intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu chuyên đề 12: Mô hình chăn nuôi gia súc sinh sản, tạo con lai năng xuất cao. Hướng dẫn chi tiết quy trình, kỹ thuật từng bước thực hiện (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với nội dung tài liệu xây dựng chăn nuôi gia súc sinh sản tạo con lai năng suất cao. Hướng dẫn chi tiết quy trình kỹ thuật từng bước thực hiện được biên soạn với các nội dung sát thực bao gồm: Giới thiệu các giống Trâu, bò, lợn, dê, ngựa hiện đang chăn nuôi tại Việt Nam, Quy trình chăn nuôi các loại gia súc sinh sản từng giai đoạn, quy trình vệ sinh phòng bênh, phương pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp đối với gia súc, giới thiệu một số phương thức chăn nuôi, một số mô hình chăn nuôi có hiệu quả, các hình thức tiêu thụ sản phẩm và những hình ảnh của từng lọai vật nuôi gợi ý để người học trao đổi và tiếp thu có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu chuyên đề 12: Mô hình chăn nuôi gia súc sinh sản, tạo con lai năng xuất cao. Hướng dẫn chi tiết quy trình, kỹ thuật từng bước thực hiện (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)

  1. ỦY BAN DÂN TỘC TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ 12 MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GIA SÚC SINH SẢN, TẠO CON LAI NĂNG XUẤT CAO. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT QUY TRÌNH, KỸ THUẬT TỪNG BƯỚC THỰC HIỆN (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng) Hà Nội 2023
  2. LỜI NÓI ĐẦU Nâng cao năng lực cho cộng đồng để chuyển giao tốt các tiến bộ kỹ thuật đến với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Để giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả và bền vững, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì phương pháp truyền tải phải phù hợp và đáp ứng với trình độ cũng như nhu cầu của họ. Với nội dung tài liệu xây dựng chăn nuôi gia súc sinh sản tạo con lai năng suất cao. Hướng dẫn chi tiết quy trình kỹ thuật từng bước thực hiện được biên soạn với các nội dung sát thực bao gồm: Giới thiệu các giống Trâu, bò, lợn, dê, ngựa hiện đang chăn nuôi tại Việt Nam, Quy trình chăn nuôi các loại gia súc sinh sản từng giai đoạn, quy trình vệ sinh phòng bênh, phương pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp đối với gia súc, giới thiệu một số phương thức chăn nuôi, một số mô hình chăn nuôi có hiệu quả, các hình thức tiêu thụ sản phẩm và những hình ảnh của từng lọai vật nuôi gợi ý để người học trao đổi và tiếp thu có hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu của bà con và góp phần đổi mới phướng pháp đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chuyên gia, giảng viên ở các cấp tiếp tuc nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung bộ tài liệu sát với thực tế, cụ thể cho từng loại vật nuôi. Mặc dù đã cố gắng biên soạn hoàn thiện tài liệu hướng dẫn chi tiết tới bà con, nhưng do điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu và nhu cầu thực tế từng loại vật nuôi của các địa phương nên tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo và vận dung, song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đông đảo người dân tham gia chương trình. Trân trọng cảm ơn! ỦY BAN DÂN TỘC
  3. MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG HIỆN CÓ TẠI VIỆT NAM ...............................1 1. Một số khái niệm về gia súc ......................................................................................1 2. Một số giống gia súc sinh sản chăn nuôi hiệu quả ở Việt Nam .............................1 2.1. Giống bò ......................................................................................................... 1 2.2. Giống trâu hiện có tại Việt Nam .................................................................... 7 2.3. Giống lợn ...................................................................................................... 10 2.4. Giống dê ....................................................................................................... 13 2.5. Giống ngựa ................................................................................................... 19 II. CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI GIA SÚC HIỆN NAY VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA SÚC SINH SẢN TẠO CO LAI CÓ ĂNG SUẤT CAO ...........21 2.1. Các phương thức chăn nuôi.......................................................................... 21 2.2. Hiệu quả chăn nuôi gia súc .......................................................................... 23 3.1. Mô hình chăn nuôi. Lợn đen bản địa ở Bắc Kạn ......................................... 25 3.2. Mô hình chăn nuôi. Lợn đen ở Mường khương – Lào cai ........................... 26 3.3. Mô hình nuôi lợn bản địa ở Cao Phong, Hoà Bình ...................................... 27 3.4. Mô hình nuôi thí điểm lợn rừng sinh sản ở xã Mường Phăng - Điện Biên…28 3.5. Nuôi lợn ăn rau rừng .................................................................................... 28 IV. CÁC QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂN NUÔI MỘT SỐ GIỐNG GIA SÚC SINH SẢN ....................................................................................................................30 1. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản .............................................................30 1.1. Kỹ thuật làm chuồng trại gắn với xử lý chất thải......................................... 30 1.2. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng ................................................................... 34 2. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi trâu sinh sản ..........................................................49 2.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc nghé lai trước cai sữa .............................................. 49 2.2. Nuôi dưỡng chăm sóc nghé lai sau cai sữa .................................................. 55 2.3. Nuôi dưỡng trâu cái sinh sản........................................................................ 57 2.4. Quy trình kỹ thuật vệ sinh thú y phòng và trị một số bệnh trâu, bò ............ 60 3. Chăn nuôi lợn sinh sản ............................................................................................72 3.1. Chọn giống lợn ............................................................................................. 72 3.2. Chuồng trại chăn nuôi .................................................................................. 73
  4. 3.3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn các giai đoạn ........................................................... 73 3.4. Vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn ................................................................ 85 3.5. Một số bệnh thường gặp và phương pháp điều trị bệnh cho lợn ................. 87 4. Chăn nuôi Dê sinh sản. ...........................................................................................95 4.1. Chuồng trại ................................................................................................... 95 4.2. Chọn giống ................................................................................................. 100 4.3. kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc dê ở các giai đoạn tuổi ......................... 102 4.4. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị ................................................ 107 5. Chăn nuôi ngựa sinh sản .......................................................................................130 5.1. Chuồng trại ................................................................................................. 130 5.2. Một số kiểu chuồng nuôi ngựa ................................................................... 132 5.3. Thiết bị trong chuồng nuôi ngựa ................................................................ 133 5.4. Dụng cụ thường dùng trong chăn nuôi ngựa.............................................. 134 5.5. kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý ngựa cái giống............................ 134 5.6. kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc ngựa con.................................................... 142 5.7. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc ngựa làm việc ........................................... 147 5.8. Một số bệnh thường gặp ở ngựa và cách phòng trị.................................... 149 V. TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM ...................................................................167 VI. THẢO LUẬN NHÓM TRAO ĐỔI TRÌNH BÀY ............................................168 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................169
  5. I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG HIỆN CÓ TẠI VIỆT NAM 1. Một số khái niệm cơ bản Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao động. Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp: trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ1. Mô hình (model) là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định. Nó cho phép nhà nghiên cứu bỏ qua các mặt thứ yếu để tập trung vào phương diện chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu2 Mô hình chăn nuôi công nghệ cao là gì? Chăn nuôi công nghệ cao tức là mô hình chăn nuôi ứng dụng kết hợp được những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất và tạo những bước đột phá trong nghề chăn nuôi. Điển hình trên thế giới đã có nhiều mô hình cơ giới hóa quá trình chăn nuôi, ứng dụng công nghệ, công nghệ thông tin để tự động hóa nhiều quy trình: cho ăn, tắm mát, vệ sinh chuồng trại, khám sức khỏe, thu hoạch3 Mô hình chăn nuôi gia súc sinh sản được hiểu là mô hình chăn nuôi chuyên về gia súc theo hướng sinh sản ứng dụng kết hợp được những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất và tạo những bước đột phá trong nghề chăn nuôi Mô hình chăn nuôi gia súc lấy thịt được hiểu là mô hình chăn nuôi chuyên về gia súc theo hướng lấy thịt ứng dụng kết hợp được những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất và tạo những bước đột phá trong nghề chăn nuôi 2. Một số giống gia súc sinh sản chăn nuôi hiệu quả ở Việt Nam 2.1. Giống bò 2.1.1 Giống bò vàng Bò vàng hay còn gọi là giống bò ta, bò cóc để gọi chung một số nhóm bò vàng ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai… Bò giống Việt Nam có lông màu vàng nhạt, không có u. Ưu điểm là thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam, phương thức chăn nuôi đơn giản, có thể tận 1 Nguồn: https://biowish.vn/gia-suc-la-gi-gia-cam-la-gi-phan-biet-gia-suc-gia-cam/ 2 Nguồn: https://vietnamfinance.vn/mo-hinh-la-gi-mot-so-mo-hinh-trong-kinh-te-hoc-20180504224211008.htm 3 Nguồn: https://duanviet.com.vn/cong-nghe/847/Mo-Hinh-Chan-Nuoi-Cong-Nghe-Cao-La-Gi-Ung-Dung-Nhu- The-Nao.html 1
  6. dụng được nguồn thức ăn có sẵn, phụ phẩm nông nghiệp, chịu được kham khổ khi thiếu thốn nguồn thức ăn. Đặc biệt, bò vàng Việt Nam chống chịu bệnh rất tốt, chịu được các loại ve, mòng, các bệnh ký sinh trùng. Khả năng sinh sản của bò tốt. Bò cái nếu được chăm sóc tốt có thể phối giống đầu tiên lúc 18 tháng tuổi, chu kỳ mỗi lứa từ 12 – 13 tháng, tỉ lệ nuôi sống bê con cao đến 95%. 2.1.2. Bò Mông Một trong các giống bò được nuôi nhiều ở các bản của người dân tộc Mông khu vực miền núi phía Bắc đó chính là giống bò Mông. Ngoại hình bò giống này gần giống với bò vàng Việt Nam nhưng có tầm vóc lớn hơn, tỉ lệ thịt cao hơn so với các giống bò vàng Việt Nam. Giống bò này đã thích nghi với điều kiện dinh dưỡng, khí hậu, môi trường, thổ nhưỡng khu vực 2
  7. rừng núi nên rất thích hợp cho bà con các khu vực miền núi. Hiện nay, thịt bò Mông đã được đăng ký thương hiệu tại khu vực Cao Bằng. 2.1.3. Các giống bò lai ở Việt Nam 2.1.3.1. Bò Lai Sind Giống bò Lai Sind là tên gọi chung cho 1 nhóm bò thịt giống lai tạo ra từ bò đực nhóm Zebu (Red Shindhy, Sahiwal, Brahman vv…) với Bò vàng Việt Nam. Nhóm các giống bò lai này mang ngoại hình trung gian giữa Bò vàng địa phương và bò Zebu. Do không kiểm soát được công tác phối giống nên hiện nay nhóm bò Lai Sind có vóc dáng, ngoại hình, màu sắc lông không đồng nhất. Các giống bò hiện nay được nuôi phổ biến và ưa chuộng nhất là nhóm có màu lông đỏ sậm cánh gián. Nhóm bò Lai Sind có tầm vóc lớn hơn và tỉ lệ thịt cao hơn so với bò vàng. Khối lượng trưởng thành của bò khoảng 250 – 450kg. Bò Lai Sind do được lai tạo với giống bò vàng nên có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta và khả năng sinh sản, cày kéo tốt, tuy nhiên lại đòi hỏi mức dinh dưỡng cao hơn bò vàng. Giống bò này thích hợp nuôi tại các khu vực đồng bằng, Duyên hải ven biển và Trung du. 2.1.3.2. Bò lai Drought Master Đây là giống bò lai từ bò đực thuần Drought Master với bò cái Lai Sind. Bò lai Drought Master có tầm vóc lớn, lông màu vàng sậm giống bò Lai Sind, lớn nhanh và tỉ lệ thịt cao. Với điều kiện chăm sóc tốt bò nuôi khoảng 2 năm có thể đạt trọng lượng khoảng 450 – 500kg, cho tỉ lệ thịt lọc đạt 41 – 43%. 3
  8. 2.1.3.3. Bò lai Red Angus Là giống bò lai được tạo ra khi phối giữa bò đực thuần Red Angus với bò cái Lai Sind. Màu lông đặc trưng của chúng là màu cánh gián, có lẫn những mảng tối ở hai bên cổ, dọc lưng và u vai. Trọng lượng cơ thể bò đực trung bình từ 370 – 450kg/con, cơ thể bò cái trung bình từ 300 – 350kg/con. Tỉ lệ thịt xẻ thu được đạt từ 48 – 50%. Ngoài ra, giống bò này cũng cho sản lượng sữa cao từ 1.250 – 1.800kg/chu kỳ vắt sữa 240 – 270 ngày. Nếu được cung cấp nguồn đầy đủ thức ăn giàu dinh dưỡng, một số con có thể cho 5.000kg sữa) chu kỳ. Tỉ lệ mỡ sữa từ 4 – 5%. Giống bò này thích hợp nuôi tại những vùng có điều kiện đất đai trồng cỏ tốt và người chăn nuôi chịu đầu tư thức ăn tinh vì bò lớn nhanh nên đòi hỏi mức dinh dưỡng cao. 2.1.4. Một số giống bò ngoại tại Việt Nam 2.1.4.1. Bò Red Sindhi 4
  9. Giống bò này có nguồn gốc từ tỉnh Sind của Pakistan, được nuôi rộng rãi ở các nước Pakistan, Ấn độ, Châu Phi, Châu Á, Mỹ La Tinh. Bò có màu vàng cánh dán, con đực có u vai phát triển, yếm phát triển, rốn thõng. Là giống bò kiêm dụng thịt - sữa nhiệt đới. - Khối lượng cơ thể bình quân: Đực: 450-550 kg; cái: 350-400 kg. - Sản lượng sữa bình quân/1 bò với chu kỳ 270 ngày: 2200-2500 kg; Tỉ lệ mỡ sữa cao: 5,0-5,5%. - Tỉ lệ thịt xẻ: 49-50%. 2.1.4.2. Bò Sahiwal Nguồn gốc: Huyện Sahiwal, tỉnh Punjab, Pakistan. Sự phân bố: Ở một số nước nhiệt đới ở Châu Á, Châu Phi, Úc. Đặc điểm ngoại hình: Màu từ vàng đến vàng tối, con đực u vai phát triển, yếm phát triển, rốn thõng. Đặc điểm sản xuất: Là giống bò kiêm dụng thịt - sữa nhiệt đới. Khối lượng cơ thể bình quân: Đực 500-600 kg; cái: 380-410 kg. Năng suất sữa bình quân/1 5
  10. con với chu kỳ 270 ngày: 2800-3200 kg; Tỉ lệ mỡ, sữa cao từ 5,0-5,5 %. Tỉ lệ thịt xẻ: 49-51%. 2.1.4.3. Bò Droughtmaster Được tạo ra ở Úc do lai giữa bò Shorthorn và bò Brahman đỏ (50% Sh, 50% Br). Hướng sản xuất: thịt, màu lông thì thường có màu đỏ. Đặc điểm sản xuất thịt. Khối lượng bò trưởng thành: Bò đực: 850-1000 kg; bò cái: 550-680 kg. Khối lượng bò 1 năm tuổi: đực (446 kg); cái (325 kg). Tăng trọng bình quân/ngày (ở bò đực 6-12 tháng tuổi nuôi đầy đủ): 1000-1200gram. Tỉ lệ thịt xẻ: 60 % (ở bò đực 14-16 tháng tuổi, giết thịt khi đói). 2.1.4.4. Bò Brahman Nguồn gốc: Được lai tạo tại Mỹ vào những năm 1854 - 1926 bằng một số giống bò Zê Bu của Ấn Độ: Kankreij, Ongole, Krishna Valley, Hariana và Bhagnari. Phân bố ở hầu hết các vùng nhiệt đới trên thế giới, là giống bò thịt nhiệt đới chủ lực để lai với các giống bò chuyên dụng thịt ôn đới, tạo ra nhiều giống bò thịt nhiệt đới năng suất cao. Đặc điểm ngoại hình: Màu phổ biến là màu trắng gio hoặc màu vàng đỏ. U vai, yếm rất phát triển, tai to, cụp. Thân hình chác, vững chãi, khỏe mạnh. Đặc điểm sản xuất: Khối lượng cơ thể bình quân ở bò trưởng thành: Đực: 700-800 Kg; Cái: 400-500 kg. Lượng sữa thấp 700-800 kg/con, đủ cho bê bú. Tỉ lệ thịt xẻ bình quân: 52 - 55 %. 6
  11. 2.2. Giống trâu hiện có tại Việt Nam 2.2.1. Giống trâu ngố4 Trâu ngố là một giống trâu nội có nguồn gốc ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như vùng Lục Yên thuộc Yên Bái, vùng Hàm Yên thuộc Tuyên Quang và huyện vùng cao Chiêm Hóa Tuyên Quang vốn nổi tiếng có giống trâu ngố vóc dáng to, khỏe. Giống trâu ngố Lục Yên là giống trâu tốt, có tầm vóc to, khỏe là tài sản quý báu cần được giữ gìn, bảo vệ và phát triển nguồn gen. Ở Lục Yên, một con trâu đực to từ 4 tuổi trở lên thì đạt trọng lượng trên 500kg, những con trâu đực giống có trọng lượng khoảng 900kg, những con trâu đực trưởng thành từ 7 tuổi trở lên nặng khoảng 8 tạ đến một tấn và trâu cái nặng 5 đến 6 tạ, chúng có trâu sừng doãng, sừng ngúp có con trâu trắng cánh sừng rộng, đầu to có những con trâu đen khoáy rõ https://vi.wikipedia.org/wiki/Trâu_ngố. Do địa bàn đồi núi nên con trâu ở Lục Yên trải qua sự đào thải tự nhiên bởi khí hậu, thổ nhưỡng, được sàng lọc nhiều lần nên giống trâu ở đây trở nên quý giá. Trâu của xã Tân Phượng được tiếng chịu giá rét, trâu xã Mường Lai béo khỏe, trâu Minh Tiến, Tân Lĩnh đông đàn và giỏi cày kéo. Đặc tính sinh lý của trâu nái rất khác biệt với bò nái nên người dân khó tìm cách ghép đôi cho trâu đực phối giống. 4 Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A2u_ng%E1%BB%91 7
  12. 2.2.2. Giống trâu Langbiang5 Trâu Langbiang là một giống trâu nội có nguồn gốc từ Tây Nguyên, phân bố ban đầu xung quanh chân núi Langbiang thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, do đó, chúng còn được gọi là trâu Lạc Dương. Đây là giống trâu của người dân tộc Chil, sống tập trung tại 3 xã Lát, Da Sar, Đa Nhim, dưới chân núi Langbiang, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, vì chưa có tên nên được gọi là trâu Langbiang là địa danh của vùng đất sản sinh ra loài trâu này. Giống trâu Langbiang ở xứ này có vóc dáng to lớn nhất Việt Nam. Loại trâu Langbiang có cổ dài và nhỏ, sừng to và cong hình cánh cung, chân to, ngắn, mông nở, 2-3 vòng trắng dưới cổ rất dễ nhìn, mặt và mắt có nhiều điểm trắng… Khối lượng trung bình của con đực Langbiang là 669 kg, con cái là 500 kg, cá biệt có những con còn đạt tới 874 kg (vòng ngực 223 cm, chiều cao thân 139 cm), trong khi đó, trâu đầm to nhất ở Việt Nam cũng chỉ nặng 450–500 kg. 5 Nguồn: https://www.wikiwand.com/vi/Tr%C3%A2u_Langbiang 8
  13. 2.2.3. Các giống trâu nhập ngoại 2.2.3.1. Trâu Murah Trâu Murrah hay còn được gọi là trâu Ấn Độ, trâu Dehli, là một giống trâu được nuôi nhiều ở Việt Nam. Chúng có nguồn gốc từ nước bạn Ấn Độ. Giống trâu có sừng xoắn này chuyên cho sữa, sản lượng sữa cao lên đến 3.000 lít/năm. Nó là niềm tự hào của người dân Ấn Độ. Những đặc điểm nổi bật của giống trâu đến từ Ấn Độ này gồm: Trọng lượng của trâu đực trưởng thành trung bình là 650-730kg/con, con to nhất có thể lên tới 1.000kg, chiều cao đạt được là 142cm. Trâu cái thì nhỏ hơn so với trâu đực, trọng lượng là 350-400 kg/con, nặng nhất lên đến 900kg, chiều cao là 133kg. Nghé sơ sinh thì cân nặng 30 kg/con. Trâu mặc dù chuyên lấy sữa nhưng cũng cho sản lượng thịt cao hơn trâu bản địa 50-70kg/con. Tỉ lệ mỡ, sữa là 6,2-6,5%. 2.2.3.2. Trâu Thái Lan đầm lầy Trâu được nhập từ Thái Lan. Trâu đầm lầy có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam, có khả năng chịu đựng kham khổ tốt, phàm ăn và dễ nuôi. Hiện trâu đầm lầy đã được nhập về và đang được nuôi giữ tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi. Đặc điểm: - Trâu có lông màu đen, sừng hình lá. 9
  14. - Khối lượng trưởng thành con đực là 450-500 kg.; Khối lượng trưởng thành con cái là 400-450 kg. Tuổi đẻ lứa đầu 30-36 tháng.- Khoảng cách 2 lứa đẻ 18-22 tháng.- Trọng lượng sơ sinh lớn: 25-30kg.- Tỉ lệ thịt xẻ: 42-45%. 2.3. Giống lợn 2.3.1. Lợn Móng Cái Lợn Móng Cái có xuất xứ từ thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, hiện nay đã có mặt ở nhiều tỉnh phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên. Lợn Móng Cái gồm 2 dòng: xương to và xương nhỏ. Lợn Móng Cái có đầu đen, giữa trán có đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi, mõm trắng. Lưng, mông, cổ màu đen hình yên ngựa, các phần còn lại trắng. Khả năng sinh sản của lợn Móng Cái khá cao, từ 10-16 con/lứa, khối lượng lợn con sơ sinh 0.5-0.7 kg/con, tỉ lệ nạc 32-35%. 2.3.2. Lợn ỉ 10
  15. Lợn ỉ là một giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam, ngày nay ít được nuôi do hiệu quả kinh tế không cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Giống lợn ỉ mỡ (hay còn gọi là lợn ỉ nhăn) có thịt ít mỡ nhiều (tỉ lệ nạc chỉ đạt 36% trong khi mỡ chiếm đến 54%). Nuôi lợn ỉ cả năm cũng chỉ đạt 40–50 kg, trong khi giống lợn thịt nuôi sáu tháng đã đạt 70 – 80 kg. Lợn ỉ mỡ hiện chỉ còn được nuôi tại một số hộ dân nghèo ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Trong các năm từ 2001-2003, tại khu vực này có 50 lợn ỉ cái và bốn lợn đực giống được bảo tồn thì đến năm 2007 chỉ còn 30 lợn cái và bốn lợn đực. 2.3.3. Lợn mán Lợn mán hay heo đốm là một giống lợn nhỏ được lai giữa lợn nhà và lợn rừng xuất phát từ miền Trung Việt Nam được nuôi thả, thường chỉ nặng trên dưới 10 kg, lưng cong, bụng ỏng rất dễ thương, thịt rất săn chắc, rất thông minh và thích sạch sẽ, có thể dùng làm vật nuôi, thú cảnh hoặc làm nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon. Heo mọi vốn là loại lợn thông minh, lại sạch sẽ hơn các loại lợn khác, chúng có thân hình rất bé, nếu nuôi thời gian lâu dài chúng cũng chỉ bằng một chú chó con. Lợn mán hay lợn mọi là giống lợn nhà, có khối lượng vừa và nhỏ. 11
  16. 2.3.4. Lợn cỏ Lợn cỏ hay lợn đê hoặc lợn cắp nách, là một giống lợn nuôi bản địa của Việt Nam. Chúng khối lượng nhỏ, gầy, èo uột, chậm lớn và là đặc sản của một số vùng đất nghèo ở miền Trung mà chủ yếu là ở các tỉnh khu IV cũ, gắn liền với một thời kỳ của một nền kinh tế nghèo nàn, với việc quản lý kém trong thời kỳ bao cấp, lợn được nuôi tự phát và thoái hóa do phối giống cận huyết. 2.3.5. Lợn đen Lũng Pù Đây là giống lợn bản địa ở Mèo Vạc, hiện được chăn nuôi tại 4 huyện trong tỉnh Hà Giang. Lợn đen Lũng Pù có tầm vóc to lớn, nuôi 10 đến 12 tháng đạt trọng lượng 80 đến 90 kg. Lông đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cúp, mõm dài trung bình. Trung bình có 10 vú và bình quân đẻ 1,5 đến 1,6 lứa/năm. Giống lợn này có hai loại hình, một loại 4 chân trắng và có đốm trắng ở trán và mõm, một loại đen tuyền. Đây là giống lợn chiếm tỉ lệ cao nhất và có chất lượng tốt nhất so với các giống lợn địa phương khác của Hà Giang. 2.3.6. Lợn Mường Khương 12
  17. Là một giống lợn được nuôi nhiều ở vùng núi phía Bắc và gắn liền với đời sống người H’Mông, chúng là giống lợn địa phương có từ lâu đời, được nuôi ở nhiều vùng thuộc tỉnh Lào Cai, nhiều nhất là ở huyện Mường Khương. Đây là một trong ba giống lợn quý ở các tỉnh phía Bắc, chúng cũng là một trong ba giống lợn nội chủ yếu làm nền lai kinh tế ở Miền Bắc Việt Nam. Thân hình cao to, lưng thẳng, rất phàm ăn, chịu rét giỏi hơn các giống lợn khác. Tuy nhiên, thịt chất lượng kém; lợn đẻ ít con và nuôi con vụng về. Lợn Mường Khương được nuôi chủ yếu được nuôi ở vùng trung du Bắc Bộ. 2.3.7. Lợn Táp Ná Lợn Táp Ná là một giống lợn nội của Việt Nam, được hình thành từ lâu đời chủ yếu ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, chúng là nguồn gen vật nuôi bản địa quý. Người dân nuôi lợn ở vùng núi huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng chỉ giao dịch mua bán lợn tại chợ Táp Ná, do đó, giống lợn nội Việt Nam này dần dần được người dân đặt tên là giống lợn Táp Ná. Nuôi phổ biến ở các bản làng hẻo lánh trên các vùng núi cao hiểm trở của huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. 2.4. Giống dê 13
  18. 2.4.1. Giống dê kiêm dụng 2.4.1.1. Giống dê Bách Thảo - Khối lượng trưởng thành: Dê cái: 45-50 kg, dê đực 60-70kg. - Đẻ trung bình 1.8 con/lứa, sản lượng sữa: 1,5 đến 3,0 lít/ngày, chu kỳ cho sữa: 150-160 ngày. 2.4.1.2. Giống dê Barbari - Con đực: 50-55kg - Con cái: 35-40 kg - Sản lượng sữa: 1,2 -2,2 lít/ngày; Chu kỳ sữa: 150-155 ngày - Khả năng sinh sản: Số con/lứa: 1,5; Số lứa/năm: 1,5; Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa: 85-95%. 2.4.1.3. Giống dê Jumnapari - Con đực: 80-85kg, - Con cái: 45-50 kg. 14
  19. - Khả năng cho sữa: Sản lượng sữa: 1,8-2.5 lít/ng; Chu kỳ sữa: 180-200 ngày. - Khả năng sinh sản: Số con/lứa: 1,4; Số lứa/năm: 1,3; Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa: 85-95%. 2.4.1.4. Giống dê Beetal - Con đực: 80-85kg. - Con cái: 50-55 kg. - Khả năng cho sữa: Sản lượng sữa: 1,8-3 lít/ng; Chu kỳ sữa: 180-210 ngày. - Khả năng sinh sản: Số con/lứa: 1,3; Số lứa/năm: 1,3; Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa: 85-95%. 2.4.2. Các giống dê chuyên sữa hiện có tại Việt Nam * Giống dê Saanen - Khối lượng con đực: 75-85kg, - Khối lượng con cái: 65-70kg, - Số con/lứa: 1,5; Số lứa/năm: 1,3, - Năng suất sữa: 3,2-4,5 lít/ngày, 15
  20. - Chu kỳ cho sữa: 200-240 ngày, - Tổng sản lượng sữa: 700-1000lít. * Giống dê Alpine - Khối lượng con cái: 50-55 kg, - Khối lượng Con đực: 65-80kg, - Khối lượng con cái: 50-55 kg, - Khả năng sinh sản: Số con/lứa: 1,5; số lứa/năm: 1,3, - Năng suất sữa: 2.8-3.5 lít/ngày, - Chu kỳ cho sữa: 180-220 ngày. 2.4.3. Các giống dê chuyên thịt * Giống dê Boer - Khối lượng con đực: 100 - 140 kg - Khối lượng con cái: 80 - 100 kg 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2