YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
Tài liệu bài giảng Chuẩn mực kế toán quốc tế
139
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nội dung của tài liệu bài giảng trình bày về hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức và quy trình ban hành chuẩn mực, Iasb Framework – khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính, nội dung một số chuẩn mực cơ bản.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu bài giảng Chuẩn mực kế toán quốc tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH<br />
KHOA KINH TẾ - DU LỊCH<br />
<br />
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG<br />
<br />
CHUẨN MỰC KẾ<br />
TOÁN QUỐC TẾ<br />
MÃ HỌC PHẦN:<br />
TÍN CHỈ: 03<br />
ĐỐI TƯỢNG: SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN<br />
HỆ: ĐẠI HỌC<br />
<br />
NÂU NÂU<br />
2015 - 2016<br />
<br />
SỐ<br />
<br />
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
HỘI ĐỒNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ - LỊCH SỬ<br />
PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH BAN HÀNH<br />
CHUẨN MỰC<br />
1.1 Sự cần thiết của chuẩn mực kế toán quốc tế<br />
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ mật<br />
thiết với các bên có lợi ích kinh tế liên quan, như nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp,<br />
khách hàng …, các đối tác này luôn cần những thông tin hữu ích để đưa ra những quyết<br />
định kinh tế. Do vậy, thông tin về hoạt động của doanh nghiệp như tình hình tài chính,<br />
kết quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền được trình bày trên báo cáo tài chính phải bao<br />
gồm các thông tin đáp ứng nhu cầu chung của các đối tượng sử dụng.<br />
Đến những năm đầu thập niên 1970, nhiều quốc gia đã ban hành hệ thống chuẩn<br />
mực kế toán riêng để tạo khung pháp lý chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính<br />
trong phạm vi quốc gia. Cơ quan soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán có sự khác<br />
nhau giữa các quốc gia. Tại Brasil, Canada, Hồng Kông, Indonesia, New Zealand, Đài<br />
Loan… trách nhiệm soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán thuộc về các tổ chức nghề<br />
nghiệp. Tại các quốc gia khác như Úc, Nam Phi, Trung Quốc, Phần Lan, Hi Lạp, Pháp,<br />
Malaysia,… trách nhiệm soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán lại thuộc về chính<br />
phủ. Tại một số nước khác như Đức, Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ… trách nhiệm soạn thảo và<br />
ban hành chuẩn lực kế toán lại thuộc về một tổ chức độc lập với các tổ chức nghề nghiệp<br />
và chính phủ.<br />
Khi quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực xã hội, khoa học kỹ<br />
thuật, kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng … điều cần thiết là thông tin tài<br />
chính của các doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau cần được trình bày theo những<br />
cách tương tự nhau để người sử dụng ở nhiều nơi thế giới có thể sử dụng để so sánh,<br />
đánh giá và đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán được<br />
các quốc gia ban hành chỉ nhằm mục đích đưa ra khung pháp lý và các quy định chung<br />
để hướng dẫn việc lập và trình bày báo cáo tài chính trong phạm vi quốc gia đó. Vấn đề<br />
đặt ra là cần phải có những chuẩn mực được ban hành đề sử dụng chung cho nhiều quốc<br />
gia trên thế giới, đó chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành của hệ thống<br />
chuẩn mực kế toán quốc tế.<br />
Những lợi ích của chuẩn mực quốc tế mang lại là:<br />
- Dễ dàng hơn cho doanh nghiệp để tiếp cận thị trường vốn nước ngoài.<br />
- Tăng thêm tính đáng tin cậy của thị trường vốn trong nước đối với các nhà đầu tư<br />
quốc tế hiện tại và tiềm năng.<br />
- Tăng thêm tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại những<br />
nước đang phát triển đối với các tổ chức cho vay tiềm năng trên phạm vi toàn cầu.<br />
- Tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp được sử dụng vốn với chi phí thấp nhất.<br />
- Tăng tính so sánh được của thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp tại các quốc<br />
gia khác nhau.<br />
- Tăng cường tính minh bạch của thông tin được trình bày.<br />
- Tăng thêm tính dễ hiểu của báo cáo tài chính.<br />
- Tạo thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp hoạt động tại các quốc gia khác nhau trong<br />
việc duy trì một hệ thống số sách kế toán.<br />
- Giảm chi phí biên soạn và ban hành chuẩn mực kế toán ở từng quốc gia khác<br />
nhau.<br />
<br />
1<br />
<br />
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ<br />
<br />
- Giản thiểu các quy định quản lý và bảo vệ thị trường của nhà nước và các tổ chức<br />
nghề nghiệp.<br />
- Giảm sự tác động nhạy cảm của chính trị đến chuẩn mực kế toán của từng quốc<br />
gia.<br />
- Kiến thức và giáo dục quốc tế về kế toán được tiếp thu dễ dàng hơn…<br />
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc<br />
tế<br />
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standard Board –<br />
IASB) có tiền thân là Uỷ Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting<br />
Standards Committee- IASC) được thành lập năm 1973 thông qua một thoả thuận bởi các<br />
tổ chức nghề nghiệp của các nước từ Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan,<br />
Anh, Ireland và Hoa Kỳ. Các thành viên khác lần lượt được hội nhập qua các năm tiếp<br />
theo, đến năm 1982 uỷ ban này đã có hầu hết các thành viên là thành viên của Liên đoàn<br />
Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC).<br />
Sau 25 năm hoạt động, đến năm 1997, IASC kế luận rằng điều quan trọng và cần<br />
thiết là tìm được một phương pháp hữu hiệu để kế nối giữa những chuẩn mực kế toán của<br />
từng quốc gia, thực tiễn và những chuẩn mực kế toán quốc tế. Để thực hiện được điều đó,<br />
IASC nhận thấy việc tái cấu trúc lại tổ chức là cần thiết.<br />
Vì thế, đến ngày 01/04/2001, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International<br />
Accounting Standard Board – IASB) được thành lập để thay thế vai trò của IASC trong<br />
việc soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế.<br />
1.3 Cơ chế tổ chức và hoạt động của IASB<br />
IASB là một cơ chết độc lập gồn có các chuyên gia được bổ nhiệm bởi Tổ chức Uỷ<br />
ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Committee<br />
Foundation – IASCF). IASCF là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập và hoạt động tại<br />
Hoa Kỳ từ ngày 08/03/2001.<br />
Tổ chức Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC Foundation – IASCF)<br />
IASCF cung cấp tài chính, bổ nhiệm các thành viên, giám sát kết quả công việc<br />
nhưng không can thiệp vào những vấn đề kỹ thuật trong việc ban hành chuẩn mực của<br />
IASB.<br />
IASCF có 22 uỷ viên quản trị (trustee), trong đó có: 06 uỷ viên từ Bắc Mỹ, 06 uỷ<br />
viên từ châu Âu, 06 uỷ viên từ châu Á và châu Đại dương, 04 uỷ viên từ bất kỳ khu vực<br />
nào nhằm bảo đảm cơ cấu cân bằng về địa lý. Do yếu cầu sự đa dạng về chuyên môn của<br />
các uỷ viên, nên các uỷ viên có thể là kiểm toán viên, doanh nhân, đối tượng sử dụng báo<br />
cáo tài chính, các nhà nghiên cứu, hoặc là các cá nhân khác phục vụ cho lợi ích của công<br />
chúng.<br />
Việc phê duyệt thành viên của IASCF do Hội đồng gián sát (Monitoring Board)<br />
thực hiện, đây là một hội đồng cấu thành bởi đại diện của Liên minh châu Âu, Tổ chức<br />
Quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán (International Organization of Securities Commissions<br />
– IOSCO), Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ (Security Exchange Commission – SEC), Cơ<br />
quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (Japan Financial Sẻvices Agency) và một quan sát<br />
viên từ Uỷ ban các Ngân hàng Trung Ương Basel (Basel Committee on Banking<br />
Supervision).<br />
Trách nhiện của uỷ viên IASCF theo Hiến chương IASCF có thể tóm tắt một số nội<br />
dung chính như sau:<br />
- Chỉ định các thành viên của IASB.<br />
- Chỉ định các thành viên của Uỷ ban Hướng dẫn và Giải thích Chuẩn mực và Hội<br />
đồng Cố vấn Chuẩn mực.<br />
<br />
2<br />
<br />
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ<br />
<br />
- Hàng năm xem xét lại chiến lược và hiệu quả hoạt động của IASB.<br />
- Phê duyệt ngân sách hàng năm của IASB và xác định các cơ sở cho việc tìm<br />
nguồn tài chính.<br />
- Xem xét các vấn đề có tính chiến lược ảnh hưởng đến các chuẩn mực kế toán,<br />
thúc đẩy IASBF và các nỗ lực của tổ chức này trong việc đạt được mục tiêu áp dụng<br />
nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán quốc tế.<br />
- Thiết lập và giám sát quy trình hoạt đồng của IASB, Uỷ ban Hướng dẫn và Giải<br />
thích Chuẩn mức Kế toán Quốc tế.<br />
- Phê chuẩn những sửa đổi và bổ sung sau khi dự thảo của chuẩn mực được lấy ý<br />
kiến cỉa công chúng và Hội đồng Cố vấn Chuẩn mực …<br />
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards<br />
Board – IASB)<br />
Trách nhiệm của IASB:<br />
- Biên soạn và ban hành chuẩn mực quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và các dự<br />
thảo,<br />
- Phê chuẩn các hướng dẫn và giải thích được biên soanj bởi Uỷ ban Hướng dẫn và<br />
Giải thích Chuẩn mực.<br />
Số lươnhj thành viên của IASB là 14 thành viên và tăng lên 16 thành viên vào tháng<br />
7.2012, trong đó có thể tối đa 3 thành viên làm việc bán thời gian. Theo số liệu, tháng<br />
12.2009, IASB có 15 thành viên làm việc toàn thời gian. Các thành biên của IASB là<br />
những người có chuyên môn sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Một số điều kiện<br />
khác cũng được quy định, là có khả năng phân tích, chính trực, khách quan và có kỷ<br />
luật… IASCF phải đảm bảo rằng IASB không bị thống trị bởi khi vực nào trên phạm vi<br />
toàn thế giới. Theo Hiến chương IASCF, đến năm 2012, IASB có cơ cấu gồm 4 thành<br />
viên từ Bắc Mỹ, 4 thành viên từ châu Á và châu Đại Dương, 4 thành viên từ châu Âu, 1<br />
thành viên từ châu Phi, 1 thành viên từ Nam Mỹ và 2 thành viên từ bất kỳ khu vực nào để<br />
đảm bảo sự cân bằng cơ cấu địa lý.<br />
IASB có toàn quyền phát triển và thực hiện chương trình làm việc của mình. Các uỷ<br />
viên IASCF sẽ xem xét hàng năm chiến lược, hiệu quả của IASCF và IASB, bao gồm cả<br />
việc tìm hiểu chương trình làm việc của IASB (nhưng không đưa ra chương trình làm<br />
việc cho IASB thực hiện).<br />
Việc ban hành chuẩn mực, dự thảo hoặc các hướng dẫn và giải thích phải được sự<br />
phê chuẩn của ít nhất 9 thành viên của IASB nếu tổng số thành viên dưới 16 và 10 thành<br />
viên nếu tổng số thành viên là 16. Trước đó, từ năm 2001 đến ngày 30/06/2005, chỉ yêu<br />
cầu được sự phê chuẩn của 8/14 thành viên.<br />
Chủ tịch của IASB được chỉ định bởi các uỷ viên IASCF. Hiện nay chủ tịch đầu<br />
tiên của IASB là ông David Tweedie (nhiệm kỳ 2001 – 2011). IASB theo cơ cấu mới đã<br />
có cuộc hợp chính thức đầu tiên tại London vào tháng 04.2001. Uỷ ban họp mỗi tháng<br />
một lần (trừ tháng 8) và thường kéo dài khoảng 1 tuần. Các cuộc họp thường diễn ra tại<br />
văn phòng của IASB tại London. Khoảng hai năm một lần, Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán<br />
Quốc tế và Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính của Hoa Kỳ (Financial Accounting<br />
Standards Board – FASB) thường tổ chức các cuộc họp chung để thảo luận những vấn đề<br />
được hai bên cùng quan tâm (tháng 4 và tháng 10).<br />
Từ khi thành lập, IASB đã ban hành được 9 chuẩn mực báo cáo tài chính<br />
(International Financial Reporting Standard – IFRS). Ngoài ra, trong giai đoạn trước<br />
năm 2001, IASC đã ban hành 41 chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting<br />
Standard – IAS), trong đó có 29 IAS còn hiệu lực (Phụ lục I -1).<br />
Hội đồng Tư vấn Chuẩn mực (The Standards Advisory Council – SAC)<br />
<br />
3<br />
<br />
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ<br />
<br />
Hội đồng Tư vấn Chuẩn mực cung cấp một diễn đàn cho tất cả các tổ chức và cá<br />
nhân có quan tâm đến việc trình bày báo cáo tài chính ở nhiều khu vực khác nhau và<br />
ngành nghề khác nhau, với mục đích:<br />
- Tư vấn cho IASB trong việc đưa ra các quyết định về chương trình làm việc, và<br />
trong quá trình làm việc của IASB.<br />
- Trình bày lại cho IASB về những vấn đề mà các tổ chức và các cá nhân của Hội<br />
đồng quan tâm trong việc thực hiện phần lớn các chuẩn mực.<br />
- Tư vấn cho IASB và các uỷ viên IASCF về các vấn đề khác.<br />
Theo Hiến chương IASCF, SAC có ít nhất 30 thành viên, các thành viên được chỉ<br />
định bởi các uỷ viên IASCF và có thể được chỉ định lại sau một nhiệm kỳ 3 năm. Các<br />
thành viên phải có kiến thức và kinh nghiệm thuộc các ngành nghề khác nhau.<br />
Uỷ ban Hướng dẫn và Giải thích Chuẩn mực (The International Financial<br />
Reporting Interpretations Committee – IFRIC)<br />
Uỷ ban Hướng dẫn và Giải thích Chuẩn mực có 14 thành viên được chỉ định bởi<br />
các uỷ viên của IASCF cho nhiệm kỳ 3 năm. Các thành viên của IFRIC không nhận<br />
lương nhưng các khoản chi phí phát sinh tronh quá trình làm việc của họ sẽ được hoàn<br />
lại. IFRIC tổ chức họ hàng tháng và mở rộng cho giới quan sát. Dự thảo hoặc bản cuối<br />
cùng của Ban hướng dẫn và giải thích cho chuẩn mực chỉ được thông qua khi có ít nhất<br />
11 thành viên đồng ý. Thành viên của IFRIC có thể là thành viên của IASB, có thể là<br />
Giám đốc về các hoạt động chuyên môn, hoặc một thành viên chuyên môn cao cấp của<br />
IASB và không có quyền biểu quyết.<br />
Trách nhiệm của IFRIC:<br />
- Hướng dẫn và giải thích các IFRS và phương pháp áp dụng chúng, cung cấp kịp<br />
thời các hướng dẫn khác về vấn đề trình bày báo cáo tài chính không được để cấp đến<br />
trong IAS hoặc IFRS, theo Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài<br />
chính và theo đề nghị của IASB.<br />
- Ban hành dự thảo hưởng dẫn và giải thích chuẩn mực để lấy ý kiến công chúng và<br />
giải quyết những vấn đề mà chông chúng quan tâm trong thời hạn đã được xác định trước<br />
khi đưa ra bản dự thảo cuối cùng.<br />
- Trình cho IASB phê duyệt và nhận lại những bản dự thảo cuối cùng của các Bản<br />
hướng dẫn và giải thích cho chuẩn mực.<br />
Hiện nay IFRIC đã ban hành được 19 bản hướng dẫn và giải thích chuẩn mực<br />
(IFRIC), trong đó có 16 IFRIC còn hiệu lực. Ngoài ra, trong giai đoạn trước năm 2001,<br />
bộ phận tiền than của IFRIC là Uỷ ban Hướng dẫn thường trực (Standing Interpretation<br />
Committee – SIC) đã ban hành 33 bản hướng dẫn (viết tắt SIC), trong đó còn 11 SIC còn<br />
hiệu lực (Phụ lục I-2).<br />
1.4 Quy trình ban hành chuẩn mực<br />
IASB có trách nhiệm soạn thảo và ban hành chuẩn mực, thông thường một quy<br />
trình ban hành chuẩn mực, không bắt bược, gồm có những bước sau đây, trong đó các<br />
bước có dấu sao (*) là những bước đòi hỏi có sự tham gia của IASCF:<br />
1. Yêu cầu nhân viên xác định và xem xét những văn bản liên quan và tìm hiểu việc<br />
tuân thủ Khuôn khổ lý thuyết (IAS Framework) liên quan đến việc ban hành chuẩn<br />
mực.<br />
2. Tiếp thu những yêu cầu kế toán từ các quốc gia, từ thực hiện và trao đổi quan<br />
điểm với những tổ chức ban hành chuẩn mực tại các quốc gia về các vấn đề đang<br />
được quan tâm.<br />
3. Lấy ý kiến của SAC về những vấn đề cần được IASB quan tâm. (*)<br />
<br />
4<br />
<br />
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)