Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi giun quế - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
lượt xem 84
download
Giáo trình gồm có những nội dung chính sau: Kỹ thuật nuôi giun quế, nuôi và phòng trị bệnh cho gà, kỹ thuật chăn nuôi vịt chạy đồng, kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi giun quế - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
- SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ o0o TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ (Dùng cho trình độ dưới 3 tháng ) Đơn vi biên tâp: ̣ ̣ Trương Trung hoc Nông nghiêp va PTNT Quang Tri ̀ ̣ ̣ ̀ ̉ ̣ Năm 2013 1
- PHẦN I: KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ BÀI 1: MÔT SÔ ĐĂC ĐIÊM SINH HOC CUA GIUN QUÊ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ̉ ́ Giun quế thuộc nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất. Giun quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch Hàm lượng Protêin trong giun cao, khoảng 60 – 65 % VCK; Protein của giun đất có mặt đầy đủ các acid amin thiết yếu, việc sử dụng giun đất làm thức ăn bổ sung chất đạm cho vật nuôi sẽ tăng trọng nhanh và nâng cao được sức đề kháng 1. Đặc tính sinh học Giun quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân ra ngoài rất giàu dinh dưỡng, những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên. 2. Đặc tính sinh lý Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế nằm trong khoảng từ 20 30 0C, ở nhiệt độ khoảng 30 0C và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy. Giun quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định từ 4 – 9, thích hợp nhất vào khoang 7.0 7.5, pH quá th ̉ ấp chúng sẽ bỏ đi. 2
- Giun quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn. Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ. 3. Đăc điêm sinh s ̣ ̉ ản và sinh trưởng 3.1. Đặc điểm sinh sản: Giun quế thành thục sớm 3 4 tháng bắt đầu đẻ, cứ khoảng cách 7 10 ngày giun giao phối và đẻ 1 kén chứa 1 20 trứng, 14 20 ngày kén nở ra giun con; tái sinh nhanh (3 4 thế hệ/năm ) 3.2. Đặc điểm sinh trưởng: Quá trình sinh trưởng của giun là quá trình tăng số lượng đốt thân và tăng tiết diện đốt thân. Từ lúc mới nở cho đến khi xuất hiện đai sinh dục, giun tăng trưởng nhanh. Thời gian sau giai đoạn sinh sản giun tăng trưởng chậm lại. Giun đạt kích thước tối đa (trưởng thành) lúc 6 8 tháng tuổi Sự già đi của giun biểu hiện ở đặc điểm đai sinh dục ngày càng thoái hóa, trọng lượng giảm sút và chết. Tuổi thọ của giun biến động trong 48 năm tuổi. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, việc giao phối diễn ra quanh năm, vì vậy việc cho sinh khối đặc biệt cao. Nuôi đúng kỹ thuật năng suất có thể đạt 1,5 2 kg giun tươi/m2/tháng hay 180 240 tấn giun tươi/ha/năm, và lượng phân giun thải ra tương đương 500 600 tấn/ ha/ năm Bai 2: TÂM QUAN TRONG CUA VIÊC NUÔI GIUN QUÊ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ I. Vai trò lợi ích từ giun quế 1. Bảo vệ môi trường va phat triên nông nghiêp sinh thai ̀ ́ ̉ ̣ ́ Giun có sức tiêu hóa lớn. Tác dụng phân giải hữu cơ của giun chi đứng sau các vi sinh vật, Một tấn giun có thể tiêu hủy được 70 – 80 tấn rác hữu cơ, hoặc 50 tấn phân gia súc trong một quý. Tất cả các loại phân của gia súc, gia cầm; rơm rạ, thân cây lạc, dây khoai lang ủ hoai mục; rác hữu cơ thối rữa, bùn cống rảnh; thức ăn tinh, vỏ củ quả bỏ đi.... đều có thể tận dụng trở thành thức ăn gián tiếp hoặc trực tiếp có 3
- giá trị đối với giun đất, qua hệ thống tiêu hoá của giun các loại phân, rác thải đều trở thành phân sạch. Giun sống trong đất sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Phân giun góp phần làm giảm mức sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, nhờ đó bảo vệ được môi trường. Với những khu vực ô nhiễm, nếu nuôi giun cũng làm sạch được môi trường nước. Hơn nữa, giun đất có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân bò và chuyển hóa phân bón hữu cơ có chất lượng cao, và bằng cách đó cải thiện môi trường sinh thái các vùng nông thôn. Phân giun còn có tác dụng như chất khử mùi, vì trong đó có chứa vi khuẩn háo khí, một lớp mỏng được đặt trên đống phân gia súc sẽ trung hoà được mùi vị hầu như ngay lập tức, vi khuẩn trong phân giun sẽ phân huỹ chất hữu cơ. 2. Làm thức ăn bổ dưỡng cho gia suc, gia c ́ ầm, thuy san ̉ ̉ Giun là loài thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản, đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi Với hàm lượng Protein thô chiếm 70% trọn lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, thường được dung trong thức ăn chăn nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại Axit Amin, nhiều loại Vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá. Chỉ cần nuôi 10 m2 giun quế, sẽ cung cấp đủ thức ăn đạm cho 100 con gà , vịt hoặc 100 con cá trê phi. 3. La nguôn d ̀ ̀ ược liêu qui ̣ ́ Y học cổ truyển của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã dùng giun đất để chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gẫy tay chân v..v… Ngoài ra nó còn điều trị suy nhược thần kinh toàn diện, trí nhớ kém, ngủ kém, khứu giác bất thường. 4. Làm thực phẩm cho người và sản xuất mỹ phẩm Giun có hàm lượng Protein cao, giàu nguyên tố vi lượng tương tự thịt thỏ – là loại thịt giàu đạm, ít chất béo. Trong giun có tới 8 loại Axit Amin cần thiết cho con người. Hàm lượng Vitamin B1, B2 trong giun gấp 10 lần khô đậu tương, 14 lần bột cá, cùng sự phong phú về Vitamin A, E, C và các vi lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe dinh dưỡng của con người. 4
- Giun cũng cung cấp nguyên vật liệu thô tốt nhất cho công nghiệp. Một số Enzyme và hoạt chất được chiết xuất từ giun để làn thuốc, thức ăn, mỹ phẩm. Hiện giun đang được quan tâm nghiên cứu sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm. 4. Phân giun quê la lam th ́ ̀ ̀ ưc ăn cho gia suc, gia câm, thuy san va la loai ́ ́ ̀ ̉ ̉ ̀ ̀ ̣ phân hưu c̃ ơ vi sinh tôt nhât ́ ́ Thức ăn chủ yếu của giun là phân trâu bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải, rau của quả, cây thân thảo và các loại rác hữu cơ hoai mục…; sau khi được giun tiêu hóa sẽ trở thành phân giun, có chứa một số Axit Amin như: Tyrosin, Arginin, Cystin, Methiomin, Histidin… thì phân giun có thể làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Phân giun chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Hàm lượng NPK, Ca và các chất khoáng vi lượng trong phân giun, cao gấp 23 lần phân trâu bò, phân ngựa; gấp 1,52 lần phân lợn và phân dê. Hơn nữa, phân giun không có mùi hôi thối như các loại phân gia súc, gia cầm, lại có thể để lưu giữ lâu ngày trong túi nilon mà không sợ bị mốc. Phân giun làm giảm lượng axit cacbon trong đất và gia tăng nồng độ nitơ ở trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được. Phân giun có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất. Cây trồng khi bón phân giun sẽ không bị “cháy”, khống chế được các kim loại nặng xâm nhập cây gây đột biến làm phát sinh tế bào lại có hại, gây hoại tử rễ… Chất mùn trong phân giun loại trừ được những độc tố, nấm, và vi khuẩn có hại trong đất có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng. Phân giun có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất quá cao hoặc thấp. Chỉ cần nuôi 10 m2 giun quế thì lượng phân giun thải ra đủ cung cấp cho 300 m2 chuyên canh sản xuất rau sạch. Nếu nuôi cả 1 ha giun thì lượng phân thải ra cũng không phải là nhỏ (600 tấn/năm). 5. Những tác dụng khác của giun Giun là một sinh vật chỉ thị về môi trường thổ nhưỡng, có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại của môi trường vùng đất mà giun sống. Giun là một trong những loại môi câu cá, bây chim. ̀ ̃ 5
- Giun còn được sử dụng làm học cụ trong nhà trường, có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, vừa rẻ tiền, thao tác dễ dàng, mà việc thu nhập bảo quả tiêu bẩn lại an toàn cho thầy giáo và học sinh. II. Ý nghĩa kinh tế xã hội đối với việc đưa giun quế vào nuôi ở nông hộ Nuôi giun là một nghề dê th̃ ực hiện, vốn đâu t ̀ ư nuôi it, chi phi đâu t ́ ́ ̀ ư không lơn, ́ thức ăn để nuôi giun chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như rác hữu cơ (rau, củ, hoa quả, vỏ trái cây loại bỏ, rơm rạ, các loại bã đã ép dầu…), phân trâu, bò, dê, lợn, gà… rất dồi dào và rẻ tiền. Nuôi giun ít bị bệnh, ít rủi ro, tốn ít công chăm sóc, kỹ thuật đơn giản, dễ làm, sớm có thu nhập. Nếu sản xuất hàng hóa để bán thì có lợi nhuân đáng k ̣ ể, mang lại giá trị cao. Giun sinh sản rất nhanh, nên chỉ cần đầu tư con giống một lần đầu tiên . Từ 1 kg giun giống, sau 60 ngày nuôi có thể thu được 2 đến 3 kg giun. Mỗi hộ chỉ cần nuôi khoảng 10m2 giun quế; Vừa tạo được một số lượng giun khá lớn để làm thức ăn cho gia cầm, vừa có phân để trồng hoa màu, tiết kiệm được một số tiền không nhỏ... Giúp cho nông dân tiếp cận với một vật nuôi mới, có triển vọng; Vừa cung cấp nguồn protein tốt, góp phần giải quyết nguồn thức ăn giàu đạm, giảm giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm; Vừa góp phần xử lý chất thải trong chăn nuôi. Làm trong sạch và bảo vệ môi trường. Đồng thời sản xuất ra một khối lượng lớn phân hữu cơ tốt nhất cho cây trồng, nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và tươi ngon phục vụ cho đời sống con người. Phổ biến cho nông dân một nghành nghề mới, nâng cao ý thức của họ về bảo vệ môi trường, góp phần tăng thu nhập cho người lao động Bài 3: KỸ THUẬT NUÔI GIUN QUẾ 1. Các phương thức nuôi giun quế có thể áp dụng: 6
- ̀ ́ ̀ ời Mô hinh nuôi giun quê ngoai tr Mô hinh nuôi giun quê trong nha ̀ ́ ̀ 1.1. Các phương thức nuôi giun Nuôi trong nhà, có kê thêm các tầng. Nuôi bể có mái che. Nuôi trong tự nhiên (ngoài trời), có mái che khi thời tiết khắc nghiệt. 1.2. Các dụng cụ nuôi giun: Chum vại, chậu hoa, thùng gỗ Bao bì thức ăn gia súc, túi nilông có đường kính 0,8 1m Hố nuôi giun xây bằng gạch 1.3. Một số yêu cầu đối với bể và nhà nuôi giun Bố trí tiện việc chăm sóc, nơi cao rao không bi ngâp lut. B ́ ̣ ̣ ̣ ề dài hố nuôi giun tùy ý, bề rộng chỉ nên 1m. Bề cao của hố nên 0,3 – 0,5 m. Đáy bể có thể thoát được nước. Miệng bể thoáng, tăng dưỡng khí, thoát hơi độc dễ dàng. 7
- Có biện pháp chống kiến, chống chuột, gà, vật gây hại cho giun (có lưới bảo vệ), chống sự trốn thoát của giun. Bể nuôi hay nhà giun cần có mái che, chống được mưa nắng, tạo bóng râm, tối để giun sinh sản, sinh trưởng phát triển tốt. 2. Ảnh hưởng các yếu tố môi trường đối với giun quế 2.1. Nhiệt độ: Giun có thể sống trong phạm vi nhiệt độ từ 5 30 0C. Dưới 100C giun rất ít hoạt động, dưới 50C giun ngủ đông, dưới 00C giun chết Từ 25 280C giun sinh sản, sinh trưởng tốt nhất. Từ 28 300C giun hạn chế sinh sản, sinh trưởng; Trên 320C giun ngừng sinh trưởng, trên 400C giun chết. 2.2. Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp cho giun từ 60 70% (môi trường + thức ăn) Ẩm độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản (chậm lớn, chậm phát dục) và có thể làm giun chết hoặc rời chổ ở. 2.3. Ánh sáng: Giun không có mắt, nhưng có tế bào cảm nhận ánh sáng. Ánh sáng, tia nắng mặt trời có hại cho giun. Giun thích ánh sáng mờ, trong bóng râm. Khi cường độ ánh sáng gia tăng giun có phản ứng né tránh. 2.4. Không khí: Giun thích hợp với môi trường nhiều dưỡng khí (oxy). Giun sống được nhiều ngày trong nước nhưng chết rất nhanh chóng trong nước nhiều bùn đất do thiếu oxy. Giun sinh trưởng kém, tăng trưởng chậm, đôi khi có thể chết trong môi trường không khí có nhiều mùi thối (H2S), nhiều mùi khai (NH3), khí Mê tan (CH4 ), khí clo (Cl2) có trong nước máy. 2.5. Độ pH: Độ pH thích hợp đối với giun là 7 (6,8 – 7,2), pH >9 và pH
- 3. Chất nền và cách tạo chất nền: 3.1. Chất nền: Là nơi giun trú ẩn và có thể tìm thấy thức ăn. Yêu cầu chất nền có độ pH là 7, tơi xốp, không có khí độc, chất độc. Chất nền tốt nhất là phân gia súc đã hoai nhất là phân bò và các gia súc ăn cỏ; hoặc 50% là phân bò và 50% chất độn thực vật như rơm, cỏ hoai mục (trừ các loại cây có tinh dầu, có mùi thơm), chất độn không còn lên men, phát nhiệt. 3.2. Cách tạo chất nền: Chất nền làm bằng nhiều cách khác nhau như ủ rơm rạ, cỏ mục, bèo tây, rau muống, phân ủ của gia súc hoặc sử dụng ngay phân giun làm nền cho chúng là tốt nhất. Dùng phương pháp ủ như ủ phân chuồng với 1 lớp rơm rạ, thực vật khác và 1 lớp phân bò, 1 lớp rưới một lần nước vừa ướt (ẩm độ 6070%); Tùy vào phân cũ hay mới, thời gian ủ có thể là 1 đến 2 tháng sao cho phân hoai, không còn lên men tạo nhiệt. Có thể xử lý với các chế phẩm EM, thời gian ủ sẽ ngắn hơn (10 15 ngày). Trước khi đưa phân ủ vào làm chất nền nuôi giun, cần phải đảm bảo và làm tơi để thải hết khí độc có trong phân ủ. 4. Thức ăn cho giun: Thức ăn cho giun phải mền và ướt. Phân trâu, bò, dê, thỏ tươi. Phân heo, gà cần phải hoai. Có thể bổ sung 20% v ỏ khoai, m ỳ xay nh ỏ hay 10% th ức ăn tinh vào phân bò. Các loại thức ăn mới nếu muốn thử nuôi giun, ta thử 1 ít và theo dõi, nếu thấy giun bám vào ăn mạnh, bình thường thì có thể sử dụng được. 5. Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc: 5.1. Đưa chất nền đã xử lý vào bể, dụng cụ nuôi (tối thiểu dày 10cm) 5.2. Chọn giun giống Chọn giun khỏe mạnh. Giun ở tất cả các dạng tuổi đều sử dụng được; Có điều kiện nên sử dụng giống bao gồm phân giun, kén giun và giống giun là tốt nhất. 5.3. Thả giun giống: Mật độ thả: 5000 – 6000 con/m2 (2 – 3 kg giun/ m2). 9
- Rải giun giống thành từng cụm hoặc từng vệt, không rải quá thưa Loại bỏ những giun yếu, bị tổn thương, chết Thường xuyên quan sát giun có chịu ở yên hay bò đi (gặp khi chất nền không phù hợp). 5.4. Phủ mặt luống, bể nuôi giun: Mục đích tạo bóng tối, giun có thể bò lên ăn cả ngày; chống rét nhất là khi nuôi ngoài trời. Có thể dùng bao đay.rơm rạ để phủ mặt luống giúp trao đổi dưỡng khí, thải khí độc khác dễ dàng. Không dùng bao đựng thức ăn gia súc, hoặc nylong, giấy…có thể hạn chế sự thông thoáng, và có thể làm tăng nhiệt độ môi trường nuôi giun. 5.5. Giữ ẩm cho chất nền và thức ăn: Giữ ẩm cho chất nền là giữ độ ẩm cho mặt ngoài cơ thể giun, đảm bảo cho giun hô hấp tốt; Mặt khác, chất nền cũng là thức ăn cho giun. Giữ ẩm cho thức ăn 60 70 %, giun mới ăn được dễ dàng. Muốn như vậy có thể tưới nước hàng ngày hoặc 12 ngày một lần tùy theo thời tiết, chú ý tưới bổ sung bằng xoa lên thức ăn vừa đủ ướt; hạn chế tưới khi trời rét; Nước tưới phải trung tính, nếu dùng nước máy hoặc nước giếng đóng thì nước phải được chứa trong xô 1 – vài ngày cho bay hết khí clo, mê tan. Trường hợp nuôi giun ngoài trời, khi gặp trời mưa cần che mặt luống và thoát nước tốt; Luống cần vun cao để giun ngoi lên tránh bị ngập nước. 5.6. Giữ nhiệt độ thích hợp cho môi trường nuôi giun: Nhiệt độ thích hợp cho giun là từ 20 – 30 0C. * Khi nhiệt độ cao cần có những biện pháp chống nóng: + Nếu thức ăn là phân tươi, cần giảm bớt lượng thức ăn, chỉ cần đủ cho giun ăn trong vài ngày rồi cung cấp tiếp. + Tăng tưới nước mát (nhớ thoát nước tốt). + Tạm thời gỡ bỏ lớp phủ mặt bể mặt luống nuôi. Nếu nuôi ngoài trời thì cần làm mái che tạm. * Khi nhiệt độ xuống thấp, cần phải có biện pháp chống lạnh: + Tăng lượng phân tươi lên cho giun + Hạn chế nước tưới + Có tấm phủ, hoặc phủ rơm lên luống nuôi và che chắn gió 5.7. Cho giun ăn: Thả giun được 1 ngày mới bắt đầu cho giun ăn. 1
- Thức ăn được rải từng đám hoặc theo luống; có thể cho ăn vài ngày – 1 tuần/lần; Cho ăn khi lượng thức ăn lần trước đã tiêu thụ hết. 5.8. San ô: Khi cần thay đổi chất nền. Khi luống nuôi đã đầy hoặc mật độ giun trong hồ đã đặc. Chuẩn bị ô nuôi giun. Lấy toàn bộ giun và chất nền của luống củ sang luống mới ( 5 10 cm lớp bề mặt); phần còn lại là phân giun, có thể dùng phân này để trồng cây hoặc đổ lại nơi đống phân bò, có thể tận dụng trứng còn sót, chúng có thể nở và phát triển rất tốt. 5.9. Thu hoạch Thu hoạch bằng ánh sáng hoặc tưới ngập khi toàn bộ chất nền đều phải thải. Thu hoạch băng cách nhữ mồi hoặc bằng tây khi vẫn giữ chất nền, giảm mật độ giun trong luống. Thu hoạch bằng điện. Sinh khối của giun nhiều, nếu sử dụng không hết đem sấy khô, đóng bao sử dụng dần; 7 kg giun tươi cho ra 1kg giun khô. 1
- 5.10. Chăm sóc, quản lý Tạo môi trường phù hợp cho giun sinh trưởng, phát triển, sinh sản tốt. Chú ý hạn chế các địch hại giun như kiến, cóc, chuột và các loại khác… Sử dụng nước tưới không có hóa chất, khí độc đặc biệt là vôi và muối ăn… Những hôm trời giông gió, mưa to, giun có thể trốn thoát; cần chống giun bò đi bằng cách thắp đèn, điện sáng. Kiểm tra thường xuyên động tĩnh của giun, nếu thấy bò trên mặt luống là điều kiện bất lợi cho giun sinh hoạt. 6. Một số bệnh của giun 6.1. Bênh no h ̣ ơi Nguyên nhân gây bênh: ̣ Do cho ăn qua nhiêu th ́ ̀ ưc ăn giau đam nh ́ ̀ ̣ ư phân bo,̀ lợn lam phân co mui chua. ̀ ́ ̀ ̣ Triêu ch ưng: Giun nôi lên bê măt luông va tr ́ ̉ ̀ ̣ ́ ̀ ươn dai sau đo chuyên sang ̀ ̀ ́ ̉ mau tim bâm va chêt. ̀ ́ ̀ ̀ ́ ́ ử ly: Hôt hêt phân phân cho ăn ra va t Cach x ́ ́ ́ ̀ ̀ ưới nước lên luông. ́ 6.2. Bênh trung khi đôc ̣ ́ ́ ̣ Nguyên nhân gây bênh: Do đay chât nên bi thôi r ̣ ́ ́ ̀ ̣ ́ ữa trong thơi gian dai, chât ̀ ̀ ́ nên tiêu khi oxy lam cho khi cacsbonic chiêm linh hêt khe h ̀ ́ ́ ̀ ́ ́ ̃ ́ ở cua chât nên. ̉ ́ ̀ ̣ Triêu ch ưng: Giun chui lên bê măt va bo đi. ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ́ ử ly: Dung cuôc chia x Cach x ́ ̀ ́ ̃ ới luông va t ́ ̀ ưới nước. 1
- PHẦN II: NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO GÀ CHƯƠNG I: KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi gà 1. Chuẩn bị chuồng nuôi gà 1.1. Xác định kiểu chuồng nuôi gà Kết cấu chuồng nuôi gà nuôi trên nền: Tùy theo quy mô tùy theo phương thức chăn nuôi, tùy đối tượng gà mà có thể thiết kế kiểu chuồng nuôi khác nhau. Nhìn chung khi xây dựng chuồng nuôi gà, kết cấu chuồng phải thỏa mãn các yêu cầu: + Nền phải kiên cố, chắc để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, nền có độ dốc thích hợp dễ thoát nước, không ẩm ướt, tránh bị chuột đào bới. Bởi vậy, nền chuồng thường láng xi măng hoặc lát gạch. + Diện tích nền chuồng tùy thuộc vào quy mô, mức độ thâm canh nhưng phải đảm bảo đủ rộng. Chuồng nuôi gà con: 10 12 con/m2 Chuồng nuôi gà dò: 5 6 con/m2 Chuồng nuôi gà đẻ trứng giống: 4 – 4,5 con/m2 + Mái chuồng làm bằng vật liệu ít hấp thu nhiệt để chống nóng. Mái có thể lợp bằng ngói hoặc lá tranh, lợp qua vách chuồng khoảng 1m để tránh mưa hắt làm ướt nền chuồng. Có thể làm chuồng một mái hoặc 2 mái. + Tường, vách chuồng: Xây cách mái hiên 1 1,5 m, vách chỉ nên xây cao 30 40 cm còn phía trên dùng lưới thép hoặc phên nứa. Trường hợp tường vách được coi là tường bao thì phải có thêm cửa sổ để chuồng thông thoáng 1
- + Rèm che: Dùng vải bạt, bao tải, phên nứa... Che cách vách tường 20 cm phía ngoài chuồng nuôi, nhằm bảo vệ cho gia cầm tránh được mưa, gió rét nhất là ở giai đoạn gà nhỏ. + Chuồng được ngăn làm nhiều ô, tùy diện tích nhưng ít nhất nên ngăn thành 2 3 ô để dễ quản lý đàn gà nhất là gà sinh sản. Nên ngăn ô bằng lưới thép hoặc nan tre để đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi. Kết cấu chuồng sàn: Tận dụng các vật liệu sẵn có trong gia đình như tre, nứa, tranh, ván ...để làm chuồng. Sàn chuồng có thể làm bằng lưới, tre đan... Là nơi cho gà ngủ vào ban đêm, là chỗ để các máng ăn máng uống và cũng là nơi gà thải phân cho nên cần thiết kế nền sao cho cao cách mặt đất ít nhất là 50cm. Nên thiết kế nền chuồng chắc chắn bằng xi măng ( thuận lợi cho việc vệ sinh, tiêu độc và khử trùng), đồng thời nền chuồng cần có độ nghiêng nhất định và hệ thống rãnh thoát nước. + Khung, tường chuồng: Khung chuồng phải bền vững, chịu được gió bão mạnh, thường được xây dựng bằng sắt, gỗ hay tre loại tốt. Vách chuồng có thể dùng các loại nguyên vật liệu khác nhau để làm như lưới săt, gỗ, tre, nứa... Bên ngoài vách chuồng có hệ thống rèm che, có thể điều chỉnh linh hoạt để giữ ấm cho gà vào mùa đông và che nắng, che mưa khi cần thiết. + Mái chuồng: Làm bằng vật liệu nhẹ nhưng tương đối bền vững, cách nhiệt và dễ vệ sinh sát trùng nên có thể được làm bằng: Fibro xi măng, tôn, ngói, lá cọ, tranh... + Chuồng làm cao 1,5 m, dài 2,5 m, rộng 2m. Chuồng có 1 hoặc 2 cửa cho gia cầm ra vào, có cầu thang để gà có thể lên xuống chuồng dễ dàng. 1
- Hình 1: chuồng sàn làm bằng lưới mắt cáo * Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi. Có thể dùng Formol 2% với liều 1ml/m, Bencokid hoặc Han iodine phun khử trùng trước khi bắt gà về nuôi từ 5 7 ngày. 1.2. Địa điểm xây dựng chuồng gà Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để xây chuồng gà. Nên xây chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều. 1.3. Chuẩn bị vườn thả (bãi chăn) Bãi thả nên có cây bóng mát (trồng cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp), có trồng cỏ xanh là nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin, khoáng, là nguồn dinh dưỡng cho gà. Có thể làm lán tạm để treo thêm máng ăn (chú ý tránh mưa ướt) và máng uống cho gà trong thời gian chăn thả. Cây bóng mát trồng cách hiên chuồng nuôi 4 5 m, tán cây che nắng phải cao hơn chiều cao mái hiên chuồng nuôi để tăng cường thông thoáng. Yêu cầu diện tích bãi chăn thả tối thiểu là từ 0,5 đến 1m2/gà. Bãi chăn thả được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, không có vũng nước tù đọng. Thường xuyên duy trì thảm thực vật ở bãi chăn để có môi sinh, môi trường tốt cho khu trang trại, hơn nữa còn bổ sung thêm nguồn thức ăn xanh, giàu vitamin cho gà. Hình 2 : Bãi chăn có cây bóng mát 2. Chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị nuôi gà 2.1. Rèm che Rèm che để che mưa, nắng, gió, rét nhất là thời kỳ gà con. 1
- Rèm che làm bằng vải bạt, bao tải… sử dụng che phía bên ngoài chuồng nuôi. Đầu trên của rèm treo cách mái nhà 30 35cm để không khí lưu thông, đầu dưới phủ kín mép tường lửng 20cm. 2.2. Quây gà Quây gà làm bằng cót, tấm nhựa hoặc dùng lưới thép và bên ngoài bọc bằng bạt… Quây úm được bố trí trong phòng úm, không nên làm gần cửa ra vào tránh gió lùa. Có thể dùng các tấm cót ép, cót cật, tôn .. có chiều cao 0,5 m, quây vòng tròn có đường kính 2,8 3,0 m. Một quây gà đường kính như trên nuôi được 300 500 gà con vào mùa hè. Mùa hè, ngày tuổi thứ 5 thì mở rộng quây và đến ngày thứ 10 thì có thề tháo bỏ quây. Mùa đông, ngày tuổi thứ 7 thì mở rộng quây và cuối tuần thứ 2 3 thì có thể tháo bỏ quây. Bố trí trong quây úm : Khay, mẹt cho gà con ăn và máng uống nhỏ được bố trí xen kẽ nhau trong quây đảm bảo cho gà con ăn uống được thuận tiện. Chụp sưởi thường treo giữa quây gà, treo cao 40 50 cm so với mặt nền. Chú ý: Tùy theo tình hình thực tế, sau 10 ngày úm, có thể bố trí một quây úm phụ trong phòng úm để tách nuôi riêng những gà còi cọc, ốm yếu. Vệ sinh trước khi úm gà: Trước khi đưa gà một ngày tuổi vào nuôi, cần phải vệ sinh phòng úm và quây úm như sau: Trước khi nhận gà tối thiểu 7 10 ngày nền phòng úm, tường, rèm che phải được quét sạch bụi bẩn. Sau đó nền phòng úm phải được sát trùng kỹ bằng thuốc sát trùng (thuốc thường dùng là Haniodine hoặc Chloramin B pha với tỉ lệ 100ml với 10 lít nước thành dung dịch để phun sát trùng dụng cụ và chuồng nuôi) hoặc quét nước vôi đặc. Sát trùng chất độn chuồng (trấu hoặc dăm bào) bằng thuốc sát trùng 2 lần. Trong quá trình phun, đảo đều đệm lót, ủ thành từng đống, sau đó phơi cho thật khô. Trải một lớp đệm lót trên nền chuồng dày tối thiểu 5cm 8cm và san phẳng để gà con đi lại dễ dàng. Sau khi vệ sinh sát trùng xong, kéo rèm che và đóng kín phòng úm 7 10 ngày. Thời gian để trống chuồng sau khi vệ sinh càng lâu thì gà nuôi càng tốt. Nếu nhận gà con vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời trên 300C thì không cần làm phòng úm mà chỉ cần làm quây úm. Nếu nhận gà con vào mùa đông khi nhiệt độ ngoài trời thấp thì cần làm thêm phòng úm để giữ nhiệt tốt cho gà. 1
- 2.3. Chụp sưởi Chụp sưởi có thể dùng một trong các loại sau đây: Bóng điện, bóng hồng ngoại. Chụp sưởi được đặt ở giữa quây gà. Bóng hồng ngoại được treo cách nền chuồng từ 30 60cm. Bóng điện 60 100W treo cách nền 30 60cm và có chao đèn để tập trung nhiệt vào quây. Chụp sưởi phải được khởi động trước khi nhận gà về một thời gian để đảm bảo nhiệt độ trong quây trước. Nuôi úm gà con giai đoạn từ 1 đến 21 ngày việc cung cấp nhiệt sưởi đủ ấm cho gà con là rất quan trọng. Nếu không cung cấp đủ nhiệt gà bị lạnh sẽ không ra ăn cho dù thức ăn có chất lượng tốt, để cung cấp nhiệt đủ ấm cần sử dụng chụp sưởi và bóng điện đủ công suất. Hình 3: Chụp sưởi bóng điện Hình 4: Đèn hồng ngoại 2.4. Hệ thống làm mát Trồng cây bóng mát xung quanh chuồng nuôi và ngoài vườn chăn thả. Làm mái chuồng bằng chất liệu chống nóng như: lá cọ, rơm rạ, ngói… Sử dụng hệ thống quạt gió đăt trong chuồng nuôi. Sử dụng hệ thống phun hơi nước trên mái. 2.5. Máng ăn, máng uống Máng ăn: có thể sử dụng bằng khay ăn, máng ăn sau: Hình 5: Máng ăn 1
- Hình 6: Khay ăn Hình 7: Máng ăn dài Các loại máng ăn và kích thước: + Máng ăn cho gà lớn có thể làm từ ống tre, ống bương có chiều dài 1,0 1,5m được khoét 1/3 phía trên. + Sử dụng máng ăn tròn, treo dây: Máng ăn tròn bằng nhựa, có chu vi vành ngoài khoảng 150 cm, định mức 2cm 4cm/gà thì một máng như vậy dùng cho 35 70 gà. Cũng có thể sử dụng máng ăn dài có chân đế đặt trực tiếp xuống nền chuồng và điều chỉnh độ cao máng thông qua giá đỡ, định mức là 5cm /gà. Lưu ý: Máng ăn phải được vệ sinh hàng ngày và định kỳ hàng tuần sát trùng. Máng ăn phải được điều chỉnh sao cho mép máng ngang tầm với sống lưng gà, không treo máng quá cao hoặc quá thấp. Máng uống: Có thể sử dụng các loại máng như galon, máng dài. Hình 8: Máng galon Hình 9: Máng uống dài 2.6. Ổ đẻ Làm ổ đẻ bằng thùng, hoặc chuồng đẻ cho cả đàn gà. Để ở nơi tối, khuất bóng gà trống hoặc gà mái khác; tùy từng giống gà,một ổ đẻ cho 510 gà mái. 1
- Hình 10: Ổ đẻ làm bằng tre 2.7. Dàn đậu cho gà: Dàn đậu làm bằng tre, gỗ. Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m, cách nhau 0,30,4 m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau 3. Vệ sinh, tiêu độc chuồng nuôi gà 3.1. Thu dọn các trang thiết bị trong chuồng nuôi Sau mỗi đợt nuôi phải dọn dẹp vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại: Đưa toàn bộ các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi đã dùng ra ngoài. Đưa hết chất độn chuồng ra khu vực quy định. Loại bỏ rèm che cũ đã bị rách hỏng. 3.2. Quét dọn và rửa chuồng Quét bụi mạng nhện toàn bộ trần nhà, tường lưới, rèm che, dây treo máng ăn và máng uống. Nạo phân nền chuồng và quét sạch. Chú ý quét thật kỹ các góc ô chuồng, quét theo hướng dẫn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Sau khi quét dọn sạch sẽ ta dùng vòi nước cao áp để rửa chuồng: Rửa theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài theo thứ tự: rửa trần, dây treo máng ăn, máng uống, tường, lưới, rèm che, nền chuồng, kho, hành lang. Chú ý: hố thoát nước phải lấy hết các chất bẩn ứ đọng. Cọ rửa thật kỹ các góc nhà, sào đậu, bệ máng nước. 3.4. Sát trùng, tiêu độc chuồng gà Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi bằng thuốc formol 2% với liều lượng là 1 lít/m2 hoặc có thể sử dụng Benkocid, Han Iodin. Đối với kho đựng thức ăn phun sát trùng bằng formol 2% với liều lượng 0,5 lít/m2 hoặc có thể sử dụng Benkocid, Han Iodin. Phun toàn bộ rèm che cả mặt trước và mặt sau bằng formol 2% liều lượng 0,5 lít/m2 hoặc có thể sử dụng Benkocid, Han Iodin. Han Iodine và benkocid, phun theo hướng dẫn trên vỏ chai. 1
- Sau khi phun thuốc sát trùng xong đóng kín cửa chuồng nuôi ít nhất là 42 giờ. Trước khi nhận gà 24 giờ, đổ dung dịch crezine 3%, Benkocid, HanIodine vào các hố hoặc khay sát trùng trước cửa ô chuồng và cửa ra vào trại. Bài 2: Giống gà và kỹ thuật nuôi I. Chọn giống 1.1. Chọn gà con 1 ngày tuổi Trong thực tế bà con mua gà giống để nuôi thả vườn trong gia trại không thể thực hiện được việc cân trọng lượng như trong công nghiệp. Bà con nên quan sát bằng cảm quan. Không nên chọn những gà quá bé hơn so với trung bình chung của giống. Chọn về ngoại hình: Trước khi chọn phải rửa tay bằng xà phòng. Chọn gà con phải cẩn thận, nhẹ nhàng. Mỗi tay chỉ bắt 1 con để chọn. Bắt gà con sao cho đầu gà hướng về phía cổ tay, lưng gà áp sát vào lòng bàn tay, bụng ngửa lên. Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa bóp nhẹ vào bụng gà xem cứng hay mềm. Mắt quan sát chân, mỏ của gà con có bị dị tật không, rốn có khép kín không...Nếu rốn bị lông che kín không nhìn rõ thì có thể dùng ngón tay trỏ sờ vào rốn để kiểm tra. Quan sát xem gà con có đứng vững không, đi lại có bình thường không, đồng thời xem lại gà con có bị dị tật không Tiêu chuẩn gà con ở 1 ngày tuổi Tiêu chuẩn cần chọn Loại thải gà không đạt tiêu chuẩn Khối lượng sơ sinh lớn Khối lượng sơ sinh quá bé Khỏe mạnh, tinh nhanh, hoạt bát, Yếu ớt, chậm chạp, thân hình thân hình cân đối. không Mắt tròn sáng mở to cân đối. Chân bóng, thẳng đứng vững, Chân khô, yếu không thẳng, ngón ngón chân không vẹo chân vẹo Lông khô, bông tơi xốp, sạch, Lông dính ướt, không bông tơi xốp mọc đều Đuôi cánh áp sát vào thân Cánh xõa Bụng thon và mềm Bụng to xệ và cứng Rốn khô và kín Rốn ướt và không kín Đầu to cân đối, cổ dài và chắc Đầu không cân đối 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng nấm sò, rơm, linh chi - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
94 p | 235 | 94
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
43 p | 219 | 76
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
42 p | 246 | 53
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng rau an toàn - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
79 p | 168 | 49
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây tiêu - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
105 p | 140 | 43
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
66 p | 149 | 30
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
33 p | 144 | 29
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi và trị bệnh cho bò - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
96 p | 126 | 27
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trị bệnh cho gà, vịt
50 p | 109 | 24
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
95 p | 144 | 22
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu- Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
41 p | 110 | 21
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho lợn đối với khu vực miền núi - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
74 p | 104 | 19
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
48 p | 113 | 18
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật thâm canh chuối lùn - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
57 p | 112 | 17
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng ném - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
33 p | 123 | 11
-
Tài liệu giảng dạy nghề Kỹ thuật chế biến rau quả - Trường cao đẳng Lào Cai
121 p | 10 | 3
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho lợn đối với khu vực đồng bằng - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
101 p | 131 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn