intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu chuyên đề 15: Kỹ năng phát triển cộng đồng bền vững và các phương pháp phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cán bộ)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ năng phát triển cộng đồng bền vững và phương pháp phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo với 8 nội dung cơ bản được kết cấu như sau: Phát triển cộng đồng và vai trò của người làm phát triển cộng đồng; Công cụ và kỹ năng cơ bản của người làm công tác phát triển cộng đồng; Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng; Hiểu giá trị thực trạng và tiềm năng của cộng đồng; Lựa chọn hoạt động phát triển cộng đồng; Lập kế hoạch và thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu chuyên đề 15: Kỹ năng phát triển cộng đồng bền vững và các phương pháp phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cán bộ)

  1. ỦY BAN DÂN TỘC BẢN PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ 15 KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cán bộ) Hà Nội 2024
  2. LỜI NÓI ĐẦU Phát triển cộng đồng đã được Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức trong và ngoài nước hết sức quan tâm vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng nông thôn, cuốn tài liệu này được biên soạn với mong muốn giới thiệu cho người học những khái niệm cơ bản về cộng đồng, các phương pháp tiếp cận trong phát triển cộng đồng và các kỹ năng cần thiết nhằm tổ chức và nâng cao năng lực cho người dân, đặc biệt là người dân nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đối tượng được quan tâm chính trong lĩnh vực phát triển nông thôn, giúp người dân có thể tham gia và tự quyết định mọi việc liên quan đến đời sống của cộng đồng người dân. Kỹ năng phát triển cộng đồng bền vững và phương pháp phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo với 8 nội dung cơ bản được kết cấu như sau. I. Phát triển cộng đồng và vai trò của người làm phát triển cộng đồng. II. Công cụ và kỹ năng cơ bản của người làm công tác phát triển cộng đồng. III. Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng. IV. Hiểu giá trị thực trạng và tiềm năng của cộng đồng. V. Lựa chọn hoạt động phát triển cộng đồng. VI. Lập kế hoạch và thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng. VII. Giám sát và đánh giá phát triển cộng đồng. VIII. Thực hành, thảo luận nhóm, trình bày. Chuyên đề đã được biên tập trên cơ sở kế thừa tối đa nội dung của các tài liệu, sổ tay phát triển cộng đồng của các tổ chức như: JICA, các trường đại học và các tổ chức quốc tế… Do chuyên đề có nội dung, phạm vi rộng, nên tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trong quá trình biên soạn, biên tập chuyên đề, các chuyên gia, giảng viên ở các cấp cần nghiên cứu, chắt lọc, cập nhật, bổ sung thông tin chung, đồng thời, bổ sung thông tin về các lĩnh vực liên quan trên địa bàn, kết hợp với hình ảnh minh họa, ví dụ thực tiễn,... để phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, quy mô, thời lượng và hình thức tổ chức của mỗi lớp tập huấn. Trân trọng cảm ơn! ỦY BAN DÂN TỘC
  3. MỤC LỤC I. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÀM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG……………………………..………………..…………1 1. Những hiểu biết cơ bản về phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân . 1 1.1. Khái niệm cộng đồng ..................................................................................... 1 1.2. Phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân ...................................... 1 1.3. Phát triển cộng đồng bền vững có sự tham gia của người dân ...................... 1 1.4. Mục tiêu của phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân ở Việt Nam ... 1 2. Vai trò của người làm phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân ... 1 2.1. Vai trò của cộng đồng có sự tham gia của người dân .................................... 2 2.2. Vai trò của các tỏ chức, cá nhân ngoài cộng đồng ......................................... 2 2.3. Người làm phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân .................... 2 II. CÔNG CỤ VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN ............................................................ 3 1. Một số công cụ trong phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân3 1.1. Nhóm công cụ tìm hiểu ban đầu về cộng đồng .............................................. 3 1.2. Nhóm công cụ hiểu sâu hơn về thực trạng của cộng đồng ............................ 4 1.3. Nhóm công cụ xác định mức độ quan trọng trong các vấn đề, giải pháp trong phát triển cộng đồng ............................................................................................ 17 2. Một số kỹ năng phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân ...... 26 2.1. Kỹ năng giao tiếp ......................................................................................... 26 2.2. Kỹ năng đặt câu hỏi...................................................................................... 33 2.3. Kỹ năng thúc đẩy.......................................................................................... 37 2.4. Kỹ năng lắng nghe........................................................................................ 40 2.5. Kỹ năng tổ chức cuộc họp ............................................................................ 43 2.6. Kỹ năng quan sát .......................................................................................... 47 3. Thái độ của người làm phát triển cộng đồng.............................................. 48 3.1. Vừa làm vừa học .......................................................................................... 48 3.2. Người dân hiểu biết nhiều, ít cơ hội............................................................. 48
  4. 3.3. Hành vi, thái độ của bạn ............................................................................... 49 III. XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG................................. 49 1. Mối quan hệ với cộng đồng .......................................................................... 49 2. Những nguyên tắc xây dựng mối quan hệ với cộng đồng có sự tham gia của người dân............................................................................................................ 49 3. Nội dung xây dựng mới quan hệ với cộng đồng có sự tham gia của người dân.50 4. Các bước xây dựng mối quan hệ với cộng đồng có sự tham gia của người dân..50 5. Những khó khăn khi xây dựng mối quan hệ với cộng đồng có sự tham gia của người dân..................................................................................................... 51 6. Một số gợi ý khi xây dựng mối quan hệ với cộng đồng có sự tham gia của người dân............................................................................................................ 52 IV. HIỂU GIÁ TRỊ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA CỘNG ĐỒNG..53 1. Mục đích tìm hiểu thực trạng và tiềm năng của cộng đồng có sự tham gia của người dân..................................................................................................... 53 2. Các nguyên tắc cơ bản tìm hiểu giá trị của cộng đồng có sự tham gia của người dân............................................................................................................ 53 3. Các bước tìm hiểu giá trị và tiềm năng của cộng đồng có sự tham gia của người dân............................................................................................................ 53 V. LỰA CHỌN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG .................... 55 1. Tham gia chẩn đoán ...................................................................................... 55 2. Các bước chẩn đoán ...................................................................................... 56 3. Phát triển cộng đồng dựa vào nội lực .......................................................... 60 3.1. Người công dân và các tổ chức tự nguyện ................................................... 61 3.2. Nhu cầu và nội lực ....................................................................................... 63 3.3. Một số công cụ sử dụng để xác định các nguồn lực cộng đồng .................. 68 3.4. Phát triển kinh tế cộng đồng thông qua các tổ chức dựa trên quyền hội viên ... 80 3.5. Vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp và Tổ chức Phi Chính phủ ................ 82 3.6. Những khó khăn khi xây dựng phát triển cộng đồng................................... 83 VI. LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG .................................................................................................... 84
  5. 1. Ý tưởng, nội dung phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân .. 84 2. Lập xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, quản lý kế hoạch .................. 87 2.1. Lập kế hoạch ................................................................................................ 87 2.2. Thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng .................................................... 89 3. Quản lý thực hiện kế hoạch .......................................................................... 91 4. Các nội dung cần thiết của việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân ............................................... 91 4.1. Hiểu giá trị thực trạng và tiềm năng của cộng đồng .................................... 91 4.2. Lựa chọn hoạt động phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân ... 95 VII. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG .............. 112 1. Giám sát phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân ............... 112 2. Đánh giá phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân ............... 114 2.1. Đánh giá phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân là gì? ......... 114 2.2. Các loại đánh giá ........................................................................................ 114 3. Giám sát đánh giá phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân 115 3.1. Một số điểm giữa giám sát và đánh giá...................................................... 115 3.2. Các bước tiến hành ..................................................................................... 116 3.3. Ai tham gia vào giám sát, đánh giá và khi nào? ........................................ 118 3.4. Những nội dung cần đánh giá .................................................................... 119 VIII. TRAO ĐỔI THẢO LUẬN VÀ GIẢI ĐÁP .......................................... 121 1. Yêu cầu khi thực hành thảo luận nhóm .................................................... 121 2. Những câu hỏi thảo luận nhóm .................................................................. 121 3. Phương pháp thực hành, thảo luận nhóm, trình bày .............................. 122 3.1. Chia nhóm thảo luận .................................................................................. 122 3.2. Trình bày kết quả thảo luận nhóm ............................................................. 123 3.3. Giảng viên tổng hợp thống nhất các ý kiến thảo luận của các nhóm......... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 124
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT PTCĐ Phát triển cộng đồng PRA Phương pháp đánh giá nhân nông thôn ND Người dân HGĐ Hộ gia đình ĐGNT Đánh giá nông thôn UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia LSNG Lâm Sản ngoài gỗ QSDĐ Quyền sử dụng đất BQL Ban quản lý TNR Tài nguyên rừng MTTQ Mặt trận tổ quốc HTX Hợp tác xã CTSX Công ty sản xuất TCTD Tổ chức tín dụng
  7. I. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÀM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 1. Những hiểu biết cơ bản về phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân 1.1. Khái niệm cộng đồng Là nhóm người sống trong phạm vi thôn, bản, các xã, phường của khu vực nông thôn và thành thị, đặc biệt là các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa. Cộng đồng có những điểm giống nhau, có chung các mối quan hệ nhất định và cùng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động và là đối tượng cần được quan tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. 1.2. Phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân Phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân là tập hợp nhiều hoạt động diễn ra trong đời sống nhằm làm thay đổi các giá trị về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của cộng đồng theo xu hướng ngày càng tốt hơn. 1.3. Phát triển cộng đồng bền vững có sự tham gia của người dân Phát triển cộng đồng bền vững có sự tham gia của người dân là sự phát triển nhằm thỏa mãn cho các nhu cầu hiện tại nhưng vẫn đảm bảo cho sự phát triển của cộng đồng đó trong tương lai; đặc biệt là việc khai thác, sử dụng các nguồn lực cho hiện tại như con người, xã hội, tài chính, tài nguyên, môi trường nhưng không làm ảnh hưởng đến tương lai. 1.4. Mục tiêu của phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân ở Việt Nam - Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cải thiện đời sống kinh tế của người dân. - Nâng cao năng lực của người dân trong tổ chức phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồng. - Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống của người dân về ăn ở, sinh hoạt đi lại và các dịch vụ ở cộng đồng. - Nâng cao trình độ dân trí. - Bảo vệ sức khỏe. - Bảo vệ tài nguyên và môi trường, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai. 2. Vai trò của người làm phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân 1
  8. 2.1. Vai trò của cộng đồng có sự tham gia của người dân Cộng đồng có sự tham gia của người dân đóng vai trò chủ thể của mọi hoạt động tại địa phương mình. Vai trò chủ thể được thể hiện ở việc các thành viên trong cộng đồng là người chủ động, tích cực và quyết định các hoạt động của cộng đồng. 2.2. Vai trò của các tổ chức, cá nhân ngoài cộng đồng Thông thường, khởi xướng hoạt động “phát triển cộng đồng” đều có yếu tố của các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài cộng đồng như: Các tổ chức của Chính phủ; Các tổ chức Phi Chính phủ; Các nhà tài trợ; Các tổ chức nghiên cứu tư vấn…Đây là những yếu tố ngoài cộng đồng. Các tổ chức, các nhân ngoài cộng đồng có sứ mệnh thúc đầy, triển khai hoạt động phát triển cộng đồng theo mục tiêu, tôn chỉ riêng của từng tổ chức, cá nhân và cần cán bộ trực tiếp triển khai cộng việc - thường được gọi là người làm phát triển cộng đồng. 2.3. Người làm phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân - Là người triển khai hoạt động phát triển cộng đồng ở các địa phương. - Là cầu nối giữa người dân, tổ chức tại địa phương với các tổ chức, cá nhân bên ngoài. - Là người khởi xướng để thúc đẩy người dân địa phương trong các hoạt động: *Vai trò của người làm phát triển cộng đồng: - Vai trò xúc tác: Tập hợp người dân để họ chia sẻ thông tin, bàn bạc đi đến quyết định và cùng nhau hành động, giải quyết các vấn đề của địa phương. - Vai trò biện hộ: Đại diện cho tiếng nói của người dân, cộng đồng gửi đến cơ quan, các cấp thẩm quyền những vấn đề bức xúc của người dân và kêu gọi người khác hưởng ứng nhằm tạo ra chuyển biến về nhận thức hoặc sự hỗ trợ tích cực hơn cho các đối tượng thiệt thòi. Ví dụ: Biện hộ cho việc chăm sóc bảo vệ trẻ em bị lạm dụng lao động. Vai trò nghiên cứu: Cùng với những thành viên nòng cốt trong cộng đồng thu thập, tìm hiểu và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, vấn đề, tiềm năng trong cộng đồng và giúp cộng đồng xây dựng các chương trình hành động cụ thể. Ví dụ: Xây dựng hoạt động chăm sóc người già không nơi nương tựa trong cộng đồng. - Vai trò huấn luyện: Bồi dưỡng các nhóm trong cộng đồng hiểu rõ về mục đích, chiến lược của các chương trình phát triển; Bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức và quản lý. Chú ý bồi dưỡng các giá trị, thái độ hợp tác và tôn trọng sự tham gia, sự tự 2
  9. quyết của người dân; Tinh thần cởi mở, học hỏi và phát huy kinh nghiệm tốt của cộng đồng giúp cán bộ phát triển cộng đồng trở thành người huấn luyện song hành với cộng đồng chứ không phải là thầy giáo của cộng đồng. Vai trò lập kế hoạch: Các chương trình hành động cần được bàn bạc và sắp đặt một cách có hệ thống, có tính toán, có chỉ báo để đo lường được những mục đích mong muốn. Trao đổi lẫn nhau sẽ học hỏi được các tiến trình hoạch định và thi hành những quyết định do chính cộng đồng đề ra. Lưu ý: - Người dân và tổ chức tại địa phương đóng vai trò chủ đạo. - Sự tham gia của người dân trong tất cả các giai đoạn của các hoạt động phát triển là yếu tố quyết định. II. CÔNG CỤ VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN 1. Một số công cụ trong phát triển cộng đồng có sự tham gia của người dân 1.1. Nhóm công cụ tìm hiểu ban đầu về cộng đồng Công cụ: Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp là những thông tin có sẵn trong các tài liệu, và các cơ quan quản lý có liên quan đến địa phương, cộng đồng mà bạn làm việc. Ví dụ: thông tin về dân số, kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên… của địa phương. Bạn thu thập các thông tin thứ cấp từ đâu? - Từ số liệu thống kê của xã, huyện, tỉnh. - Các báo cáo chung hàng năm, định kỳ của xã, huyện, tỉnh. - Các báo cáo về chương trình, dự án đã và đang thực hiện tại địa phương. - Các bản đồ đã xuất bản. - Các báo cáo chuyên ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục… của các cơ quan liên quan. - Các báo cáo nghiên cứu khoa học có liên quan. Để làm gì? - Giúp bạn hiểu cơ bản về địa phương. - Giúp bạn có cơ sở cho các quyết định sau này. Nhưng bạn phải cảnh giác. - Thông tin thứ cấp có thể gây thiên lệch, tạo ra các định kiến ban đầu của bạn. - Có thể thiếu chính xác, cần thời gian kiểm chứng. - Mất thời gian thu thập. Công cụ: Quan sát 3
  10. Quan sát là công cụ giúp bạn thu nhận và phân tích tình hình địa phương qua con mắt của mình. Đây là công cụ tạo thêm niềm tin cho bạn và được áp dụng trong suốt thời gian làm việc với cộng đồng. Quan sát cá thể: Quan sát từng cá thể hay từng hoạt động riêng biệt để đánh giá nhằm giúp bạn hiểu sâu sắc hơn thực trạng và tiến trình của từng vấn đề, cá thể. Quan sát tổng hợp: Quan sát tổng hợp giúp bạn nhìn tổng thể địa phương từ đó xây dựng các giải pháp phát triển phù hợp. Quan sát tổng hợp yêu cầu sự hiểu biết và kiến thức tổng hợp đối với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Công cụ: Bảng hỏi Bảng hỏi là phương thức xây dựng các câu hỏi có sẵn phục vụ cho mục tiêu cụ thể như: - Thu thập thông tin ban đầu. -Thu thập thông tin về một nội dung cụ thể. - Đánh giá kết quả thực hiện. Công cụ: Phỏng vấn Phỏng vấn là công cụ dùng để thu thập thông tin dựa vào các câu hỏi và trả lời. Đây là công cụ được sử dụng rất phổ biến trong phát triển cộng đồng giúp bạn hiểu được tình hình địa phương, những vấn đề họ quan tâm và ý kiến của từng người dân. Có 3 phương pháp phỏng vấn, đó là: - Phỏng vấn theo bảng hỏi (cấu trúc) là phương pháp phỏng vấn dựa vào bảng câu hỏi đã xây dựng trước. Nội dung của phỏng vấn chỉ nằm trong phạm vi các câu hỏi được chuẩn bị. - Phỏng vấn sâu (bán cấu trúc) là phương pháp phỏng vấn dựa vào nội dung được phác thảo trong bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi chỉ xây dựng những nội dung chính, người phỏng vấn có thể phát triển các câu hỏi phụ để làm rõ thêm các nội dung cần quan tâm. - Phỏng vấn mở (không cấu trúc) là loại phỏng vấn không được chuẩn bị trước về nội dung câu hỏi. Căn cứ vào tình hình và môi trường của việc trao đổi mà bạn đưa ra các câu hỏi mở nhằm thu thập thông tin. 1.2. Nhóm công cụ hiểu sâu hơn về thực trạng của cộng đồng Công cụ: Thăm làng 4
  11. Thăm làng tạo cho cán bộ cộng đồng có một sự hiểu biết khái quát về điều kiện cơ sở vật chất, con người và tài nguyên thiên nhiên của thôn bản để làm cơ sở cho việc thực hiện các công cụ tiếp theo. Đây là 1 công cụ dùng phổ biến trong phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (viết tắt RRA) và PRA và là công cụ đầu tiên được tiến hành tại thôn, bản. + Phương pháp tiến hành: Cán bộ yêu cầu và tạo điều kiện cho nông dân giới thiệu chung về thôn, bản. Tổ chức đi thăm. Đề nghị nông dân tìm điểm thuận lợi để có thể quan sát khung cảnh chung của thôn, bản: ranh giới, các loại hình canh tác, mối quan hệ về sản xuất và cộng đồng... Sử dụng kỹ năng quan sát, phương pháp phỏng vấn bán định hướng. Có thể kết hợp ghi chép. Công cụ: Xây dựng sa bàn của thôn bản - Mục đích, ý nghĩa - Sa bàn là mô hình thực hiện không gian thu hẹp của thôn, bản về các mặt: vị trí, địa hình, địa vật chính, đường xá, tình hình sử dụng đất… Sa bàn chứa tất cả thông tin biểu hiện về mặt không gian. - Dựa vào sa bàn, mọi người dân trong cộng đồng đều có thể tham gia vào phân tích tình hình của cộng đồng bên sa bàn đó. - Trên sa bàn người dân trong cộng đồng có thể biết được những thuận lợi, khó khăn để từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục những vấn đề ở từng địa điểm. Từ kết quả phân tích chúng ta có thể phân tích theo từng chủ đề sâu hơn. - Sa bàn là một công cụ PRA cho phép phân tích một cách trực quan. Thường được sử dụng trong quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất của thôn, bản. - Phương pháp tiến hành Quá trình thực hiện công cụ này bao gồm các bước sau: Bước 1: Thành lập nhóm nông dân đắp sa bàn - Số lượng: 5-7 người, gồm cả nam và nữ - Tiêu chí: Là những người có kinh nghiệm, hiểu biết về thôn, bản, tốt nhất nên chọn những người đã qua quân ngũ. Bước 2: Chuẩn bị địa điểm và vật liệu - Địa điểm thực hiện nên được chọn tại một nơi có thể thu hút người dân, đặt ở trung tâm, rộng rãi, thuận tiện đi lại để nhiều người có khả năng tham gia và bảo quản sa bàn tránh khỏi bị mưa nắng hay gia súc phá hoại. - Vật liệu: đất, bùn, cát, cây con, cành lá, bột màu, phấn viết, giấy Ao, bút viết và các vật liệu khác cần được chuẩn bị đầy đủ. - Diện tích sa bàn: 4-5m2 Bước 3: Cán bộ PRA giải thích mục đích, cách tiến hành đắp sa bàn 5
  12. Bước 4: Tiến hành xây dựng sa bàn - Vẽ phác hoạ hình dạng của thôn bản (xác định theo hướng Bắc) - Phác hoạ địa hình, địa vật chính Đề nghị nông dân phác họa bằng phấn những vị trí chính dễ nhận biết của thôn như các quả đồi, sông suối, đường đi... lên mặt đất hoặc mặt phẳng sẽ đắp sa bàn. - Dùng vật liệu đắp sa bàn: dùng các vật liệu thể hiện các đặc điểm chính của từng loại đất, kiểu canh tác hay sông suối, cơ sở hạ tầng của thôn.... - Tạo điều kiện cho nông dân trao đổi, thảo luận, tranh luận trong quá trình đắp sa bàn. - Hoàn thiện sa bàn (cắm vị trí các hộ gia đình…). Bước 5: Thảo luận những khó khăn, thuận lợi, giải pháp chung Có thể thảo luận theo 2 cách dưới đây: - Thảo luận theo từng khu vực của thôn bản - Thảo luận theo từng lĩnh vực Cán bộ đánh giá nông thôn đóng vai trò thúc đẩy quá trình đắp sa bàn của nông dân, thảo luận của nông dân, ghi chép những ý kiến thảo luận…. Công cụ vẽ sơ đồ Đây là loại công cụ mang tính trực quan nên người dân dễ tham gia, thảo luận điều họ quan tâm. Có thể dùng các công cụ sau: Vẽ sơ đồ Sơ đồ thôn, bản là hình ảnh phác họa bức tranh tổng thể về thôn/ bản bao gồm: hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng; vị trí cơ sở hạ tầng chính (đường xá, hệ thống thủy lợi, trường học, bệnh xá…). Vẽ sơ đồ thôn, bản là một công cụ quan trọng của PRA nhằm đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn, bản, đặc biệt là hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng... để đưa ra được những khó khăn giải pháp trong từng lĩnh vực của thôn, bản từ đó phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thôn, bản trong tương lai nhất là trong quá trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân. - Cách làm: Bước 1: Thành lập nhóm nông dân tham gia vẽ sơ đồ thôn, bản - Số lượng: 5-7 người, gồm cả nam và nữ. 6
  13. - Tiêu chí: là những người có kinh nghiệm, hiểu biết về thôn, bản… Bước 2: Chuẩn bị địa điểm và vật liệu - Vị trí chọn để phác họa sơ đồ thôn cần bằng phẳng, nhưng dễ dàng quan sát toàn bộ cảnh vật và các loại hình sử dụng đất trong thôn. - Vật liệu: cành lá, que, hòn sỏi, phấn viết, phấn màu, giấy Ao, … Bước 3: Cán bộ PRA giải thích mục đích, cách tiến hành vẽ sơ đồ thôn, bản Bước 4: Tiến hành vẽ sơ đồ thôn, bản - Vẽ phác hoạ hình dạng của thôn, bản - Xác định ranh giới của thôn - Phác họa địa hình, địa vật chính (trục đường chính, cơ sở hạ tầng, khu dân cư, sông, suối, ao hồ…) - Xác định hiện trạng sử dụng đất (khu có các loại đất, loại rừng, khu canh tác…) - Tạo điều kiện cho người dân trao đổi, thảo luận, tranh luận trong quá trình vẽ. Trong quá trình người nông dân tham gia vẽ sơ đồ, nhóm cán bộ ĐGNT cần hỗ trợ thúc đẩy quá trình vẽ bằng cách đặt câu hỏi phù hợp. - Hoàn thiện việc vẽ sơ đồ, chuyển sơ đồ đã vẽ được lên giấy Ao, A4. Bước 5: Thảo luận những khó khăn, thuận lợi, giải pháp chung cho từng khu vực hoặc theo từng lĩnh vực Nhóm cán bộ đánh giá nông thôn (ĐGNT) thúc đẩy quá trình thảo luận của nông dân, ghi chép những ý kiến thảo luận... Mặt mạnh/ Khó khăn/ Lĩnh vực Nguyên nhân Giải pháp tiềm năng Tồn tại Công cụ Sơ đồ lát cắt Xây dựng các tuyến lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về tiềm năng đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm ẩn nội bộ của cộng đồng. Từ đó làm cơ sở để lập kế hoạch phát triển thôn, bản. Đây là công cụ phân tích về mặt không gian: Vừa kết hợp điều tra một cách tổng quát, vừa điều tra chuyên đề sâu. Công cụ này được xem như là công cụ vạn 7
  14. năng trong đánh giá nông thôn. - Cách làm: Thực hiện theo các bước cơ bản sau: Bước 1: Xác định các hướng đi điều tra - Trưởng nhóm hướng dẫn các thành viên thảo luận trên sa bàn hoặc trên sơ đồ thôn/ bản để xác định các tuyến điều tra/hướng đi lát cắt. - Yêu cầu: Tuyến điều tra phải mang tính đại diện cho các khu vực sản xuất. Bước 2: Thành lập các nhóm đi lát cắt - Số lượng: Có thể chia thành 2-3 nhóm điều tra đi theo các hướng khác nhau. - Thành phần: 1-2 cán bộ PRA và 5-7 nông dân bao gồm cả nam và nữ. - Yêu cầu với nông dân: Có hiểu biết khác nhau về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi… Bước 3: Chuẩn bị các vật liệu thực hiện công cụ - Các bản đồ có sẵn, sơ đồ liên quan đến thôn, các dụng cụ quan sát, đo đếm (nếu có), giấy khổ to Ao, bút viết, giấy kẻ ô ly… Bước 4: Cán bộ PRA giải thích mục đích, yêu cầu nông dân dẫn đường đi điều tra. Bước 5: Tiến hành đi điều tra tuyến - Đi từ vùng thấp đến vùng cao - Đến mỗi vùng đặc trưng cho một loại hình sản xuất trong thôn thì dừng lại thảo luận. - Cán bộ phác họa nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó, tạo điều kiện cho ND thảo luận với nhau hoặc tiến hành phỏng vấn về các nội dung: + Đặc điểm tự nhiên (đất đai, nguồn nước…) + Các loại cây trồng, vật nuôi chính, kỹ thuật canh tác + Tình hình tổ chức quản lý + Khó khăn mà người dân đang phải đối mặt + Mong muốn của người dân + Giải pháp đề xuất Trong trường hợp cần thiết cán bộ cùng với nông dân khảo sát kỹ, đo đếm hoặc lấy mẫu vật. Bước 6: Vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn bản trên giấy Ao, A4 8
  15. Sau khi đi lát cắt, kết quả của các nhóm được củng cố lại, thống nhất và đưa ra được một sơ đồ mặt cắt đặc trưng cho thôn bản (xem hình 3.6). Bước 7: Xây dựng sơ đồ mặt cắt tương lai. Từ những khó khăn và giải pháp được tìm ra trong quá trình đi lát cắt và vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại, cán bộ đánh giá nông thôn tạo điều kiện cho người dân thảo luận những dự kiến hoạt động trong tương lai và mô tả lên sơ đồ mặt cắt trong tương lai. Thông thường, sơ đồ mặt cắt tương lai thể hiện thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi các phương thức canh tác sẽ được thực hiện trong tương lai. Nông dân cũng cần phải chỉ ra những sức ép và cơ hội nội tại cho việc hiện thực hóa dự định của họ. Công cụ Lịch thời vụ Lịch thời vụ là công cụ mô tả các hoạt động trong năm ở địa phương. Các hoạt động bao gồm sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp, các lễ hội, tình hình dịch bệnh của con người, cây trồng, vật nuôi, thời gian bận rộn và nhàn rỗi của người dân. Lịch thời vụ giúp cho người dân địa phương và người làm phát triển cộng đồng hiểu về tình hình sản xuất, đời sống của người dân diễn ra theo các tháng trong năm. Từ đó mọi người cùng hiểu toàn cảnh về tình hình của địa phương. Cách làm: Bước 1: Chuẩn bị - Chọn địa điểm: có đủ chỗ ngồi cho mọi người tham gia: có thể là một bàn to có đủ ghế ngồi, hoặc trên sân, bãi đất trống bằng phẳng. - Nhóm hướng dẫn: Cử ra 2 người, một người dẫn chương trình có trách nhiệm chuẩn bị dàn ý, một người thư ký chuẩn bị giấy, bút để sao chép lại. - Công cụ: giấy A0, bìa màu, bút màu, thước kẻ. - Người dẫn chương trình trình bày nội dung, cách làm, và thời gian thực hiện. Bước 2: Vẽ trên tờ giấy A0 13 cột, tương đương với 12 tháng trong năm và 1 cột là loại cây trông vật nuôi, qui ước ghi theo tháng âm lịch hay dương lịch. Lượng mưa Nhiều Trung bình Ít 9
  16. Nhiệt độ . . . TB (C0) .. .. .. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 0 1 2 Nuôi lợn Nuôi Dê Bước 3: Phân tích kết quả và trình bày vào bảng sau: Mặt mạnh/ Khó khăn/ Nguyên Lĩnh vực Giải pháp tiềm năng Tồn tại nhân Công cụ phân loại hộ Phân loại hộ là công cụ để hiểu đặc điểm chung các nhóm hộ ở địa phương. - Nội dung của phân loại hộ gia đình (HGĐ) Dùng các tờ phiếu đã được ghi tên của các chủ hộ trong thôn/ bản để một số nông dân phân loại theo các nhóm bằng phương pháp so sánh. Xây dựng bảng tiêu chuẩn phân loại. - Những căn cứ để phân loại hộ gia đình Vốn tự nhiên: Biểu hiện ở hiện trạng đất đai khác nhau (như đất canh tác, rừng, vườn hộ, vườn rừng, vườn đồi… nguồn nước, giống cây trồng, vật nuôi…) Vốn con người: Bao gồm nguồn lao động, trình độ giáo dục, trình độ và kỹ năng canh tác, sức khỏe… Vốn xã hội: Bao gồm mạng lưới hỗ trợ của họ hàng, bạn bè láng giềng trong cộng đồng và ngoài cộng đồng. Khả năng tiếp cận với những cơ hội hỗ trợ sản xuất và đời sống trong cộng đồng và ngoài cộng đồng, sự tham gia vào hoạt động xã hội, thời cơ và điều kiện cho các mối quan hệ xã hội, rủi ro và những thách thức. - Cách làm: Phương pháp phân loại hộ gia đình gồm các bước tiến hành sau 10
  17. Bước 1: Chuẩn bị địa điểm và vật liệu Vật liệu: giấy Ao, bút dạ, giấy A4, bút bi… Chuẩn bị bản danh sách các chủ hộ gia đình trong thôn. Yêu cầu: Danh sách phải là chuẩn nhất, mới nhất. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bộ phiếu, trên mỗi phiếu được đánh số thứ tự theo đúng trong danh sách và ghi tên các chủ hộ có trong thôn bản. Bước 2: Tiến hành phân loại hộ gia đình - Chọn hộ gia đình có mức sống cao nhất trong thôn bản, sau đó là hộ gia đình có mức sống thấp nhất để làm ngưỡng cho dãy xếp hạng. - Tiến hành xếp các hộ khác nằm trong ngưỡng đã được xác định. Nông dân tự dùng các lá phiếu để phân loại hộ gia đình trong thôn mình bằng phương pháp so sánh: Những hộ nào có cùng điều kiện kinh tế (theo cách hiểu của nông dân) thì xếp vào 1 nhóm. Số lượng các nhóm không qui định. Nông dân cùng thảo luận để đưa ra ý kiến. - Không nên dùng các từ giàu nghèo khi phân loại hộ gia đình mà nên sử dụng Nhóm I, nhóm II, nhóm III… - Trong lúc nông dân phân loại cán bộ không gợi ý, chỉ có thể giải thích cách phân loại nếu thấy cần thiết. Bước 3: Xây dựng bảng tiêu chuẩn phân loại - Sau khi người dân phân loại xong, cán bộ thấy nhóm phiếu nào có số lượng  40% tổng lượng phiếu thì tiếp tục đề nghị họ cân nhắc phân nhóm phiếu đó ra làm 2, để đảm bảo không có nhóm phiếu nào có số lượng phiếu  40%. - Sau khi người dân phân loại, cán bộ hỏi nông dân về cách phân loại (Tại sao lại phân loại như vậy?) và thúc đẩy người dân đưa ra các tiêu chí phân loại, yêu cầu nông dân giải thích rõ. Bước 4: Tổng hợp kết quả - Cán bộ ghi kết quả phân loại vào bản danh sách và tiêu chuẩn phân loại vào giấy Ao và A4. - Tổng hợp tiêu chuẩn phân loại chung của thôn bản. - Các nhóm phân loại hộ gia đình tiến hành tổng hợp và tính toán kết quả. - Phương pháp tính điểm xếp loại 11
  18. Trong thực tế có nhiều nhóm (2-3 nhóm) hoặc nhiều người (3-5 người) cùng tham gia thực hiện công cụ Phân loại hộ gia đình. Để có thể thống nhất được một kết quả phân loại hộ gia đình chung của thôn bản, cán bộ đánh giá nông thôn cần nắm rõ phương pháp tính điểm xếp loại như sau: - Tổng hợp kết quả phân loại hộ theo từng nhóm/từng người tham gia phân loại đối với từng hộ gia đình theo phương pháp quy điểm như sau: Tổng số điểm là 100 việc tính điểm cho mỗi hộ gia đình theo bảng sau: Bảng. Phương pháp quy điểm Điểm chênh Số lệch giữa các I II III IV V VI VII nhóm nhóm 3 100:3=33 100 67 33 4 100:4=25 100 75 50 25 5 100:5=20 100 80 60 40 20 6 100:6=17 100 83 66 50 34 17 7 ................ ....... ....... ....... ........ ....... ....... ...... - Chú ý đến số nhóm được phân: theo ví dụ trên, 6 người tham gia phân loại thì có 5 người phân 4 nhóm, 1 người phân 3 nhóm. Vậy có thể cho rằng địa phương có 4 nhóm hộ gia đình khác nhau. - Tính điểm chênh lệch bình quân giữa các nhóm (Xmax - Xmin): Số nhóm hộ gia đình. Theo ví dụ trên điểm chênh lệch giữa các nhóm là: (100 - 26): 4 = 18. - Tính khoảng điểm của các nhóm. Nhóm I: Những hộ gia đình có số điểm từ: 82 100 Nhóm II: Những hộ gia đình có số điểm từ: 63 81 Nhóm III: Những hộ gia đình có số điểm từ: 44 62 Nhóm IV: Những hộ gia đình có số điểm từ: 26  43 Công cụ: Xây dựng biểu đồ hướng thời gian - Mục đích, ý nghĩa Xây dựng các biểu đồ hướng thời gian là một công cụ chủ yếu dùng trong 12
  19. PRA nhằm mục đích phân tích tình hình, sự kiện, hiện tượng của thôn, bản theo thời gian. Thông qua sự phân tích này cho thấy sự biến động của các thành phần trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nông nghiệp... theo thời gian và những ảnh hưởng của các sự kiện, hiện tượng trong thôn bản đối với các hoạt động đó. Kết quả của xây dựng các biểu đồ hướng thời gian làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, định hướng kế hoạch thôn bản và còn là tài liệu cho việc giám sát và đánh giá sau này. - Nội dung Xác định các nội dung để xây dựng biểu đồ hướng thời gian. Sử dụng các loại biểu đồ để mô tả: Các loại biểu đồ có thể sử dụng: biểu đồ tròn, biểu đồ cột, đường biểu diễn kiểu đồ thị... Thông thường các biểu đồ được mô tả như sau: Ứng với mỗi mốc thời gian mô tả nội dung của sự kiện, hiện tượng hay số lượng, chất lượng và nguyên nhân cũng như các ảnh hưởng. Mỗi nội dung mô tả cần được nông dân thảo luận kỹ và đưa ra được khó khăn, nguyên nhân và giải pháp. - Phương pháp tiến hành: Quá trình thực hiện công cụ này gồm những bước chủ yếu sau: Bước 1: Thành lập nhóm nông dân - Số lượng: 5-7 người, gồm cả nam và nữ. - Tiêu chí: là những người sống lâu năm trong thôn bản, có hiểu biết sâu sắc về tình hình đời sống, xã hội và sản xuất. Bước 2: Chuẩn bị địa điểm và vật liệu - Địa điểm: Thuận tiện đi lại, rộng rãi, thu hút sự tham gia của người dân - Các vật liệu như: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần được chuẩn bị đầy đủ. Huy động nông dân thu lượm các vật liệu có sẵn như các viên sỏi, đá, hạt cây, các que nhỏ... để phục vụ cho đánh giá. Bước 3: Cán bộ PRA giải thích mục đích, cách tiến hành xây dựng Biểu đồ hướng thời gian. Bước 4: Tiến hành xây dựng Biểu đồ hướng thời gian. - Tạo điều kiện cho người dân thảo luận lựa chọn nội dung để đánh giá. - Tạo điều kiện (có thể gợi ý, giải thích nếu cần) cho nông dân thảo luận lựa 13
  20. chọn loại biểu đồ để mô tả. - Cán bộ đánh giá nông thôn hướng dẫn nông dân sử dụng loại biểu đồ đã chọn (có thể làm mẫu nếu cần thiết). - Nông dân tiến hành đánh giá mô tả từng nội dung lên trên nền đất bằng vật liệu có sẵn và thảo luận, tranh luận. - Cán bộ đánh giá nông thôn tạo điều kiện, thúc đẩy nông dân thảo luận, phỏng vấn, ghi chép những ý kiến của nông dân. - Cán bộ thúc đẩy nông dân đưa ra những khó khăn, giải pháp cho từng nội dung đánh giá. Bước 5: Tổng hợp kết quả, chuyển lên giấy Ao, A4 - Yêu cầu nông dân tóm tắt lại những vấn đề chính và chuyển các biểu đồ lên giấy Ao. - Yêu cầu nhóm nông dân chọn người chuẩn bị trình bày kết quả đánh giá trước cuộc họp toàn thôn, bản. Công cụ: Phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ (Sơ đồ VENN) - Mục đích và ý nghĩa Công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi, định hướng cho người dân thảo luận. Qua đó họ có thể nói lên được tầm quan trọng và ảnh hưởng của các tổ chức địa phương hiện tại đối với các hoạt động của thôn bản. Thông qua cuộc thảo luận này người dân có thể nêu ra được những thay đổi cần thiết trong hoạt động của các tổ chức để đóng góp nhiều hơn, có hiệu quả hơn cho sự phát triển của địa phương. - Nội dung Việc phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ bao gồm 2 nội dung chủ yếu sau: Phần 1: Phân tích tổ chức Liệt kê các tổ chức mà người dân quan tâm, xác định chức năng nhiệm vụ, tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của các tổ chức đó đối với thôn/ bản theo sự đánh giá của người dân trong thôn bản. - Chức năng nhiệm vụ: Làm gì theo sự hiểu biết của người dân - Tầm quan trọng: Có cần thiết hay không theo thực tế người dân cảm nhận - Ảnh hưởng: Đã làm được gì, theo thực tế mà người dân thấy Phần 2: Xây dựng sơ đồ VENN mô tả tầm quan trọng và ảnh hưởng của các 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2