Tài liệu Chườm nóng - Chườm lạnh
lượt xem 18
download
Chườm nóng, chườm lạnh có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chăm sóc bệnh nhân, điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn và một số trường hợp chấn thương. Chườm nóng, chườm lạnh là những thủ thuật khá đơn giản thường được chỉ định song đòi hỏi người điều dưỡng khi áp dụng phải hiểu rõ cơ chế tác dụng, hiệu quả của sức nóng, lạnh trên cơ thể, đồng thời phải quan sát, theo dõi sát bệnh nhân để tránh làm bệnh nhân nóng quá, lạnh quá gây bỏng da vùng chườm. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Chườm nóng - Chườm lạnh
- Chườm nóng - Chườm lạnh 1. Đại cương a Mục đích. Chườm nóng, chườm lạnh có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chăm sóc bệnh nhân, điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn và một số trường hợp chấn thương. Chườm nóng, chườm lạnh là những thủ thuật khá đơn giản thường được chỉ định song đòi hỏi người điều dưỡng khi áp dụng phải hiểu rõ cơ chế tác dụng, hiệu quả của sức nóng, lạnh trên cơ thể, đồng thời phải quan sát, theo dõi sát bệnh nhân để tránh làm bệnh nhân nóng quá, lạnh quá gây bỏng da vùng chườm. b . Áp dụng. b .1 Chườm nóng: - Cắt cơn đau dạ đày, gan hoặc thận - Viêm thanh quản thể co rít, viêm khí quản - Chườm nóng cho trẻ thiếu tháng, người già khi trời rét, b .2 Chườm lạnh: a) Nội khoa:
- - Xuất huyết nội ngoài nguyên nhân xuất huyết do phổi. - Sốt cao trong các bệnh nhiễm khuẩn - bệnh ở não, màng não - trong một số trường hợp đau bụng, đau ngực b) Ngoại khoa: - Viêm màng bụng, viêm ruột thừa, viêm phần phụ - Chấn thương sọ não - sau mổ cắt tuyến giáp (trong bệnh cường tuyến giáp) c) Sản khoa: Nhiễm khuẩn sau đẻ, áp xe vú. c . Không áp dụng c .1 Chườm nóng: - Viêm ruột thừa - Viêm phúc mạc - Nhiễm độc nặng - Các bệnh nhiễm khuẩn gây mủ nặng - Các trường hợp xuất huyết
- - 24 giờ đầu sau khi chấn thương vì dễ gây chảy máu trở lại do giãn mạch - Những bệnh nhân bị mất cảm giác. - Ðau bụng không rõ nguyên nhân. c .2 Chườm lạnh: - Tuần hoàn cục bộ kém. - xuất huyết ở phổi. - Thân nhiệt thấp. - bệnh nhân táo bón - người già yếu 2. so sánh tác dụng chườm nóng và chườm lạnh. a Chườm nóng. - làm cho bệnh nhân ấm - làm giảm sự co của gân, cơ, dây chằng, giảm sự cứng khớp, giảm đau, tăng cảm giác dễ chịu, sự thư giãn. - Gây sung huyết cục bộ, làm tăng tuần hoàn tại chỗ giúp cho quá trình vết thương được nhanh hơn, làm giảm sự sung huyết ở SÂU. b. Chườm lạnh
- - làm giảm sự xuất huyết, phản ứng viêm, khu trú nhiễm khuẩn và giảm sự xung huyết do co mạch. - làm giảm đau do làm chậm sự dẫn truyền thần kinh, tạo ra tình trạng tê bì, chườm lạnh có tác dụng như thuốc giảm đau. - gây hạ nhiệt độ. 3. kỹ thuật chườm nóng, chườm lạnh a. Chườm nóng 3.a Chườm nóng khô a) Chuẩn bị bệnh nhân - thông báo và giải thích cho bệnh nhân biệt về thủ thuật sắp làm. - Hướng dẫn cho bệnh nhân những điều cần thiết. b) Chuẩn bị dụng cụ - túi chườm: số lượng tùy theo tình trạng bệnh nhân, có thể tha y túi chườm bằng chai nước nóng, nướng gạch nóng. - Nước chườm đựng trong bình hoặc phích, nhiệt độ của nước tùy theo chỉ định, có thể thay đổi từ 50-60oC. - Nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước. - Bao túi hoặc khăn.
- - Kim băng. - Chất nhờn, thường dùng dầu Parafin. - Nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể. c) Tiến hành: - Kiểm tra xem túi có bị thủng không. - Kiểm tra nhiệt độ của nước, dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ, điều chỉnh nhiệt độ theo đúng chỉ định. - đổ nước nóng vào túi: khoảng 1/2 - 2/3 dung tích túi Lượng nước đổ vào túi tùy thuộc vào vị trí định chườm. - Ðuổi hết không khí trong túi chườm ra: đặt túi chườm trên mặt phẳng, ép túi chườm để cho nước dâng lên đến cổ túi chườm. - Vặn chặt nắp và dốc ngược túi chườm để kiểm soát xem nắp túi có bị rò rỉ không. Nếu bị rò rỉ thì phải thay ngay. - lau khô và cho túi chườm vào bao hoặc dùng khăn bọc túi chườm lại, không đặt túi chườm trực tiếp lên da bệnh nhân.. - Ðem dụng cụ tới giường bệnh - Ðặt bệnh nhân nằm tư thế phù hợp. - Ðặt từ từ túi chườm lên vùng định chườm.
- + Ðể miệng túi quay lên trên. + vị trí chườm: thường chườm ở trên bụng, 2 mạng sườn, 2 hố nách, trên vùng đau. + Hỏi bệnh nhân xem có nóng quá không: Nếu nóng quá có thể cho thêm nước lạnh vào túi chườm hoặc lót thêm vải quanh túi chườm... - cố định túi chườm vào vùng chườm. - Thay nước khi cần: thường khoảng 20-40 phút thay nước một lần. - Lấy túi chườm ra, quan sát vùng chườm, nếu bệnh nhân kêu nóng rát, da vùng chườm đỏ rực. d) Thu dọn và bảo quản dụng cụ: - Ðưa dụng cụ đã sử dụng về phòng cọ rửa để xử lý theo quy định, không phơi dụng cụ cao su ngoài nắng. - Trả các dụng cụ khác về chỗ cũ. e) Ghi hồ sơ: - Ngày giờ chườm. - Nơi chườm, nhiệt độ của nước chườm. - Thời gian chườm - Kết quả chườm, tình trạng bệnh nhân trong và sau khi chườm.
- - Tên người làm thủ thuật. g) Những điểm cần lưu ý: - Phải đo nhiệt độ của nước chườm theo đúng chỉ định. - Thường xuyên theo dõi da bệnh nhân vùng chườm, nhất là những người già, trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh nhân rối loạn cảm giác. - Không cho bệnh nhân đè lên túi chườm. - Không nên chườm quá lâu. thông thường mỗi lần chườm từ 20 - 40 phút. Nếu cần thì 2-3 giờ sau cho chườm lại vì chườm lâu làm cho da mềm, các lỗ chân lông giãn ra vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn da, cơ. 3b. Chườm nóng ướt: Chườm nóng ướt cũng gồm nhiều phương pháp. Phương pháp phổ biến nhất là dùng khăn hoặc gạc tẩm nước nóng vừa phải rồi đắp lên vùng định chườm. Chườm nóng ướt được áp dụng trong các trường hợp sau: - vết thương hở. - U nhọt. - trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ như khi đau mắt. a) Chuẩn bị bệnh nhân: Như phần chườm nóng khô.
- b) Chuẩn bị dụng cụ: Bình hoặc phích đựng nước hay dung dịch. Dung dịch chườm có thể tùy theo chỉ định. Thường dùng nước thường, có khi dùng cồn Boric 2%, dung dịch NaCl 0,9%, rượu quế, rượu hồi... Nếu chườm lên vết thương hở thì dung dịch chườm phải đảm bảo vô khuẩn. Nhiệt độ của dung dịch chườm 40-50oC. - Nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước chườm. - Gạc miếng hoặc khăn bông. Kích thước của gạc hay khăn tùy thuộc vào diện tích vùng chườm. Nếu đắp lên vết thương hở thì phải chuẩn bị gạc vô khuẩn. - 2 kẹp hoặc kìm Kocher - Tấm nylon hoặc vải dày Phủ ngoài gạc hoặc khăn để giữ sức nóng được lâu. - Dầu nhờn: Parafin c) Tiến hành: - Pha nước, kiểm tra nhiệt độ của nước chườm.
- Nếu không có phích nước nóng thì phải đun dung dịch hay nước nguội cho tới khi thấy bốc hơi. (Nhiệt độ của dung dịch hoặc nước lúc này ở khoảng 40-50oC). Ðun cách thủy nếu chườm nóng ướt lên vết thương hở. - Ðem dụng cụ đến bên giường bệnh. - Cho bệnh nhân nằm tư thế thích hợp. - Nhúng gạc hoặc khăn vào dung dịch. - Vắt cho ráo bằng kìm Kocher. Khi chườm nóng ướt lên vết thương hở phải đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn. - Mở rộng khăn ra, từ từ đắp lên vùng chườm. - Phủ tấm nylon hoặc vải dày lên trên lớp gạc hoặc khăn chườm. - Thay gạc hoặc khăn chườm khi hết nóng (trung bình 10 phút thay 1 lần) - Lấy gạc hoặc khăn ra khi không chườm nữa. Không nên chườm quá lâu. Thời gian mỗi lần chườm từ 20-40 phút. sau đó cho bệnh nhân nghỉ một vài giờ rồi lại chườm tiếp nếu cần. - lau khô da bệnh nhân, xoa dầu nhờn. Xoa dầu nhờn khi bệnh nhân kêu nóng rát. Không xoa đầu lên mặt vết thương.
- - Cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái. - trường hợp chườm ở mặt: Dùng gạc vuông 5x5 cm. Nếu có một mắt đau thì phải che mắt lành lại. Cho bệnh nhân nằm nghiêng về bên mắt đau để tránh gạc đè lên mắt đau. d) Thu dọn và bảo quản dụng cụ: - Ðưa toàn bộ dụng cụ đã sử dụng về phòng cọ rửa để xử lý theo quy định. - Trả các dụng cụ khác về chỗ cũ. e) Ghi hồ sơ: Như phần chườm nóng khô. b. Chườm lạnh 3.a Chuẩn bị bệnh nhân: Như chuẩn bị bệnh nhân để chườm nóng. 3.b Chuẩn bị dụng cụ: túi chườm: số lượng tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân. - vồ đập đá (nếu cần). - Chậu đựng đá đập nhỏ. Ðá dập nhỏ vừa phải, ngâm đá vào chậu nước một lát để đá bớt sắc cạnh tránh làm thủng túi chườm.
- - Bao túi hoặc khăn. - Băng vải, kim băng. - Bột talc. 3.c Tiến hành: - Kiểm tra xem túi có bị thủng không. - Cho đá vào túi chườm khoảng 1/2 - 2/3 túi. Số lượng đá cho vào tùy thuộc vào nơi chườm. - Ðuổi không khí ra khỏi túi chườm, đặt túi trên một mặt phẳng. - Vặn chặt nắp túi chườm rồi dốc ngược túi chườm (để kiểm tra xem nắp túi có khít không, có rò rỉ không). - lau khô và cho túi vào bao hoặc dùng khăn bọc lại. - Ðưa dụng cụ đến giường bệnh. - Cho bệnh nhân nằm tư thế thuận tiện. - Ðặt từ từ túi chườm lên vùng định chườm (đặt từ từ để tránh gây cảm giác lạnh đột ngột cho bệnh nhân). Vị trí chườm: Thường chườm ở hai bên cổ, nách, bẹn hoặc trên vùng đau. - cố định túi chườm: có thể treo túi chườm nếu có thể được hoặc dùng gối chèn để giữ túi chườm ở đúng Vị trí.
- - Thỉnh thoảng kiểm tra toàn trạng bệnh nhân tại chỗ chườm và túi chườm, nếu bệnh nhân rét, khó chịu, thân nhiệt hạ thì thôi không chườm nữa, phải luôn giữ da vùng chườm khô ráo. bớt nước trong túi ra và cho thêm đá vào để duy trì nhiệt độ chườm nếu cần thiết, thường sau khoảng 2-3 giờ thay đá trong túi một lần. - Lấy túi chườm ra khi không chườm nữa: thời gian chườm có thể ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và chỉ định. - lau khô da vùng chườm, rồi xoa bột talc (để tuần hoàn tại chỗ lưu thông trở lại). - Cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái. 3.d Thu dọn dụng cụ: - Ðưa dụng cụ về phòng cọ rửa để xử lý theo quy định. - Trả các dụng cụ khác về chỗ cũ. 3.e Ghi hồ sơ - Ngày giờ chườm - Nơi chườm. - Thời gian chườm. - Kết quả chườm, tình trạng bệnh nhân trong và sau khi chườm. 3.f Những điềm cần lưu ý:
- - Trường hợp cần làm hạ thân nhiệt thì phải dùng nhiều túi chườm. đặt túi chườm ở những vùng da mỏng, nơi có nhiều mạch máu lớn chạy qua. - Không đặt túi chườm kéo dài, thỉnh thoảng phải ngừng chườm một vài giờ sau đó chườm lại. - Ngừng chườm ngay khi theo dõi thấy da bệnh nhân tím tái, bệnh nhân kêu tê, mất cảm giác vùng chườm, thân nhiệt giảm xuống dưới mức bình thường. c. Tắm hạ nhiệt độ: Tắm hạ nhiệt độ là phương pháp dùng khăn thấm nước lạnh hoặc nước có pha cồn để đắp và lau lên các phần của cơ thể nhàm để hạ nhiệt độ, làm giảm sự kích động, làm êm dịu thần kinh. Thủ thuật thường được áp dụng cho trẻ em. Trường hợp áp dụng: - Các trường hợp bệnh nhân sốt cao (thân nhiệt trên 39oC, co giật mê sảng). Không áp dụng cho những trường hợp sau: - Trẻ sơ sinh, người già yếu. - Nhiễm khuẩn trên da. 3.a Chuẩn bị bệnh nhân: - thông báo và giải thích về thủ thuật sắp làm cho bệnh nhân biết. - Hướng dẫn bệnh nhân những điều cần biết nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ, bệnh nhân không tiếp xúc được, cần giải thích cho người nhà bệnh nhân biết.
- 3.b Chuẩn bị dụng cụ: - Chậu đựng nước tắm, nước tắm có nhiệt độ từ 15 - 30oC hoặc nước có pha cồn 50% theo tỷ lệ 1/2 nước + 1/2 cồn, nhiệt độ của nước tùy theo tuổi và tình trạng bệnh nhân. - Nhiệt kế để đo nhiệt' độ của nước. - 4 Khăn vuông nhỏ. - 2 Khăn tắm lớn - 1 túi nước nóng có khăn bọc. - Nhiệt kế y học. - Huyết áp kế, ống nghe. - Một túi nước đá có khăn bọc. - Lọ cồn 70o - Một tấm nylon + vải trải. - Quần áo sạch. - Bình phong che. c.3 Tiến hành: Ðem dụng cụ đến nơi làm thủ thuật, nơi làm thủ thuật phải thoáng, tránh gió lùa.
- - Lấy mạch, nhiệt độ, đo huyết áp, đếm nhịp thở. trong suốt thời gian tiến hành thủ thuật phải luôn lưu ý đến mạch, và nhịp thở của bệnh nhân. - Kéo bình phong che bệnh nhân (nếu làm thủ thuật tại buồng bệnh). - Trải nylon và trải giường dưới lưng bệnh nhân. - Cởi quần áo bệnh nhân, dùng vải phủ bệnh nhân. - Cho bệnh nhân nằm ngửa, chườm túi nước đá lên đầu và túi nước nóng dưới chân để tránh sự sung huyết ở đầu và tránh cảm giác lạnh ở chân. (không để túi nước đá đè lên đầu bệnh nhân). - Ðo nhiệt độ của nước, điều chỉnh nhiệt độ của nước nếu nước quá nóng, lạnh quá. - Nhúng khăn bông lớn vào nước, vắt hơi ráo đắp hai bẹn và đùi (không đắp khăn lên bụng tránh gây rối loạn tiêu hóa). - Nhúng khăn vuông nhỏ vào nước vắt hơi ráo đắp vào hai bên nách. - lau mặt và cổ. - lau ngực. - lau hai tay. Mỗi tay lau trong 2-3 phút sau dó lau hai chân. Mỗi chân cũng lau trong 2-3 phút (khi lau chân tay, phải lau dọc các mạch máu lớn. Thay khăn đắp và khăn lau thường xuyên).
- - Thỉnh thoảng đếm mạch và nhịp thở. (Nếu bệnh nhân rét run, mạch nhanh, nhịp thở có những phản ứng bất thường thì phải ngừng lại báo cáo ngay cho bác sĩ biết). - lấy khăn ở bẹn và nách lau khô rồi xoa cồn. - Cho bệnh nhân nằm nghiêng về một bên. - lau lưng bệnh nhân sau đó lau mặt sau của đùi và hai cẳng chân, lau khô rồi xoa cồn. lau lưng trong khoảng 7 phút, lau mặt sau mỗi chân trong khoảng 2-3 phút. - bỏ túi nước nóng và túi nước đá. - lau khô da bệnh nhân, mặc quần áo sạch cho bệnh nhân. - bỏ vải trải và vải nylon, sửa lại giường cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái. - Quan sát bệnh nhân trước khi rời phòng bệnh. Lấy mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp sau khi thực hiện thủ thuật 30 phút. c.4 Thu dọn và bảo quản dụng cụ: - Ðưa toàn bộ dụng cụ về phòng cọ rửa để xử lý theo quy định. - Trả những dụng cụ khác về chỗ cũ. c.5 Ghi hồ sơ: - Ngày giờ làm thủ thuật.
- - Thời gian làm thu thuật. - Loại đung dịch sử dụng, nhiệt độ dung dịch. Kết quả và tình trạng bệnh nhân, những phản ứng của bệnh nhân (nếu có). Ghi lại: Mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp trước và sau khi tắm. c.6. Những điếm cần lưu ý: - Luôn quan sát, theo dõi sát tình trạng chung của bệnh nhân. Ngừng ngay thủ thuật khi bệnh nhân có những phản ứng, biểu hiện bất thường. - Không tắm quá lâu: trẻ em thường tắm trong vòng 15-20 phút. Người lớn tắm trong khoảng 30 phút. - Không đắp khăn ướt lên trên bụng và ngực.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn