intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trị bệnh cho gà, vịt

Chia sẻ: Tùy Duyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:50

110
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu đào tạo nghề "Kỹ thuật trị bệnh cho gà, vịt" gồm có 3 chương với những nội dung chính sau: Kỹ thuật chăn nuôi gà, phòng và trị bệnh cho gà, kỹ thuật chăn nuôi vịt chạy đồng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trị bệnh cho gà, vịt

  1. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ ­­­o0o­­­ TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ KỸ THUẬT TRI BÊNH CHO GA, VIT ̣ ̣ ̀ ̣ (Dùng cho trình độ dưới 3 tháng ) Đơn vi biên tâp: ̣ ̣ Trương Trung hoc Nông nghiêp va PTNT Quang Tri ̀ ̣ ̣ ̀ ̉ ̣ 1
  2.             Năm 2013 2
  3. CHƯƠNG I: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ  Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà  1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà   1.1.  Xác định kiểu chuồng nuôi gà  ­ Kết cấu chuồng nuôi gà nuôi trên nền:  Tùy theo quy mô, phương thức chăn nuôi, đối tượng gà mà có thể thiết kế  kiểu chuồng nuôi khác nhau. Nhìn chung khi xây dựng chuồng nuôi gà, kết cấu   chuồng phải đảm bảo các yêu cầu:  + Nền phải kiên cố, chắc để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, nền có độ  dốc thích hợp dễ  thoát nước, không  ẩm  ướt, tránh bị  chuột đào bới. Bởi vậy,  nền chuồng thường láng xi măng hoặc lát gạch.  + Diện tích nền chuồng tùy thuộc vào quy mô, mức độ  thâm canh nhưng  phải đảm bảo:    Chuồng nuôi gà con: 10 ­ 12 con/m2 Chuồng nuôi gà dò:     5 ­ 6 con/m2 Chuồng nuôi gà đẻ trứng giống:  4 – 4,5 con/m2 + Mái chuồng làm bằng vật liệu ít hấp thu nhiệt để chống nóng như ngói,  tranh. Mái được lợp qua vách chuồng khoảng 1m để tránh mưa hắt làm ướt nền  chuồng. Có thể làm chuồng một mái hoặc 2 mái.  + Tường, vách chuồng: Xây cách mái hiên 1 ­ 1,5 m, vách chỉ nên xây cao   30 ­ 40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách  được coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng  + Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, phên nứa... Che cách vách tường 20 cm   phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho gia cầm tránh được mưa, gió rét nhất  là ở giai đoạn gà nhỏ. + Chuồng được ngăn làm nhiều ô, tùy diện tích nhưng ít nhất nên ngăn  thành 2 ­ 3 ô để  dễ  quản lý đàn gà nhất là gà sinh sản. Nên ngăn ô bằng lưới   thép hoặc nan tre để đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi. 3
  4.     ­ Kết cấu chuồng sàn:  Tận dụng các vật liệu sẵn có trong gia đình như : Tre, nứa, tranh, ván ...để  làm chuồng.  Sàn chuồng có thể  làm bằng:  lưới, tre đan...  Là nơi cho gà ngủ  vào ban  đêm, là chỗ để các máng ăn máng uống và cũng là nơi gà thải phân cho nên cần  thiết kế nền sao cho cao cách mặt đất ít nhất là 50cm. Nên thiết kế  nền chuồng chắc chắn bằng xi măng  ( thuận lợi cho việc  vệ  sinh, tiêu độc và khử  trùng), đồng thời nền chuồng cần có độ  nghiêng nhất  định và hệ thống rãnh thoát nước. + Khung, tường chuồng:   Khung chuồng phải bền vững, chịu được gió bão mạnh, thường được xây  dựng bằng sắt, gỗ hay tre loại tốt.   Vách chuồng có thể dùng các loại nguyên vật liệu khác nhau để  làm như  lưới săt, gỗ, tre, nứa... Bên ngoài vách chuồng có hệ thống rèm che, có thể điều  chỉnh linh hoạt để  giữ   ấm cho gà vào mùa đông và che nắng, che mưa khi cần   thiết.  + Mái chuồng:  Làm bằng vật liệu nhẹ nhưng tương đối bền vững, cách  nhiệt và dễ  vệ sinh sát trùng. Các vật liệu có thể  được làm như  Fibro xi măng,  tôn, ngói, lá cọ, tranh...      + Chuồng làm cao 1,5 m, dài 2,5 m, rộng 2m. Chuồng có 1 hoặc 2 cửa cho  gà ra vào, có cầu thang để gà có thể lên xuống chuồng dễ dàng. Hình 1: Chuồng sàn làm bằng lưới mắt cáo 4
  5.              * Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi. Có thể  dùng Formol 2% với liều 1ml/m2, Bencocid hoặc Han ­ iodine  phun khử trùng  trước khi bắt gà về nuôi từ 5 ­ 7 ngày.  1.2. Địa điểm xây dựng chuồng gà  Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để xây chuồng gà. Nên xây chuồng theo   hướng Đông hoặc Đông Nam để  hứng được nắng sáng và tránh được nắng  chiều.  1.3. Chuẩn bị vườn thả (bãi chăn) ­ Bãi thả nên có cây bóng mát (trồng cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp), có  trồng cỏ  xanh là nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin, khoáng, là nguồn dinh   dưỡng cho gà. Có thể làm lán tạm để treo thêm máng ăn (chú ý tránh mưa ướt)   và máng uống cho gà trong thời gian chăn thả. Cây bóng mát trồng cách hiên   chuồng nuôi 4 ­ 5m, tán cây che nắng phải cao hơn chiều cao mái hiên chuồng  nuôi để tăng cường thông thoáng.  Yêu cầu diện tích bãi chăn thả tối thiểu là từ 0,5 ­ 1m2/gà.  ­  Bãi chăn thả  được san lấp bằng phẳng, dễ  thoát nước, không có vũng  nước tù đọng.  Hình 2 : Bãi chăn có cây bóng mát 2. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà  2.1. Rèm che  ­ Rèm che để che mưa, nắng, gió, rét nhất là thời kỳ gà con.  5
  6.    ­ Rèm che làm bằng vải bạt, bao tải… sử dụng che phía bên ngoài chuồng  nuôi.  Đầu trên của rèm treo cách mái nhà 30 ­  35cm để  không khí lưu thông,  đầu dưới phủ kín mép tường lửng 20cm.  2.2. Quây gà  ­ Quây gà làm bằng cót, tấm nhựa hoặc dùng lưới thép và bên ngoài bọc  bằng bạt…    ­   Quây úm được bố  trí trong phòng úm, không nên làm gần cửa ra vào   tránh gió lùa. Có thể dùng các tấm cót ép, cót cật, tôn .. có chiều cao 0,5 m, quây   vòng tròn có đường kính 2,8 ­   3,0 m. Một quây gà đường kính như  trên nuôi  được 300 ­ 500 gà con vào mùa hè. Có thể sử dụng quây úm với số lượng ít hơn   nhưng phải đảm bảo mật độ: + Tuần 1: 45 ­ 60 con/m2 nền chuồng + Tuần 2: 20 ­ 25 con/m2 nền chuồng + Tuần 3: 15 ­ 20 con/m2 nền chuồng ­ Mùa hè, ngày tuổi thứ 5 thì mở rộng quây và đến ngày thứ 10 thì có thề  tháo bỏ quây. Mùa đông, ngày tuổi thứ 7 thì mở rộng quây và cuối tuần thứ 2 ­ 3  thì có thể tháo bỏ quây.  ­ Bố trí trong quây úm :       Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong  quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện. Chú ý: Tùy theo tình hình thực tế, sau 10 ngày úm, có thể bố trí một quây   úm phụ trong phòng úm để tách nuôi riêng những gà còi cọc, ốm yếu.  ­ Vệ sinh trước khi úm gà:  Trước khi đưa gà một ngày tuổi vào nuôi, cần phải vệ sinh phòng úm và   quây úm như sau:  Trước khi nhận gà tối thiểu 7 ­  10 ngày nền phòng úm, tường, rèm che  phải được quét sạch bụi bẩn. Sau đó nền phòng úm phải được sát trùng kỹ  bằng thuốc sát trùng (thuốc thường dùng là Han ­ iodine hoặc Chloramin B pha   với tỉ  lệ  100ml với 10 lít nước thành dung dịch để  phun sát trùng dụng cụ  và   chuồng nuôi) hoặc quét nước vôi đặc.   Sát trùng chất độn   chuồng (trấu hoặc dăm bào) bằng thuốc sát trùng 2  lần. Trong quá trình phun, đảo đều đệm lót, ủ thành từng đống, sau đó phơi cho  thật khô. Trải một lớp đệm lót trên nền chuồng dày tối thiểu 5cm ­ 8cm và san   phẳng để gà con đi lại dễ dàng.  Sau khi vệ  sinh sát trùng xong, kéo rèm che và đóng kín phòng úm 7 ­ 10  ngày. Thời gian để  trống chuồng sau khi vệ  sinh càng lâu thì gà nuôi càng tốt.   Nếu nhận gà con vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời trên 300C thì không cần làm  phòng úm mà chỉ cần làm quây úm. Nếu nhận gà con vào mùa đông khi nhiệt độ  ngoài trời thấp thì cần làm thêm phòng úm để giữ nhiệt tốt cho gà.  2.3. Chụp sưởi 6
  7.   ­ Chụp sưởi có thể  dùng một trong các loại như  bóng điện, bóng hồng   ngoại... Chụp sưởi được đặt ở giữa quây gà.  ­ Bóng hồng ngoại được treo cách nền chuồng từ 30 ­ 60cm. Bóng điện 60  ­  100W treo cách nền 30 ­  60cm và có chao đèn để tập trung nhiệt vào quây.  ­ Chụp sưởi phải được khởi động trước khi nhận gà về  một thời gian để  đảm bảo nhiệt độ trong quây trước.  ­ Nuôi úm gà con giai đoạn từ 1 đến 21 ngày việc cung cấp nhiệt sưởi đủ  ấm cho gà con là rất quan trọng. Nếu không cung cấp đủ  nhiệt gà bị  lạnh sẽ  không ra ăn cho dù thức ăn có chất lượng tốt, để cung cấp nhiệt đủ ấm cần sử  dụng chụp sưởi và bóng điện đủ công suất.               Hình 3: Chụp sưởi bóng điện                   Hình 4: Đèn hồng ngoại 2.4. Hệ thống làm mát  ­ Trồng cây bóng mát xung quanh chuồng nuôi và ngoài vườn chăn thả.  ­ Làm mái chuồng bằng chất liệu chống nóng như: lá cọ, rơm rạ, ngói…  ­ Sử dụng hệ thống quạt gió đăt trong chuồng nuôi. ­ Sử dụng hệ thống phun hơi nước trên mái.  2.5. Máng ăn, máng uống  ­ Máng ăn: có thể sử dụng bằng khay ăn, máng ăn sau:    Hình 5: Máng ăn  7
  8.                                                  Hình 6: Khay ăn                                          Hình 7: Máng ăn dài  ­ Các loại máng ăn và kích thước:  + Máng ăn cho gà lớn có thể làm từ ống tre, ống bương có chiều dài 1,0 ­   1,5m được khoét 1/3 phía trên.   + Sử dụng máng ăn tròn, treo dây:  Máng ăn tròn bằng nhựa, có chu vi vành ngoài khoảng 150 cm, định mức  2cm ­ 4cm/gà thì một máng như vậy dùng cho 35 ­ 70 gà.    Cũng có thể    sử  dụng máng ăn dài có chân đế  đặt trực tiếp xuống nền   chuồng và điều chỉnh độ cao máng thông qua giá đỡ, định mức là 5cm /gà. * Lưu ý:   Máng ăn phải được vệ sinh hàng ngày và định kỳ hàng tuần sát trùng.  Máng ăn phải được điều chỉnh sao cho mép máng ngang tầm với sống   lưng gà, không treo máng quá cao hoặc quá thấp. ­ Máng uống: Có thể sử dụng các loại máng như galon, máng dài.                      Hình 8: Máng galon                       Hình 9: Máng uống dài     2.6. Ổ đẻ  Làm ổ đẻ bằng thúng, sọt hoặc chuồng đẻ cho cả đàn gà. Để ở nơi tối,  khuất bóng gà trống hoặc gà mái khác; tùy từng giống gà, một ổ đẻ cho 5­10 gà  mái.  8
  9.     Hình 10: Ổ đẻ làm bằng tre 2.7. Dàn đậu cho gà:  Dàn đậu làm bằng tre, gỗ.   Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m, cách  nhau 0,3­0,4 m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau  3. Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi gà  3.1. Thu dọn các trang thiết bị trong chuồng nuôi  Sau mỗi đợt nuôi phải dọn dẹp vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại:  ­ Đưa toàn bộ các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi đã dùng ra ngoài.  ­ Đưa hết chất độn chuồng ra khu vực quy định.  ­ Loại bỏ rèm che cũ đã bị rách hỏng.  3.2. Quét dọn và rửa chuồng  ­   Quét bụi mạng nhện toàn bộ  trần nhà, tường lưới, rèm che, dây treo  máng ăn và máng uống. Nạo phân nền chuồng và quét sạch. Chú ý quét thật kỹ  các góc ô chuồng, quét theo hướng dẫn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.   ­  Sau khi quét dọn sạch sẽ  ta dùng vòi nước cao áp để  rửa chuồng: Rửa   theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài theo thứ tự: rửa trần, dây   treo máng ăn, máng uống, tường, lưới, rèm che, nền chuồng, kho, hành lang.  Chú ý: hố  thoát nước phải lấy hết các chất bẩn  ứ  đọng. Cọ  rửa thật kỹ  các góc nhà, sào đậu, bệ máng nước.  3.4. Sát trùng, tiêu độc chuồng gà  ­ Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi bằng thuốc formol 2% với liều lượng   là 1 lít/m2 hoặc có thể sử dụng Benkocid, Han ­ Iodin.  ­ Đối với kho đựng thức ăn phun sát trùng bằng formol 2% với liều lượng   0,5 lít/m2 hoặc có thể sử dụng  Benkocid, Han ­ Iodin.  ­  Phun toàn bộ rèm che cả mặt trước và mặt sau bằng formol 2% liều  lượng 0,5 lít/m2 hoặc có thể sử dụng Benkocid, Han ­ Iodin.  9
  10. ­ Sau khi phun thuốc sát trùng xong đóng kín cửa chuồng nuôi ít nhất là 42  giờ. ­   Trước khi nhận gà 24 giờ, đổ  dung dịch Crezine 3%, Benkocid, Han­ Iodine vào các hố hoặc khay sát trùng trước cửa ô chuồng và cửa ra vào trại.                Bài 2: Chọn giống gà nuôi thả vườn   I. Đặc điểm môt sô gị ́ ống gà    1. Gà Ri ­ Là giống gà địa phương nước ta, phân bố sống ở miền Bắc, miền Trung   và miền Nam. Màu lông không thuần nhất đa số  màu vàng nhạt hay màu nâu  nhạt  ở  con mái có điểm đốm đen  ở  cổ, cánh và đuôi. Gà trống có màu lông tía   sặc sỡ, đuôi có lông vàng đen dần ở cuối đuôi, một số  ít có lông trắng hay màu  hoa mơ. Khối lượng gà trưởng thành con trống nặng 1,8  –  2,1 kg/con, con mái   nặng 1,2 –  1,8  kg/con. Nuôi thịt có thể  xuất chuồng  ở  lúc 4  –  5 tháng tuổi.   Sản  lượng  trứng  của  gà  ri  100  –  200 quả/năm, khối lượng trứng 38 – 42   g/quả. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 3,0 kg. Gà có tính ấp bóng cao, sức  chống chịu cao. Tìm kiếm thức ăn tốt, nuôi con khéo, dễ  nuôi ít mắc bệnh và  phẩm chất thịt, trứng thơm ngon.  2. Gà Tam Hoàng ­ Gà Tam Hoàng có xuất xứ  từ  tỉnh Quảng Đông Trung Quốc được nhập   vào nước ta từ  năm 1992. Gà có đặc điểm lông vàng, chân vàng, da vàng, thân   hình tam giác, ngắn, lưng bằng, ngực nở,  ức nhiều thịt, hai đùi phát triển, thịt  thơm ngon phù hợp với điều kiện nuôi chăn thả ở Việt Nam hay nuôi bán thâm   canh.     ­ Hiện nay gà Tam Hoàng có 2 loại là: Tam Hoàng   Jiangcun   và   Tam   Hoàng  882.  Gà  Tam Hoàng 882 có thân hình cân đối, lông, da, chân màu vàng,  thịt mềm ngon đang được nuôi nhiều ở một số tỉnh phía Bắc.  Tuổi bắt đầu đẻ: 23 – 25 tuần tuổi  Sản lượng trứng: 140 – 165 quả/năm  Khối lượng gà mái lúc 20 tuần tuổi 1,75 – 1,85 kg  Tiêu tốn thức ăn: 2,8 – 3,0 kg   3. Gà Lương Phượng hoa  ­   Xuất   xứ  từ  khu  Lương  Phượng  Giang,  Nam   Ninh,  Quảng  Tây  Trung   Quốc. Gà có ngoại hình đẹp, lông màu vàng dày bóng mượt, bề  ngoài có dáng   giống gà Ri, lông màu tuyền vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa, mào đơn đỏ tươi,  da vàng, thớ thịt đậm ngon thơm. Gà trống màu lông vàng hoặc vàng sẫm, mào   đơn, hông rộng, lông đuôi dựng,...  1
  11. ­ Khối lượng lúc gà xuất chuồng (70 ngày tuổi) bình quân 1,5 – 1,6 kg.  ­ Tiêu tốn thức ăn 2,4 ­ 2,6 kg/1 kg tăng trọng  ­ Sản lượng trứng bình quân 106 ­ 170 quả/năm.   ­ Gà Lương Phượng rất thích nghi với chăn thả tự do.  4. Gà lai  ­ Dựa vào đặc điểm của một số giống gà nội và nhập nội, để  phát huy ưu   thế  của từng giống, người ta đã lai các giống để  tạo ra một số  con lai có khả  năng thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam, cho năng suất và chất  lượng trứng và thịt tốt. Trong đó có một số  con lai phù hợp với điều kiện nuôi   trong nông hộ như:   + Gà Ri lai Lương Phượng  + Gà Ri lai Tam Hoàng II. Xác định giống gà nuôi  ­  Tùy theo điều kiện từng cơ sở khác nhau,  điều kiện kinh tế, từng vùng   khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn các giống gà thả vườn hoặc giống gà lai  khác nhau để chăn cho phù hợp.  ­ Khi chọn lựa giống gà nuôi cần tìm hiểu kỹ đặc điểm giống gà cần nuôi   và khả năng thích nghi của chúng và nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm.  III. Xác định tiêu chuẩn gà giống  1. Tiêu chuẩn gà con ở 1 ngày tuổi Tiêu chuẩn cần chọn                       Loại thải gà không đạt tiêu chuẩn ­  Khối lượng sơ sinh lớn   ­  Khối lượng sơ sinh quá bé   ­ Khỏe mạnh, tinh nhanh, hoạt bát,  ­     Yếu   ớt,   chậm   chạp,   thân   hình  thân hình cân đối.  không cân đối.  ­  Mắt tròn sáng mở to  ­ Chân bóng, thẳng đứng vững,  ngón  ­   Chân khô, yếu không thẳng, ngón  chân không vẹo   chân vẹo   ­     Lông     khô,   bông   tơi   xốp,   sạch,   ­ Lông dính ướt, không bông tơi xốp  mọc đều  ­ Cánh xõa   ­  Đuôi cánh áp sát vào thân  ­ Bụng to xệ và cứng  ­  Bụng thon và mềm  ­ Rốn ướt và không kín  ­ Rốn khô và kín  ­ Đầu không cân đối  ­ Đầu to cân đối, cổ dài và chắc   ­ Mỏ vẹo, 2 mỏ không khép kín ­  Mỏ to chắc chắn, không vẹo, 2 mỏ  khép kín.  1
  12. Hình 11: Gà con 1 ngày tuổi khỏe mạnh               Hình 12: Gà con hở rốn                                   Hình 13: Gà con yếu chân 2. Tiêu chuẩn về con giống  hậu bị. ( Chọn gà hậu bị khi kết thúc giai đoạn gà con, sau 57 ngày tuổi )   Các bộ  Gà mái tốt Gà mái xấu phận Đầu Rộng, sâu   Hẹp, dài 1
  13. Mắt To, lồi, sáng, tinh nhanh   Nhỏ, màu đục  Mỏ Ngắn, chắc Dài, mảnh Mào và tích tai  Phát triển tốt có nhiều mao mạch  Nhỏ, nhợt nhạt  Thân Dài, sâu, rộng   Hẹp, ngắn, lông Bụng   Phát  triển  tốt,  khoảng  cách  Phát     triển     kém,     khảng  giữa  xương  ức  và  xương  cách   giữa     xương     ức     và  háng rộng.  xương háng hẹp.  Chân Màu vàng, bóng, ngón chân  Màu   nhợt,   thô   xáp,     ngón  ngắn chân dài  Lông Mềm, sáng, phát triển tốt   Xù, kém phát triển  Tính tình   Ưa hoạt động   Dữ tợn hoặc uể oải  3. Tiêu chuẩn về con giống  gà trước khi vào đẻ. ( Chọn gà mái đẻ khi kết thúc giai đoạn gà hậu bị, gà đạt 133 ngày tuổi trở lên) Các bộ  Gà mái tốt Gà mái xấu phận Đầu Rộng,  sâu,  cân  đối,  to  vừa  Hẹp,  dài,  méo  và  diện  mạo  phải và diện mạo khỏe không khỏe  Mào tích   Màu   đỏ    tươi,   phát   triển  Nhợt  nhạt,  thô  nhăn,  vảy  tốt,  trắng, tím bầm và phát triển  láng bóng không tốt  Mắt Nhỏ,   mầu   nâu   xanh,   sâu,   lồi,  To,  lồi,  mầu  da  cam,  tinh  đục, không tinh nhanh  Mặt Nhanh Thịt, nhăn Mỏ Thon, nhẵn  Dài,   mảnh,   ngắn,   vẹo,   phát  Ngắn,   chắc,   mỏ   trên   mỏ  triển không bình thường  Lưng dưới khép kín Hẹp, vẹo, ngắn Diều Rộng, dài, thẳng    Xệ, treo, lệch  Thân Thon, to vừa phải Thân  không  bình  thường, yếu Bụng Thẳng,   cân   đối,   chắc   khỏe  Phát  triển  kém,  khoảng  cách  phát   triển   tốt,   khảng   cách  giữa     xương     lưỡi     hái     và  giữa   xương   lưỡi   hái   và  xương háng hẹp Cánh xương háng rộng Vẹo, xõa, chẻ đôi  Đuôi Lông   cánh   mọc   đều,   áp  Lệch, gẫy, vẹo Chân sát vào thân hình bát úp  Màu     da     chân     không     đặc  Thẳng, đúng vị trí  trưng,   vẹo,   què,   cong   vòng  Màu   da    chân    đặc   trưng   kiềng, có lông chân  Lông cho   dòng     giống,     bóng,  Thưa,  xơ  xác,  kém  phát triển,  1
  14. thẳng, ngón chân ngắn đều mọc không đều Mềm,  sáng,  phát  triển  tốt,  Tính tình   mầu     sắc     đặc   trưng     cho  Dữ     tợn     hoặc     chậm     chạp,  dòng giống nhút nhát Ưa hoạt động   Tiêu chuẩn đối với gà mái đang đẻ   Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái xấu Mào tích   To, mềm, màu đỏ tươi Nhỏ, nhợt nhạt, khô  Khoảng  cách  giữa  2  Rộng, để lọt 3  ­  4  Hẹp,  để  lọt  1  ­  2  ngón  xương háng  ngón tay, mềm  tay, cứng   Khoảng  cách  từ  mỏm   Rộng,  mềm,  để  lọt 3  Cứng, hẹp, chỉ để lọt 1­ 3  xương  lưỡi  hái  đến  ngón tay  ngón tay  xương háng  Lỗ huyệt   Ướt,  to,  cử  động,   Khô, bé, ít cử động, mầu  mầu nhạt  sắc đậm  Bộ lông   Không  thay  lông  cánh  Lông cánh hàng thứ nhất  hàng thứ nhất  thay từ 5 chiếc trở lên Màu sắc mỏ, chân và  Đã  giảm  màu  vàng  Màu vẫn giữ nguyên hoặc  lông   theo thời gian đẻ ít thay đổi theo thời gian . 1
  15. Hình 14: Ngoại hình gà mái đẹp IV. Chọn giống gà 1. Chọn gà con 1 ngày tuổi  ­  Chọn  về  ngoại  hình:  Trước  khi  chọn  phải  rửa  tay  bằng xà phòng. Chọn gà con phải cẩn thận, nhẹ  nhàng. Mỗi tay chỉ  bắt 1 con để  chọn.   Bắt gà con sao cho đầu gà hướng về phía cổ tay, lưng gà áp sát vào lòng bàn tay,  bụng ngửa lên.  Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa bóp nhẹ  vào bụng gà xem cứng hay  mềm. Mắt quan sát chân, mỏ    của gà con có bị  dị  tật không, rốn có khép kín  không...Nếu rốn bị lông che kín không nhìn rõ thì có thể dùng ngón tay trỏ sờ vào  rốn để kiểm tra.  Quan sát xem gà con có đứng vững không, đi lại có bình thường không,  đồng thời xem lại gà con có bị dị tật không 2.  Chọn gà hậu bị  ( 57 ­ 63 ngày tuổi ).  ­ Tiến hành chọn vào lúc thời tiết mát  ­ Chọn về khối lượng:  Gà phải đạt khối lượng theo tiêu chuẩn của dòng  giống, nằm trong khoảng trung bình chung của đàn. Không chọn con quá béo,  không chọn con quá gầy. ­ Chọn về ngoại hình: Bắt từng con quan sát từng bộ phân so sánh với tiêu  chuẩn chọn giống.  Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân hình cân đối, cấu trúc cơ  thể  thanh nhẹn,  mào phát triển bình thường và đỏ  tươi. Lông mọc đều, bóng  mượt,  màu sắc đúng giống  (đúng tiêu chuẩn ngoại hình).  3. Chọn gà đẻ.  ­ Tiến hành chọn vào lúc thời tiết mát ­ Chọn về khối lượng: Gà phải đạt khối lượng theo tiêu chuẩn của dòng  giống.  ­ Chọn về ngoại hình: Bắt từng con quan sát từng bộ phân so sánh với tiêu  chuẩn chọn giống.  + Chọn những gà mái lên sinh sản ngoại hình phát dục biểu hiện bằng độ  bóng của lông, mào tích đã đỏ, bụng mềm,   khoảng cách giữa 2 mỏm khung   xương chậu và khoảng cách giữa mỏm xương chậu với mỏm cuối của xương   ngực (xương lưỡi hái) có độ rộng lọt 2 ­ 3 ngón tay trở lên.   + Đối với gà trống:  Chọn những con có mào thẳng đứng và nở to, to, chân  cao  thẳng,  ngón chân thẳng,  hai cánh vững chắc, úp gọn trên lưng, dáng hùng   dũng.   1
  16. Bài 3: Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho gà thả vườn I. Các loại thức ăn thường dùng  1. Thức ăn giàu năng lượng  ­ Ngô ­ Thóc ­ Cám gạo  ­  Tấm ­  Sắn 2. Thức ăn giàu đạm  ­ Thức ăn giầu đạm thực vật: đỗ tương, khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc….   ­ Thức ăn giầu đạm động vật: bột cá, bột thịt....  3. Thức ăn khoáng và vitamin   ­ Thức ăn khoáng và vitamin bao gồm: bột sò, muối ăn, premix khoáng­vitamin.  4. Thức ăn hỗn hợp  ­ Tuỳ theogiống, lứa tuổi phát triển, hướng sản xuất của gia cầm mà ta lựa  chọn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho phù hợp để  tạo điều kiện cho gia cầm   phát triển tốt, cho nhiều sản phẩm, chăn nuôi có lãi.  II. Chuẩn bị các loại thức ăn  1. Xác định chủng loại thức ăn   ­ Thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không chứa   mầm bệnh và các chất độc hại quá ngưỡng quy định.   ­  Thức ăn  không có các chất hoặc có chứa các chất cấm sử  dụng trong   thức ăn chăn nuôi gà thả vườn.    ­ Nếu tự  phối chế  cần phải dựa trên cơ  sở  xây dựng công thức thức ăn  hỗn hợp cho gà thả vườn để xác định các chủng loại nguyên liệu cần chuẩn bị:   Ví dụ: Nguyên liệu phối hợp thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn như:  Ngô,  khô đỗ tương,  bột cá,  bột thịt xương,  cám,  bột đá,  bột xương,  premix,  amino   acide công nghiệp.  2. Xác định số lượng các loại thức ăn   ­  Căn cứ vào quy mô chăn nuôi của cơ sở để xác định số lượng thức ăn  cần chuẩn bị.  ­  Căn cứ vào loại thức ăn cần phối chế cho gà để xác định số lượng  nguyên liệu cần phối chế.  1
  17. 3. Mua nguyên liệu thức ăn  ­ Khi thu mua nguyên liệu cần chú ý đến chủng loại và chất lượng của  nguyên liệu cần mua. Giá cả  của nguyên liệu có phù hợp không, phương thức  vận chuyển và thời gian vận chuyển.  III. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện phối trộn.  ­ Các dụng cụ phối trộn như: các loại máy nghiền, máy trộn thức ăn hoặc   xẻng, thúng, xô...  ­ Các dụng cụ, thiết bị  và phương tiện cần được chuẩn bị  một cách chi  tiết đảm bảo hoạt động tốt.  ­ Trước khi vận hành cần kiểm tra các dụng cụ, thiết bị và phương tiên có   bị  hỏng hóc không, nếu hỏng hóc thì có thể  sửa chữa hoặc thay thế  tuỳ  thuộc   vào điều kiện của cơ sở hoặc tuỳ thuộc vào mức độ hỏng hóc.  ­ Vệ sinh các dụng cụ, thiết bị và phương tiện bằng cách lau chùi sạch sẽ  sau đó bảo dưỡng.  ­ Vận hành thử xem máy móc đã hoạt động tốt chưa nếu chưa thì xem xét  nguyên nhân để điều chỉnh cho phù hợp.  ­ Các quy chuẩn về  thiết bị  dụng cụ. Trang thiết bị  dụng cụ  phối tr ộn   phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:  + Phù hợp, thuận tiện cho thao tác, dễ vệ sinh, khủ trùng và bảo dưỡng.  + Bề  mặt của dụng cụ  tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chăn nuôi, nguyên   liệu thức ăn chăn nuôi phải làm bằng vật liệu trơ, không độc và đảm bảo vệ  sinh.  + Thiết bị  máy móc phải được bố  trí để  có thể  vận hành đúng với  mục   đích sử dụng, dễ dàng vệ sinh, bảo dưỡng và thuận lợi cho việc kiểm tra.  + Thiết bị  trộn và các dụng cụ  cân đo phải được kiểm tra và hiệu chỉnh   định kỳ.  + Các thiết bị  cơ  khí, thiết bị  sử  dụng điện năng, nhiệt năng, thiết bị  áp  lực phải có quy định bằng văn bản về  chế  độ  vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng   để đảm bảo an toàn lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm.  IV. Phối trộn thức ăn   1. Xây dựng công thức phối trộn   Một số công thức phối trộn thức ăn: 1
  18. Công thức thức ăn hỗn hợp cho gà thả vườn từ 4 ­ 7 tuần tuổi  Stt Tên thức ăn Tỷ lệ (%) 1 Ngô 25,28 2 Gạo tấm 18,96 3 Bột sắn 12,64 4 Cám gạo 6,32 5 Khô đỗ tương 21,2 6 Bột cá 10,6 7 Bột bèo dâu 4 8 Premix khoáng 1 Tổng 100 Công thức thức ăn sử  dụng cho gà thả  vườn có độ  tuổi từ  4 đến 8 tuần   (Đậm đặc sử dụng cám C20 của hãng Con cò)  Stt Tên thức ăn Tỷ lệ (%) 1 Bột ngô nghiền 52 (60) 2 Cám gạo 19 (20) 3 Đậm đặc 29 (20) Tổng 100 Công thức thức ăn sử dụng cho gà thả vườn từ 8 tuần tuổi đến xuất bán Stt Tên thức ăn Tỷ lệ (%) 1 Bột ngô nghiền 51 (54) 2 Cám gạo 16 (16) 3 Đậm đặc 23 (20) 4 Bột sắn 10 (10) Tổng 100 2. Thực hiện phối trộn  ­ Thức ăn cho gà được trộn theo tỷ  lệ  phù hợp với đặc điểm sinh lý và  sinh trưởng, sản xuất của gà ở các giai đoạn.  ­ Trên thị trường có nhiều loại thức ăn hỗn hợp cho gà, đảm bảo cân đối  về dinh dưỡng, tuy nhiên giá thành thường  cao.  Để  giảm  chi  phí  có thể  kết   hợp  mua  đậm  đặc  và  tận  dụng  các nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tự  sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Việc tự  sản xuất lấy thức ăn là một bí quyết   1
  19. thành công trong chăn nuôi gà, để chế biến như thế nào cho tốt để gà lớn nhanh,   tiêu tốn ít thức ăn cho một kg tăng trọng cần nắm vấn đề cơ bản sau:   + Thành phần dinh dưỡng của các loại nguyên liệu.  + Nhu cầu dinh dưỡng từng giống gà, từng giai đoạn tuổi.  + Phối trộn các loại nguyên liệu thay thế  theo từng địa phương, từng thời   ̉ điêm đ ể giá thành thức ăn hợp lý mà chất lượng vẫn tốt với mục đích cuối cùng  là giá thành một cân thịt, trứng rẻ nhất.   + Bổ sung thêm rau xanh, giun đất, mối cho gà khi chăn thả.   + Có thể  trộn thức ăn từ  những nguyên liệu có  ở  địa phương với thức ăn   đậm đặc như  công thức gợi ý  ở  trên hoặc có thể  thay thức ăn đậm đặc bằng   đậu tương (rang chín, nghiền nhỏ hoặc luộc chín trộn với ngô, cám gạo cho ăn   trong ngày) hoặc thay thế bằng giun đất, mối.....   ­ Cách trộn : trộn những loại nguyên liệu phụ; ít trước sau đó trộn dần  dần theo nguyên tắc đồng lượng. Tốt nhất cuối cùng nên trộn qua sàng 2 ­  3 lần  để thức ăn đồng đều. Chế biến pha trộn đến đâu dùng đến đó. Không được trữ  thức ăn tồn đọng quá 30 ngày vì dễ bị phân huỷ, hỏng.   V. Chuẩn bị nước uống  ­ Nguồn nước phải sạch ­ Lượng nước phải đủ Bài 4: Nuôi dưỡng, chăm sóc gà thả vườn I. Nuôi dưỡng gà  1. Cho gà con ăn, uống  +  Cho gà con ăn:  Dùng thức ăn gà con chủng loại 1 ­ 21 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên),   nếu thức ăn tự  chế  biến phải căn cứ  vào chế  độ  dinh dưỡng có trong 1kg thức  ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức  ăn phải có chất lượng tốt.  Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, sau đó từ 2 ­   3 giờ dùng bay sắt cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ  phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới để cho gà  ăn.  Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày   đêm từ 5 ­ 8 lần.  Khi gà được 3 tuần tuổi trở  đi thay thế  khay ăn bằng máng ăn cỡ  trung   bình P30.  + Cho gà con uống nước:  1
  20. Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, 2 tuần đầu dùng máng cỡ  1,5­2 lít, các tuần sau dùng máng cỡ 4 lít. Đế  máng uống kê thật phẳng bằng gạch mỏng hoặc rổ  tre ( gà dễ  bám  vào leo lên uống nước ) cao hơn độn lót chuồng từ 1cm đến 3cm tùy theo độ lớn  của gà để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống. Máng uống đặt xen kẽ  với khay ăn. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng   ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần (sáng, chiều, tối, và giữa đêm).  ­ Cho gà ăn, uống giai đoạn từ 4 ­ 9 tuần tuổi:  + Cho gà ăn:  Dùng thức ăn gà dò chủng loại 21 ­ 42 ngày (nếu là thức ăn hỗn hợp viên),   nếu thức ăn tự  chế  biến phải căn cứ  vào chế  độ  dinh dưỡng có trong 1kg thức  ăn hỗn hợp để phối trộn các nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu. Nguyên liệu thức  ăn phải có chất lượng tốt.  Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau:   1. Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới  2. Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới  3. Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới  4. Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới  Cho gà ăn bằng máng trung bình P30, sau đó chuyển dần cho gà ăn bằng   máng đại P50, đổ thức ăn vào máng có chiều cao bằng 1/2 của thân máng, định  kỳ  2 giờ  lắc máng cho thức ăn rơi xuống. Máng được treo bằng dây sao cho  miệng máng cao ngang lưng gà. Mật độ máng ăn cho gà theo yêu cầu: 30  con  ­   40 con/máng.  Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày   đêm từ 2 lần (sáng, tối) hoặc 4 lần (sáng, chiều, tối, đêm).  + Cho gà uống nước:  Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, dùng máng cỡ 4 lít hoặc  8 lít.  Đế máng uống kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 4 cm   đến 5 cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống.  Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 1 máng.  Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày  thay nước uống cho gà khoảng 4 lần (sáng, chiều, tối, và giữa đêm).  2. Cho gà hậu bị ăn, uống     ­ Cho ăn:  Dùng thức ăn gà hậu bị (nếu là thức ăn hỗn hợp viên),thức ăn tự chế biến   phải căn cứ vào chế  độ dinh dưỡng có trong 1kg thức ăn hỗn hợp để  phối trộn  các nguyên liệu đáp  ứng đủ  nhu cầu. Nguyên liệu thức ăn phải có chất lượng   tốt, không mốc  Chuyển đổi thức ăn dần cho gà ăn theo cách phối hợp sau:   2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0