Tài liệu chuyên đề 15: Mô hình trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn GAP (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
lượt xem 2
download
Nội dung tài liệu Mô hình trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn GAP được biên soạn trên cơ sở nghiên cứu khoa học và đúc rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn với các nội dung. Giới thiệu một số giống cây ăn quả có múi tại Việt Nam; Một số mô hình trồng cây ăn quả có múi đạt hiệu quả kinh tế cao; Khảo sát địa thế, quy hoạch vùng trồng phù hợp với địa phương; Giới thiệu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi, cách phòng và trị một số bệnh cho cậy trồng; Kỹ thuật thu hoạch bảo quản sản phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu chuyên đề 15: Mô hình trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn GAP (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
- ỦY BAN DÂN TỘC TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ 15 MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI THEO TIÊU CHUẨN GAP (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng) Hà Nội 2023
- LỜI NÓI ĐẦU Nâng cao năng lực cho cộng đồng phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu về cây trồng vật nuôi, đồng thời chuyển giao quy trình, kỹ thuật đến với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để giúp đỡ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả và bền vững, thông qua các dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật thâm canh theo hướng VietGAP, đặc biệt là đối với người dân đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì phương pháp truyền tải lý thuyết đi đôi với thực hành, nói dễ hiểu, dễ làm, có hình ảnh minh họa và ví dụ thực tiễn. Nội dung tài liệu Mô hình trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn GAP được biên soạn trên cơ sở nghiên cứu khoa học và đúc rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn với các nội dung. Giới thiệu một số giống cây ăn quả có múi tại Việt Nam; Một số mô hình trồng cây ăn quả có múi đạt hiệu quả kinh tế cao; Khảo sát địa thế, quy hoạch vùng trồng phù hợp với địa phương; Giới thiệu kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả có múi, cách phòng và trị một số bệnh cho cậy trồng; Kỹ thuật thu hoạch bảo quản sản phẩm. Đăc biệt trong tài liệu đã hướng dẫn cách quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, giúp người nông dân tạo ra sản phẩm tiêu thụ có hiệu quả kinh tế cao. Tài liệu này chỉ mang tính tham khảo, tùy theo thổ nhưỡng địa hình và khí hậu của từng vùng miền các chuyên gia, giảng viên các cấp tiếp tục nghiên cứu chắt lọc nội dung có hình ảnh minh họa và ví dụ thực tiễn để hướng dẫn cho bà con theo phương pháp cầm tay chỉ việc chuyển giao quy trình, kỹ thuật cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mặc dù đã cố gắng biên soạn hoàn thiện tài liệu hướng dẫn chi tiết tới bà con song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đông đảo người dân tham gia Chương trình để tài liệu ngày hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! ỦY BAN DÂN TỘC
- MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU GAP, VIETGAP ........................................... 1 1. Khái niệm ......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của GAP và VIETGAP ................................................................... 1 II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĂN CÓ MÚI HIỆU QUẢ ..1 1. Đặc điểm cây trồng và điều kiện trồng cây có múi ...................................... 1 1.1. Đặc điểm cây tồng có múi .............................................................................. 1 1.2. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây có múi .............. 1 1.3. Các chất dinh dưỡng đối với cây có múi ....................................................... 2 2. Một số giống cây có múi tại Việt Nam ........................................................... 7 2.1. Giống cam ...................................................................................................... 7 2.2. Giống quýt .................................................................................................... 12 2.3. Giống bưởi.................................................................................................... 15 3. Một số mô hình trồng cây ăn quả có múi đạt hiệu quả kinh tế cao ......... 18 3.1. Mô hình trồng cây có múi cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa ........................................................................................................... 18 3.2. Triển khai mô hình nuôi trồng bưởi kết hợp gà thả vườn liên kết theo chuỗi giá trị ở Kim Quan, Yên Sơn, Tuyên Quang ...................................................... 19 3.3. Mô hình trồng cây có múi kết hợp nuôi gà thả vườn theo hướng hữu cơtại Bắc Giang ............................................................................................................ 20 3.4. Quảng Ngãi: Trồng cây ăn quả có múi kết hợp nuôi gà kết hợp cho hiệu quả cao..21 3.5. Hà Tĩnh: Vườn bưởi Phúc trạch 9.000 quả cho thu nhập kinh tế cao.......... 22 3.6. Làm giàu từ mô hình trồng cây có múi - Chi Khê - Con Cuông ................. 23 3.7. Đẩy mạnh phát triển cây ăn quả có múi ở Tân Sơn, Phú Thọ ..................... 24 3.8. Đắc Nông: Hiệu quả từ chuyển đổi diện tích vường sang trồng cây có múi .... 26 3.9. Xã Tân Lang, Phù Yên, Sơn La Hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả có múi . ..28 3.10. Tuyên Hóa, Quảng Bình: Nhân rộng mô hình cây ăn quả có múi giá trị cao.. 30 III. KHẢO SÁT ĐỊA THẾ, QUY HOẠCH VƯỜN, VÙNG TRỒNG CÂY GÌ PHÙ HỢP ........................................................................................................... 31
- 1. Thực trạng vườn tạp, những vấn đề đạt ra cần quy hoạch lại và cải tạo vườn theo hướng có hiệu quả tại Việt Nam .................................................... 31 2. Khảo sát địa thế, quy hoạch vườn, vùng trồng cây có múi gắn với hiệu quả kinh tế ......................................................................................................... 32 2.1. Chọn đất trồng và chuẩn bị đất trồng ........................................................... 32 2.2. Thiết kế vườn trồng ...................................................................................... 33 2.3. Chọn giống để trồng ..................................................................................... 35 IV. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI ......... 37 1. Những yêu cầu trong canh tác trồng trọt theo tiêu chuẩn Việt GAP ...... 37 1.1. Đối với cây trồng mới .................................................................................. 37 1.2. Đối với vườn cây ăn quả đang kinh doanh .................................................. 38 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi ......................................... 39 2.1. Đào hố trồng và bón lót ................................................................................ 40 2.2. Thời vụ trồng và cách trồng ......................................................................... 41 2.3. Chăm sóc sau khi trồng ................................................................................ 42 2.4. Căn cứ bón phân ........................................................................................... 43 2.5. Loại phân và liều lượng bón......................................................................... 45 2.6. Kỹ thuật chăm sóc cây có múi (bưởi, cam, chanh) giai đoạn 1-3 năm tuổi (Giai đoạn kiến thiết cơ bản) ............................................................................... 46 2.7. Kỹ thuật chăm sóc cây có múi (bưởi, cam giai đoạn ra hoa, kết trái) ......... 52 2.8. Sự phân hóa và kích thích ra hoa, nguyên nhân rụng hoa, rụng quả ở cây có múi..58 2.9. Kỹ thuật ủ phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ bón cho bưởi, cam (Quy trình kỷ thuật ủ phân hữu cơ 2 ngăn từ phế phẩm chăn nuôi) ................... 61 2.10. Một số bệnh thường gặp trên bưởi, cam, chanh và biện pháp phòng trừ .. 63 V. KỸ THUẬT THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN VÀ QUẢNG BÁ GIỚI THIỆU, TIÊU THỤ SẢN PHẨM .................................................................... 96 1. Thời gian thu hoạch ...................................................................................... 96 2. Phương pháp thu hoạch................................................................................ 97 3. Kỹ thuật bảo quản cam, bưởi, quýt sau thu hoạch .................................... 97
- 3.1. Kỹ thuật bảo quản bằng màng Chitosan ...................................................... 97 3.2. Kỹ thuật bảo quản cam, bưởi, quýt được lâu bằng chế phẩm tạo màng ...... 97 3.3. Kỹ thuật bảo quản cam, bưởi, quýt được lâu bằng kho lạnh ....................... 98 3.4. Kỹ thuật bảo quản cam, bưởi, quýt được lâu bằng công nghệ CAS ............ 98 3.5. Kỹ thuật bảo quản bưởi, cam, quýt theo tri thức dân gian ........................... 98 4. Quảng bá và tiêu thụ sản phẩm ................................................................... 99 4.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 99 4.2. Vai trò của quảng bá giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm.................................... 100 4.3. Hình thức quảng bá và tiêu thụ đặc sản phẩm ........................................... 100 4.4. Giải pháp thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ đặc sản địa phương .................... 104 VI. THẢO LUẬN, THỰC HÀNH, TRAO ĐỔI THỰC TẾ ........................ 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 107
- I. KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU GAP, VIETGAP 1. Khái niệm + GAP là “thực hành nông nghiệp tốt” nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm cho người tiêu dùng. + VIETGAP là những nguyên tắc, trình tự thủ tục hướng dẫn cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc. 2. Mục tiêu của GAP và VIETGAP Mục tiêu của GAP và VIETGAP là đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm thông qua các biện pháp đòi hỏi người sản xuất và cung ứng phải thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm đến tay người tiêu dùng là sạch sẽ an toàn, người tiêu dùng có thể an tâm về sản phẩm mình mua. Những biện pháp, tiêu chuẩn này phải thực hiện suốt quá trình, từ khi bắt đầu gieo trồng đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ĂN CÓ MÚI HIỆU QUẢ 1. Đặc điểm cây trồng và điều kiện trồng cây có múi 1.1. Đặc điểm cây tồng có múi Nhóm cây ăn quả có múi (gồm có cam, chanh, quýt, bưởi, tắc) là những loại cây có nhiều cành. Hoa ra rộ cùng cành non phát triển, hoa có mùi thơm. Rễ cọc cắm xuống đất, rễ con phân bố nhiều ở lớp đất mặt. Chúng tương đối dễ trồng và mang lại thu nhập đáng kể. Các loại cây ăn quả có múi có thể sống và phát triển ở trong khoảng nhiệt độ từ 13 – 38 độ C, thích hợp nhất là khoảng 23 – 29 độ C. Cây có múi không thể tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp. Cường độ ánh sáng tốt cho các loại cây như cam, quýt là khoảng 10.000 đến 15.000 lux (tương đương với khoảng thời gian lúc 8 giờ sáng và 5 giờ chiều trong mùa nắng). Độ ẩm đất thích hợp là 70 – 80%. Độ ẩm không khí là 75%, lượng mưa phù hợp là 1.000 – 2.000 mm/năm. Các loại cây ăn quả thích hợp được trồng trên đất phù sa tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, cần phải kể đến các chất dinh dưỡng cho cây phát triển và đạt năng suất cao. 1.2. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây có múi 1.2.1. Nhiệt độ 1
- Cây sống và phát triển khoảng 13 – 380C, thích hợp nhất 23 – 190C. Dưới 130C và trên 420C ngừng sinh trường, dưới -50C cây chết. Tuy nhiên, vẫn có một số loại chịu được lạnh tốt như giống cam Washington Navel. Nhiệt độ cao, trái chín sớm, ít xơ và ngọt nhưng màu sắc trái không đẹp và thời gian bảo quản kém. 1.2.2. Ánh sáng Cây không thích ánh sáng trực xạ. Cường độ ánh sáng quá cao có thể gây nám trái, mất nước, sinh trưởng kém. Nên việc trồng xen tạo bóng râm hay trồng dày hợp lý là một biên pháp tạo điều kiện ánh sáng vừa cho cam, quýt ở ĐBSCL. 1.2.3. Nước Nước rất cần trong thời kỳ ra hoa và phát triển trái, tuy nhiên cây có múi khá mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Nếu không thoát nước tốt sẽ gây tình trạng thối rễ, lá vàng úa và chết cây. Trong kỹ thuật trồng, việc cung cấp nước ảnh hưởng quan trọng đến sự ra hoa của cây. Trong mùa khô, khi cung cấp nước cây sẽ ra hoa. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường ít cung cấp nước cho cây vào mùa khô mà chỉ cung cấp nước khi muốn cây ra hoa, điều này ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó, cần cung cấp nước thường xuyên trong mùa khô và có biện pháp giữ ẩm ở mặt líp để hạn chế tác hại của việc thiếu nước và rễ mọc sâu tìm nước. 1.2.4. Đất Cây không kén đất, đất đồng bằng, phù sa ven sông, đất đồi núi đều trồng được. Tốt nhất là đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt. Tầng canh tác dày ít nhất 0.5m, pH đất khoảng 4 -8, tốt nhất 5.5 – 6.5. Tuy nhiên, không nên trồng trên đất sét nặng, đất nhiều cát, tầng canh tác mỏng, mực thủy cấp cao. 1.3. Các chất dinh dưỡng đối với cây có múi Theo các nhà khoa học, có ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng quan trọng cần được bón, đó là: đạm, lân, kali, magiê, canxi, lưu huỳnh, đồng, kẽm, mangan, bo, sắt và molipden. Nhu cầu đối với từng nguyên tố là khác nhau đối với từng loài và giống, song trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các nguyên tố này luôn phải được đáp ứng đầy đủ thì cây mới có tuổi thọ bền và cho năng suất, chất lượng tốt. 1.3.1. Đạm (N) 2
- Là nguyên tố quan trọng đối với sự sinh trưởng của chồi và lá, kích thích hoạt động sinh trưởng của rễ. Cũng là yếu tố quan trọng liên quan tới sự nở hoa, đậu quả và phát triển của quả, quyết định năng suất và phẩm chất quả. Thiếu đạm lá bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu nghiêm trọng thì cành bị ngắn lại, mảnh, lá vàng, nhỏ dễ bị rụng, quả ít. Thiếu đạm ở cây chưa có quả, sinh trưởng bị hạn chế và lá bị mất diệp lục biến màu xanh vàng. Ở cây đã cho quả, những lá trước khi thành thục bị rụng trước những lá già dẫn đến tán cây bị mỏng. Cây hút dinh dưỡng quanh năm nhưng hút mạnh vào thời kỳ nở hoa cũng như khi cây ra đọt mới (tương ứng vào tháng 3-4 và tháng 7-9), do vậy, những thời kỳ này nếu cây không được bón đầy đủ dinh dưỡng sẽ cho năng suất kém. Đối với đất kiềm hoặc chua nhiều tốt nhất nên dùng các loại phân có gốc nitrat, như vậy sẽ ít bị mất đạm và tránh ảnh hưởng chua của gốc sunfat và nitrat còn thúc đẩy sự hút magiê ở đất thiếu magiê. Thiếu đạm kéo dài dẫn đến lá bị rụng, đậu quả kém, quả nhỏ, rụng quả và cành bị chết. 1.3.2. Lân (P) Là nguyên tố cần thiết trong hệ thống năng lượng của tế bào và là thành phần cấu trúc của tế bào. Lân đóng vai trò quan trọng trong nở hoa và phát triển của quả và rất cần thiết cho sinh trưởng của đỉnh ngọn và chóp rễ. Cũng rất quan trọng đối với phẩm chất quả. Tuy nhiên, mức độ cần lân của cây có múi là thấp. Lân có trong dung dịch đất ở dạng đầu tiên là PO4-3, H2PO4-2 hoặc H3PO4 trong dải pH từ 6 - 7. Lân ít di động ở trong đất, thường bị cố định vì nó là hợp chất với các kim loại nhôm (Al) hoặc sắt (Fe) và có khuyng hướng tích lũy, đặc biệt ở các vườn vây lâu năm. Nó cũng bị rửa trôi hoặc bị chuyển hóa nhưng ít hơn NO3- hoặc K+, do vậy, ở những vườn cam lớn tuổi thường không cần thiết phải bón lân hàng năm. Triệu chứng thiếu lân rất hiếm khi xảy ra đối với vườn cây lâu năm và khó nhận biết. Tuy nhiên, nó làm ảnh hưởng tới sự nở hoa, chậm sự chín quả; lá có những lốm đốm nhẹ xanh sáng hoặc xanh đậm; quả có thể bị rụng trước khi chín. Đói lân làm cho lá cam nhỏ, héo, có màu xanh nhạt ánh đồng. Trong trường hợp thiếu lân trầm trọng xuất hiện những nốt màu nâu không cân đối ở đuôi lá hay mép lá. Thiếu lân hạn chế rất lớn sự phát triển của cành non. Kết quả nhiều lá bị rụng sau khi ra hoa và trong giai đoạn nở hoa cây ít lá. 1.3.3. Kali (K) 3
- Triệu chứng thiếu kali thường khó phát hiện, do vậy, để biết thiếu kali cần phải phân tích lá. Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có triệu chứng gì, thiếu trong thời gian dài lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng giữa các gân lá bị mất diệp lục và sau đó có các vết chết khô, khi thiếu trầm trọng thì đầu đọt bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm chất kém. Bón kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì phần lớn các giống đều mẫn cảm với clorua quá cao. Kali-magiê sunfat (Patenk kali) rất thích hợp vì có 10% MgO cùng với 30% K2O. 1.3.4. Canxi (Ca) Canxi là nguyên tố rất nhiều ở cây trưởng thành, ảnh hưởng tới chất lượng quả, màu sắc và hương vị quả. Ở cây trưởng thành chiếm khoảng 20% trong các nguyên tố (Chapman, 1968). Canxi rất quan trọng cho chức năng của enzyme và là thành phần cần thiết của cấu trúc thành tế bào và vận chuyển trong quá trình chuyển hóa. Ở hầu hết các vùng trồng cây có múi sự thiếu canxi là rất hiếm vì Ca có thừa ở trong đất hoặc hàng năm các vườn thường được bón vôi để cải tạo độ pH. Triệu chứng thiếu canxi không thật điển hình nhưng thiếu canxi làm giảm sự hoạt động của rễ, giảm sự phát triển của tán cây, lá bị úa vàng giống như triệu chứng thiếu sắt (Fe) và mangan (Mn). Thiếu Ca lá cây sẽ dần dần mất diệp lục tố dọc theo mép lá, trên phiến lá giữa những gân chính xuất hiện những nốt chết hoại. Lá cam, quýt thiếu dinh dưỡng Ca sẽ rụng trước thời hạn, cành bị khô từ ngọn trở xuống. Cam có nhu cầu về canxi khá cao, ngoài ra nếu đất thiếu canxi đất sẽ bị chua, làm cho lân và moliđen ở trạng thái khó tiêu, bo bị rửa trôi, nhôm và sắt di động nhiều nên rễ cam không hút dinh dưỡng được và cây bị hại. Ở Nhật Bản, thường thường bón nhiều canxi khi trồng cam. Cung cấp canxi muộn cho cam làm cam chậm chín, nhưng bảo quản được lâu. 1.3.5. Magiê (Mg) Magiê là nguyên tố di động cao trong cây, là một hợp phần của diệp lục, liên quan đến sự phát triển của hạt ở các giống có hạt, đường dẫn magie này là từ lá. Đóng vai trò cần thiết trong việc hình thành một số amino axit và vitamin. Cần thiết cho phản ứng của rất nhiều enzym trong cây. Hàm lượng Mg trong cây gần bằng lưu huỳnh và cao hơn phốt pho, Mg là thành phần cấu tạo của của diệp lục nên nó ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp 4
- của cây trồng, Mg ảnh hưởng đến việc hình thành gluxit, chất béo, protein do Mg tác động đến quá trình vận chuyển P trong cây. Mg làm tăng tính giữ nước của tế bào giúp cây chống hạn. Mg đối kháng với các ion khác (Ca++, NH4+, K+ ...). Do vậy Mg ngăn chặn việc thâm nhập các ion đó vào tế bào. Thiếu magiê rất dễ nhận biết ở trên lá, thường là ở các cụm lá. Mép ngoài lá bắt đầu vàng, đôi khi màu vàng khuếch tán bôi bẩn lá. Một vùng hình tam giác ở phần cuống lá vẫn xanh hình chữ V ngược. Lá bị vàng sẽ rụng trong mùa thu và nếu thiếu nặng lá có thể rụng hết chỉ còn trơ cành và thường xảy ra hiện tượng cành chết khô (dieback). Trường hợp thiếu Mg tồi tệ hơn nếu bón kali nhiều. Cây thiếu Mg rụng nhiều quả hơn cây phát triển bình thường. Hiện tượng năm được mùa năm mất mùa xảy ra khi trong đất hàm lượng magie thấp. Thừa magiê đối với cây có thể do hai nguyên nhân, (i) đất được hình thành từ đá siêu bazơ (secpentin), (ii) nếu sử dụng đôlômit với liều lượng quá cao có thể gây nên thiếu dinh dưỡng hàng loạt nguyên tố, phản ứng của môi trường thay đổi nhiều. 1.3.6. Lưu huỳnh (S) Là nguyên tố cần thiết cho hình thành diệp lục mặc dù không phải là thành phần của nguyên tử diệp lục. Thiếu S triệu chứng gần tương tự như thiếu N. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu S ít xảy ra. 1.3.7. Mangan (Mn) Là nguyên tố rất cần để hình thành diệp lục. Tham gia vào phản ứng oxy hóa khử trong tế bào. Thiếu Mn thì gân lá xanh đậm, các vùng gân phụ trên lá xanh sáng. 1.3.8. Đồng (Cu) Vai trò của đồng là tham gia vào quá trình đồng hóa đạm. Thiếu đồng rất ít khi xảy ra, song lại hay xảy ra đối với cây mới trồng hoặc ở trên đất mới trồng lần đầu. Theo Zouravlop, đồng có vai trò quan trọng trong quá trình oxy hóa và hô hấp của cây; có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp tạo diệp lục tố. Đồng có tác dụng làm tăng cường sự bền vững của diệp lục tố, ảnh hưởng trực tiếp đến tổng hợp protit, trao đổi hydrat cacbon. 5
- Theo Carlos Mesjo (2005): Đồng có tác dụng ức chế sự nảy mầm của hạt phấn. Phun 25 mg CuSO4.5H2O/l nước tại thời điểm hoa nở hết có tác dụng giảm số hạt trong quả cam tới 55 – 81%. Thiếu đồng lá to không bình thường, các cành nhỏ vị khô chết (dieback), xuất hiện những túi gôm trên vỏ của những phần gỗ còn non, trên quả, lá và cành nhỏ hóa gôm màu nâu. Thiếu đồng thường được cung cấp qua phun thuốc trừ nấm, trong trường hợp thiếu cũng có thể phun qua lá với các nguyên tố vi lượng khác hoặc cung cấp qua các phân hốn hợp khác vào đất. Sự ngộ độc đồng cũng có thể xảy ra nếu như phun đồng năm này qua năm khác. Thiếu đồng trong thời gian dài, những cành mới ra dần dần bị chết, trên quả sẽ xuất hiện những gai ở vỏ, màu nâu đỏ, sau đó thâm lại và chuyển sang màu đen. Thừa đồng thường dẫn đến hiện tượng nứt vỏ, chảy gôm và làm cho lá bị rụng. Theo Jacob A. và Uekull V. bón 15 kg CuO cho mỗi ha cam, có thể hạn chế rụng lá; có thể sử dụng 0,5 kg CuSO4 trộn lẫn với 0,5 kg CaO hòa loãng 100 lít nước và phun cho cây cam (Zouravlop, 1970). 1.3.9. Kẽm (Zn) Thiếu kẽm có thể thấy màu vàng lốm đốm ở những lá non lộc mới bật. Lá thường nhỏ hơn bình thường. Thiếu kẽm thường xảy ra trên cây bị nhiễm bệnh blight, bệnh úa vàng và bệnh greening. Kẽm thường thiếu trên đất cát, cát pha, đất có độ phì thấp, đất cacbonnat có hàm lượng chất hữu cơ hủy chậm. Thường những cây ăn quả như ớt, mận, táo, lê, cam, chanh, quýt, hồng dễ thiếu dinh dưỡng kẽm. Kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình oxy hóa khử, nó có trong hàng loạt men. Biện pháp có hiệu lực là phun Zn cho cây. Ở Châu Úc, đối với những lô cam có dấu hiệu thiếu Zn, thường tiến hành phun 2 lần dung dịch ZnSO4. Lần đầu dùng 4,54 kg CuSO4 và 2,27 kg Ca (OH)2 được hòa loãng trong 100 lít nước để phun, (Zouravlop, 1970. 1.3.10. Bo (B) Bo có ở trong hệ thống nhiều men khác nhau và trong sự đồng hóa carbohydrat hay sự chuyển hóa. Bo có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, trao đổi hydrat cacbon Zouravlop, 1970). Thiếu Bo gân lá bị hóa bần và cùi quả cũng có những đốm bần. Quả có hiện tượng chẩy gôm ở phía ngoài và phía trong của vỏ; Phía ngoài và phía trong của vỏ; quả thường khô, dị dạng, nhỏ, vở dày hay bị nứt nẻ; 6
- lá rụng trước thời hạn (Walter và cs, 1989). Ở Bang Florida (Mỹ) người ta sử dụng từ 5 đến 15 kg Na2B4O7 .10H2O để phun cho mỗi ha trong 1 năm. Để phun cho cam người ta pha dung dịch với nông độ 4 g/lit (Zouravlop, 1970). 2. Một số giống cây có múi tại Việt Nam Cây ăn quả có múi gồm các loài chính như cam, chanh, quýt, bưởi. Các giống phổ biến được trồng ở Việt Nam như sau: 2.1. Giống cam 2.1.1. Cam Vân Du (còn có tên là Sunkist) - Là giống cam nhập nội vào trại cam Vân Du năm 1947 có nhãn hiệu thương mại là Sunkist, thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. - Đặc điểm: Cây nhiều gai, cao từ 4 – 5m, tán rậm, hình tháp hoặc hình bán cầu. Quả hình trứng, nặng 170 -180g, vỏ mỏng, trơn, bóng, khi chín vỏ quả vàng da cam. Có 11 – 12 múi, tép mịn, màu vàng tươi. Vị ngọt thanh, thơm. Thời gian thu hoạch vào tháng 11, năng suất cao. Cây 7 -10 tuổi có thể cho 2 - 3 tạ quả. Nhược điểm quả để trên cây lâu không thu hái kịp dễ bị xốp, rụng. 2.1.2. Cam Sông Con 7
- Là một giống cam nhập nội từ thời Pháp thuộc, được trồng đầu tiên ở ở đội sản xuất Đào nguyên Nông trường Sông Con, tỉnh Nghệ An nên có tên là cam Sông Con. Đặc điểm: Cây cao 3 – 4m, cành không có gai, góc độ phân cành nhỏ hơn các giống khác, tán cây hình trụ hoặc hình chổi xể. Lá dày, hơi bầu, cong lòng máng, màu xanh đậm. Trọng lượng trung bình quả 200 – 250g, tròn hơi dẹt (đường kính quả trung bình 7,7 cm, cao quả 7,3 cm). Vỏ quả màu vàng sáng, tép nhỏ, mịn, vàng mỡ gà, ít hạt. Vị ngọt thanh, thơm dịu. 2.1.3. Cam Xã Đoài Đây cũng là một giống cam nhập nội được người Pháp đưa vào từ rất lâu và trồng đầu tiên ở thôn Đoài - xã Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An. Cây cao trung bình 3,5 – 4 m, tán rộng 4 – 4,5 m. Quả nặng trung bình 200 – 250 g, đường kính quả trung bình 6,8 - 7,8 cm, vỏ dày chừng 3mm, màu vàng 8
- tươi rất hấp dẫn. Quả có trung bình 10 -12 múi, ít hạt, màng múi mỏng, tép nhỏ, nhiều nước, vị ngọt và có mùi thơm đặc biệt. Cam Xã Đoài có 2 dạng quả, một là dạng quả hơi dẹt và một dạng quả hơi thuôn. 2.1.4. Cam CS1 Đây là một dòng biến dị của cam xã đoài được Viện nghiên cứu rau quả tuyển chọn trong tự nhiên. Giống CS1 có các đặc điểm về sinh trưởng, năng suất, chất lượng tương đương cam Xã Đoài. Tuy nhiên, giống có ưu thế vượt trội hơn là thời gian thu hoạch sớm hơn 1 - 1,5 tháng, giúp giải vụ thu hoạch và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng. 2.1.5. Cam Valencia Orlinda (V2) Là dòng phôi tâm của giống Valencia, được Webber ở Trung tâm nghiên cứu cây có múi, Riverside, California, Mỹ chọn lọc. Quả hình ellip, đỏ da cam, kích thước 6,8 × 7,1 cm, vỏ quả nhẵn. TSS 11,0 – 12,0%, acid 0,8%, có từ 4 - 6 9
- hạt/quả. Thịt quả mịn và mùi thơm; vị ngọt và thơm. Thời gian thu hoạch cuối tháng 2 đến tháng 4, năng suất cao, tuyệt hảo cho ăn tươi và chế biến nước quả. Giống cam V2 được chọn tạo bởi TS Đỗ Năng Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Viện KHNN VN). Giống cam V2 được chọn từ giống Valencia Olinda, làm sạch bệnh qua vi ghép, cây khoẻ và năng suất khá hơn so với giống gốc. Đây là giống cam ngọt chín muộn, khả năng thích nghi rộng, kháng bệnh tốt, thu hoạch muộn hơn hoặc cùng lúc với cam sành ở các tỉnh phía Bắc, từ cuối tháng 12 đến tháng 3. 2.1.6. Cam mật Giống được trồng khá lâu đời ở miền Nam, được trồng phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Quả có dạng hình cầu, khối lượng khoảng 200 gam. Vỏ quả màu xanh đến xanh vàng khi chín, dày 3,3 – 3,4 mm; có 10 - 11 múi, to, đều. Thịt quả màu vàng tươi, nước nhiều; TSS 10 -11%, a xít 0,6 -0,7%. Số hạt trung bình từ 14 -19 hạt/quả. Năng suất cao, sớm bói quả. 2.1.7. Cam mật không hạt Xuất xứ từ cây trồng bằng hạt, được phát hiện từ năm 1978, hiện đang được phát triển ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre. Quả dạng hình cầu, đáy quả có vòng mờ hơn so với cam soàn; vỏ màu xanh vàng khi chín, dày 3,5 -3,8mm; quả có 10 -11 múi, to, đều. Thịt quả màu vàng tươi, tỉ lệ nước quả 38 - 42%, TSS 9 -10%, a xít 0,6 -0,7%; không hạt. Khối lượng quả từ 200 – 220gam. 10
- 2.2.1.8. Cam soàn Giống cũng được trồng khá lâu đời ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ vv... Cam soàn khác với một số giống cam ở ĐBSCL là tán cây hình cầu hơi vươn cao, lá thon dai; quả to, trung bình 240 – 250gam; đỉnh quả có vòng tròn giống như đồng tiền, vỏ hơi sần. Năng suất cao, song thịt quả có màu vàng nhạt, ít nước, để lâu trên cây dễ bị khô múi. TSS 10,8%, 8 -12 hạt/quả. 2.1.9. Cam sành Cam sành được trồng ở cả miền Nam và miền Bắc. Theo các tài liệu của Hume (1957) và Ranjit Singh và N. Nath, 1969 thì cam sành là một tangor tự nhiên, lai giữa cam và quýt (sinensis × reticulata). Các tài liệu cũ cho cam sành là loài nobilis. Quả cam sành hình cầu dẹt, đáy bằng, đỉnh quả hơi lõm. Vỏ quả sần sùi, dễ bóc hơn cam nhưng khó bóc hơn quýt; lõi quả đặc. Khối lượng quả trung bình 213,5 ± 3,27g, có 12 -13 múi, số hạt 24,3 ± 0,87 hạt/quả. Thịt quả màu vàng đậm, vách dễ tách, tép nhỏ, mịn, nhiều nước, vị ngọt chua; độ brix 10 – 11%, tỉ lệ nước quả 48 - 52%; đường tổng số 7,4 - 7,8%; axít tổng số 0,70 – 0,72%; tỉ lệ ăn được 70 - 72%. Thu hoạch ở miền Bắc cuối tháng 12 có thể để trên cây đến tháng 2 năm sau; còn ở miền Nam có thể từ tháng 5,6,7. Năng suất cao. 2.1.10. Cam bù Cam bù có nguồn gốc ở huyện Hương Sơn, 11
- tỉnh Hà Tĩnh. Cam bù có thể là một dạng lai 3 giữa quýt, cam và quýt (reticulata × sinensis × reticulata), nên có thể coi là một tangerin. Quả hình cầu dẹt, vỏ quả khi chín màu vàng đỏ, sần sùi, dày 3,0 – 3,5mm, dòn, dễ bóc như quýt; lõi quả rỗng. Khối lượng quả trung bình 300 – 350 g, có 11 - 12 múi, số hạt 14 - 18 hạt/quả. Thịt quả màu vàng đậm, vách dễ tách, tép nhỏ, mịn, nhiều nước, vị ngọt chua; độ brix 10 – 11%, tỉ lệ nước quả 48 - 52%; đường tổng số 8,4 - 10,1%; axít tổng số 0,70 – 0,8%; tỉ lệ phần ăn được từ 75 - 80%. Thời gian thu hoạch vào cuối tháng 12 có thể để trên cây đến tháng 2 năm sau; năng suất cao. 2.2. Giống quýt 2.2.1. Quýt đường Là giống quýt được trồng phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang và một số tỉnh Đông Nam Bộ. Quả hình cầu, vỏ mỏng, màu vàng xanh. Khối lượng quả 123 gam; tép màu vàng cam, nhiều nước, vị ngon ngọt, không chua. TSS 9,5 – 10,5%. Số hạt trung bình 8 -10 hạt/quả. Thời gian thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. 2.2.2. Quýt đường canh 12
- Nguồn gốc chưa rõ, được trồng nhiều ở làng Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (cũ). Quả hình cầu dẹt, múi nổi rõ, vỏ mỏng, màu đỏ bóng rất đẹp. Khối lượng quả 120 -150 gam, tép múi màu vàng đỏ da cam, nhiều nước, vị ngọt, đôi khi nhạt. TSS 8 – 9%, rất ít hạt đến không hạt. Thời vụ thu hoạch tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Có một số giống tương tự với quýt đường canh như: cam ràng ở Bá Thước – Thanh Hóa hoặc quýt đường Hương Sơn – Hà Tĩnh. 2.2.3. Quýt Yên Bình Quýt đường Yên Bình có nguồn gốc ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Quả hình cầu dẹt, vỏ quả màu đỏ đến đỏ đậm, nhẵn bóng, dễ bóc. Khối lượng quả trung bình 145,5 ± 3,4 g, có 10 -11 múi, ít hạt, từ 2- 4 hạt/quả, có quả không hạt. Thịt quả màu vàng đỏ, tép nhỏ, mịn, nhiều nước, vị ngọt ; độ brix 11 – 12%, tỉ lệ nước quả 58 - 62%; đường tổng số 7,8 - 8,0%; a xít tổng số 0,52 – 0,60%; tỉ lệ phần ăn được từ 78 - 82%. Thời gian thu hoạch vào tháng 12, có thể để trên cây đến tháng 1 năm sau; năng suất cao. 2.2.4. Quýt vàng Bắc Sơn 13
- Quýt vàng Bắc Sơn cùng giống với quýt Tràng Định – Lạng Sơn và quýt Quang Thuận (một xã của huyện Bạch Thông, Bắc Cạn). Quả hình cầu dẹt, vỏ quả màu vàng sáng, nhẵn bóng, dễ bóc. Trọng lượng quả trung bình 150,0 – 170,0g, có 10 - 11 múi, số hạt từ 12 - 18 hạt/quả. Thịt quả màu vàng đậm, tép nhỏ, mịn, nhiều nước, vị ngọt chua; độ brix 10 – 11%, tỉ lệ nước quả 58 - 62%; đường tổng số 7,4 - 7,8%; axít tổng số 0,68 – 0,75%; tỉ lệ phần ăn được từ 75 - 78%. Thời gian thu hoạch vào cuối tháng 11 đầu tháng 12; năng suất cao. 2.2.5. Các giống quýt cao, quýt ngọt Cao Phong Các giống này được trồng tại thị trấn Cao Phong, Hòa Bình 14
- 2.3. Giống bưởi 2.3.1. Bưởi da xanh Bưởi da xanh có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre nhưng lại được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã Bến Tre. Bưởi da xanh ăn ngọt, ráo nước, không hạt hoặc rất ít hạt, vỏ mỏng, thịt quả màu đỏ sẫm, độ Brix từ 10 - 13%. Khối lượng quả trung bình từ 1,2 - 1,5 kg, tỉ lệ phần ăn được trên 54%. 2.3.2. Bưởi diễn Trồng nhiều ở xã Phú Diễn, Phú Minh, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Bưởi diễn có thể là một biến dị của bưởi Đoan Hùng. Quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi chín màu vàng cam, khối lượng trung bình quả từ 0,8 - 1 kg, tỉ lệ phần ăn được từ 60 - 65%, số hạt trung bình khoảng 50 hạt, múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu vàng xanh, ăn dòn, ngọt, độ brix từ 12 - 14. Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước tết nguyên đán khoảng 15 - 20 ngày. 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn