YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu chuyên đề 14: Mô hình chế biến thức ăn cho gia súc, quy trình, kỹ thuật, chế biến thức ăn, thô xanh dự trữ (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
8
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung tài liệu mô hình chế biến thức ăn cho gia súc, kỹ thuật chế biến thức ăn thô xanh được biên soạn với các nội dung sát thực từ các phụ phẩm nông nghiệp hiện có tại địa phương như cây cỏ, cây ngô, cây sắn, cây lạc, lúa rơm v.v... sau thu hoạch, đặc biệt là trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường là những vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu chuyên đề 14: Mô hình chế biến thức ăn cho gia súc, quy trình, kỹ thuật, chế biến thức ăn, thô xanh dự trữ (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
- ỦY BAN DÂN TỘC BẢN PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ 14 MÔ HÌNH CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO GIA SÚC, QUY TRÌNH, KỸ THUẬT, CHẾ BIẾN THỨC ĂN, THÔ XANH DỰ TRỮ (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng) Hà Nội 2024
- LỜI NÓI ĐẦU Nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân trong việc sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương đặc biệt là các phụ phẩm trong nông nghiệp để chế biến thức ăn chăn nuôi tăng hiệu quả kinh tế, trong chăn nuôi gia súc, đồng thời chuyển giao tốt các quy trình, kỹ thuật đến với cộng đồng người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong chăn nuôi gia súc là một trong những nội dung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển kinh tế. Vì vậy, nội dung tài liệu mô hình chế biến thức ăn cho gia súc, kỹ thuật chế biến thức ăn thô xanh được biên soạn với các nội dung sát thực từ các phụ phẩm nông nghiệp hiện có tại địa phương như cây cỏ, cây ngô, cây sắn, cây lạc, lúa rơm v.v... sau thu hoạch, đặc biệt là trồng cây thức ăn phục vụ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường là những vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Kết cấu nội dung tài liệu gồm 05 phần. I. Giới thiệu một số phụ phẩm nông nghiệp để xử lý thành thức ăn thô xanh. II. Kỹ thuật chế biến, ủ thức ăn thô xanh dự trữ cho gia súc. III. Kỹ thuật vỗ béo cho gia súc đạt hiệu quả hiệu quả kinh tế cao. IV. Kỹ thuật xử lý chất thải gia súc thành phân hữu cơ. V. Thảo luận, thực hành trao đổi thực tế. Lĩnh vực thức ăn gia súc có nhiều loại. nên tài liệu này chỉ mang tính tham khảo, các chuyên gia, giảng viên, báo cáo viên các cấp tiếp tục nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung nội dung kèm với hình ảnh, minh họa thực tế của từng phụ phẩm chế bến phù hợp với từng vật nuôi vào bộ tài liệu để hướng dẫn. Mặc dù đã cố gắng biên soạn hoàn thiện tài liệu hướng dẫn chi tiết tới bà con song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đông đảo người dân tham gia chương trình để tài liệu ngày hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! ỦY BAN DÂN TỘC
- MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP CÓ THỂ XỬ LÝ THÀNH THỨC ĂN THÔ XANH ...................................................................... 1 1. Một số khái niệm về mô hình, thức ăn thô xanh .......................................... 1 2. Một số phụ phẩm nông nghiệp có thể xử lý thành thức ăn thô xanh cho gia súc.. 2 2.1. Rơm sau thu hoạch ......................................................................................... 2 2.2. Thân cây ngô sau thu hoạch ........................................................................... 3 2.3. Bã mía............................................................................................................. 4 2.4. Thân và lá cây sắn sau thu hoạch ................................................................... 5 2.5. Thân cây lạc sau thu hoạch ............................................................................ 6 3. Một số giống cỏ năng suất cao tại Việt Nam chế biến thành thức ăn thô xanh cho gia súc ................................................................................................... 7 3.1. Một số giống cỏ .............................................................................................. 7 3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số giống cỏ năng suất cao để chế biến thức ăn thô xanh .......................................................................................................... 20 II. KỸ THUẬT CHẾ BIẾN, Ủ THỨC ĂN THÔ XANH DỰ TRỮ CHO GIA SÚC.. 40 1. Kỹ thuật chế biến, ủ một số phụ phẩm nông nghiệp thành thức ăn thô xanh dự trữ cho gia súc..................................................................................... 40 1.1. Kỹ thuật chế biến, ủ thân cây ngô sau thu hoạch và ủ thân cây ngô sinh khối (cả bắp) thành thức ăn thô xanh dự trữ cho trâu bò ............................................ 40 1.2. Kỹ thuật chế biến, ủ thân và lá cây sắn sau thu hoạch thành thức ăn thô xanh dự trữ cho trâu bò ................................................................................................ 49 1.3. Kỹ thuật chế biến, ủ rơm tươi và khô sau thu hoạch thành thức ăn thô xanh cho trâu, bò .......................................................................................................... 52 1.4. Kỹ thuật ủ bã mía, ngọn mía làm thức ăn cho trâu bò ................................. 59 1.5. Kỹ thuật chế biến, ủ cỏ voi thành thức ăn thô xanh dự trữ cho trâu, bò…...62 2. Một số mô hình chế biến thức ăn thô xanh cho gia súc ............................. 69 2.1. Hiệu quả mô hình ủ xanh (ủ chua) thức ăn cho trâu, bò tại xã Mường Khoa, Bắc Yên, Sơn La ................................................................................................. 69
- 2.2. Mô hình ủ chua thức ăn thức chăn trâu, bò của Hội CCB xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ ................................................................................. 71 2.3. Ninh thuận: Mô hình cỏ ủ chua cho bò ăn tăng trọng cao hơn 15 - 20% so với thức ăn chưa ủ chua....................................................................................... 72 2.4. Đắk Lắk: Chủ động thức ăn thô xanh cho trâu bò vào mùa khô ................. 73 2.5. Tuyên Quang: Mô hình chủ động nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc vào mùa đông tại xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn ...................................................... 78 2.6. Yên Sơn, Tuyên Quang: Triển khai mô hình ủ chua lá mía làm thức ăn cho trâu, bò ................................................................................................................. 80 III. KỸ THUẬT VỖ BÉO CHO GIA SÚC ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO.... 81 1. Yêu cầu về chuồng trại ................................................................................. 81 2. Dụng cụ chăn nuôi, công trình phụ trợ và khu xử lý chất thải ................ 83 3. Vỗ béo gia súc (trâu, bò) ............................................................................... 84 3.1. Phân loại trâu, bò trước khi vỗ béo .............................................................. 84 3.2. Nuôi bê, nghé trước khi vỗ béo .................................................................... 84 3.3. Kỹ thuật vỗ béo gia súc (trâu, bò) ................................................................ 86 3.4. Một số mô hình vỗ béo gia súc .................................................................... 90 IV. KỸ THUẬT XỬ LÝ CHẤT THẢI GIA SÚC THÀNH PHÂN HỮU CƠ. 100 1. Nguyên lý xử lý chất thải chăn nuôi .......................................................... 100 2. Xây dựng hầm biogas (khí sinh học) ......................................................... 101 3. Các quy trình sử dụng chế phẩm emina để xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc ....................................................................................................... 104 3.1. Quy trình phun chế phẩm sinh học ............................................................ 105 3.2. Quy trình phun kết hợp cho ăn chế phẩm sinh học .................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 108
- I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP CÓ THỂ XỬ LÝ THÀNH THỨC ĂN THÔ XANH 1. Một số khái niệm về mô hình, thức ăn thô xanh Mô hình (model) là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định. Nó cho phép nhà nghiên cứu bỏ qua các mặt thứ yếu để tập trung vào phương diện chủ yếu, có ý nghĩa quan tọng đối với vấn đề nghiên cứu1 Các yếu tố cơ bản tạo nên mô hình sản xuất nông nghiệp, bao gồm: Điều kiện tự nhiên; nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp, nguồn nhân lực; thị trường yếu tố đầu vào và đầu ra; kết cấu hạ tầng nông thôn; chính sách hỗ trợ cùa Đảng, nhà nhà nước Các loại mô hình cơ bản trong sản xuất nông nghiệp bèn vững, gồm 3 mô hình: (i) Mô hình nông nghiệp tuần hoàn bền vững là quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra theo chu trình khép kín. Theo đó, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình sản xuất này sẽ được sử dụng để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác.(ii) Mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Phân bón hữu cơ. Mô hình này được hiểu là một hình thức canh tác nông nghiệp có sự kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi với nuôi trồng thủy sản. Trong đó, các thành phần trong hệ thống có mối liên hệ mật thiết theo kiểu khép kín.(iii) Mô hình nông nghiệp CEA. So với 2 mô hình nói trên thì mô hình canh tác nông nghiệp bền vững này được ít người biết hơn. Nói đơn giản và dễ hiểu thì CEA là công nghệ trồng trọt tiên tiến, nhà nông có thể tận dụng các nhà xưởng, nhà kho hay tòa nhà trong khu công nghiệp, khu đô thị để làm trang trại. Mô hình chế biến thức ăn cho gia súc, kỹ thuật chế biến thức ăn thô xanh cho gia súc thuộc loại mô hình kết hợp mô hình nông nghiệp tuần hoàn bền vững là quá trình sản xuất nông nghiệp diễn ra theo chu trình khép kín với mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Phân bón hữu cơ Thức ăn thô xanh và thức ăn thô khô là thức ăn có nhiều chất xơ: Thức ăn thô xanh gồm có rơm tươi, cỏ, thân cây ngô, ngọn mía, thân lá cây khoai lang…Thức ăn thô khô như rơm, thân cây lạc .. phơi khô. Thức ăn thô xanh ủ chua là kỹ thuật bảo quản thức ăn thô xanh nhờ quá trình lên men yếm khí, tạo ra axit Lactic và các axit hữu cơ khác, từ đó nhanh chóng hạ độ pH của thức ăn ủ xuống 4-4,5. Ở độ pH này hầu hết các loại vi sinh 1 Nguồn: https://vietnamfinance.vn/mo-hinh-la-gi-mot-so-mo-hinh-trong-kinh-te-hoc-20180504224211008.htm 1
- vật và các men (enzym) chứa trong thực vật đều bị ức chế. Vì vậy, thức ăn ủ chua có thể bảo quản được lâu dài. 2. Một số phụ phẩm nông nghiệp có thể xử lý thành thức ăn thô xanh cho gia súc 2.1. Rơm sau thu hoạch Rơm rạ là nguồn phế phẩm trong nông nghiệp, bao gồm sinh khối thân, lá lúa sau thu hoạch. Tỉ lệ rơm rạ/hạt dao động từ 1,0 đến 1,2 (tùy theo độ ẩm). Với sản lượng gần 45 triệu tấn lúa, hàng năm ở Việt Nam có xấp xỉ 45-50 triệu tấn rơm rạ, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (54%), Đồng bằng Sông Hồng (17%), duyên hải Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ (15,4%). Rơm rạ là nguồn nguyên liệu giàu cenlulozo. Đây là nguyên liệu phù hợp cho phát triển chăn nuôi gia súc. Hình thức sử dụng rơm cho chăn nuôi trâu, bò dưới 2 dạng; rơm tươi và rơm khô. Trong quá trình thu hoạch lúa, do tính thời vụ xác định sản phẩm chính là lúa, nên công tác thu hoạch rơm sau thu hoạch ít được bà con nông dân chú ý để tận dụng nuôi trâu, bò. Vì vậy, để dự trữ và bảo quản rơm sau thu hoạch cho trâu, bò có 2 cách: Ủ chua rơm tươi và phơi rơm sau thu hoạch. Với cách làm này thì rơm thu hoạch xong không phải phơi mà tiến hành ủ luôn, phương pháp này tiết kiệm được công phơi rơm, phù hợp với thu hoạch vụ xuân - hè. Vì vào thời gian này, thu hoạch lúa thường gặp thời tiết mưa, rơm không kịp phơi nếu không ủ chua rơm sẽ thối, mục. Phơi rơm sau thu hoạch, phương pháp này phù hợp với thu hoạch lúa vào vụ thu - đông, rơm sau thu hoạch được phơi qua 1 nắng là bảo quản dự trữ được. 2
- 2.2. Thân cây ngô sau thu hoạch Thân cây ngô sau thu hoạch có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong tất cả các loại phụ phế phẩm từ ngũ cốc. Vì vậy, nó có tiềm năng lớn trong việc cải thiện dinh dưỡng cho gia súc. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (Đinh Văn Cải và cộng tác 1999) thì thân cây bắp sau thu hoạch có 25-26% chất khô; 32% xơ thô; 68,7% NDF; Tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ 53,3% và năng lượng trao đổi cho trâu bò: 7,46 MJ/kg chất khô. Cản trở lớn nhất đối với việc sử dụng thân cây bắp sau thu hoạch là khô cứng. Nên thiết bị cán dập, chặt ngắn, phơi khô trước khi cho ăn hoặc phơi khô dùng dần. 3
- Để hạn chế độ cứng của thân cây ngô, tăng chất lượng của thân cây ngô sau thu hoạch, đồng thời tăng tình thèm ăn cho trâu, bò. Việc ủ chua thân cây ngô có thể áp dụng đối với thân cây ngô tươi (ngô thu bắp non) và thân cây ngô khô (cây ngô sau khi thu hoạch bắp để khô ngoài đồng) là rất cần thiết. 2.3. Bã mía Bã mía có giá trị năng lượng và protein rất thấp nhưng đây là một nguồn xơ có ích. Có thể sử dụng đến 25% trong khẩu phần bò vắt sữa. Kinh nghiệm vỗ béo bò vàng ở Trung Quốc của Xiaqing Zou và CTV cho thấy có thể vỗ béo bò vàng bằng khẩu phần thức ăn có: Bã mía (35-41%), rỉ mật (5%) và thức ăn tinh (cám, bắp). Sau 100 ngày vỗ béo đạt tăng trọng bình quân: 866-921 gam/ngày. Khi ủ phụ phẩm nhiều xơ với urea hoặc bổ sung urea, một nguồn nitơ rẻ tiền vào khẩu phần, sẽ đảm bảo sự gia tăng tỉ lệ tiêu hóa và khả năng ăn vào của gia súc. Tiêu hóa xơ cũng được cải thiện rõ nét khi bổ sung thêm một lượng nhỏ carbonhydrate dễ lên men như rỉ mật, xác mì, khoai lang, cám… Khi sử dụng nitơ phi protein, lưu huỳnh là yếu tố giới hạn chính đến hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Một hỗn hợp gồm 90% urea và 10% sulphat natri (Na2SO4) làm cho tỉ lệ N/S được cân bằng. Rơm rạ thường có hàm lượng canxi, phospho và muối thấp. Việc bổ sung coban (Co), đồng (Cu) sẽ cải thiện được khẩu phần dựa trên rơm rạ. Tỉ lệ tiêu hóa của rơm sẽ được cải thiện một cách 4
- đáng kể nếu bổ sung 1.5-2% urea, 10% rỉ mật và 0.5% hỗn hợp khoáng (muối, P, Ca, S). 2.4. Thân và lá cây sắn sau thu hoạch Không chỉ củ, lá mà thân cây sắn cũng có chứa hàm lượng dưỡng chất rất tốt, phục vụ hiệu quả cho việc chăn nuôi trâu bò. Tuy nhiên, hầu hết vật nuôi đều gặp khó khăn trong việc tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất từ thân cây sắn. Cộng 5
- thêm việc chúng nhanh bị khô, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng. Do vậy mà bà còn hiện nay có xu hướng ủ chua thân cây sắn để phục vụ chăn nuôi hiệu quả hơn. 2.5. Thân cây lạc sau thu hoạch Thân, lá cây lạc là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho gia súc ăn cỏ khi được chế biến đúng cách. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và gia súc ăn cỏ: Trâu, bò, dê…nói riêng, thức ăn giữ vai trò quan trọng, quyết định đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Đối với người nông dân, sau khi thu hoạch lạc, thường bỏ cây lạc ngoài đồng; đây là nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho gia súc ăn cỏ khi được chế biến đúng cách. Thân lá lạc sau khi thu hoạch củ vẫn còn xanh, hàm lượng đạm trong thân lá lạc khá cao 15 - 16%, cao hơn gần hai lần lượng chất đạm trong hạt ngô. Để dự trữ được lâu và tăng chất lượng ta đem ủ chua thân lá lạc. 6
- 3. Một số giống cỏ năng suất cao tại Việt Nam chế biến thành thức ăn thô xanh cho gia súc 3.1. Một số giống cỏ 3.1.1. Dòng cỏ Voi Giống cỏ Voi Xanh Thái Lan Cỏ Voi vẫn đang là loại giống cỏ chăn nuôi lâu năm, đạt năng suất cao nhất hiện nay. Loại cỏ Voi có trên 20 dòng khác nhau nhưng chúng tôi xin giới thiệu tới quý khách 3 dòng cỏ tốt nhất được trồng tại Việt Nam đó là: 7
- + Dòng thứ nhất: Là giống cỏ Va06 và giống cỏ Voi Xanh Thái Lan. Chúng thường gọi là cỏ voi có lông, 2 loại cỏ này có đặc điểm đều giống nhau và đạt năng suất cao nhất trong các loại cỏ. + Dòng thứ 2: Đó là giống cỏ Voi Xanh không lông. Đây là loại cỏ voi có đặc điểm không có lông, non, mềm, có nhiều chất dinh dưỡng và đạt năng suất cao. Ưu điểm khi thu hoạch cỏ không bị sót và muốn vật nuôi ăn không bị rát miệng. + Dòng thứ 3: Là giống cỏ Voi lùn. Đây là loại giống cỏ chăn nuôi mới, đang được nhiều người ưa chuộng. Ưu điểm của cỏ cũng không có lông, cao khoảng 1m2. Thân cỏ rất non mềm, có vị ngọt, nên các loại vật nuôi rất thích ăn… * Một số đặc điểm của cỏ voi - Làm thức ăn chăn nuôi Voi lai (VA06) dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoa thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hóa cao, là thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ. Trong cỏ có 17 loại axit amin và nhiều loại vitamin. Trong cỏ tươi, hàm lượng protein thô 4,6%, protein tinh 3%, đường 3,02%; Trong cỏ khô, hàm lượng protein thô 18,46%, protein tinh 16,86%, đường tổng số 8,3%. Cỏ VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô dùng để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cừu, thỏ, gà tây, cá trắm cỏ, mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường. Hiệu quả về chăn nuôi hơn hẳn các loại cỏ khác, chẳng hạn, cứ 14 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg trắm cỏ, 18 kg cỏ tươi thì sản xuất được 1 kg thịt ngỗng. Không những vậy, giống cỏ này có hàm lượng đường cao, giàu dinh dưỡng được các loại vật nuôi như bò, dê, cừu, lợn, lợn rừng, gà tây, cá trắm cỏ rất thích ăn, vật nuôi chóng lớn, khoẻ mạnh. 8
- Giống cỏ Voi Không Lông Đài Loan Giống cỏ voi lai chịu rét, chịu hạn, có bộ rễ phát triển cực mạnh, dài tới 3-4m, rễ dài nhất tới 5m, mọc tập trung. Đường kính thân 2-3cm, lớn nhất 4cm, chống gió tốt, là cây chống xói mòn có hiệu quả, cũng là một loại cây lý tưởng trồng trên đất có độ dốc cao, kể cả đất có độ dốc trên 250; trồng làm hàng rào xung quanh vườn quả; trồng ven đê, ven hồ để chống sạt lở, trồng ở vùng đất cát để giữ cát và là cây phủ xanh đất trống đồi trọc. Cỏ Voi lai là loài thực vật C4 có tác dụng quang hợp rất mạnh, có tác dụng tốt đến việc hấp thụ các khí độc trong không khí. Có thể trồng trên diện tích lớn ở ven đường, xung quanh vùng khai thác khoáng sản, trong công viên lớn để bảo vệ môi trường. * Đặc tính sinh trưởng của cỏ Voi lai - Tính thích ứng rộng, sức chống chịu rất mạnh Cỏ voi lai có thể trồng được ở hầu hết các loại đất, kể cả đất cát sỏi, đất mặn kiềm nhẹ, chịu được độ pH 4,5. Trên đất khô hạn, đất đọng nước, đất dốc, đất bằng, bờ ruộng, ven đê, ven hồ.... đều có thể sử dụng để trồng loại cỏ này. Giống cỏ voi lai yêu cầu điều kiện môi trường như sau: Số ngày nắng trong 1 năm trên 100 ngày, độ cao so với mực nước biển dưới 1500m, nhiệt độ 9
- bình quân năm trên 150C, lượng mưa/ năm trên 800mm, số ngày không sương muối/ năm trên 300 ngày. Do phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt, nên tỉ lệ sống sau khi trồng rất cao, nói chung trên 98%, ngay trên vùng đất thấp, ẩm ướt và rét, tỉ lệ sống vẫn trên 98%. -Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh. Ở vùng nhiệt đới, cỏ VA06 có thể sinh trưởng quanh năm, chiều cao thân bình quân 4-5 m, cao nhất đạt 6m, đẻ rất khoẻ, một cây có thể đẻ 20-35 nhánh năm, mức cao nhất là 60 nhánh, 1 ha có thể có 5,25 triệu nhánh, hệ số nhân trên 500 lần. Nếu trồng 1 ha vào vụ xuân, sau 8 tháng có thể đủ giống trồng trên 300 ha cho năm sau, nếu đủ phân, đủ nước thì năm thứ 2 có thể đủ giống để trồng trên 800 ha. - Kỹ thuật trồng đơn giản, năng suất rất cao. Dùng cách tách chồi hoặc cắt mắt để trồng thì chỉ sau 40 ngày là có thể cắt được lứa đầu. Ở các vùng nhiệt đới và một số vùng á nhiệt đới, có thể thu hoạch cỏ quanh năm, năng suất đạt trên 480 tấn/ ha, đứng đầu bảng so với năng suất của mọi loại cỏ hòa thảo khác, gấp 20-30 lần năng suất của các loại cỏ họ đậu. Khả năng lưu gốc của cỏ rất tốt, trồng 1 năm thu hoạch liên tục 6-7 năm, từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 là thời kỳ cho năng suất cao nhất. Loại cỏ này chủ yếu dùng phương pháp sinh sản vô tính. Do sức chịu rét tốt, nên nói chung khi nhiệt độ trên 00C, cây có thể qua đông, trên 80C cây phát triển thường. Loại cỏ này rất ít bị sâu bệnh, được coi là một loại cỏ trồng ít sâu bệnh nhất. 3.1.2. Giống cỏ Ghine Giống cỏ chăn nuôi Ghine Mombasa 10
- Là loại giống cỏ chăn nuôi đạt năng suất cao. Người ta thường gọi là cỏ sả lá lớn. Phát triển thành từng bụi như bụi sả. Cỏ có nhiều chất dinh dưỡng, thân non mềm và được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Loại giống này phát triển lâu năm, chịu hạn rất tốt. Cỏ Ghine bao gồm có 2 loại: 1 loại là Ghine Td58, và Ghine Mombasa. Ghine TD58 có đặc điểm thích nghi với điều kiện bóng râm tốt hơn. Ghine Mombasa lại là loại giống cỏ ưa ánh sáng. Hiện nay, loại giống cỏ này được các công ty sữa trồng nhiều để cho bò ăn lấy sữa. 3.1.3. Giống cỏ chịu lạnh Mulato 2 Cỏ chịu lạnh Mulato 2 còn có tên khoa học là Brachiaria Ruziziensis, được nhập khẩu từ Thái Lan, là cây thân bụi, rễ chùm, mỗi cây cao từ 1m đến 1,3m, thân và lá mềm, dễ tiêu hóa và có nhiều ưu điểm như: Tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất cao và hàm lượng dinh dưỡng lớn, không kén đất, có khả năng chịu lạnh rất tốt. Ưu điểm của giống cỏ Mulato 2 (*) Dễ trồng, dễ chăm sóc Hạt giống cỏ Mulato 2 có quy trình trồng cấy, chăm sóc và thu hoạch rất đơn giản, dễ thực hiện. Có thể trồng bằng hạt hoặc theo phương pháp chiết hom thông thường. (*) Vị ngon, dễ tiêu hóa, nhiều chất dinh dưỡng – Cỏ Mulato 2 có thân và lá mềm, lá màu xanh dài, có vị ngọt dịu, dễ ăn, dễ tiêu hóa cho các loài động vật. 11
- – Trong cỏ Mulato 2 có hàm lượng protein thô cao từ 14 – 16% giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, phù hợp chăn nuôi vỗ béo (đặc biệt thích hợp trồng cỏ nuôi bò sữa). (*) Chịu hạn, chịu lạnh tốt Cỏ Mulato 2 khá phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, không kén đất, có thể sống trong điều kiện khí hậu lạnh khắc nghiệt. Mulato 2 đã được chứng minh là giống cỏ có khả năng chịu hạn tốt. (*) Năng suất cao Cỏ Mulato 2 đẻ nhánh rất nhanh, mỗi năm có thể thu hoạch 9 – 10 lứa, cho năng suất từ 200 đến 250 tấn/ha. (*) Thời gian lưu gốc lâu Mỗi 1 lần gieo trồng cỏ Mulato 2 sẽ có thời gian lưu gốc khá lâu, trung bình từ 5 – 7 năm giúp tiết kiệm được chi phí mua giống mới. So với các giống cỏ như Super BMR thì cỏ Mulato 2 có tính kinh tế hơn rất nhiều. ==> Chính vì những ưu điểm nổi trội trên mà giống cỏ Mulato 2 hiện đang được rất nhiều trang trại chăn nuôi lớn nhỏ trên toàn quốc gieo trồng sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc (nhất là bò sữa), mang lại hiệu quả cao. 12
- 3.1.4. Giống cỏ Ruzi * Giới thiệu về giống cỏ Ruzi Cỏ Ruzi, tên khoa học là Brachiaria Ruziziensis là giống cỏ có nguồn gốc từ Châu Phi. Thuộc họ hòa thảo, thân bò, rễ chùm. Lá và thân có vị ngon, có khả năng chịu hạn và chịu giẫm đạp tốt, là thức ăn chăn nuôi giàu chất dinh dưỡng thích hợp cho gia súc, gia cầm như trâu, dê, bò, cá… Khi trưởng thành cây có chiều cao từ 1 - 1,5m, năng suất trung bình từ 150 - 180 tấn/ha/năm. Lá cỏ mềm, nhiều lông mịn, có vị ngon, dài khoảng 25cm, rộng 15mm. * Ưu điểm của giống cỏ Ruzi - Dễ trồng, dễ chăm sóc: Cỏ Ruzi có thể trồng bằng hạt hoặc thân khóm, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, cho tỉ lệ nảy mềm > 85%. Là giống cỏ thuộc họ hòa thảo (cùng với cỏ voi, cỏ va06, cỏ ghine), cỏ Ruzi có phương pháp gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch rất đơn giản. Chỉ cần chú ý bón phân đúng thời kỳ mà không cần phải chăm sóc nhiều. - Tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh: Thời gian thu hoạch lứa đầu tiên sau khoảng 60 ngày hoặc khi thảm cỏ cao 50 - 60 cm. Những lần tiếp theo cách nhau 30 - 35 ngày hoặc khi thảm cỏ cao từ 40 đến 60 cm. - Năng suất cao, vị ngon, hàm lượng dinh dưỡng lớn: + Năng suất trung bình của cỏ Ruzi khoảng 150 - 180 tấn/ha/năm. Nếu trồng & thâm canh tốt cho năng suất lên đến 200 tấn/ha/năm. Một năm có thể thu hoạch 5 - 7 lứa. + Thân và lá của cỏ Ruzi mềm, giòn, vị ngon. Ngoài việc sử dụng làm thức ăn tươi, cỏ Ruzi có thể phơi khô, ủ chua làm thức ăn dự trữ cho gia súc, gia cầm. + Hàm lượng dinh dưỡng trong cỏ Ruzi cao, chứa khoảng 32 - 35% vật chất thô, hàm lượng protein thô khoảng 12 - 13%, xơ thô 27 - 29% và khoáng tổng số 10 - 11%. 13
- Cỏ Ruzi có năng suất cao, vị ngon, hàm lượng dinh dưỡng lớn - Chịu được khô hạn tốt, giẫm đạp mạnh, sâu bệnh và bóng râm Cỏ Ruzi chịu được khô hạn, có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng đất cao như bờ ruộng, bờ đê hoặc vùng trung du miền núi. Chịu được bóng râm và ngập úng nhẹ, có khả năng tự kháng sâu bệnh. Đặc biệt, cỏ Ruzi chịu được giẫm đạp tốt nên có thể trồng nuôi gia súc chăn thả. - Lưu gốc lâu: Một lứa cỏ Ruzi trồng có thể thu hoạch liên tiếp trong khoảng 6 năm. Nếu thâm canh tốt có thể lên đến 7 - 8 năm. * Nhược điểm của giống cỏ Ruzi: Nhược điểm của cỏ Ruzi là không chịu được ngập úng kéo dài và khô hạn quanh năm, phát triển kém ở vùng đất nghèo dinh dưỡng. Nên trồng cỏ Ruzi ở những nơi có đủ điều kiện tưới nước. 14
- 3.1.5. Giống cỏ Paspalum * Giới thiệu về giống cỏ chịu ngập Ubon Paspalum Cỏ chịu ngập Ubon Paspalum có nguồn gốc từ Bắc Brazil, Argentina. Cỏ mọc thành từng bụi, đẻ nhánh, thân cây to khỏe, cao từ 1 – 1,5m, lá mềm, có vị ngon, phiến lá dài khoảng 50cm, rộng 3 – 4cm, có lông nhỏ, thời gian lưu gốc từ 3 – 4 năm. Ưu điểm lớn nhất của giống cỏ Ubon Paspalum là: Chịu được ngập úng, chịu được thời tiết giá lạnh, có thể sinh trưởng tốt dưới bóng râm và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Thích hợp sử dụng làm cỏ chăn nuôi bò, dê, cừu, thỏ, cá… *Ưu điểm của giống cỏ Ubon Paspalum - Chịu được ngập nước, dễ trồng, dễ chăm sóc + Cỏ Ubon Paspalum có khả năng chịu ngập nước nhưng vẫn cho năng suất chất xanh cao, chịu được đất chua, phèn. Năng suất trung bình từ 150 – 180 tấn/ha/năm. + Kỹ thuật trồng, chăm sóc giống cỏ Ubon Paspalum khá đơn giản, giống như các loại cỏ thông thường. Có thể trồng bằng hạt hoặc khóm. - Chịu được thời tiết lạnh, bóng râm và sâu bệnh Cỏ chịu ngập Ubon Paspalum có khả năng kháng sâu bệnh, phát triển tốt dưới bóng râm, chịu được thời tiết lạnh giá, sinh trưởng tốt hơn giống cỏ Ghine vào mùa đông. Thích hợp trồng ở những vùng đầm lầy, đất có tính axit và ít phì nhiêu. 15
- Giống cỏ chịu ngập úng Ubon Paspalum - Tốc độ sinh trưởng nhanh: Thời gian thu hoạch cỏ Ubon Paspalum khá nhanh. Chỉ sau 50 - 55 ngày gieo trồng có thể thu hoạch lứa cỏ đầu. Lứa sau cách lứa trước 30 - 35 ngày. - Vị ngon, hàm lượng dinh dưỡng lớn: Thân và lá của cỏ Ubon Paspalum mềm, ít lông, có vị ngon, đặc biệt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao: Protein thô 9 -10%, xơ thô 30 - 32%, hàm lượng khoáng chiếm 6 - 7%, đạm thô 8 -12%, thích hợp dùng làm thức ăn tươi hoặc ủ chua cho gia súc, gia cầm đặc biệt là bò, bê và cá trắm, … - Lưu gốc lâu: Thời gian lưu gốc của cỏ chịu ngập Ubon Paspalum khoảng 4 - 5 năm, mỗi năm thu hoạch được 7 - 8 lứa cỏ. 16
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn