intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC

Chia sẻ: Abcdef_40 Abcdef_40 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

82
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại Cương Là trạng thái một phần tĩnh mạch, thường ở phần nông bị viêm tắc, nổi lên, có mầu đỏ, hình dạng giống như con giun bò, cứng, đau. Cũng gọi là ‘Ác Mạch’, ‘Ác Mạch Bệnh’, ‘Xích Mạch Bệnh’, ‘Thanh Xà Tiên’, ‘Thanh Độc Xà’, ‘Hoàng Thu Ung’. Thường gặp ở tuổi thanh niên, tráng niên, nam nữ đều bị nhưng nữ bị nhiều hơn, thường nổi ở tay chân, bắp chân nhiều hơn. Nguyên Nhân Sách ‘Lưu Quyên Tử Quỷ Di Phương’ viết: “Chứng Thanh xà tiên sinh ở dưới bụng chân, kết thành khối, dài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC

  1. TĨNH MẠCH VIÊM TẮC (Huyết Thuyên Tính Tĩnh Mạch Viêm – Huyết Thuyên Bế Tắc Tĩnh Mạch Viêm) Đại Cương Là trạng thái một phần tĩnh mạch, thường ở phần nông bị viêm tắc, nổi lên, có mầu đỏ, hình dạng giống như con giun bò, cứng, đau. Cũng gọi là ‘Ác Mạch’, ‘Ác Mạch Bệnh’, ‘Xích Mạch Bệnh’, ‘Thanh Xà Tiên’, ‘Thanh Độc Xà’, ‘Hoàng Thu Ung’. Thường gặp ở tuổi thanh niên, tráng niên, nam nữ đều bị nhưng nữ bị nhiều hơn, thường nổi ở tay chân, bắp chân nhiều hơn. Nguyên Nhân Sách ‘Lưu Quyên Tử Quỷ Di Phương’ viết: “Chứng Thanh xà tiên sinh ở dưới bụng chân, kết thành khối, dài 2-3 thốn, phát nóng lạnh, ăn uống không được, thuộc về kinh túc Thiếu dương và túc Thái dương. Do Thận kinh bị hư tổn, thấp nhiệt dồn xuống phía dưới gây nên. Đầu (của khối tĩnh mạch tắc) hướng về phía trên thì khó trị, đầu hướng xuống phía dưới, châm cho máu xấu ra. Nơi người già yếu, nếu thấy nôn mửa,, bụng trướng, thần trí hôn mê, mạch táo thì sẽ chết”. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Do mùa xuân, mùa đông cảm phải ác phong, nhập vào kinh lạc mạch, khiến cho huyết ứ kết lại gây nên bệnh”. Sách ‘Thiên Kim Phương’ viết: “Có bệnh về mạch, phía trên cơ thể tự nhiên có mạch lạc dẫn đến tai ù, giống như hình dạng con giun bị chết. Mùa xuân có dạng giống như nước ở bên trong mạch, dài ngắn ở các mạch. Do mùa xuân, mùa đông bị ác phong nhập vào lạc mạch, huyết bị ứ lại sinh ra. Dùng bài ‘Ngũ Hương Liên Kiều Thang và Trúc Lịch để trị. Châm cho ra máu, dùng Đan Sâm Cao đắp bên ngoài”. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng, mục Dương Y’ viết: “Chứng Thanh xà tiên, tức Thanh xà ung ở phía trên bắp chân, có hình giống con rắn, loại to thì có đầu, loại nhỏ thì có đuôi, lúc mới phát không có mồ hôi”. Sách ‘Ngoại Khoa Đại Thành’ và sách ‘Y Tông Kim Giám’ gọi là Thanh độc xà.
  2. Nguyên Nhân + Thấp Nhiệt Uẩn Kết: ăn uống không điều độ, thích ăn thức cao lương mỹ vị (chất béo), cay nóng khiến cho Tỳ Vị mất chức năng kiện vận, thủy thấp không được vận chuyển đi, uất lại lâu ngày hóa thành nhiệt, thành hỏa độc, thấp nhiệt dồn xuống mạch gây nên bệnh. + Hàn Thấp Ngưng Trệ: nhiễm hàn thấp lâu ngày, cảm hàn thấp, ngưng trệ ở kinh mạch. Thấp tà là loại dính, béo, bẩn; Hàn có tính ngưng trệ, làm tổn thương phần dưới cơ thể, tổn thương dương khí khiến cho khí huyết ở chân bị ngưng trệ gây nên bệnh. + Can Khí Uất Kết: Tình chí uất ức, giận dữ làm hại Can, Can mất chức năng điều giáng, sơ tiết không thông, khí uất lâu ngày làm cho khí huyết và mạch lạc không thông, huyết ứ đình tụ lại gây nên bệnh. + Tỳ Mất Chức Năng Kiện Vận: bệnh lâu ngày, đứng lâu hoặc đi bộ nhiều, làm việc mệt nhọc quá làm cho Tỳ khí hao kiệt. Tỳ chủ tứ chi, chủ thống huyết. Nếu Tỳ không thống được huyết, huyết ứ ở lạc mạch hoặc vì Tỳ hư sinh ra đờm thấp ngưng trở ở lạc mạch gây nên bệnh. + Huyết Mạch Bị Chấn Thương: Do té ngã, chấn thương, đao kiếm chém... làm cho lạc mạch bị tổn hại hoặc bị nhiễm độc hoặc do huyết bị ứ, tích tụ lại không tan đi, uất lâu ngày hóa nhiệt gây nên bệnh. Biện Chứng Trị Liệu Bệnh chủ yếu do thấp nhiệt uẩn kết, hàn thấp ngưng trệ, huyết ứ, Tỳ mất chức năng kiện vận, Can uất. Điều trị phải hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt, lợi thấp, ôn dương hóa trệ, kiện Tỳ ích khí, thư Can giải uất. Triệu Chứng + Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Chân nặng, tức, sốt, da vùng bệnh đỏ, đau, thích lạnh, sợ nóng hoặc có những khúc ngoằn nghèo, phiền muộn, khát, không muốn ăn, nước tiểu ít, đỏ, lưỡi đỏ xậm, rêu lưỡi vàng bệu mạch Hoạt Sác hoặc Hồng Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, thông kết.
  3. - Sách ‘Trung Y Cương Mục’ Dùng bài Tỳ Giải Thấm Thấp Thang gia giảm: Tỳ giải, Ý dĩ, Hoàng bá, Xích phục linh, Đan bì, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo. (Tỳ giải, Ý dĩ, Xích phục linh, Trạch tả thấm thấp, lợi thủy; Hoàng bá thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu; Hoạt thạch, Thông thảo thanh nhiệt, lợi thủy, làm cho thấp nhiệt độc thoát ra qua đường tiểu). Gia giảm: Nhiệt nhiều thêm Kim ngân hoa, Liên kiều; Đau nhức nhiều thêm Đào nhân, Hồng hoa, Nguyên hồ. Đắp ngoài: Kim Hoàng Cao. - Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học’ dùng bài Nhân Trần Xích Đậu Thang gia giảm: Nhân trần 24g, Xích tiểu đậu 18g, Ý dĩ nhân 30g, Khổ sâm 12g, Thương truật, Hoàng bá, Phòng kỷ, Trạch tả, Bội lan, Bạch đậu khấu đều 9g, Địa đinh, Bồ công anh đều 15g, Cam thảo 3g. Sắc uống. + Hàn Thấp Ngưng Trệ: Chân nặng, ấn vào lõm sâu xuống, sáng nhẹ, chiều nặng, sợ lạnh, sắc da không tươi nhuận, bắp chân đau, khó co duỗi, chân nặng, không có sức, ngại đi, ăn uống kém, lưỡi trắng bệu, mạch Tế Nhu hoặc Trầm Tế. Điều trị: Ôn dương, hóa trệ, lợi thấp, thông kết. - Sách ‘Trung Y Cương Mục’ dùng bài Thực Tỳ Ẩm gia giảm: Bạch truật, Phục linh, Mộc qua, Hậu phác, Thảo đậu khấu, Đại phúc bì, Mộc hương, Phụ tử (chế), Can khương, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo. (Phụ tử, Can khương ôn dưỡng Tỳ Thận, phù dương ức âm; Bạch truật, Cam thảo kiện Tỳ, hòa trung; Thảo đậu khấu hóa thấp trọc ở Tỳ Thận; Đại phúc bì, Phục linh lợi thấp, hành thủy; Mộc qua tỉnh Tỳ, hòa Vị, sơ Can, ức mộc; Hậu phác, Mộc hương lý khí, khoan trung. Khí hành thì thủy sẽ hành; Sinh khương, Ddaij táo ích Tỳ, hòa trung). Thuốc Đắp: Hồi Dương Ngọc Long Cao. - Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học’ dùng bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Ngưu tất, Trạch lan diệp đều 30g, Quế chi 9g, Tế tân, Mộc thông, Chích cam thảo đều 6g. Sắc uống. Hoặc dùng Hoạt Huyết Chỉ Thống Tán: Thấu cốt thảo, Huyền hồ sách, Quy vĩ, Khương hoàng phiến, Xuyên tiêu, Hải đồng bì, Uy linh tiên, Ngưu tất, Nhũ hương,
  4. Một dược, Khương hoạt, Bạch chỉ, Tô mộc, Ngũ gia bì, Hồng hoa, Thổ phục linh đều 9g. Sắc sôi, xông và chườm vùng bệnh, ngày 1-2 lần, mỗi lần 30-60 phút. + Huyết Ứ: Da bên ngoài đau, nặng, tức, sắc da đỏ tím, cử động thì đau, vùng bắp chân đau hoặc có những vết ngoằn nghèo, ấn nhẹ vào thấy căng cứng, lưỡi có những vết ban tím, mạch Trầm Tế hoặc Trầm Sáp. Điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, hành khí tán kết. - Sách ‘Trung Y Cương Mục’ dùng bài Để Đương Thang gia giảm: Thủy điệt, Mang trùng (bỏ cánh, chân, sao), Đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn), Đại hoàng (tẩy rượu). (Thủy điệt trục huyết ứ xấu ra, phá trưng hà, tích tụ, có tác dụng phá ứ huyết cũ, sinh huyết mới, chuyển vào phần huyết mà không làm tổn thương khí; Mang trùng trục ứ tích, phá kết, tăng cường tác dụng của Thủy điệt. Nếu uống vào mà bị tiêu chảy thì ngưng thuốc lại. Phối hợp với Đại hoàng để quét sạch nhiệt, dẫn máu ứ đi xuống; Đào nhân phá huyết, hành ứ). Thuốc đắp: Xung Hòa Cao. - Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học’ dùng bài Hoạt Huyết Thông Mạch Thang gia giảm: Đương quy, Đan sâm, Ngân hoa đều 30g, Xích thược, Đào nhân, Ngưu tất, Nhũ hương, Một dược, Xuyên sơn giáp, Huyền hồ sách đều 9g, Kê huyết đằng 15g. Sắc uống. Hoặc dùng Thanh Doanh Giải Ứ Thang: Ích mẫu thảo 60-100g, Tử thảo, Xích thược, Đan bì đều 15g, Tử hoa địa đinh, Cam thảo (sống) đều 30g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). Hoặc dùng Hoạt Huyết Trục Ứ Thang: Đương quy 18g, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Quế chi, Phòng kỷ đều 9g, Đan sâm 15g, Hoàng kỳ (sống) 30g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). Hoặc dùng Hoạt Huyết Khứ Ứ Phiến: Lưu ký nô 45g, Đương quy, Xích thược, Khương hoạt đều 30g, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp, Thổ nguyên đều 24g, Công đinh hương, Đại hoàng (sống) đều 15g, Vô danh dị (chế) 60g, Mộc hương 18g,. Tán nhuyễn, chế thành phiến, mỗi phiến 0,3g. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 phiến (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
  5. + Tỳ Mất Chức Năng Kiện Vận: Da vùng bệnh sưng tức, ấn vào lõm, sắc da hơi trắng hoặc xanh úa, chân nặng, không có sức, vùng bụng trên khó chịu, sắc mặt vàng úa, duỗi chân khó, chân lạnh, tiêu lỏng, lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc hoạt bệu, mạch Trầm Hoãn. Điều trị: Phù Tỳ kiện Vị, ích khí dưỡng huyết. - Sách ‘Trung Y Cương Mục’ dùng bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang gia giảm: Phòng kỷ, Hoàng kỳ (sống), Bạch truật, Cam thảo (chích), Sinhh khương, Đại táo. Sắc uống. (Phòng kỷ khứ phong, chỉ thống, lợi thủy, thoái thủng; Hoàng kỳ bổ ích trung khí, lợi thủy, tiêu thủng làm chủ dược; Bạch truật, Cam thảo kiện Tỳ, hòa trung; Sinh khương, Đại táo điều hòa vinh vệ, giúp cho Hoàng kỳ và Phòng kỷ tăng tác dụng bổ khí hành thủy, thoái thủng). Thuốc đắp: Xung Hòa Cao. - Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học’ dùng bài Hương Sa Lục Quân Tử Thang gia giảm: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Hoàng kỳ, Mộc hương đều 10g, Đan sâm, Nhẫn đông đằng, Hoạt huyết đằng đều 15g, Trần bì, Sa nhân (cho vào sau) đều 6g, Hà thủ ô, Đương quy đều 12g. Sắc uống. + Can Uất: Vùng ngực, bụng, hông sườn có những mạch máu bế tắc không nhất định, đau như kim đâm, đau tức hoặc đột nhiên bị đau, thường bị phiền muộn, thở dài, có biểu hiện của Can uất, rêu lưỡi trắng nhạt, lưỡi đỏ sậm hoặc có vết ban tím, mạch Huyền hoặc Huyền Sáp. Điều trị: Thanh Can, giải uất, hoạt huyết, giải độc. - Sách ‘Trung Y Cương Mục’ dùng bài Phục Nguyên Hoạt Huyết Thang gia giảm: Sài hồ, Đương quy, Thiên hoa phấn, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp, Đại hoàng, Cam thảo. Sắc uống với rượu. (Sài hồ sơ Can, lý khí; Đương quy dưỡng huyết, hoạt huyết làm chủ dược; Hỗ trợ có Xuyên sơn giáp để phá ứ, thông lạc; Đào nhân, Hồng hoa hoạt huyết khứ ứ; Đại hoàng khứ trừ huyết ứ, quét sạch uất nhiệt, hỗ trợ cho tác dụng hoạt huyết khứ ứ của các vị thuốc trên; Thiên hoa phấn thanh nhiệt, tiêu thủng; Cam thảo hoãn cấp chỉ thống, điều hòa các vị thuốc. Hợp với thuốc đắp có tác dụng trừ máu xấu, sinh máu mới, khí thông, huyết hành thì chứng hông sườn ứ sẽ tự khỏi).
  6. Thuốc đắp: Xung Hòa Cao. - Sách ‘Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học’ dùng bài Sài Hồ Thanh Can Thang gia giảm: Sài hồ, Hoàng cầm, Tiêu sơn chi, Cam thảo đều 6g, Xích thược, Đương quy, Liên kiều, Thiên hoa phấn đều 10g, Tam thất phấn 4,5g (cho vào uống), Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 30g, Ty qua lạc 3g. Sắc uống. Tham Khảo: + Tân Mạch Quản Viêm Hoàn (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). Trạch lan 60g, Xuyên khung, Hồng hoa đều 15g, Đương quy, Ngưu tất, Mộc qua đều 30g, Anh túc xác 9g. Tán bột, trộn với mật làm thành hoàn 9g, Ngày uống 2 hoàn vào buổi sáng, tối. + Hoạt Huyết Khứ Ứ Phiến (Trung Y Cương M ục): Lưu ký nô 45g, Đương quy, Xích thược, Khương hoạt, đều 30g, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên sơn giáp (châu), Thổ nguyên đều 24g, Công đinh hương, Sinh xuyên quân đều 15g, Chế thành không quá 60 viên. Mộc hương 18g. Nghiền nát. Chế lại thành phiến, mỗi phiến 0,3g. Mỗi lần uống 10 phiến, ngày 3 lần. + Dùng bài Đương Quy Hoạt Huyết Thang gia vị trị 30 ca viêm tắc tĩnh mạch chân. Trong đó nam 22, nữ 8, tuổi từ 25-40 là 7 người, 41 tuổi trở lên là 23 người. Nhỏ tuổi nhất là 20, lớn tuổi nhất là 71. Nguyên nhân: do ngoại thương 9 người, bệnh truyền nhiễm 8, sau khi sinh 1, nguyên nhân không rõ: 11. Chứng trạng lâm sàng: bị ở bắp chân bên phải: 19, bắp chân bên trái 11. Bắp chân sưng 2cm có 14 ca, còn lại thì sưng 3,7cm, 4,7cm, 5,1cm, 7,1cm. Bắp chân sưng ít (+) 12 ca, sưng to 18 ca. Gót chân sưng ít 21 ca, sưng to 9 ca. Bắp chân ấn nhẹ vào đã đau 19, ấn mạnh mới đau 11. Thời gian phát bệnh: ngắn nhất là 4 ngày, đa số hơn nửa năm. Điều trị: dùng bài Đương Quy Hoạt Huyết Thang: Đương quy, Đan sâm, Hồng hoa đều 30g, Xích thược 50g, Ngưu tất, Địa long đều 20g, Xích thược 50g, Xuyên sơn giáp (nướng) 15g, Vương bất lưu hành 40g. Sắc uống. Gia giảm: Do ngoại thương làm ứ huyết sưng đau thêm Tô Mộc, Đào nhân; Thấp nhiệt thêm Hoàng bá, Thương truật, Ý dĩ, Trạch tả, Tỳ giải; Co rút thêm Mẫu lệ, Toàn trùng, Ngô công; Khí hư thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh. Thuốc đắp ngoài: Mang tiêu 100g, Độc hoạt 30g, Thấu cốt thảo 40g, Ngải diệp 30g. Sắc lấy nước, thấm vào khăn, đắp ngày 2 lần.
  7. Kết quả: Trong 30 ca, khỏi 19, đạt 63,3%, có hiệu quả 9, đạt 30%, Có chuyển biến tốt 2, đạt 6,6%. Thời gian trị khỏi: ít nhất là 1 tháng, nhiều nhất là 4 tháng. Khỏi trong vòng 3 tháng: 18 ca. CHÂM CỨU + Dựa theo đường kinh, chọn Cách du, Thái uyên. Hợp với: Chi trên Hợp cốc, Khúc trì. Cẳng tay chọn Nội quan, Khúc trạch. Chi dưới: mặt trong chân chọn Âm lăng tuyền, Tam âm giao. Vùng hông ngực bụng chọn Nội quan, Dương lăng tuyền. Châm bình bổ bình tả. Lưu kim 30 phút. 2-3 ngày châm một lần. . Cục bộ chọn: A thị huyệt. Hợp với Hợp cốc, Nội quan, Thủ tam lý, Khúc trì (Chi trên). Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Tam âm giao (Chi dưới). Châm bình bổ bình tả. Lưu kim 30 phút. Mỗi ngày châm một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). + Hàn Thấp Trở Kết: Tán hàn, khứ thấp, thông lạc, chỉ thống. Châm Xung dương, Túc tam lý, Ngoại quan, Tam âm giao, Huyết hải, Mệnh môn. + Huyết Mạch Ứ Trở: Hoạt huyết hóa ứ, ôn kinh thông mạch. Châm Huyết hải, Tam âm giao, Dương lăng tuyền, Ngoại quan, Cách du. + Nhiệt Độc Thương Âm: Thanh nhiệt giải độc, tư âm, thông lạc. Châm Đại chùy, Nội đình, Hợp cốc, Khúc trì, Chiếu hải. + Thấp Nhiệt Độc Thịnh: Thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thông lạc. Châm Nội đ ình, Hành gian, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Khúc trì. + Khí Huyết Lưỡng Hư: Ích khí, dưỡng huyết, thông lạc. Châm Túc tam lý, Trung quản, Tỳ du, Can du, Thận du. Châm bình bổ bình tả. Ngày châm một lần, mỗi lần 20 phút. 10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu). Cứu: + Cách du, Chiên trung, A thị huyệt. Dùng Ngải điếu ôn cứu 7-15 phút, thấy da ửng đỏ là được. Mỗi ngày cứu một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
  8. + Phục lưu, Thái khê, Côn lôn, Chiếu hải, Khâu hư, Thân mạch, Trung phong. Dùng ngải điếu cứu ấm mỗi huyệt 5 phút. Ngày cứu 1 lần, 10 lần là một liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu). Ghi chú: Bệnh ở giai đoạn 3, 4 không nên dùng phép cứu. Giác Lể Lể ra máu rồi giác các huyệt Ủy trung, Túc lâm khấp. Mỗi ngày làm một lần, mỗi lần 10 phút. 10 lần là 1 liệu trình (Bị Cấp Châm Cứu). Bệnh Án Điển Hình Bệnh Án Tĩnh Mạch Viêm Tắc (Trích trong ‘Hứa Phúc Hòa Ngoại Khoa Y Án Y Thoại Tập) Lâm X, nữ, mới sinh xong khoảng hơn 20 ngày, chân dưới bị sưng phù, đau, sốt, sợ lạnh. Khoa ngoại bệnh viện chẩn đoán là viêm tắc tính mạch. Dùng kháng sinh để trị. Nóng lạnh hơi giảm, phù chưa tiêu, bắp chân đau. Mỗi khi đau thì chân nóng, khát, gầy ốm, da vàng.chẩn đoán là thấp nhiệt hạ chú, huyết mạch ngưng trệ gây nên chứng ác mạch (viêm tắc tĩnh mạch). Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hóa ứ thông lạc. Dùng Phòng kỷ, Tỳ giải, Trạch lan, Trạch tả, Ngưu tất, Quy vĩ, Liên kiều, Tư linh đều 10g, Đơn bì 6g, Ngân hoa đằng 15g, Thương truật, Hoàng bá đều 5g, Ý dĩ nhân 12g. Sắc uống. Uống xong, chân cảm thấy dễ chịu hơn. Uống tiếp hai thang, hết đau. Chuyển sang cho uống bài Cách Hạ Trục Ứ Thang 3 thang, bắp chân không giảm đau, đùi giảm đau, gân xanh (tĩnh mạch) nổi rõ, nước tiểu vàng, ăn ít, bỏ bài vừa rồi, dùng Thương truật, Hoàng bá đều 4,5g, Ngưu tất, Xích phục linh, Tỳ giải, Phòng kỷ, Quy vĩ, Trạch lan, Trạch tả đều 9g, Ý dĩ nhân 30g, Đơn bì, Tần cửu đều 6g (Phương 1). Sau khi uống thuốc, chứng không muốn ăn giảm, có khi bị tiêu chảy. Cho dùng Thương truật, Bạch truật, Hoàng bá đều 4,5g, Ý dĩ nhân 12g, Trạch lan, Trạch tả, Phòng kỷ, Tỳ giải, Trư linh, Quy vĩ, Tiêu tra khúc đều 9g, Ngân hoa đằng 15g, Trần bì 6g (Phương 2). Sau khi uống thuốc, chứng tiêu lỏng cầm ngay, nhưng đùi và bắp chân căng, cho uống phương thứ nhất. Sau khi uống thuốc ruột bị sôi, lại bị tiêu lỏng, sợ rằng do vị Tần cửu gây nên nhuận quá vì vậy bỏ Tần cửu. Cho uống 15 thang, phù ở chi dưới cơ bản đã hết, hết bị tiêu chảy, thu nạp thức ăn trở lại bình thường. Da mặt tươi nhuận tĩnh mạch không còn nổi lên nữa, vùng đùi dưới mé ngoài hơi còn đau, do huyết lạc chưa thông. Cho uống tiếp bài thuốc trên, sau đó khỏi bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2