chất endorphins để giảm đau. Bên cạnh đó, ớt cũng được cho là có tác dụng phòng chống hình thành các cục máu, tăng cường tiêu hóa và giảm sự đầy hơi. Gừng: Gừng có thể được sử dụng làm giảm huyết áp và giảm mức cholesterol xấu LDL. Đây cũng là một thảo dược ứng dụng trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa như chứng khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng gừng để chữa cảm cúm và ho. Gừng chứa những thành phần có khả năng giảm đau đầu, đau răng và thậm chí cả đau tai. Hành tây: Hành tây được dùng để điều trị cảm cúm, ho, bệnh viêm phế quản. Chất sắt có trong hành tây rất dễ hấp thụ vào cơ thể nên nó hữu ích trong điều trị bệnh thiếu máu. Hành tây còn tươi có thể tiêu diệt vi sinh bám trong miệng và giảm đau răng, nướu. Hành tây cũng được sử dụng để điều trị những vấn đề về hệ bài tiết.
- Cây sả: Sả là loài thảo dược có mùi thơm tự nhiên rất dễ chịu, khi trộn với tiêu đen có thể mang lại tác dụng giảm đau bụng kinh. Cây sả cũng được sử dụng để duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa một cách tốt nhất, giúp giảm triệu chứng đầy hơi, chứng khó tiêu, tiêu chảy… Cây sả được ứng dụng trong điều trị cho bệnh nhân thấp khớp, đau lưng và bong gân. Rễ sả có thể được dùng để giảm đau răng. Tỏi: Tỏi được dùng trong điều trị bệnh hen suyễn và hô hấp. Ăn nhiều tỏi là cách để hạ huyết áp nhờ nó có chất làm giảm co thắt trong động mạch chính. Tỏi chứa nhiều chất chống viêm, nên được ứng dụng trong điều trị viêm khớp và bệnh thấp khớp. Từ lâu người ta đã biết đến tác dụng của tỏi với hệ tiêu hóa do khả năng kích thích sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột. Gia vị này cũng giúp loại trừ chất độc, kích thích tuần hoàn và tái tạo máu, tốt trong điều trị mụn. Tỏi còn chứa chất có tác dụng kích thích hoạt động tình dục. Quế: Quế có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh cảm cúm, ho và đau họng. Ngoài ra, tinh dầu quế có khả năng giảm đau răng, buồn nôn và nôn. Nó còn có tác dụng kích thích sự thèm ăn, tốt cho tiêu hóa. Nhiều loại thuốc dân gian được chế ra từ quế vì tác dụng chống viêm, chống co bóp và chống hình thành cục máu đông. Quế cũng có thể mang đến làn da đẹp và hơi thở thơm tho. Cây rau mùi: Tinh dầu của loại cây này có tác dụng chống đầy hơi và hữu ích trong điều trị các vấn đề về
- tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ cũng như giảm nồng độ a xít trong dạ dày. Nước rau mùi có tác dụng kích thích hoạt động của thận và giúp lợi tiểu. Nó cũng có khả năng giảm cholesterol máu. Nước rau mùi hòa với một ít bột nghệ có thể điều trị mụn và dưỡng ẩm cho làn da khô. Bạn cũng có thể sử dụng rau mùi để giảm căng thẳng và chữa mất ngủ.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn