intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:486

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tài liệu điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức" bao gồm các nội dung như: Đại cương về các thuốc dùng trong gây mê; Các thuốc tiền mê; Thuốc kháng Cholinergic; Thuốc hồi sức; Quản lý chất thải rắn y tế; Thuốc gây mê tĩnh mạch thuộc nhóm Barbituric; Halothan và các thuốc thuộc nhóm Halothan;... Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức

  1. MỤC LỤC 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC THUỐC DÙNG TRONG GÂY MÊ........................................1 2. CÁC THUỐC TIỀN MÊ.................................................................................................2 3. THUỐC KHÁNG CHOLINERGIC...............................................................................6 4. THUỐC AN THẦN HỌ BENZODIAZEPINE..............................................................8 5. THUỐC NGỦ NHÓM BACBITURATE......................................................................11 6. THUỐC GÂY MÊ TĨNH MẠCH THUỘC NHÓM BARBITURIC............................12 7. ETOMIDAT (HYPNOMIDATE)..................................................................................18 8. KETAMINE (KETALAR)............................................................................................21 9. THUỐC MÊ PROPOFOL (DIPRIVAN)......................................................................25 10. HALOTHAN VÀ CÁC THUỐC THUỘC NHÓM HALOTHAN...............................33 11. VÔI SODA....................................................................................................................45 12. THUỐC TÊ...................................................................................................................48 13. THUỐC HỒI SỨC........................................................................................................56 14. THUỐC GIÃN CƠ.......................................................................................................66 15. CÁC THUỐC GIẢM ĐAU HỌ MORPHIN................................................................76 16. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ............................................................................86 17. VÔ KHUẨN TIỆT KHUẨN TẠI KHU PHẪU THUẬT.............................................97 18. VẬN HÀNH SỬ DỤNG MỘT SỐ MÁY TẠI KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC.............113 19. CÁC TRANG THIẾT BỊ DÙNG TRONG GÂY MÊ................................................125 20. OXY- CÁC THIÉT BỊ CUNG CẤP KHÍ - LIỆU PHÁP OXY..................................139 21. MỘT SÓ DỤNG CỤ THƯỜNG DÙNG TRONG PHÒNG MÓ...............................149 22. MỘT SÓ LOẠI CHỈ KHÂU, GẠC BÔNG................................................................152 23. CẤU TẠO, VẬN HÀNH BẢO QUẢN BÀN MỔ.....................................................155 24. ĐẶT TƯ THẾ TRONG GÂY MÊ VÀ PHẢU THUẬT.............................................159 25. VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN..................................................................................163 26. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN, THUỐC CHO GÂY MÊ - GÂY TÊ..........................165 27. CHUẨN BỊ MỔ PHIÊN VÀ MÓ CẤP CỨU.............................................................170 28. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH MỔ PHIÊN VÀ MỔ CẤP CỨU...................................173 29. KỸ THUẬT RỬA TAY - MẶC ÁO CHOÀNG MANG GĂNG VÔ KHUẨN.........177 30. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐẶT ỐNG.......................................................181 31. NỘI KHÍ QUẢN VÀ CÁC LOẠI ỐNG THÔNG......................................................181 32. KỸ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN..........................................................................186
  2. 33. GHI PHIẾU GÂY MÊ................................................................................................197 34. BẢNG VÉT MÔ, HÚT VÀ THEO DÕI DẲN LƯU.................................................204 35. KỸ THUẬT HÀ HƠI THỔI NGẠT, ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC......................209 36. KỸ THUẬT HÔ HẨP HỎ TRỢ VÀ HỒ HẮP CHỈ HUY.........................................212 37. HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA CHUẨN VÀ PHÒNG NGỪA BỔ SUNG TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH.........................................................................219 38. CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN - HÔ HẤP.........................................................266 39. ĐẠI CƯƠNG VỀ VÔ CẢM.......................................................................................277 40. THEO DÕI BỆNH NHÂN Ở GIAI ĐOẠN HỒI TỈNH.............................................289 41. GÂY MÊ BỆNH NHÂN CÓ BỆNH KÈM THEO.....................................................301 42. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ.......................................................................313 43. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA GÂY MÊ..........................................................321 44. GÂY MÊ HỒI SỨC CHO MỔ BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG............................330 45. CÁC KỸ THUẬT GÂY TÊ THẦN KINH NGOẠI BIÊN.........................................336 46. KỸ THUẬT GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN...................................................................349 47. KỸ THUẬT GÂY MÊ TĨNH MẠCH........................................................................358 48. KỸ THUẬT GÂY MÊ ĐƯỜNG HÔ HẤP................................................................364 49. GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT VÙNG BỤNG..................................371 50. GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG MỔ CẤP CỨU............................................................380 51. ĐẠI CƯƠNG VỀ GÂY TÊ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ............................387 52. KỸ THUẬT GÂY TÊ TĨNH MẠCH..........................................................................390 53. VÔ CẢM TRONG MỔ SẢN KHOA.........................................................................397 54. KĨ THUẬT GÂY TÊ TỦY SỐNG..............................................................................409 55. PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY...........................420 56. THIẾU OXY – THỪA CARBONIC TRONG GÂY MÊ...........................................427 57. TRIỆU CHỨNG GÂY MÊ, ĐÁNH GIÁ ĐỘ MÊ.....................................................434 58. XỬ TRÍ SUY HÔ HẤP CẤP.....................................................................................438 59. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ.....................................................................455 60. HỒI SỨC TRẺ SƠ SINH NGAY SAU KHI MỔ LẤY THAI...................................471
  3. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC THUỐC DÙNG TRONG GÂY MÊ Trong gây mê hồi sức thường sử dụng các nhóm thuốc sau: - Các thuốc dùng để gây mê + Thuốc mê: Thuốc mê tĩnh mạch: Thiopental, Ketamine, Propofol, Etomiddate, … Thuốc mê hô hấp (thể bốc hơi): Halothan, Isofluran, Sevofluran, … Thuốc mê hô hấp (thể khí): N2O + Thuốc giảm đau: Nhóm giảm đau trung ương: Morphin, Pethidin (dolarrgan), Fentanyl, Alfentanil, Suffentanil … Thường dùng giảm đau trong mổ. + Thuốc giãn cơ: Giãn cơ khử cực: Succinylcholin, suxamethonium Giãn cơ không khử cực: Pavulon, Arduan, Esmeron, Norcuron, … - Các thuốc dùng để gây tê: Bao gồm các loại thuốc tê, có thể dùng một số thuốc trong nhóm giảm đau trung ương. - Các thuốc hồi sức: Bao gồm dịch truyền (Điện giải, kiềm, dung dịch keo, dung dịch cao phân tử, đạm, ...), thuốc hồi sức. 1
  4. CÁC THUỐC TIỀN MÊ I. Mục tiêu 1. Liệt kê được tên các thuốc dùng tiền mê. 2. Liệt kê được tác dụng dược lý của các thuốc Droperidol, Aminazin, các thuốc kháng H1. 3. Trình bày được cách dùng thuốc tiền mê. II. Nội dung 1. DROPERIDOL Là thuốc an thần thuộc nhóm butyrophen. 1.1. Dược động học: Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nếu tiêm bắp thuốc hấp thu hoàn toàn trong 3 giờ. Tiêm tĩnh mạch thuốc có tác dụng ngắn thời gian bán thải là 60 – 90 phút. Thuốc phân phối mạnh ở vùng nhiều mạch máu. Thuốc qua nhanh hàng rào máu não và rau thai. Chuyển hóa 90% ở gan thành chất không hoạt động. Thải 75% qua thận và 25% qua phân. 1.2. Tác dụng dược lý 1.2.1. Trên hệ thần kinh trung ương - An thần và làm dịu, chống rối loạn tâm thần - Chống nôn - Không có tác dụng giảm đau có tác dụng kéo dài tác dụng của thuốc giảm đau họ mocphin - Ít gây ngủ nhưng làm tăng tác dụng của thuốc gây mê - Giảm lưu lượng máu não, giảm tiêu thụ oxy não, giảm áp lực nước não tủy - Giảm thân nhiệt - Có thể gấy rối loạn ngoại pháp. 1.2.2. Tác dụng trên tim mạch - Giảm huyết áp động mạch - Ít làm thay đổi tần số tim 2
  5. - Dãn mạch ngoại biên - Ngăn cản được các rối loạn nhịp tim - Tăng nhẹ hoặc ít làm thay đổi lưu lượng tim, giảm tiêu thụ oxy cơ tim. 1.2.3. Tác dụng trên hô hấp Liều thấp không có ảnh hưởng Liều cao làm giảm tần số thở có thể gây suy hô hấp. 1.2.4. Các tác dụng khác - Tăng tiết nước bọt - Giảm áp lực nhãn cầu - Giãn mạch thận - Phòng rét run sau mổ - Thuốc tăng tác dụng khi dùng với thuốc ngủ, các barbituric, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. 1.3. Cách dùng: - Tiền mê: Người lớn 0,15 – 0,3 mg/kg Trẻ em 0,1 – 0,2 mg/kg - Trong gây mê: Phối hợp với Fentanyl - Trong hồi sức: Dùng sau mổ cho những bệnh nhân kích thích giãy giụa - Dùng chống nôn. Đối với bệnh nhân già, suy gan, suy thận thì dùng giảm liều. 2. Các thuốc kháng Histamin: Có 3 loại thuốc kháng histamin 2.1. Các thuốc kháng histamin H1 - Mepyramin (Neo – Antergan) - Antazolin (Antistin), elenizol. - Diphenhydramin (Benadyl), Dimenhydriat, Doxylamin … - Promethazin (Phenergan), Thiazinamin (Multergan), Oxomemazin (Primalan). - Cloxyclizin, Cyclizin, Cinnarizin. 3
  6. - Diphenylpiramin, Terfenadin, Astmizol. 4
  7. 2.2. Tính chất dược lý - Tác dụng kháng histamin các thuốc kháng H1 có tác dụng dự phòng tốt hơn mà chữa. - Các tác dụng khác: + Trên thàn kinh trung ương làm khả năng tập trung tư tưởng, ngủ gà, chóng mặt. + Thuốc có tác dụng kháng cholinergic (ức chế hệ M). + Thuốc có tác dụng chống say tàu xe, chống nôn, chống ho, chống ngứa. + Thuốc làm hạ huyết áp. 2.3. Cách dùng - Dùng trong các trường hợp dị ứng. - Dùng trong tiền mê theo từng loại thuốc có thể dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. 3. Aminazin 3.1. Dược động học Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, thời gian bán thải từ 10 – 30 giờ. Thuốc qua rau thai. Đào thải qua nước tiểu 50%, qua phân 50% ở dạng đã chuyển hóa. 3.2. Tác dụng dược lý 3.2.1. Trên thần kinh trung ương - Thuốc ức chế thần kinh trung ương gây trạng thái thờ ơ về tâm thần và vận động. - Không có tác dụng gây ngủ. - Thuốc làm giảm ảo giác, thao cuồng vật vã. - Thuốc gây hội chứng ngoại tháp biểu hiện bằng động tác tăng trương lực cơ. - Thuốc có tác dụng giảm đau nhẹ và tăng tác dụng của mocphin 5
  8. 3.2.2. Trên tim mạch: Thuốc có tác dụng làm giảm huyết áp nhất là khi thay đổi tư thế. 3.2.3. Trên hô hấp - Có thể gây ức chế hô hấp - Giảm tiết dịch phế quản 3.2.4. Các tác dụng khác - Giảm tiết ADH - Giảm áp lực nhãn cầu - Chống nôn do ức chế trung tâm nôn ở sàn não thất IV - Kháng Histamin nhẹ 3.3. Cách dùng: - Tiền mê: Tiêm bắp trước khi gây mê 45 phút – 1 giờ thường dùng kết hợp với thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau. - Đông miên (Coktai): Phối hợp với thuốc kháng histamin và dolargan. - An thần: Giảm kích thích: Người lớn 50 mg/lần Trẻ em dưới 5 tuổi 1 mg/kg/24 giờ Trẻ em trên 5 tuổi 10 - 15 mg/kg/24 giờ Những bệnh nhân già, suy gan, suy thận phải giảm liều. 6
  9. THUỐC KHÁNG CHOLINERGIC I. Mục tiêu 1. Trình bày được tác dụng dược lý, sử dụng lâm sàng của Atropin. 2. Trình bày được tác dụng dược lý, sử dụng lâm sàng của Scopolamin. II. Nội dung Thuốc kháng cholinergic còn gọi là thuốc phong bế hệ Muscarinic (phong bế hệ M) trong nhóm này có hai loại thuốc được dùng trong tiền mê và hồi sức là Atropin và Scopolamin. 1. Atropin (Thuốc độc bảng A) Atropin là Alcaloid của lá cây belladol, cà độc dược, thiên niên tử … Dễ hấp thu qua đường tiêu hóa và tiêm dưới da, có thể hấp thu qua niêm mạc khi dùng tại chỗ, khoảng 50% thuốc bị thải trừ nguyên chất qua nước tiểu. 1.1. Tác dụng dược lý - Làm giãn phế quản nhất là khi bị co thắt. - Làm ngừng tiết nước bọt lỏng, giảm tiết mồ hôi, dịch vị, dịch ruột. - Giảm nhu động ruột. - Trên tim liều thấp gây kích thích dây thần kinh X làm chậm nhịp tim liều cao hơn gây ức chế làm cho tim đập nhanh. - Atropin làm giãn mạch dưới da, trong điều kiện nóng thuốc ức chế bài tiết mồ hôi nên cơ thể không thoát được nhiệt qua đường mồ hôi gây sốt nhất là trẻ em. - Thuốc gây giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết, làm giãn cơ mi, tăng nhãn áp đối với mắt. Với liều độc gây kích thích não: Thao cuồng, ảo giác, sốt cuối cùng là hôn mê về chết. 1.2. Sử dụng trong lâm sàng - Tiền mê + Thuốc có tác dụng làm giảm tiết dịch hô hấp, đờm dãi. + Đề phòng những phản xạ xấu của dây thần kinh X như chậm nhịp tim, ngừng tim, co thắt đường hô hấp. 7
  10. - Dùng tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da Điều trị rối loạn dẫn truyền như tắc nhĩ thất hoặc tim đập chậm do ảnh hưởng của dây thần kinh X. Các chỉ định khác: Đau bụng do co thắt cơ trơn, điều trị ngộ độc nấm, ngộ độc thuốc trừ sâu, trong chuyên khoa mắt. 1.3. Các dạng thuốc sử dụng trong lâm sàng Loại thuốc tiêm có ống 0,25 mg trong 1 ml và ống 1 mg trong 1 ml loại này chỉ dùng trong điều trị ngộ độc. 2. Scopolamin (Scopolaminum): Là thuốc độc bảng A có tác dụng gần giống Atropin nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn. Scopolamin còn có tác dụng ức chế thần kinh trung ương gây an thần. Tiền mê nên tránh dùng cho người già trên 60 tuổi vì gây cho bệnh nhân cảm giác bồn chồn khó chịu. Thuốc có thể dùng tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. 8
  11. THUỐC AN THẦN HỌ BENZODIAZEPINE I. Mục tiêu 1. Liệt kê được tên các thuốc họ benzodiazepine. 2. Trình bày được tác dụng dược lý, ứng dụng lâm sàng của thuốc Diazepam. 3. Trình bày được tác dụng dược lý, ứng dụng lâm sàng của thuốc Midazolam. II. Nội dung Các dẫn chất của Benzodiazepine được sử dụng trong gây mê: - Diazepam (valium, seduxen) - Oxazepam - Lozazepam - Midazolam (hypnovel, dormicum) - Flunitrazepam Đặc điểm tác dụng chung của nhóm thuốc này là chống lo lắng, làm dịu, gây ngủ, thư giãn cơ nên được dùng trong quá trình gây mê và an thần kinh. Benzodiazepine ít độc khoảng an toàn lớn sử dụng tốt cho người già và trẻ em. 1. Diazepam (valium, seduxen) 1.1. Dược động học Thuốc được hấp thu hoàn toàn và nhanh qua đường tiêu hóa tiêm bắp gây đau chỗ tiêm và hấp thu không chắc chắn. Thuốc qua rau thai dễ dàng. Đào thải qua nước tiểu 90% dưới dạng không hoạt động và 10% qua mật. Thuốc thải trừ chậm. 1.2. Tác dụng dược lý 1.2.1. Trên hệ thần kinh trung ương - Gây ngủ, làm dịu. - Gây quên sau dùng thuốc - Chống lo lắng, sầu uất 9
  12. - Chống co giật, giảm ngưỡng gây co giật của thuốc tế - Giảm tiêu thụ oxy não, có tác dụng bảo vệ não khi thiếu oxy. 1.2.2. Trên tim mạch - Ít làm thay đổi tần số tim - Giảm lưu lượng tim - Giảm vừa áp lực động mạch - Liều cao gây ức chế cơ tim nên có thể làm hạ huyết áp động mạch. - Giãn mạch vành không làm thay đổi lưu lượng vành - Giảm tiêu thụ oxy cơ tim. 1.2.3. Trên hô hấp Ức chế hô hấp, tăng nhẹ tần số thở nếu tiêm nhanh hoặc dùng nồng độ cao có thể làm ngừng thở. 1.2.4. Các tác dụng khác - Gây thư giãn, giãn cơ nhẹ, giảm trương lực cơ tử cung. - Giảm nhẹ nhu động ruột - Không gây tiết histamin. 1.3. Ứng dụng lâm sàng - Tiền mê: Có thể dùng uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. - Làm dịu, an thần trong hồi sức dùng tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. - Trong gây mê: + Khởi mê: 0,2 - 0,3 mg/kg tiêm tĩnh mạch + Duy trì mê 0,1 – 0,15 mg/kg tiêm tĩnh mạch. Không dùng thuốc trong điều kiện không có phương tiện hồi sức hô hấp, dị ứng với thuốc, những người nhược cơ nặng. 2. Midazolam: Biệt dược hypnovel, dormicum Thuốc hấp thu được qua đường tiêu hóa, trong gây mê dùng đường tiêm. Thời gian bán thải ở người lớn là 2 – 3 giờ, trẻ em là 1,5 – 1,8 giờ. 2.1. Tác dụng dược lý 2.1.1. Trên hệ thần kinh trung ương 10
  13. - Gây ngủ, làm dịu. - Gây quên về sau - An thần, chống lo lắng, chống co giật - Giảm tiêu thụ oxy tế bào não nên có tác dụng bảo vệ tế bào não. 2.1.2. Trên tim mạch - Làm giảm áp lực động mạch nhất là khi thiếu thể tích tuần hoàn. - Tăng nhẹ hoặc ít thay đổi tần số tim - Giảm lưu lượng tim - Không gây giãn mạch vành. 2.1..3. Trên hô hấp Thuốc gây ức chế trung tâm hô hấp làm giảm thông khí phút, giảm thông khí phế nang, tăng paCO2 nếu tiêm nhanh hoặc dùng nồng độ cao sẽ gây ngừng thở. 2.1.4. Các tác dụng khác - Gây thư giãn - Không gây tiết histamin - Giảm áp lực nhãn cầu - Có thể gây quen thuốc nếu dùng kéo dài. 2.2. Ứng dụng lâm sàng - Tiền mê: + Người lớn: Uống 1 – 2mg trước khi khởi mê 45 phút. Tiêm bắp 0,1 – 0,15 mg/kg trước khi gây mê 30 phút. Tiêm tĩnh mạch 0,05 – 0,1 mg/kg trước khi gây mê vài phút. + Trẻ em: Tiêm bắp 0,2 mg/kg trước khi gây mê 30 phút. Tiêm tĩnh mạch 0,05 – 0,1 mg/kg trước khi gây mê vài phút. Làm dịu và an thần trong hồi sức có thể dùng tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch. - Gây mê: + Khởi mê: 0,2 – 0,3 mg/kg tiêm bắp, 0,05 – 0,1 mg/kg tiêm tĩnh mạch trong 30 giây. 11
  14. + Duy trì mê dùng bằng nửa liều đầu. Thuốc đối kháng với benzodiazepine dung chất Flumazenil (Anexat) 12
  15. THUỐC NGỦ NHÓM BACBITURATE I. Mục tiêu 1. Trình bày được tác dụng dược lý của barbiturate. 2. Liệt kê được cách dùng, liều lượng của một số barbiturate. II. Nội dung Thuốc ngủ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương tạo ra giấc ngủ gần giống giấc ngủ sinh lý. Thuốc ngủ chỉ có tác dụng gây ngủ không có tác dụng giảm đau. Các thuốc ngủ nhóm Barbiturate - Tùy theo cường độ và thời gian tác dụng các thuốc barbiturate được phân làm 4 nhóm như sau: + Loại có thời gian tác dụng dài 8 – 12 giờ có Phenobarbital biệt dược là (gardenal, luminal) thuốc được dùng trong gây mê hồi sức. + Loại có thời gian tác dụng trung bình. + Loại có thời gian tác dụng ngắn nhóm này có Hexobarbital (Evipan). + Loại có thời gian tác dụng rất ngắn (các thiobarbiturat) trong nhóm này có thiopental là loại thuốc mê đường tĩnh mạch được dùng hiện nay. + Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa (trừ thiobarbiturat, hexobarbital), thuốc chuyển hóa ở gan, thải trừ chủ yếu qua thận. 1. Tác dụng dược lý 1.1. Trên thần kinh - Thuốc ức chế thần kinh trung ương tùy từng liều lượng mà có thể dùng an thần gây ngủ hoặc gây mê. - Thuốc làm dịu được những phản ứng tâm thần do những cơn đau gây nên. - Với liều gây mê thuốc làm ức chế tủy sống, liều cao làm giảm áp lực nước não tủy. 13
  16. 1.2.Trên hô hấp - Thuốc gây ức chế trung tâm hô hấp, nếu dùng liều cao làm hủy hoại trung tâm này - Khi dùng với các chế phẩm của thuốc phiện sẽ làm tăng tác dụng ức chế trung tâm hô hấp của thuốc. - Với liều an thần gây ngủ tác dụng ức chế hô hấp không đáng kể. 1.3. Trên tuần hoàn - Liều an thần ít ảnh hưởng đến tim mạch. - Liều gây mê thuốc làm giảm lưu lượng tim, hạ huyết áp. - Liều độc thuốc gây ức chế co bóp cơ tim. 2. Độc tính - Với liều gấp 5 – 10 lần liều gây ngủ sẽ gây hôn mê. - Nếu dùng kéo dài gây quen thuốc, nghiện thuốc. - Đặc ứng sẽ có phản ứng bất thường ngay khi dùng liều đầu như mặt, mi mắt mẩn ngứa, ban đỏ, nhức đầu, nô, ỉa lỏng, có khi đau cơ khớp đau dây thần kinh. 3. Cách dùng - Tiền mê: Dùng đường uống hoặc đường tiêm. - An thần: Có thể dùng uống hoặc tiêm - Chống co giật trong hồi sức thường dùng Phenobarbital tiêm bắp hoặ tiêm tĩnh mạch với liều 2 – 3 mg/kg/lần. THUỐC GÂY MÊ TĨNH MẠCH THUỘC NHÓM BARBITURIC I. Mục tiêu 1. Trình bày được dược lực học Thiopental, Methohexital. 2. Liệt kê được tính chất lý hóa, dược động học của Thiopental, Methohexital. 3. Trình bày được chỉ định và chống chỉ định, cách dùng của Thiopental, Methohexital. 14
  17. II. Nội dung Barbituric là thuốc mê tĩnh mạch gồm 2 nhóm chính: Thioparbituric (đại diện là Thiopental) và Oxybarbituric (đại diện là Methohexital). Là nhóm thuốc mê làm mất tri giác rất nhanh sau khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Tác dụng khởi mê nhanh, êm dịu, thời gian tác dụng của thuốc phụ thuộc cách gây mê, liều lượng, nồng độ, tốc độ tiêm thuốc và sự phối hợp với các thuốc khác. 1. Thiopental Là một Thiobarbituric có cấu trúc dạng vòng, tên lưu hành trên thị trường Pentotal, Nesdonal. Là thuốc mê tĩnh mạch sử dụng khởi mê rộng rãi nhất hiện nay. 1.1. Tính chất lý hóa Thiopental hòa tan trong nước, dung dịch pha có kiềm mạnh, ở nồng độ 2,5% có PH = 10,5 do đó nó gây kích ứng mạnh vào tổ chức xung quanh khi thuốc thoát ra khỏi lòng mạch. Thuốc tan nhiều trong mỡ. Thiopental được bảo quản ở dạng bột màu vàng đóng lọ 0,5 hoặc 1 gr khi sử dụng thì pha thuốc với nước cất hoặc nước muối sinh lý sau khi pha nên sử dụng trong 24 giờ. 1.2. Dược động học Thuốc hấp thu kém qua đường tiêu hóa, nếu tiêm bắp thịt gây kích ứng mạnh tổ chức cơ có thể gây loét nên chủ yếu được dùng qua đường tĩnh mạch. Khi vào máu gắn với protein huyết tương 85 – 90% (chỉ gắn với Albumin). Sự gắn thuốc vào protein phụ thuộc vào từng trường hợp ở PH = 7,8 thuốc gắn tối đa, giảm trong các trường hợp giảm albumin máu (suy dinh dưỡng, xơ gan, suy thận … do đó phải giảm liều). Thuốc tan trong mỡ nên ngấm vào máu rất nhanh ngay từ phút đầu tiên khi tiêm tĩnh mạch, mặt khác lưu lượng máu đến não lớn thuốc có tác dụng gây mê nhanh, khởi mê nhanh. Thiopental chuyển hóa chủ yếu ở gan, một phần rất nhỏ ở thận cơ và huyết tương. Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu một phần qua mật. Thời gian thải trừ trung bình từ 5 – 12 giờ. 15
  18. Các yếu tố ảnh hưởng đến dược động học của thuốc: Xơ gan, suy thận làm tăng phần tự do của thuốc trong huyết tương nên tăng tác dụng gây ngủ của thuốc. Những người nghiện rượu làm giảm nồng độ khởi đầu của thuốc trong huyết tương nên cần phải tăng liều cho bệnh nhân nghiện rượu nhưng cần phải theo dõi. Thuốc qua rau thai rất sớm tuy vậy với liều dùng cho mẹ 3 – 4 mg/kg khi khởi mê thì không ảnh hưởng lớn đến con. Ở người già và trẻ sơ sinh thì thời gian thải trừ thuốc kéo dài, cho nên cần giảm liều khi sử dụng. Những bệnh nhân béo bệu hạn chế dùng liều nhắc lại và giảm liều trong duy trì mê vì thuốc tích lũy nhiều trong mỡ bệnh nhân sẽ lâu tỉnh. 1.3. Dược lực học - Trên thần kinh trung ương: Thiopental ngấm rất nhanh vào tổ chức não ngay sau khi tiêm tĩnh mạch. + Gây ngủ. + Giảm tiêu thụ oxy não, trường hợp có tăng áp lực nội sọ thiopental làm giảm đáng kể, thuốc bảo vệ não trong tình trạng thiếu oxy. + Chống co giật. + Thuốc ức chế trung tâm hô hấp, vận mạch,điều nhiệt khi dùng liều cao. + Thuốc không có tác dụng giảm đau. - Trên tim mạch: Ức chế co bóp cơ tim tương ứng với liều sử dụng của thuốc và thuốc còn gây giãn hệ tĩnh mạch làm giảm lượng máu tĩnh mạch trở về gây tụt huyết áp, sức cản ngoại vi ít bị thay đổi. + Thuốc có thể gây loạn nhịp tim nếu gây mê trong điều kiện ưu thán. Trên huyết động thiopental không gây ảnh hưởng lớn đối với người tim bình thường và không thiếu khối lượng tuần hoàn nhưng những người thiếu khối lượng tuần hoàn hoặc có bệnh tim mạch thì lại rất nguy hiểm. - Trên hô hấp: Thuốc gây ức chế hô hấp. - Trên các cơ quan khác: 16
  19. + Trên thần kinh thực vật ức chế dẫn truyền thần kinh giao cảm ức chế giải phóng Acetylcholin ở sợi trước hạc dẫn đến tụ huyết áp động mạch. + Trên thận gây giảm lượng nước tiểu do giảm lưu lượng máu qua thận và do kích thích thùy sau tuyến yên bài tiết ADH. + Trên tử cung liều thông thường không làm thay đổi co bóp tử cung, thuốc dễ dàng qua hàng rào rau thai nhưng tái phân bố lại rất nhanh sang mẹ do đó với liều khởi mê không gây ức chế thai nhi. + Trên mắt gây ức chế cử động nhãn cầu, giảm áp lực nhãn cầu với liều cao mất phản xạ giác mạc. + Tụt nhiệt độ cơ thể + Gây giải phóng histamine. 1.4. Sử dụng lâm sàng Chỉ định: + Gây mê dùng trong gây mê tĩnh mạc đơn thuần và gây mê toàn thể phối hợp. + Hồi sức bệnh nhân tăng áp lực nội sọ, thiếu oxy não. + An thần chống co giật cho bệnh nhân động kinh Chống chỉ định: Chống chỉ định bắt buộc: Thiếu phương tiện hồi sức Bệnh nhân dị ứng với nhóm barbituric Bệnh nhân hen phế quản Bệnh nhân ngoại trú Rối loạn chuyển hóa porphyrine Chống chỉ định tương đối: Bệnh nhân xơ gan, suy thận thiếu khối lượng tuần hoàn, suy tim, suy mạch vành nặng … Bệnh nhân suy dinh dưỡng. Liều lượng và cách dùng: Thời gian chờ tác dụng của thuốc sau khi tiêm vào tĩnh mạch là 30 -60 giây thuốc có tác dụng kéo dài trong vòng 15 – 30 phút. 17
  20. Trong gây mê: - Khởi mê: Người lớn 3 – 5 mg/kg Trẻ em 5– 6 mg/kg Tiêm tĩnh mạch. Trong duy trì mê: Thiopental có nguy cơ tích lũy thuốc do thải trừ chậm cho nên không được coi là thuốc tốt nhất để duy trì mê. Khi cần thiết dùng liều nhắc lại thì dùng với liều 20 – 30% liều đầu. 1.5. Tác dụng không mong muốn Dị ứng nhẹ nổi mề đay, nặng sốc phản vệ tuuy nhiên rất hiếm gặp. Cơn porphyrin cấp. Thuốc tiêm trong da, dưới da, tiêm bắp thịt, tiêm thuốc ra ngoài tĩnh mạch gây kích ứng phù nề tại chỗ. Thuốc tiêm vào động mạch rất nguy hiểm gây thiếu máu nặng tại chỗ tiêm và phần chi phía sau chỗ tiêm gây hoại tử chi. 2. Methohexital Là một Oxy barbituric có cấu trúc dạng vòng tên lưu hành trên thị trường Berietal. 2.1. Dược động học Thuốc kém hấp thu qua đường tiêu hóa nên được sử dụng chủ yếu bằng đường tĩnh mạch vào máu, thuốc chuyển hóa qua gan là thuốc gây cảm ứng men gan khi sử dụng kéo dài. Thuốc thải trừ qua thận chủ yếu dưới dạng chuyển hóa. Thuốc tan trong mỡ nên qua hàng rào rau thai dễ dàng. 2.2. Dược lực học - Trên thần kinh trung ương: Tác dụng mạnh hơn thiopental 2,5 – 4 lần. Thuốc có thể hoạt hóa các ổ động kinh trên những bệnh nhân tiền sử động kinh khi sử dụng liều cao hoặc có những kích thích đột ngột lúc khởi mê. Tránh dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ co giật (tiền sử co giật, nghiện rượu mạn tính). + Thuốc gây giảm áp lực nội sọ, giảm lưu lượng máu não và giảm nhu cầu tiêu thụ oxy não. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2