intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu dạy khiêu vũ

Chia sẻ: Nguyen An Ninh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

1.205
lượt xem
184
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khi khiêu vũ bạn phải để ý đến dáng nhảy. Lưu ý vị trí tay đặt cho đúng, đây chính là vấn đề khó nhất khi tự học khiêu vũ. Bạn co thể thấy rất nhiều giáo trình tự học khiêu vũ với sơ đồ bước nhảy, bạn có thể tập bước theo nhưng hầu như bạn không thể hình dung tay bạn phải thế nào, thân người phải ra sao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu dạy khiêu vũ

  1. Phần 1: Những lưu ý Trong khi khiêu vũ bạn phải để ý đến dáng nhảy. Lưu ý vị trí tay đặt cho đúng, đây chính là v ấn đ ề khó nhất khi tự học khiêu vũ. Bạn co thể thấy rất nhiều giáo trình t ự h ọc khiêu vũ v ới s ơ đ ồ b ước nh ảy, b ạn có thể tập bước theo nhưng hầu như bạn không thể hình dung tay bạn ph ải th ế nào, thân ng ười ph ải ra sao. Thân người không được lắc lư, bước nhảy nhẹ nhàng như lướt đi trên sàn nh ảy. B ước chân nh ảy phải rơi đúng vào nhịp mạnh của bản nhạc. Lúc nhảy không được nhìn xuống chân, m ặt ngó v ề phía trước, mắt nhìn hướng đi và đưa người bạn gái nhẹ nhàng, tay không đ ược nắm quá ch ặt. Khi c ần ngh ỉ, bạn đưa người bạn nhảy về những chỗ trống trên sàn nhảy và nhớ tránh không đ ược đ ụng t ới ng ười đang nhảy trên sàn nhảy cùng với mình. Tóm lại bạn cần l ưu ý: 1. Dáng nhảy, bước nhảy 2. Vị trí tay 3. Thân người Một điều hết sức cần thiết trong khiêu vũ là âm nhạc. Bạn có thể chỉ cần bi ết nh ững b ước nh ảy căn bản. Nhưng bạn cần nắm vững điệu nhạc và nhịp điệu. Trong vũ trường, chơi theo "tour", bạn có th ể theo trình tự mà biết điệu tiếp theo sẽ là gì. Nhưng trong một b ữa ti ệc t ại nhà b ạn bè ch ẳng h ạn, nh ạc nổi lên là bạn phải biết sẽ nhảy điệu gì. Bạn có thể tham khảo ph ần âm nh ạc để bi ết thêm. B ạn cũng có thể trực tiếp vào đây để nghe một số điệu nhạc. Tuy nhiên, trong khiêu vũ ti ếng tr ống (Drum Beats) là đặc biệt quan trọng. Bạn cần biết điệu của bản nhạc, bạn đồng thời cũng ph ải phân bi ệt đ ược ti ếng trống, bước chân đầu tiên phải rơi trúng vào tiếng trống m ạnh tức là nh ịp mạnh. Nh ững giáo trình hay lớp dạy nhảy thường hướng dẫn bạn "đếm nhạc" -counting the music- xin bạn lưu ý đây là cách đ ếm nhạc của người khiêu vũ. Tóm lại, bạn cần học và hiểu: 1. Các điệu nhạc 2. Cách đếm nhạc Phần 2 - Đếm Nhạc - Counting Music Với những ai đã từng học nhạc thì đếm nhạc có thể không thành vấn đề, tuy nhiên cũng c ần nh ận th ức là cách đếm nhạc trong khiêu vũ có phần khác cách đếm nhạc thông thường. Nếu b ạn ch ưa bao gi ờ h ọc nhạc thì nên chú ý kỹ năng này. Chúng ta sẽ chỉ bàn về đếm nhạc trong khiêu vũ. Cơ bản có hai cách đếm là dùng s ố 1,2,3... và dùng từ. Có bốn từ dùng để đếm là Slow ( chậm) , Quick ( Nhanh) , and ( và ) và a ( không c ần d ịch, đ ọc nh ư đọc chữ a bình thường trong tiếng Việt). Bạn nên tham khảo cách đếm và tiếng trống của hai đi ệu nhảy rất thông d ụng là Cha cha cha và Rumba. Thay vì one-two-three... bạn có thể đếm một-hai-ba... Thay vì slow-quick..b ạn có th ể đ ếm chậm-nhanh..Ví dụ trong Rumba, bạn có thể đếm 1-2-3-4-5-6 hay NHANH NHANH CHẬM NHANH NHANH CHẬM. Hay trong Cha Cha Cha, bạn có thể đếm 1-2-3-4-and, 2-3-4-and-1 hay 1-2-CHA-CHA- CHA. Đừng quá căng thẳng, thật ra như chúng ta đã nói ngay t ừ đ ầu, chúng ta ch ỉ tìm cách đ ơn gi ản nh ất đ ể tiếp cận khiêu vũ. Đếm 1 trước hay 2 trước không phải là vấn đ ề, vấn đ ề là b ạn c ần nghe và phân bi ệt được phách mạnh. Hơn nữa chúng ta học khiêu vũ để thư giãn, đ ể giao ti ếp, không ph ải đ ể tr ả bài: 1-2- 3-4...Chúng ta sẽ bàn từng điệu nhảy trong các phần k ế tiếp. Ví d ụ đ ếm nh ạc trong Cha Cha Cha
  2. Phần 3 - Vũ Trường Chỉ có vài điều bạn cần lưu ý về vũ trường. Không phải tuyệt đối nh ưng nói chung: • Những lúc nhạc điệu của bản nhạc với nhịp nhanh, vui t ươi, vũ trường đ ể đèn h ơi sáng. • Ngược lại những bản nhạc nhịp điệu êm dịu, nhịp điệu chậm, vũ trường chìm dưới ánh đèn m ờ ảo. Thông thường trong vũ trường ban nhạc thường chơi nhạc "Tour" nghĩa là cứ 1 bản nhanh, 1 b ản ch ậm. Thứ tự có thể: • Pasodoble • Slow/Slow Rock • Bebop/Roc and Roll • Rumba • Cha Cha Cha • Waltz • Tango • Pasodoble... Dù bạn chỉ định học cho vui, phòng khi cần giao tiếp thì bạn cũng nên "đ ầu t ư" m ột l ần đ ến vũ tr ường cho biết. Chỉ ngồi uống nước và xem thôi, nhưng bạn s ẽ nhanh chóng nắm b ắt các điệu nh ạc, "ng ộ" ra nhiều cái còn chưa nắm rõ... Nguồn: Haiduongdancesport.com Tango ­ Ngọn đèn khi tỏ khi mờ  Là một đệ tử của International Style, tuy nhiên tôi rất ngưỡng mộ Tango Achentina. Khiêu vũ dù với phong  cách nào thì âm nhạc cũng là cốt lõi và vì thế kĩ thuật có thể khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc  chung. LIGHT and SHADE chắc hẳn cũng là một khái niệm không ngoài ý nghĩa đó. Bài viết đã được  đăng trên Vietnamdanceport.net khá lâu, xin đưa lại lên đây với hi vọng bạn chơi Tango Achentina tìm  thấy chút gì bổ ích. Trong bài viết “Nhảy lấy thích” tôi có đề cập đến việc biến hóa để làm cho bài nhảy  thêm hứng thú. Thật ra việc đó liên quan đến một khái niệm rất sâu sắc và rất trừu tượng trong khiêu vũ,  đó là Light & Shade. Trong bài này tôi cố gắng thử đi sâu tìm hiểu thêm về vấn đề này. Ánh trăng thu trong xanh nhưng không đơn điệu mà nhờ những đám mây khiến cho có khi tỏ khi mờ, nhờ  những làn gió khiến có lúc ấm áp lúc mát mẻ... Ngọn lửa trong lò sưởi (đốt củi) không phải lúc nào cũng  nóng cháy hừng hực như nhau mà nhiệt lượng nó tỏa ra cũng có lúc ít lúc nhiều... Ngọn triều dâng trên  bãi bể có khi ào ào dồn dập có lúc lại rào rạt khoan thai. Luồng khí mát thổi về phía ta từ một chiếc quạt  quay (tournant) thay đổi từng hồi. Những hình ảnh đó cho ta khái niệm về Light & Shade.  Light & Shade chỉ là một cách nói ví von về một hiện tượng/khái niệm thường thấy trong nhiều loại hình  nghệ thuật, đó là sự trái ngược nhau hay còn gọi là sự tương phản (contrast). Trong hội họa đó là sự 
  3. tương phản giữa các “ton” mầu nóng và lạnh, trong kiến trúc đó là sự tương phản giữa các khối kiến trúc  lớn và nhỏ của công trình, trong nhiếp ảnh đó có thể là sự tương phản giữa các chủ đề (subject) và các  sắc độ ánh sáng trong bức ảnh, trong văn học đó có thể là sự tương phản giữa tính cách các nhân vật  (giữa cái cao cả và cái thấp hèn, giữa cái thiện và cái ác), trong thi ca là sự tương phản giữa các hình  tượng thơ... Bởi vì khiêu vũ gắn liền với âm nhạc cho nên trước khi nói cụ thể về Light & Shade/contrast trong khiêu  vũ tôi muốn ít nhiều đề cập đến Light & Shade/contrast trong âm nhạc. Trong âm nhạc tính Light thể  hiện khi âm thanh có xu hướng đi từ nhỏ nhẹ đến to mạnh hơn, từ thấp lên cao, từ chậm đến nhanh dần;  ngược lại tính Shade thể hiện khi âm thanh có xu hướng đi từ to mạnh đến nhỏ nhẹ, từ cao xuông thấp, từ  nhanh đến chậm dần. Khi nghe nhạc ta có thể cảm nhận được Light & Shade/Contrast ngay trong từng  câu nhạc. Thông thường một câu nhạc có độ dài 8 ô nhịp và mỗi câu lại chia thành 2 phân câu mỗi phân  câu dài 4 ô nhịp. Mỗi phân câu lại gồm nhiều cụm nốt nhạc khác nhau, mỗi cụm gọi là một motip. Chẳng  hạn trong mỗi phân câu ta thường nghe thấy nhạc được diễn tấu thoạt đầu nhỏ nhẹ rồi to mạnh dần (sắc  thái này thuật ngữ âm nhạc gọi là Crescendo) rồi từ giữa phân câu đến cuối phân câu, nhạc lại nhỏ nhẹ  dần (Decrescendo hoặc Diminuendo). Trong trường hợp này Light & Shade là do sự biến hoá về cường  độ âm thanh. Light & Shade trong mỗi phân câu cũng có thể thể hiện do các motip được bố trí ở các âm  khu khác nhau, chẳng hạn nhạc trong phần đầu của phân câu ở âm khu cao hơn, còn nhạc phần cuối  của phân câu ở âm khu thấp hơn. Light & Shade còn có thể là sự tương phản giữa âm nhạc trong các bè  và giữa sắc thái âm thanh của các nhạc cụ khác nhau. Light & Shade/Contrast cũng xuất hiện dưới  nhiều hình thức khác nhau từ câu nhạc này sang câu nhạc khác, từ đoạn này sang đoạn khác, từ chương  này sang chương khác. Thể hiện rõ rệt nhất là tempo khác nhau của các chương trong một bản giao  hưởng, từ Adagio (rất chậm), Lento (chậm vừa), Moderato (vừa phải) đến Allegretto (nhanh) và Allegro  (rất nhanh). Chúng ta biết rằng mỗi điệu nhảy có một đăc trưng riêng, một sắc thái riêng. Valse thì phiêu du, bênh  bồng như con thuyền lướt trên mặt hồ gợn sóng... Fox Trot thì nồng nàn mà lả lướt, Tango thì lạnh lùng  mà kiêu hãnh và như luôn ẩn chứa những yếu tố bất ngờ, Cha Cha Cha thì sôi nổi mà nghịch ngợm,  Rumba thì đằm thắm trữ tình, Jive – bồng bột và si mê... Tuy nhiên đặc trưng của mỗi điệu nhảy không  phải lúc nào cũng ở một liều lượng như nhau trong suốt cả bài nhảy mà có sự gia giảm biến hóa từ câu  nhảy này sang câu nhảy khác, từ bước nhảy này sang bước nhảy khác. Đó là Light & Shade hay  Contrast trong khiêu vũ. Nó xuất hiện nhờ sự luân phiên có mặt của các yếu tố động và tĩnh với những  mức độ khác nhau. Để tạo dựng được Contrast tức là Light & Shade trong bài nhảy, ta vận dụng những yếu tố sau (cần nhớ  rằng những yếu tố này không phải là độc lập, riêng rẽ, do đó việc vận dụng cần có sự hòa trộn với nhau): 1.Cảm xúc của bạn: Các cảm xúc như nồng nàn, tha thiết, sôi nổi... mang tính light. Các cảm xúc như e  lệ, rụt rè, thờ ơ, hờ hững, lạnh nhạt... mang tính shade. Khi khiêu vũ, hãy để cho những cảm xúc đó của  bạn toát ra xen kẽ và theo những cung bậc khác nhau từ chuyển động của cơ thể bạn hay nói một cách  văn hoa từ ngôn ngữ của cơ thể bạn. 2.Nhạc tính và biểu cảm: như trên đã nói trong một bản nhạc các yếu tố light và shade luôn luân phiên 
  4. xuất hiện. Chính vì thế mà người nghe cũng phải “Khi tựa gối, khi cúi đầu. Khi vò chín khúc, khi chau đôi  mày“ như Nguyễn Du đã từng mô tả. Người nhảy cần cảm nhận được điều đó và đưa vào trong các bước  nhảy của mình. 3.Bước nhảy: Tùy theo mức độ động và tĩnh mà mỗi bước nhảy có thể mang tính light hay shade. Chẳng  hạn các bước nhảy Whisk, Chassé from PP, Double Reverse Spin (trong Waltz), Progressive Link, Rock   Turn (Tango) mang tính Light, các bước nhảy Hesitation Change, Cross Hesitation (Waltz) Walk,  Oversway (Tango) mang tính Shade. Tuy nhiên việc một bước nhảy là Light hay Shade chỉ là tương đối,  nó còn tùy thuộc vào cách thể hiện của người nhảy. Người nhảy có thể biến một bước nhảy có tính Light  thành Shade và ngược lại. Ví dụ: bước Alemana của Rumba với nữ nếu từ bước 4­6 nữ đi có lướt chân  (brush) qua chân trụ thì bước nhảy sẽ shade hơn, còn nếu nữ đi các bước 4­6 chân chuyển động không  lướt qua chân trụ mà vòng ra xa thì bước nhảy sẽ nhanh hơn và do đó light hơn. Ví dụ khác: bước Hockey  Stick của Rumba bước nhảy sẽ dịu dàng hơn (shade) nếu nữ quay trái góc ½ giữa các bước 4 và 5, bước  nhảy sẽ sống động hơn (light) nếu góc quay này được quay giữa các bước 5 và 6. Hơn nữa một bước  nhảy là light hay shade còn tùy thuộc vào các bước nhảy đi trước và sau nó cũng giống như trong một bức  tranh, mầu da cam được coi là xẫm khi đứng bên màu màu vàng nhưng lại là nhạt khi đứng bên màu đỏ.  Trong tổ hợp Hand to Hand/Spot turn (Rumba) thì Hand to Hand có tính Shade và Spot Turn có tính  Light. 4.Timing và Tốc độ: Ta có thể dựa vào việc biến hóa timing và tốc độ (quay và chuyển dời) của bước  nhảy để có light & shade. Trong Jive bước chasse mang tính light hay shade tùy theo ta thể hiện nó với  timing ¾ ¼ 1 hay 2/3 1/3 1. Tương tự đối với Samba. Cùng một bước nhảy nếu ta bước dài hơn tốc độ sẽ  lớn hơn và do đó bước nhảy sẽ light hơn... Nhờ biến hóa timing và tốc độ ta làm cho bước nhảy từ uyển  chuyển trở thành “giật cục”. 5.Các động tác đặc biệt như Arm Styling, Head Snap, Body Rhythm cùng với sự biến đổi biên độ và tốc  độ của chúng rõ ràng là những phương tiện thuận lợi để tạo dựng Light & Shade trong bài nhảy.  Trong một lần trò chuyện với cặp nhảy Đ&H, một đôi nhảy có ít nhiều công phu tập luyện và đã từng đoạt  giải nhất trong một cuộc thi, tôi có đề cập đến Light & Shade thì họ cho rằng vấn đề cao quá. Tôi không  nghĩ như vậy, cái gì cũng có từng mức độ từ dễ đến khó. Vấn đề là ta phải nhận thức được sự tồn tại của  nó và từng bước vận dụng từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao. Đi sâu một chút để thấy biển học khiêu vũ thật  mênh mông, một lần nữa ta thấy rằng học khiêu vũ không phải là học các bước nhảy mà là học cách  nhảy. Gần đây băng đĩa Light and Shade của cặp nhảy Marcus & Hilton xuất hiện rộng rãi ở Hà Nội. Tôi thấy  đây là một ví dụ tuyệt vời về Light & Shade trong khiêu vũ, nhất là nếu bạn hiểu được những thuyết minh  trong đó. Quả là họ đã “Dancing khi tỏ khi mờ. Khiến người xem nhảy cũng ngơ ngẩn lòng“. Tôi rất đắn đo khi viết bài này vì biết rằng đó là một chủ đề vượt quá xa tầm hiểu biết của mình và tôi  cũng đã đả động đến nhiều lĩnh vực mà tôi chỉ là kẻ ngoại đạo, thật là không sợ “múa rìu qua mắt thợ”. Vì  thế rất mong được bạn đọc chỉ giáo. 
  5. Nguồn: Tang­go.net __________________ Nhận tư vấn thủ tục XNK các loại hình YM, MSN: BUITRANGNAM MOB: 0903247555 Email:buitrangnam@gmail.com  Giới thiệu 10 điệu nhảy của DanceSport Khiêu vũ thể thao (DanceSport) theo chuẩn mực quốc tế (International Style) có tất cả 10 điệu nhảy được chia làm 2 thể loại Standard (Cổ điển) 5 điệu (từ 1-5) và Latin 5 điệu (từ 6-10). Sau đây là những đặc điểm chủ yếu nhất của mười điệu theo tiêu chuẩn quốc tế . 1.Van Viên : Van Viên (Viennese Waltz) là điệu múa đôi có thể phô diễn khả năng về thể lực, chuyển động không gian, sự lên xuống nhịp nhàng trong khi chơi. Số tổ hợp bước rất giới hạn và nhịp điệu nhanh của Van Viên cũng tự nói lên điều đó. Có thể so sánh khi chơi điệu này với việc các vận động viên điền kinh tham gia các môn chạy đường dài. Các lỗi trên sàn tương tự trong chạy đường dài. Tại thời điểm bắt đầu, các đôi xuất phát đầy mạnh mẽ và uy lực, nhưng sau đó họ sẽ lộ rõ sự khác nhau về chất lượng do những sai sót về kỹ thuật và sự thiếu chuẩn bị về thể lực. Sự phân nhịp cũng gây nhiều khó khăn đối với người chơi nghiệp dư và đặc biệt người mới tập. Ngay từ những năm 60, đã có nhiều tranh luận giữa Đức và Anh về các tổ hợp bước trong thi đấu, nhưng đến tận năm 1993, mới có quyết định cuối cùng cho các bước có tên quốc tế thống nhất. • Đặc trưng của Van Viên + Đặc trưng : Quay và chuyển động lên xuống + Chuyển động : tiến lên + Loại nhịp : 3/4 + Số nhịp /phút : 60 theo tiêu chuẩn của IDSF + Phách mạnh : phách thứ nhất + Thời gian nhảy : 1 đến 1,5 phút.
  6. + Đặc điểm lên và xuống của cặp : Không nâng bàn chân khi quay + Động lực : Chuyển động theo dòng chảy không gian • Những lưu ý khi nhảy Van Viên Là điệu nhảy chuyển động quay tiến với phách mạnh ở phách thứ nhất. Cần lưu ý, bạn và người nhảy cùng sẽ quay trong nội bộ cặp để tạo sự chuyển động tiến. Thường nam tạo lực quá lớn khi quay làm nữ không giữ được thăng bằng. Việc lắc quá mạnh ở bước thứ nhất của nam khi quay phải có thể làm đóng dòng chuyển động của cặp nhảy. Về kỹ thuật, bước thứ nhất không lắc người, đóng hai chân là điểm rất lưu ý ở phách thứ 3. 2. Van hiện đại : Do đặc trưng là tình cảm và trữ tình nên trong các kỳ thi điệu van hiện đại thường được tiến hành trước tiên. Điệu này gây ấn tượng ban đầu rất mạnh. Khi các trọng tài chưa biết trình độ của từng người thi đấu, qua trực giác đầu tiên, trọng tài và người xem đ• có thể đánh giá ai sẽ là nhà vô địch. Theo thống kê, thường mọi người dành đến 40% thời gian cho việc luyện tập điệu này. • Đặc trưng của Van hiện đại - Đặc trưng : Tình cảm và trữ tình, chuyển động mềm mại và trôi đều đặn. - Chuyển động : Phần thân trên nghiêng về phía chân chuyển động ở phách mạnh. - Loại nhịp : 3/4 - Số nhịp /phút : 30 theo tiêu chuẩn của IDSF - Phách mạnh : phách thứ nhất - Thời gian nhảy : 1,5 đến 2 phút. - Đặc điểm lên và xuống : Bắt đầu lên ở đầu phách 1, tiếp tục ở phách 2 , 3 và hạ xuống cuối phách 3. - Động lực : Giữ cân bằng thật tốt về trọng tâm , dòng chuyển động, nhịp và tương quan không gian.
  7. • Những lưu ý khi nhảy Van hiện đại Động tác dễ nhận thấy của điệu này là tư thế lắc nghiêng của thân thể, tư thế này có thể so sánh với chuyển động khi quả chuông lắc. Do tư thế, cần giữ cân bằng tốt trong các chuyển động nghiêng lắc, trôi đi, hay quay, cho phép các đôi nhảy chuyển động đều đặn trong không gian tạo ra một hình ảnh rất duyên dáng. Chuỗi tổ hợp bước có những biến thể với sự làm chủ cao và kín đáo. Trong những bản nhạc trữ tình, mơ mộng, người nhảy dường như bị chìm đắm vào bên trong và thả mình theo nhịp, tốc độ, ánh sáng và hoàn toàn trở nên tự do. Trong tất cả các bước nhảy việc trụ trên chân là điều căn bản cho điệu này, “ Thời điểm bắt đầu nâng cao khi chân đ• đỡ thân” là cốt yếu. Tiếp đất của chân trụ cần căng và kiểm soát được. Chuyển động quay của hai phía phải và trái thường hay được áp dụng. 3- Tăng gô hiện đại : Trước khi chơi điệu Tăng gô, bạn cần tĩnh tâm trong 15 giây để chuyển từ điệu khác như từ Van chậm chẳng hạn.Tăng gô có đặc điểm khác với các điệu khác ở chỗ không có nâng hạ thân người.Tư thế đứng giữa cặp nhảy gần hơn nên tay của nam và nữ có vị trí khác với các điệu khác để chuẩn bị cho những động tác dứt khoát (staccato) đặc trưng của điệu nhảy này. Chú ý cần thiết có sự căng thân người, dường như chuẩn bị “cuộc chiến đấu nhỏ” sắp sửa diễn ra trên sàn. Bạn cũng nên biết trước âm nhạc cho điệu thuộc gốc Tây Ban Nha hay Achentina (hai loại nhạc Tăng gô chính) trước khi chuyển động những bước đầu tiên đơn giản nhất. Điệu này gây ấn tượng ngay từ bước nhảy đầu tiên. • Đặc trưng của Tăng gô + Đặc trưng : Vững chắc, thuyết phục, chuyển động không lên xuống hay nghiêng. + Chuyển động : nhanh, tạo sự ổn định chắc chắn, ví như chuyển động của mèo + Loại nhịp : 2/4 + Số nhịp /phút : 33 theo tiêu chuẩn của IDSF + Phách mạnh : phách thứ nhất và thứ ba + Thời gian nhảy : 1,5 đến 2 phút. + Đặc điểm lên và xuống của cặp : Không + Động lực : Chuyển động theo dòng chảy có hướng
  8. • Những lưu ý khi nhảy Tăng gô Cần nhảy sao cho không cứng nhắc như một máy cơ học. Chuyển động cần toả ra một cảm giác của loài mèo hay hổ. Có nhiều bước Tây Ban Nha phản ảnh sự ngạo mạn. Không nâng hạ thân người, không nghiêng, đùi và gối chuyển hướng đuổi theo nhau. Cần thiết kiểm soát được mép trong của chân tại mọi thời điểm. Người nữ hơi sang phải và tư thế có một chút kiêu h•nh. Đôi nhảy cần cảm thấy thân của họ như hút vào nhau, trọng tâm và chân đế căng khi họ chuyển sang các tư thế đột ngột dừng lại. Cũng như tất cả các điệu khác, cần lưu ý chuyển động của thân gây ra do lực từ chân trụ. 4- Slow Foxtrot (Foxtrot chậm) Điệu Slow Foxtrot thường được xem như nền móng vững chắc cho khiêu vũ, có nhiều người cho rằng : nếu nhảy điệu này giỏi thì bạn có thể đủ cơ sở để nhảy tốt các điệu khác. Slow Foxtrot về căn bản không thay đổi nhiều so với những năm mới xuất hiện. Điệu này có số bước chân khá hạn chế. • Đặc trưng của Slow Foxtrot + Đặc trưng : Trong sáng, duyên dáng và nhịp nhàng + Chuyển động : chuyển động liên tục tiến và nghiêng thân trên qua phải và trái + Loại nhịp : 4/4 + Số nhịp /phút : 30 theo tiêu chuẩn của IDSF + Phách mạnh : phách thứ nhất và thứ ba + Thời gian nhảy : 1,5 đến 2 phút. + Đặc điểm lên và xuống của cặp : nâng lên cuối phách 1, tiếp tục ở phách 2, hạ xuống cuối 3. + Động lực : Chuyển động theo dòng chảy mượt mà. • Những lưu ý khi nhảy Slow Foxtrot Slow Foxtrot là điệu nhảy có nhiều bước tiến và lùi, do đó việc định hướng là quan trọng. Do đặc điểm chuyển động liên tục và việc nâng hạ thân nhịp nhàng, khó thực hiện thuần thục,
  9. nên thường thay sự thuần thục của bàn chân và việc đổi trọng tâm bằng sự mềm dẻo của cơ bắp, kết quả chuyển động không mượt mà là nhược điểm thường thấy. Khi hạ thấp, đầu gối mềm trước sau đó hạ trọng tâm. Chuyển động thân tạo ra bằng lực đẩy hay kéo của chân trụ trước sau đó mới đến chân chuyển động. ở trình độ cao người ta thể đẩy hay kéo tác động của chân tạo ra những vẻ đẹp cho điệu nhảy. 5- Quickstep Đây là điệu nhảy phóng khoáng nhất trong năm điệu cổ điển, nó không bị giới hạn về tốc độ, chuyển động, quay và gây những phút vui nhộn trên sàn. Điệu này được nhiều người ví như một chai rượu sâm banh được mở ngay khi nhạc bắt đầu chơi. Khi nhảy chân lướt trên sàn, đôi lúc cặp nhảy bay lên trong không trung. Do đó đây là điệu cần được tập cùng với nhau mới có thể tạo ra được sự hoà đồng. Do tốc độ nhanh nên thân người cần linh động, chân và gối cần chuyển động đúng theo nhịp để thể hiện được sự tương phản giữa bước nhanh và bước chậm. • Đặc trưng của Quickstep + Đặc trưng : Sống động và duyên dáng , lấp lánh và hào hứng + Chuyển động : nhanh và kết hợp giữa các bước bay lên và sát mặt đất trong không gian + Loại nhịp : 4/4 + Số nhịp /phút : 50 theo tiêu chuẩn của IDSF + Phách mạnh : phách thứ nhất và thứ ba + Thời gian nhảy : 1,5 đến 2 phút. + Đặc điểm lên và xuống của cặp : nâng lên cuối phách 1, tiếp tục ở phách 2, hạ xuống cuối 4. + Động lực : Chuyển động theo dòng chảy kết hợp giữa các bước bay lên và sát mặt đất trong không gian. • Những lưu ý khi nhảy Quickstep Khi nhảy điệu này, yêu cầu đầu tiên là cả hai người phải chuyển động đồng bộ và phải cùng chung lực căng của chân và chuyển động của đầu gối, điều này có những tương đồng nhất
  10. định với điệu "Jive". Để có thể đạt được đúng nhịp âm nhạc, ở bước chậm cần tăng lực khá dứt khoát. Những bước nhanh đòi hỏi phải có khả năng quan sát và kinh nghiệm chuyển động hơn các điệu khác. 6. Samba Điệu Samba luôn mang lại sự nhịp nhàng và sôi động cho sàn nhảy. Các bước của nó cần có sự cân bằng tốt trong cả hai trạng thái tĩnh và chuyển động dích dắc, hông uyển chuyển. Đặc điểm quan trọng là cần chú ý đến sự thả lỏng của cơ thể và trọng lượng. Sự căng thẳng và tập trung thái quá thường làm mất đi đặc điểm của điệu nhảy này. • Đặc trưng của Sam ba + Đặc trưng : Sống động và hào hứng + Chuyển động : các chuyển động dích dắc, tiến thẳng và quay tròn trong không gian nhảy + Loại nhịp : 2/4 + Số nhịp /phút : 50 theo tiêu chuẩn của IDSF + Phách mạnh : Có thể ở các phách khác nhau + Thời gian nhảy : 1,5 đến 2 phút. + Đặc điểm lên và xuống của cặp : là điệu nhảy có sự bật nẩy + Động lực : Chuyển đổi từ có sức nặng sang mềm dẻo đột ngột • Những lưu ý của Sam ba Đặc điểm của điệu này là các động tác bật nảy gây ra bởi sự nén và căng của gối và góc gập của chân trụ. Quá trình này có độ dài 1/2 nhịp. Mức độ nảy không giống nhau cho các tổ hợp bước, cũng có tổ hợp hơi hay không nảy. Chuyển động của Samba luôn phản ảnh “ một cuộc diễu hành” vòng tròn trên sàn, gây ấn tượng thị giác bởi những động tác quay “spot”. 7. Rumba Khi nhảy Rumba, là thời gian cả nam và nữ đều rất tập trung. Các bước nhảy cho phép nữ
  11. nhấn mạnh và phô diễn cử động hông. Khi thực hiện động tác này, nữ ý thức rõ ảnh hưởng của nó đến nam. Chuyển động hông của nam mang biểu hiện tình ái. Tuy nhiên đó không phải là điều quan trọng, mà toàn bộ chuyển động của thân thể bạn nam tạo ra một ấn tượng hướng tới và khát khao bạn nữ. Các cặp nhảy không chuyển động mà chỉ nhảy trong một khoảng không gian riêng của mình. Các bước đi không hướng tới sự chuyển động mà để chuyển đổi trọng tâm. Các tổ hợp bước với động tác vặn thân thể và chuyển động hông là đặc tính của điệu nhảy này. • Đặc trưng của Rum ba + Đặc trưng : Tình tứ, say mê, trêu chọc và trốn tránh + Chuyển động : tại chỗ, trượt ngang, liên tục có nhấn mạnh + Loại nhịp : 4/4 + Số nhịp /phút : 27 theo tiêu chuẩn của IDSF + Phách mạnh : phách thứ nhất của mỗi nhịp ( nhưng trọng tâm đ• chuyển từ phách bốn của nhịp trước ) + Thời gian thi đấu : 1,5 đến 2 phút. + Đặc điểm lên và xuống của cặp : không + Động lực : Có sức nặng, bước đi mạnh, thẳng • Những lưu ý của điệu Rum ba Trong điệu này nhấn mạnh chuyển động thân do hông sinh ra do việc kiểm soát chuyển trọng tâm giữa các chân. Mỗi chân chuyển động trong 1/2 nhịp, thân chuyển động phần còn lại của nhịp. Cần chú ý đến quan hệ động lực và thời gian tạo chuyển động liên tục với đặc điểm tương phản và tình tứ. Chuyển động của tay bắt đầu từ trọng tâm của thân và là kết quả của chuyển động thân. Bàn chân tiếp xúc “ lướt” liên tục trên sàn. Người nam cần dẫn rất tình tứ bằng tay và ý nghĩ để gửi những thông tin đến bạn cùng nhảy. 8. Paso Doble Điệu Paso Doble tạo ra một không khí trên sàn tương tự cuộc đấu bò ở Tây Ban Nha. Điệu
  12. này thích hợp với bạn nam thích chuyển động theo cả ba chiều của không gian. Đặc điểm điệu này là kiêu h•nh và đĩnh đạc. Với đặc điểm “ diễu hành” nên các bước đòi hỏi tạo lực căng trong cặp nhảy. Người nữ mô phỏng và được ứng xử như chiếc áo choàng. Cần chú ý sự phân nhịp và các tổ hợp bước không chuyển động có sự tăng năng lượng và lực gây ra sự chú ý tới cặp nhảy. • Đặc trưng của Paso Doble + Đặc trưng : Kiêu h•nh, tự trọng, mang đặc trưng Flamengo Tây Ban Nha. + Chuyển động : di chuyển và không gian, chuyển động quấn khăn, diễu hành và tròn. + Loại nhịp : 2/4 + Số nhịp /phút : 62 theo tiêu chuẩn của IDSF + Phách mạnh : phách thứ nhất của mỗi nhịp + Thời gian nhảy : 1,5 đến 2 phút. + Đặc điểm lên và xuống của cặp : nâng lên trong một vài bước + Động lực : diễu hành, mạnh mẽ và thẳng. • Những lưu ý khi nhảy Paso Doble Điệu này nhấn mạnh “ Dáng của thân thể “ trong ba chiều và chất flamengô trong cánh tay khuỷ tay, cổ tay và ngón tay. Chân thường sử dụng gót và có nhiều bước có tên liên quan đến đấu bò Tây Ban Nha. 9. Cha -cha -cha Cha- cha- cha được thể hiện như một điệu nhảy táo tợn và sống động, cử động tự nhiên, không gò bó. Người nhảy sử dụng những bước nhấn mạnh chân kết hợp với chuyển động của thân người. Đặc điểm của nó là chuyển động hông mạnh, đầu gối căng giữa phách, trọng tâm phía trước khi tiến trên mũi chân, thân mình giữ phẳng. • Đặc trưng của Cha- cha - cha + Đặc trưng : Táo tợn và sống động , các cử động tự nhiên.
  13. + Chuyển động : tĩnh, cặp nhảy đối ngược nhau. + Loại nhịp : 4/4 + Số nhịp /phút : 30 theo tiêu chuẩn của IDSF + Phách mạnh : phách thứ nhất của mỗi nhịp + Thời gian nhảy : 1,5 đến 2 phút. + Đặc điểm lên và xuống của cặp : không + Động lực : theo nhịp, bất ngờ, chuyển động tự do • Những lưu ý khi nhảy Cha cha cha Trong điệu nhảy nhấn mạnh chân. Các bước không cho phép dịch chuyển nhiều và cần có sự cân bằng tốt. Cần chú ý nhiều đến nhịp trong mỗi chuyển động. 10. Jive Điệu nhảy sôi động và đòi hỏi sự ổn định cao của thân người,. Những cú đá, đập chân được nhấn mạnh là đặc trưng của điệu nhảy. Cặp nhảy chuyển động vòng tròn vào ra đối với tâm cặp nhảy, động tác cầm tay gây ấn tương sống động cho điệu nhảy. • Đặc trưng của điệu Jive + Đặc trưng : Sôi nổi , các cú đá và hích chân + Chuyển động : tĩnh, cặp nhảy chuyển động tiến lùi theo tâm cặp + Loại nhịp : 4/4 + Số nhịp /phút : 44 theo tiêu chuẩn của IDSF + Phách mạnh : phách thứ hai và bốn của mỗi nhịp
  14. + Thời gian nhảy : 1,5 đến 2 phút. + Đặc điểm lên và xuống của cặp : không + Động lực : bất ngờ, chuyển động nhẹ nhàng • Những lưu ý khi nhảy Jive Theo phong cách quốc tế điệu này có các cú đá và hích chân, đôi khi bổ xung thêm các vặn, xoắn và lắc hông. ST TAG: Tiết mục biểu diễn vui nhộn Year-End Party Jazz của các cô bé BIS trong International Day Học Ballet tại D-Talk Studio cùng các bé ất cả các thông tin trên được trích từ website: www.vietnamdancesport.com. Mong các bạn quan tâm. CÁC ĐIỆU NHẢY WALTZES Xuất xứ: ngoại ô thành phố Viên và một số vùng nước Áo. Tư thế: là điệu nhảy đầu tiên được nhảy trong t ư thế đối diện ôm sát nhau, trở thành tiêu chu ẩn cho nhiều điệu nhảy phát triển từ thời kỳ đó. Âm nhạc: những năm 1830, 2 nhà soạn nhạc Áo Franz Lanner và Johann Strauss, đã mang đ ến cho nhạc Waltz một sự thay đổi lớn, đưa tốc độ nhạc tiêu chuẩn lên rất nhanh, t ới 55-60 nh ịp/phút. Biến thể: ở Mỹ vào những năm cuối của thế kỷ 19 xuất hiện những giai đi ệu nhạc Waltz m ới với t ốc độ chậm hơn thay thế cho những bản nhạc Vienna quen thuộc. Có 2 biến th ể m ới là Boston và Hesitation. Boston nhanh chóng biến mất khi đại chiến thế giới lần thứ nh ất xẩy ra để rồi khi chi ến tranh k ết thúc biến tướng theo 2 hướng thành American Waltz và English Waltz ĐIỆU NHẢY QUICKSTEP Nguồn gốc: từ điệu nhảy Foxtrot. Phát triển: Trong những năm 1920, nhiều ban nhạc chơi Foxtrot rất nhanh. t ới 50 nh ịp/phút, khi ến cho nhiều bước nhảy của Foxtrot không thể nhảy được . Đôi nhảy người Anh Frank Ford và Molly Spain đã
  15. nhảy trong cuộc thi ''Star'' Championships năm 1927 một phiên b ản c ủa đi ệu nh ảy FOXTROT NHANH VÀ CHARLESTON không có những động tác đầu gối đặc trưng của Charleston và khi ến nó t ừ m ột đi ệu nhảy đơn thành một điệu nhảy hai người. Năm 1928/1929, Quickstep đã đ ược định hình v ới nh ững b ước chassé. ĐIỆU NHẢY FOXTROT Xuất xứ: Harry Fox là người đưa điệu nhảy Foxtrot ra ?otrình làng? ở New York vào năm 1913 Âm nhạc: ban đầu, tốc độ Foxtrot nhanh hơn bây giờ và không chặt ch ẽ lắm, có thể t ừ 40 đến 50 nhịp/phút phụ thuộc vào ý thích của người chỉ huy dàn nhạc. Mãi t ới khi ban nh ạc c ủa Victor Silvester bắt đầu ghi âm, tốc độ của Foxtrot mới được ổn định. Phát triển: Foxtrot được đưa sang châu Âu từ trước Đaị chiến thế gi ới lần thứ nh ất. Các vũ s ư n ước Anh và châu Âu không mấy thiện cảm với tính chất phóng khoáng của nó đã ch ỉnh trang ít nhi ều và đ ưa ra một phiên bản mới là Slow Foxtrot, với những bước nhảy dài, mềm mại, và nh ững kỹ thuật c ơ b ản t ồn tại cho đến ngày nay. ĐIỆU NHẢY TANGO Xuất xứ: gần cuối thể kỷ 19, tại thành phố Buenos Aires, Argentina Phát triển: đầu những năm 1900, một điệu nhảy Tango được những người nh ập cư Argentina du nh ập sang Pháp. Với sự tham gia của quần áo cầu kỳ, những phòng nh ảy sang tr ọng và tr ữ tình, dàn nh ạc quy mô, điệu nhảy Tango đã thay da đổi thịt để rồi năm 1912 trở thành một đi ệu nh ảy th ời th ượng kh ắp châu Âu và cả nước Mỹ Chuẩn hóa: năm 1920/1921, Tango được chuẩn hoá trong m ột h ội ngh ị ở Luân Đôn. ĐIỆU NHẢY RUMBA Nguồn gốc: từ rất nhiều các điệu nhảy khác nhau như Afro-Cuban, Son, Son-Montuno, Danson, Daaanzon, Guarira, Mambo,Conga, Guaracha, Nanigo... Rumba hình thành ch ủ yếu ở Cuba nh ưng cũng có những điệu nhảy tương tự được phát triển ở các hòn đảo vùng Caribean khác và ở Nam Mỹ nói chung Phát triển: cho đến những năm 1928/1929 những bước nhảy và động tác của điệu nh ảy này v ẫn còn chưa định hình. Pierre cùng Doris Lavelle là những người có công đ ầu trong vi ệc ph ổ bi ến Rumba vào châu Âu vào những năm 1930. Vào giữa những năm 1940 Rumba du nh ập vào M ỹ và tr ở thành Rumba Mỹ. Chuẩn hóa: sau đại chiến thế giới lần II, cũng chính nhờ Pierre và Doris Lavell mà Rumba đ ược phát triển thêm và trở thành Rumba Cuba. Họ đã đề ra cách nhảy Rumba b ước đầu đi vào phách 2. Đến khi Walter Laird bắt đầu viết những cuốn sách về các điệu nhảy Latin và đ ược nhi ều t ổ ch ức khiêu vũ chính thức thừa nhận, Rumba mới được chuẩn hoá. ĐIỆU NHẢY CHA CHA Nguồn gốc: tiền thân là điệu nhảy Mambo. Cha Cha xuất hi ện đầu tiên ở Châu Mỹ và rồi du nh ập vào Châu Âu cùng lúc với Mambo. Phát triển: sau đại chiến thế giới lần II, Cha Cha Cha đã gạt Mambo sang m ột bên và th ực s ự ph ổ bi ến vào năm 1956. Âm nhạc: nhạc Cha Cha Cha phải được chơi thật đam mê và rất phóng khoáng và cùng v ới đ ặc đi ểm ? ogằn? (staccato) khiến người nhảy dễ đem đến cho cử t ọa một bầu không khí thoải mái, ngh ịch ng ợm.
  16. ĐIỆU NHẢY SAMBA Xuất xứ: có nguồn gốc từ Châu Phi và được những người nô l ệ làm việc ở các đ ồn điền trồng mía mang đến Bahia một vùng đất phía bắc Brasil. Phát triển: đôi nhảy xuất sắc người Mỹ Irene và Vernon Castle đã đ ưa Samba vào trong ch ương trình các bài nhảy chuyên nghiệp của mình khiến cho điệu nhảy trở nên ph ổ bi ến. Tuy nhiên chính Carmen Miranda, vũ công xuất sắc nhất Brasil cùng với đoàn nhảy múa của mình mới là ng ười đã đ ưa Samba lên địa vị là một trong những điệu nhảy hấp dẫn nhất thế giới. ĐIỆU NHẢY JIVE Xuất xứ: khu Harlem ở New York Phát triển: được lính Mỹ mang vào nước Anh vào thời gian Đại chi ến th ế giới II. Đi ệu nh ảy phát tri ển thành có mầu sắc thể thao và trở thành ?oJitterbug?, với những đ ộng tác kích đ ộng nh ư tung ng ười, nâng và nhảy cao. Chuẩn hóa: Josephine Bradly và Alex Moore là những người đã phát tri ển điệu nh ảy lên thành đi ệu Jive quốc tế dùng trong thi đấu và giao tiếp ngày nay. ĐIỆU NHẢY PASO DOBLE Xuất xứ: Tây Ban Nha. Phát triển: Pháp là nước đã phát triển Paso Doble thành một điệu nh ảy giao ti ếp, đ ược nh ảy ở nhi ều miền nước Pháp. Chuẩn hóa: đỉnh điểm phổ biến của Paso Doble là vào năm 1926. Sau đ ại chi ến th ế gi ới II, Paso Doble được chấp nhận là một điệu nhảy thi đấu. Nhiều khi người ta không hiểu hay cố tình tỏ ra không hiểu Tìm Hiểu Cơ Bản Về Khiêu Vũ Phần 1 – Những Điều Cần Lưu Ý
  17. Trong khi khiêu vũ bạn phải để ý đến dáng nhảy. Lưu ý vị trí tay đặt cho đúng, đây chính là vấn đề khó nhất khi tự  học khiêu vũ. Bạn co thể thấy rất nhiều giáo trình tự học khiêu vũ với sơ đồ bước nhảy, bạn có thể tập bước theo  nhưng hầu như bạn không thể hình dung tay bạn phải thế nào, thân người phải ra sao. Thân người không được lắc lư,  bước nhảy nhẹ nhàng như lướt đi trên sàn nhảy. Bước chân nhảy phải rơi đúng vào nhịp mạnh của bản nhạc. Lúc  nhảy không được nhìn xuống chân, mặt ngó về phía trước, mắt nhìn hướng đi và đưa người bạn gái nhẹ nhàng, tay  không được nắm quá chặt. Khi cần nghỉ, bạn đưa người bạn nhảy về những chỗ trống trên sàn nhảy và nhớ tránh  không được đụng tới người đang nhảy trên sàn nhảy cùng với mình. Tóm lại bạn cần lưu ý: 1. Dáng nhảy, bước nhảy 2. Vị trí tay 3. Thân người Một điều hết sức cần thiết trong khiêu vũ là âm nhạc. Bạn có thể chỉ cần biết những bước nhảy căn bản. Nhưng bạn  cần nắm vững điệu nhạc và nhịp điệu. Trong vũ trường, chơi theo “tour”, bạn có thể theo trình tự mà biết điệu tiếp  theo sẽ là gì. Nhưng trong một bữa tiệc tại nhà bạn bè chẳng hạn, nhạc nổi lên là bạn phải biết sẽ nhảy điệu gì. Bạn  có thể tham khảo phần âm nhạc để biết thêm. Bạn cũng có thể trực tiếp vào đây để nghe một số điệu nhạc. Tuy  nhiên, trong khiêu vũ tiếng trống (Drum Beats) là đặc biệt quan trọng. Bạn cần biết điệu của bản nhạc, bạn đồng thời  cũng phải phân biệt được tiếng trống, bước chân đầu tiên phải rơi trúng vào tiếng trống mạnh tức là nhịp mạnh.  Những giáo trình hay lớp dạy nhảy thường hướng dẫn bạn “đếm nhạc” ­counting the music­ xin bạn lưu ý đây là cách  đếm nhạc của người khiêu vũ. Tóm lại, bạn cần học và hiểu: 1. Các điệu nhạc 2. Cách đếm nhạc Phần 2 – Đếm Nhạc – Counting Music Với những ai đã từng học nhạc thì đếm nhạc có thể không thành vấn đề, tuy nhiên cũng cần nhận thức là cách đếm  nhạc trong khiêu vũ có phần khác cách đếm nhạc thông thường. Nếu bạn chưa bao giờ học nhạc thì nên chú ý kỹ  năng này. Chúng ta sẽ chỉ bàn về đếm nhạc trong khiêu vũ. Cơ bản có hai cách đếm là dùng số 1,2,3… và dùng từ. Có bốn từ  dùng để đếm là Slow ( chậm) , Quick (Nhanh) , And (và) vàA ( không cần dịch, đọc như đọc chữ a bình thường trong  tiếng Việt). Bạn nên tham khảo cách đếm và tiếng trống của hai điệu nhảy rất thông dụng là Cha cha cha và Rumba. Thay vì  one­two­three… bạn có thể đếm một­hai­ba… Thay vì slow­quick..bạn có thể đếm chậm­nhanh..Ví dụ trong Rumba,  bạn có thể đếm 1­2­3­4­5­6 hay NHANH NHANH CHẬM NHANH NHANH CHẬM. Hay trong Cha Cha Cha, bạn có  thể đếm 1­2­3­4­and, 2­3­4­and­1 hay 1­2­CHA­CHA­CHA. Đừng quá căng thẳng, thật ra như chúng ta đã nói ngay từ đầu, chúng ta chỉ tìm cách đơn giản nhất để tiếp cận khiêu  vũ. Đếm 1 trước hay 2 trước không phải là vấn đề, vấn đề là bạn cần nghe và phân biệt được phách mạnh. Hơn nữa  chúng ta học khiêu vũ để thư giãn, để giao tiếp, không phải để trả bài: 1­2­3­4…Chúng ta sẽ bàn từng điệu nhảy  trong các phần kế tiếp. Ví dụ đếm nhạc trong Cha Cha Cha
  18. Phần 3 – Vũ Trường Chỉ có vài điều bạn cần lưu ý về vũ trường. Không phải tuyệt đối nhưng nói chung: • Những lúc nhạc điệu của bản nhạc với nhịp nhanh, vui tươi, vũ trường để đèn hơi sáng. • Ngược lại những bản nhạc nhịp điệu êm dịu, nhịp điệu chậm, vũ trường chìm dưới ánh đèn mờ ảo. Thông thường trong vũ trường ban nhạc thường chơi nhạc “Tour” nghĩa là cứ 1 bản nhanh, 1 bản chậm. Thứ tự có thể: • Pasodoble • Slow/Slow Rock • Bebop/Roc and Roll • Rumba • Cha Cha Cha • Waltz • Tango • Pasodoble… Dù bạn chỉ định học cho vui, phòng khi cần giao tiếp thì bạn cũng nên “đầu tư” một lần đến vũ trường cho biết. Chỉ  ngồi uống nước và xem thôi, nhưng bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt các điệu nhạc, “ngộ” ra nhiều cái còn chưa nắm  rõ… April 24th, 2010  Warwick (THEO THE BLUE SEA)   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2