Tài liệu Dược lý đại cương (Chương 2)
lượt xem 21
download
Benzocaine là thuốc gây tê cục bộ được tìm thấy chủ yếu ở OTC (over-the-counter) được dùng để làm giảm đau ở da và khó chịu ở màng nhày (rám nắng, côn trùng đốt, phát ban, đau thanh quản, đau răng…). Benzocaine là thuốc gây tê tương đối yếu so với procain. Thuốc có khả năng gây tác
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Dược lý đại cương (Chương 2)
- thấm hoặc phong bế thần kinh. Hiệu lực của Mepivacaine gấp 2 lần lidocaine nhưng thời gian tác động ngang nhau. Công thức của Mepivacaine dùng trong nha khoa có chứa levonordefrin, chất gây co mạch kích thích thần kinh giao cảm. Nên chú ý khi sử dụng vì Mepivacaine có thể qua rất nhau thai với lượng lớn do đó có thể gây chứng tim đập chậm cho thai nhi. Cần giảm liều dùng đối với bệnh nhân suy thận. Prolicaine thường sử dụng rộng rãi trong nha khoa. (7) Benzocaine, Chloroprocaine, Propoxycaine Benzocaine (Americaine) Benzocaine là thuốc gây tê cục bộ được tìm thấy chủ yếu ở OTC (over-the-counter) được dùng để làm giảm đau ở da và khó chịu ở màng nhày (rám nắng, côn trùng đốt, phát ban, đau thanh quản, đau răng…). Benzocaine là thuốc gây tê tương đối yếu so với procain. Thuốc có khả năng gây tác động bất lợi bởi vì thuốc dễ gây lạm dụng khi dùng trên vùng da rộng hoặc bị trầy xước gây dị ứng nhẹ như viêm da. Sản phẩm Benzocaine dạng nhũ dầu thường dùng gây tê màng nhày xoang mũi, hoặc dễ dàng bôi trơn vào các dụng cụ (ống thông tiểu, dụng cụ soi thanh quản). Chloroprocaine (Nesacaine) Chloroprocaine là thuốc gây tê thấm và phong bế thần kinh. Nó được chuyển hóa nhanh hơn procaine và thời gian tác động cũng ngắn hơn. Vì lí do trên, Chloroprocaine thường được sử dụng trong sản khoa. Chloroprocaine bị mất hiệu lực khi kết hợp với chất gây co mạch. Sản phẩm Chloroprocaine có chứa chất bảo quản sẽ không được dùng trong gây tê ở đuôi hoặc gây tê ngoài màng cứng. 2.4. THUỐC TÁC DỤNG LÊN HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ 2.4.1. Tổng quan về hệ thần kinh tự chủ Hệ thần kinh tự chủ là loại hệ thần kinh hoạt động độc lập tương đối với vỏ não, nó chi phối hầu hết hoạt động của sự sống: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, chuyển hóa, niệu dục và một số hoạt động nội ngoại tiết của cơ thể. Phân loại: hệ thần kinh tự trị được chia làm 2 nhóm: Nhóm phó giao cảm 71
- Nhóm giao cảm Thần kinh phó giao cảm: xuất phát từ trung não, hành tủy, xương cùng cột sống. Dây thần kinh Vagus là dây phó giao cảm chính của cơ thể. Thần kinh giao cảm: xuất phát từ miền ngực, thắc lưng của cột sống Nhóm phó giao cảm và giao cảm sau khi xuất phát đều phân chia và đi đến tận các cơ quan, nhằm điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Hai nhóm này thường có tác dụng đối nghịch nhau nhằm giữ cho các cơ quan hoạt động ở trạng thái cân bằng. Thí dụ: kích thích hệ giao cảm: tim đập nhanh kích thích hệ phó giao cảm: tim đập chậm Chất trung gian hoá học Hệ giao cảm: Adrenaline và Noradrenaline, hệ cảm ứng với nó được gọi là Adrenergic. Hệ phó giao cảm: Acetylcholine, hệ cảm ứng gọi là cholinergic. 2.4.2. Thuốc kích thích dây thần kinh giao cảm (1) Adrenaline Cấu trúc hoá học C9H13NO3 Tính chất hóa học Adrenalin (epinephrine) là catecholamin nội sinh, nơi tiết ra nhiều nhất là tủy thượng thận, ngọn hậu hạch giao cảm, mô thần kinh trung ương. Adrenalin dùng làm thuốc có được từ 2 nguồn: chiết từ tủy thượng thận gia súc và tổng hợp, có màu trắng, dạng bột tinh thể. Khó tan trong nước. Bảo quản epinephrine HCl nên được bảo quản trong vật chứa kín, tránh ánh sáng do bởi nó sẽ bị oxi hóa khi gặp ánh sáng và không khí. Không dùng khi thuốc chuyển sang màu hồng, nâu hoặc kết tủa. Epinephrine sẽ bị phá hủy nhanh chóng bởi các chất kiềm và các chất có tính oxi hóa. Epinephrine HCl tương hợp với các chất sau: dextran 6% trong dextrose 5%, dextran 6% trong nước muối bình thường, phức hợp dextrose –Ringer’s, phức hợp dextrose lactate Ringer’s, phức hợp muối dextrose, dextrose 2.5%, dextrose 5%, dextrose 10%, sodium lactate 1/6 M, amikacine sulphate, cimetidine HCl, dobutamin HCl, metaraminol bitartratevà verapamil HCl. 72
- Epinephrine HCl không tương hợp với Ionosol-D-CM, Ionosol- PSL, Ionosol- PSL, Ionosol Tw/dextrose 5%, sodium chloride 5%, sodium bicarbonate 5%, aminophyllin, cephapirin sodium, hyaluronidase, mephentermin sulphate, sodium bicarbonate, wafarin sodium. Dược lực học Epinephrine là chất nội sinh kích thích thụ thể ?, ? của tuyến thượng thận hoạt động. Nó làm giãn cơ trơn khí quản và mống mắt, đối kháng với histamin, tăng đường huyết. Nếu tiêm tĩnh mạch nó làm tăng nhịp tim và tăng áp suất máu ở kỳ tâm thu. Chỉ định Dùng trong điều trị chứng quá mẫn và làm khôi phục hoạt động tim, còn dùng kết hợp trong gây tê để kéo dài tác dụng. Dược động học Thuốc được chuyển hóa nhanh qua dạ dày-ruột và gan nhưng không có hiệu quả ở những cơ quan này, nó không qua được hàng rào máu não nhưng qua nhau thai và phân phối vào sữa. Thuốc được chuyển hóa ở gan và những mô khác bởi enzyme monoamin oxidase và catecho - O - methyltransferase thành chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Chống chỉ định Không dùng gây tê ở tai, ngón chân vì có thể gây hoại tử và tróc da. Dược lực học Trong gây tê: kéo dài thời gian gây tê do tác dụng co mạch, thường phối hợp với thuốc tê theo tỉ lệ 9 phần thuốc tê với 1 phần dung dịch adrenalin 1/10.000 trong trường hợp gây tê thấm. Cầm máu tại chổ: phun vào màng nhày mũi hoặc mô nồng độ 1/20.000 cho thú nhỏ, 1/10.000 cho thú lớn Chống shock trong phản ứng quá mẫn tức khắc Chích dưới da nồng độ 1/1.000: 0,5 ml/ heo con Chống ngừng tim: nồng độ 1/1.000 chích thẳng vào tim: từ 0,5- 1ml / thú. Liều dùng Tiêm dưới da, tiêm bắp (dung dịch 1/10.000) Ngựa, bò: 20 – 80 ml Cừu, heo: 10 – 30 ml Chó, mèo: 1 – 5 ml Tiêm tĩnh mạch (dung dịch 1/10.000) Liều cấp từ 1/5 đến ½ liều chích bắp 73
- (2) Phenylephrine HCl Cấu trúc hoá học C9H13NO2 Tính chất hóa học Là amin kích thích receptor ?-adrenergic của thần kinh giao cảm, Phenylephrine HCl có vị đắng, không mùi, màu trắng, dạng tinh thể, nhiệt độ tan chảy 145-146oC, tan tự do trong nước và alcohol. Bảo quản/ tính ổn định/ tính tương hợp Bảo quản tránh ánh sáng, không sử dụng dung dịch khi đã chuyển sang màu nâu hoặc kết tủa. Phenylephrine HCl tương hợp với các dung dịch tiêm tĩnh mạch và các chất sau: chloramphenicol sodium succinate, dobutamin HCl, lidocaine HCl, potassium chloride và sodium bicarbonate. Phenylephrine HCl không tương hợp với các muối Fe, tác nhân oxi hóa và kim loại. Dược lực học Ở liều điều trị, phần lớn Phenylephrine HCl tác động chủ yếu lên thụ thể ?- adrenergic phía sau synapse, tác động không đáng kể trên ?-adrenergic. Chỉ khi dùng liều cao, ?-adrenergic mới được tác động. Tác động quan trọng nhất của Phenylephrine HCl khi tiêm tĩnh mạch bao gồm: co mạch ngoại biên làm tăng áp suất máu ở kỳ tâm trương và tâm thu, ít làm giảm công suất tim và tăng thời gian lưu thông. Hầu hết mạch đệm bị co lại (nội tạng ở gần thận, phổi, da) nhưng lưu lượng máu ở mạch vành tăng lên. Tác động Phenylephrine lên thụ thể ? gây co thắt tử cung và co mạch máu tử cung. Sử dụng/chỉ định Phenylephrine HCl được dùng trong điều trị chứng giảm huyết áp và shock, thuốc cũng có đặc tính kích thích tim tuy nhiên đặc tính này thường gây tác dụng không mong muốn trong khi bệnh nhân đang được gây mê (halothane) hoặc dùng các loại thuốc gây nhạy cảm cơ tim. Phenylephrine HCl dùng điều trị giảm huyết áp trong trường dùng các thuốc khác quá liều hoặc đặc tính gây giảm huyết áp của các thuốc phenothiazine, thuốc ức chế adrenergic, thuốc ức chế hạch 74
- (ganglionic). Phenylephrine HCl dùng điều trị giảm huyết áp do barbiturate hoặc thuốc làm êm dịu thần kinh trung ương còn đang tranh luận. Phenylephrine HCl còn có tác động kéo dài hiệu quả gây tê cột sống. Phenylephrine HCl còn được dùng trong nhãn khoa. Dược động học Thuốc được chuyển hóa rất nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống và tác động trên tim mạch sẽ khi không đạt được khi dùng đường uống. Khi tiêm tĩnh mạch, hiệu quả làm tăng huyết áp xuất hiện ngay lập tức và kéo dài 20 phút. Hiệu quả làm tăng huyết áp bắt đầu xuất hiện sau khi tiêm bắp khoảng 10 phút và kéo dài 1 giờ. Thuốc được chuyển hóa ở gan và hiệu quả của nó cũng bị giới hạn bởi sự hấp thu vào mô. Chống chỉ định/chú y Chống chỉ định cho bệnh nhân tăng huyết áp nghiêm trọng, tim đập nhanh. Chú ý khi dùng thuốc trên thú già yếu, cường giáp. Bất lợi/cảnh báo Loạn nhịp tim, nên kiểm tra huyết áp thường xuyên để tránh cao huyết áp. Hoại tử và tróc da xung quanh vùng tiêm, dùng dung dịch phentolamin 5-10 mg/110-15ml nước muối bình thường tiêm vào xung quanh vùng da bị hoại tử. Quá liều Quá liều phenylephrine có thể gây tăng huyết áp, co giật, ói mửa, nhịp ngoại tâm thu, xuất huyết não. Điều trị tăng huyết áp bằng cách tiêm phentolamin (chất ức chế thụ thể ?), điều trị loạn nhịp tim bằng propranolol (thuốc ức chế thụ thể ?). Tương tác thuốc Phenylephrine có thể gây loạn nhịp tim nếu dùng đồng thời với thuốc gây mê bay hơi halothane hoặc thuốc trợ tim (digitalized). Khi dùng chung với các thuốc giục đẻ, ảnh hưởng làm tăng huyết áp có thể gia tăng. Atropin ngăn chặn phản ứng tim đập chậm do phenylephrine gây ra. Các chất ức chế MAO (monoamin oxidase inhibitors) không nên sử dụng kết hợp với phenylephrine vì làm tăng huyết áp rất mạnh. - Liều lượng: chó mèo 0.15mg/kg, IV hoặc 1mg, IM; ngựa 5mg, IV. (3) Isoproterenol HCl Cấu trúc hoá học 75
- C11H17NO3 Tính chất hóa học Isoproterenol HCl còn được gọi là isoprenalin HCl, là chất tổng hợp ?-adrenergic, màu trắng, dạng bột tinh thể, tan tự do trong nước, ít tan trong alcohol. Bảo quản/tính ổn định/tính tương hợp Isoproterenol HCl cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, không khí , hơi nóng. Dung dịch Isoproterenol HCl sẽ chuyển sang màu hồng hoặc màu nâu nếu trong dung dịch có lẫn chất kiềm, kim loại hoặc dung dịch không được đậy kín. Không nên sử dụng đã đổi màu hoặc kết tủa. Nếu Isoproterenol HCl được trộn lẫn trong các dung dịch hoặc các thuốc tạo thành hỗn hợp có pH >6 thì các hỗn hợp nên sử dụng ngay. Isoproterenol HCl tương hợp với các dung dịch tiêm tĩnh mạch (ngoại trừ sodium bicarbonate 5%) và các thuốc sau: calcium chloride/gluceptate, cephalothin sodium, cimetidine HCl, dobutamine HCl, heparine sodium, magiesium sulphate, multivitamine infusion, netilmycine sulphate, oxytetracycline HCl, potassium chloride, succinylcholine chloride, tetracycline HCl, verapamil HCl. Isoproterenol HCl không tương hợp với sodium bicarbonate và aminophylline. Dược lực học Isoproterenol là chất chủ vận tổng hợp ?1 và ?2-adrenergic, tác động không đáng kể đến ? – adrenergic ở liều điều trị. Hoạt động giải phóng adrenalin (adrenergic) của Isoproterenol là kết quả của việc kích thích sản xuất AMP-vòng. Tác động chủ yếu của Isoproterenol là làm giãn cơ trơn khí quản, giãn mạch ngoại biên, hệ cơ xương. Ngoài ra, Isoproterenol còn làm ngăn chặn giải phóng hisamin do các kháng nguyên trung gian (antigen-mediated) và làm chậm giải phóng các chất gây quá mẫn (SRS-A). Hiệu quả huyết động học bao gồm: giảm đề kháng tổng số ở ngoại biên (total peripheral), tăng công suất tim, tăng lượng máu từ tĩnh mạch trở về tim. Dược động học Isoproterenol rất dễ bị mất hoạt tính khi vào đường tiêu hóa. Đặt thuốc dưới lưỡi không chắc chắn thuốc được hấp thu, hiệu quả thường thấy sau 30 phút. Tiêm tĩnh mạch cho hiệu quả tức thời nhưng chỉ có kéo dài khoảng vài phút nếu không tiếp tục cấp thuốc. Thuốc được chuyển hóa ở gan và các mô khác do bởi enzyme catechol –O-methyltransferase tạo thành chất chuyển hóa hoạt tính 76
- thấp. Sử dụng/chỉ định Isoproterenol được sử dụng chủ yếu trong điều trị co thắt phế quản cấp tính, loạn nhịp tim (phong bế hoàn toàn nút AV), kết hợp chống shock. Chống chỉ định/ chú y Isoproterenol chống chỉ định đối với bệnh nhân mắc chứng tim đập nhanh hoặc nút AV bị phong bế do bởi trúng độc glycoside trên tim, loạn nhịp tâm thất, thiếu máu ở mạch vành, cường giáp, bệnh thận, tăng huyết áp, tiểu đường. Bất lợi/ cảnh báo Isoproterenol có thể làm tim đập nhanh, khó chịu, rùng mình, dễ bị kích thích, đau đầu, cơ thể suy yếu, ói mửa. Do bởi Isoproterenol có thời gian tác động ngắn vì vậy tác động bất lợi thường không nguy hiểm và không đòi hỏi phải ngưng điều trị nhưng cần giảm liều hoặc cần được pha loãng. Isoproterenol gây loạn nhịp tim nhiều hơn so với dopamine và dobutamine vì vậy hiếm khi được sử dụng trong điều trị các bệnh về tim. Quá liều Triệu chứng đầu tiên của sự quá liều là tăng huyết áp, sau đó huyết áp giảm xuống, tiếp theo nhịp tim tăng và các dấu hiệu loạn nhịp tim khác. Nếu tim đập nhanh kéo dài, điều trị bằng chất phong bế ?-adrenergic (nếu bệnh nhân không mắc chứng liệt phế quản). Tương tác thuốc Không kết hợp Isoproterenol với các amin kích thích thần kinh giao cảm (epinephrine) vì làm tăng hiệu quả tác động và gây độc. Propranolol (hoặc các chất phong bế ?-adrenergic khác) có thể đối vận hiệu quả Isoproterenol trên tim, giãn phế quản và giãn mạch do chúng ngăn chặn tác động của Isoproterenol trên ?- adrenergic. Các chất phong bế ?-adrenergic có thể được kết hợp để điều trị chứng tim đập nhanh. Nếu Isoproterenol sử dụng kết hợp với các thuốc gây nhạy cảm cơ tim (halothane, digoxin) nên theo dõi các dấu hiệu loạn nhịp. Tăng huyết áp nếu Isoproterenol được dùng kết hợp với các thuốc giục đẻ (oxitoxic agent). Isoproterenol kết hợp với thuốc lợi tiểu (furosemic) sẽ ảnh hưởng đến sự nhịp nhàng của nhịp tim vì vậy tăng nguy cơ loạn nhịp. Sử dụng đồng thời Isoproterenol và Theophylline sẽ tăng gây độc trên tim (cardiotoxic). Liều lượng Chó a) ngăn ngừa tim đập chậm, phong bế hoàn toàn nút AV: 0.4mg trong 250ml D5W nhỏ giọt tĩnh mạch cho đến khi có hiệu quả. 0.04-0.08?g/kg/phút, truyền tĩnh mạch. 0.1-0.2 mg, tiêm bắp 77
- hoặc 0.4mg trong 250ml D5W, tiêm chậm tĩnh mạch. b) co khí quản: 0.1-0.2 mg, tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da. Mèo a) ngăn ngừa tim đập chậm, phong bế hoàn toàn nút AV: liều dùng tương tự trên chó. b) suyễn: 0.2 mg trong 100ml D5W, tiêm tĩnh mạch hoặc 0.004-0.006mg, tiêm bắp. Ngựa: điều trị giãn phế quản trong thời gian ngắn: 0.2mg trong 50 ml dung dịch muối và truyền tĩnh mạch 0.4?g/kg. Cần có dụng cụ theo dõi nhịp tim liên tục và ngưng dùng thuốc nếu nhịp tim tăng gấp đôi bình thường. 2.4.3. Thuốc liệt giao cảm Là thuốc có tác dụng phong bế hiệu quả của dây thần kinh giao cảm, hay nói cách khác là phong bế tác động kiểu adrenaline. Tác dụng: dãn mạch - hạ huyết áp. Các loại thuốc liệt giao cảm ít được ứng dụng trong thú y. (1) Phentolamin Dược động học Thuốc được hấp thu qua đường dạ dày ruột, bài thải rất nhanh qua thận. Khi dùng đường uống, thuốc không đạt được nồng độ tối đa trong máu do vậy kết quả điều trị không cao. Do đó thuốc chỉ được dùng đường ngoại tiêu hóa. Dược lực học Phentolamin phong bế receptor ?1 và ?2. Receptor ?1 tìm thấy ở phía sau synapse trên các cơ quan đáp ứng kích thích, đáp ứng gián tiếp bao gồm co mạch và giãn đồng tử. Khi chúng bị phong bế, sẽ xảy ra tác dụng ngược lại. Receptor ?2 tìm thấy chủ yếu ở phía trước synapse tại điểm cuối cùng của dây thần kinh adrenergic. Sự kích thích receptor ?2 làm ức chế giải phóng norepinephrine từ thần kinh đã được hoạt hóa. Do bởi tính phong bế các receptor nên phentolamine tăng giải phóng norepinephrine. Tác động trên tim mạch: do phentolamin phong bế tác động của các receptor, kích thích giải phóng norepinephrine và epinephrine gây dãn các tiểu động mạch, huyết áp cũng như đề kháng tổng số ở ngoại biên giảm thấp. Mức độ suy giảm huyết áp nhiều hay ít tùy thuộc vào cường độ (tone) của dây thần kinh giao cảm khi cấp thuốc. Bình thường, ở tư thế nằm nghiêng (người), cường độ giao cảm thấp, huyết áp giảm rất ít. Khi cường độ giao cảm cao, ví dụ ở tư thế đứng, kết hợp dùng chất co mạch liều cao (kích thích receptor ?), huyết áp sẽ giảm rất nhiều. Khả năng làm giảm huyết áp của phentolamine rất có hiệu quả khi bệnh nhân ở tư thế đứng. Tư thế đứng làm cho bệnh nhân khởi động các phản ứng một cách nhanh chóng từ đó giúp hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch để ngăn máu từ khối chung (pooling) của cơ thể xuống chân. 78
- Khi có mặt phentolamine, dây thần kinh giao cảm được hoạt hóa nhưng các mạch máu không thể co lại bởi vì các receptor ? của thần kinh giao cảm đã bị phong bế. Máu từ khối chung xuống chân, huyết áp giảm một cách nhanh chóng và làm giảm lưu lượng máu ở não. Khi điều này xảy ra, bệnh nhân sẽ bị choáng và mê sảng (light-headed) và ngất xỉu. Điều này cũng giống như tác động làm giảm huyết áp khi cơ thể giữ tư thế đứng mà không di chuyển trong thời gian dài. Tác động gián tiếp trên tim: phentolamin không ảnh hưởng một cách trực tiếp đến những mặt chính của chức năng tim; đó là vai trò của receptor ?1. Tuy nhiên, do bởi phentolamine làm cho huyết áp thấp hơn bình thường làm hoạt hóa phản ứng của cơ quan nhận cảm áp (baroreceptor) và dây thần kinh giao cảm hoạt động; gián tiếp làm tăng nhịp tim và co cơ tim. Phentolamine phong bế hoạt động của receptor ? phía trước (?2) ngăn cản sinh lý “ức chế phản hồi” (feedback inhibition) giải phóng norepinephrine. Khi số lượng norepinephrine tăng lên làm tăng kích thích cơ tim. Tác động khác: những tác động trực tiếp khác của phentolamine được tạo ra do bởi sự phong bế receptor ?,bao gồm hẹp đồng tử, tăng chảy nước mắt, tăng tiết acid dịch vị và tăng nhu động ruột. Tất cả những tác động trên cho thấy phentolamine cạnh tranh hoạt động đối giao cảm trên cơ quan đích. Phong bế receptor ? cũng làm giảm sự xuất tinh. Chỉ định lâm sàng/đường cấp Phentolamine được dùng chủ yếu để tác động đến mạch máu; hạn chế tăng ở phần u lõi thượng thận (pheochromocytoma), điều trị thoát mạch do bởi chất gây co mạch (norepinephrine). Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch là đường cấp thông dụng nhất, tiêm bắp gây đau. Phentolamine chỉ tiêm dưới da để ngăn ngừa sự thoát mạch do các chất gây co mạch. Tác dụng phụ/bất lợi/ chống chỉ định Tác dụng phụ trên tim mạch: phentolamine cũng như các chất phong bế receptor ? đều gây tác dụng phụ nghiêm trọng đến tim mạch. Gây giảm huyết áp ở tư thế đứng ngay cả ở liều thông thường. Liều cao gây giảm huyết áp và tăng nhịp tim. Thuốc phong bế receptor ? có khả năng giảm huyết áp nhiều hơn các nhóm thuốc khác. Giảm huyết áp có thể gây thiếu máu cục bộ cơ tim có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh ở động mạch vành. Phentolamine chống chỉ định đối với bệnh nhân đã trải qua một lần đột quỵ. Có thể xảy ra tổn thương não do bởi tăng huyết áp tăng quá mức, tuy nhiên huyết áp giảm cũng gây nguy hiểm, giảm lưu lượng máu ở não va tăng nhồi máu não. Tương tác thuốc Phentolamine kết hợp với các thuốc chống cao huyết áp khác hoặc alcohol sẽ huyết áp giảm thấp hơn hoặc làm tăng nhịp tim khi kết hợp với chất chủ vận kích thích thần kinh giao cảm tác động receptor ? (epinephrine và các chất gây dãn phế quản). 79
- Quá liều/ độc tính Quá liều các thuốc phong bế receptor ? có thể gây giảm huyết áp nghiêm trọng và phản xạ kích thích tim dẫn đến shock, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim. Điều trị bằng cách dùng phenylephrin hoặc methoxamine, norepinephrine. (2) Phenoxybenzamine HCl Cấu trúc hoá học C18H22ClNO Tính chất hóa học Là chất phong bế receptor ?, phenoxybenzamine có màu trắng, không mùi, dạng bột tinh thể, nhiệt độ tan chảy là136-141oC, pKa = 4.4, hòa tan trong nước (40mg/ml) và alcohol (167mg/ml). Dược lực học Phenoxybenzamine phong bế receptor ? không cạnh tranh tuần hoàn (circulating) epinephrine và norepinephrine. Tác động của phenoxybenzamine được mô tả như là “chất hóa học cắt dây thần kinh giao cảm” (chemical sympathectomy). Không tác động đến receptor ? hoặc thần kinh đối giao cảm. Phenoxybenzamine làm tăng lưu lượng máu đến da, lưu lượng máu ở não hệ xương chưa được biết. Phenoxybenzamine cũng làm ức chế dãn đồng tử, co mi mắt và co màng nháy (loài cầm). Chỉ định/sử dụng Phenoxybenzamine được sử dụng trên chủ yếu trên thú nhỏ (chó, mèo) để điều trị chứng tăng trương lực cơ vòng bàng quang, điều chỉnh trạng thái hoạt động của cơ vòng. Phenoxybenzamine được kết hợp để điều trị cao huyết áp trước khi giải phẫu u lõi thượng thận (pheochromocytoma) hoặc kết hợp điều trị nhiễm độc nội sinh. Ở ngựa, Phenoxybenzamine được dùng để điều trị viêm móng ở giai đoạn đầu và xử lý chế tiết tiêu chảy. Dược động học Thông tin về dược động học của thuốc này trong thú y chưa được rõ. Ở người, Phenoxybenzamine được hấp thu rất khác nhau từ đường tiêu hóa với giá trị sinh học từ 20- 30%.Khởi đầu tác động của Phenoxybenzamine rất chậm (vài giờ) và tăng dần ở vài ngày sau đó. Hiệu quả kéo dài 3-4 ngày mặc dù không tiếp tục cấp thuốc. 80
- Phenoxybenzamine rất hòa tan trong lipid và có thể tích lũy trong mô mỡ của cơ thể. Phenoxybenzamine có qua nhau và sữa mẹ hay không thì chưa được biết. Thời gian bán hủy của thuốc khoảng 24 giờ. Thuốc được chuyển hóa và bài thải qua nước tiểu và qua mật. Chống chỉ định Phenoxybenzamine chống chỉ định trên ngựa có dấu hiệu đau bụng (colic) và bệnh nhân có dấu hiệu giảm huyết áp. Theo Labato (1988), không dùng Phenoxybenzamine cho chó bị tăng nhãn áp hoặc tiểu đường. Phenoxybenzamine được sử dụng chú ý đối với bệnh nhân bị suy tim hoặc các bệnh tim khác do bởi Phenoxybenzamine có thể làm tim đập nhanh; có thể gây hư hại thận hoặc xơ cứng động mạch vành/não. Bất lợi/cảnh báo Phenoxybenzamine phong bế receptor ? gây ra các tác động bất lợi, bao gồm: giảm huyết áp, tăng huyết áp, hẹp đồng tử, tăng áp lực bên trong mắt (intraocular), tim đập nhanh, ức chế sự xuất tinh, xung huyết xoang mũi, suy nhược, choáng váng và ảnh hưởng dạ dày ruột (buồn nôn, ói mửa) và có thể gây táo bón ở ngựa. Quá liều Dấu hiệu quá liều bao gồm: choáng váng, ngất, tim đập nhanh, ói mửa, gây chết hoặc shock. Rửa dạ dày là cách điều trị tốt nhất. Cần dùng thuốc để điều trị giảm huyết áp. Epinephrine được chống chỉ định và hầu hết các thuốc gây co mạch khác cũng không có hiệu quả để thay đổi hoàn toàn tác động phong bế receptor ?. Nếu các triệu chứng trên xảy ra ở mức độ nghiêm trọng có thể dùng norepinephrine (levarterenol) tiêm tĩnh mạch. Tương tác thuốc Phenoxybenzamine đối vận hiệu quả của các thuốc kích thích thần kinh giao cảm (receptor ?) (phenylephrine). Nếu kếp hợp với thuốc có tác động trên cả 2 receptor ?, ? (epinephrine) sẽ làm giảm huyết áp nghiêm trọng, dãn mạch, tim đập nhanh. Liều dùng Chó Điều trị mất phản xạ: a) 5-15mg, PO 1lần/ngày b) liều đầu 10mg, PO 1lần/ngày; nếu chóù không đáp ứng với thuốc sau 4 ngày thì có thể tăng liều 10mg,PO mỗi liều cách nhau 12 giờ. Nếu sau 4 ngày nữa mà vẫn không đáp ứng với thuốc thì tăng liều lên 10mg, PO mỗi liều cách nhau 8 giờ. Điều trị tăng áp trước khi giải phẫu u lõi thượng thận: a) 0.2-1.5mg/kg, PO khoảng 14 ngày trước khi giải phẫu. Dùng liều thấp và tăng dần cho đến khi 81
- huyết áp giảm như mong muốn. Propranolol có thể được kết hợp để điều chỉnh loạn nhịp tim và tăng huyết áp (0.15-0.5mg/kg, PO). Chất phong bế receptor ? có thể được kết hợp với phenoxybenzamine trong trường huyết áp tăng nghiêm trọng. Mèo: điều trị mất phản xạ: 0.5mg/kg, PO 1lần/ngày. Ngựa: a) 0.66mg/kh trong 500 ml nước muối, IV. b) 1.2mg/kg, PO. c) 200-600mg, mỗi liều cách nhau 12 giờ để điều trị tiêu chảy nhiều nước. (3) Propranolol HCl Cấu trúc hoá học C16H21NO2 Tính chất hóa học Là thuốc ức chế không đặc trưng receptor ?-adrenergic, Propranolol HCl có vị đắng, không mùi, màu trắng, dạng bột, pKa = 9.45, nhiệt độ tan chảy khoảng 161oC, hòa tan trong nước và alcohol (1g/20ml). Ở pH 4-5, dung dịch propranolol sẽ phát huỳnh quang. Bảo quản/ tính ổn định/tính tương hợp Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng (15-30oC) và tránh ánh sáng. Dung dịch propranolol sẽ bị phân hủy nhanh chóng ở pH kiềm. Dung dịch tiêm propranolol có thể tương hợp với D5W, 0.9% sodium chloride, lactated Ringer’s, dobutamin HCl, verapamil HCl và benzquinamide HCl. Dược lực học Propranolol phong bế cả receptor ?1 và?2- adrenergic trên cơ tim, phế quản, cơ trơn mạch máu. Propranolol không có bản chất hoạt động kích thích thần kinh giao cảm. Ngoài ra, Propranolol giữ được tính ổn định màng (giống như quinidine) ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động tim và dẫn đến suy tim. Tác dụng thứ yếu của Propranolol trên tim mạch bao gồm: giảm nhịp tim, giảm tính truyền của nút AV, giảm công suất hoạt động tim, giảm nhu cầu O2 của cơ tim, giảm lưu lượng máu đến thận và gan, giảm huyết áp, ức chế hiệu quả kích thích tim đập nhanh của isoproterenol. Ảnh hưởng điện sinh lý học (electrophysiologic) trên tim bao gồm: giảm tính tự động, không ảnh hưởng đến tốc độ dẫn truyền. 82
- Ngoài ra, còn có hiệu quả làm tăng sức đề kháng đường hô hấp (đặc biệt là bệnh nhân bị thắt phế quản), ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, tăng hoạt động tử cung, giảm kết tập tiểu cầu, tăng tuần hoàn bạch cầu ưa acid. Dược động học Propranolol rất hòa tan trong lipid và qua hàng rào máu não một cách nhanh chóng. Thể tích phân phối 3.3-11L/kg ở chó. Propranolol qua được nhau thai và vào sữa nhưng với lượng nhỏ. Ở người, khoảng 90% Propranolol liên kết với protein huyết tương. Propranolol chuyển hóa phần lớn ở gan. Chất chuyển hóa hoạt động, 4-hyroxypropranolol, được đồng hóa sau khi dùng qua đường uống. Khoảng 1% liều được bài thải không bị biến đổi trong nước tiểu. Thời gian bán hủy của thuốc trên chó 0.77-2 giờ. Sử dụng/chỉ định Trong thú y, Propranolol được dùng để chữa trị chứng loạn nhịp tim, Propranolol cải thiện bệnh lý trên cơ tim (hypertrophic), điều trị chứng cao huyết áp, điều trị các dấu hiệu kết hợp giữa u lõi thượng thận và bệnh năng tuyến giáp (thyrotoxicosis). Propranolol được hấp thu tốt qua đường uống, chuyển hóa bước đầu ở gan làm giảm giá trị sinh học của thuốc khoảng 2-27% ở chó. Chống chỉ định/chú ý Propranolol chống chỉ định đối với bệnh nhân nhạy cảm với nhóm thuốc này, phong bế tim nhiều hơn 1 độ, bệnh tim, tim đập chậm, co khí quản. Propranolol cũng chống chỉ định đối với bệnh nhân giảm glucose huyết. Propranolol có thể gây tăng hoặc giảm glucose huyết, do đó nên chú ý khi sử dụng cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Propranolol có thể che giấu các dấu hiệu của bệnh năng tuyến giáp nhưng trên lâm sàng propranolol được sử dụng để điều trị các dấu hiệu của bệnh này. Propranolol sử dụng chú ý với thuốc trợ tim hoặc những bệnh nhân bị nhiễm độc thuốc trợ tim gây tim đập chậm đến mức nguy hiểm. Bất lợi/cảnh báo Bất lợi thường xảy ra ở bệnh nhân già yếu, bệnh mất bù (decompensating) tim cấp tính. Bất lợi lâm sàng bao gồm: tim đập chậm, gây chết, suy nhược, giảm tính dẫn truyền của nút AV, giảm huyết áp, giảm đường huyết, co phế quản. Bất tỉnh và tiêu chảy thường thấy trên chó. Thuốc có thể gây nghiện nếu dùng lâu dài. Quá liều Quá liều thường gây giảm huyết áp hoặc tim đập chậm. Những dấu hiệu khác bao gồm: co giật, co thắt phế quản, giảm đường huyết, suy hô hấp, phù phổi, loạn nhịp khác ( đặc biệt phong bế 83
- nút AV) hoặc suy tim. Rữa dạ dày kết hợp dùng than hoạt tính để giải độc quá liều. Bổ sung chất điện giãi, glucose, máy theo dõi nhịp tim, nhịp hô hấp, huyết áp (nếu có thể). Dùng các dịch truyền hoặc các thuốc làm tăng huyết áp để điều trị giảm huyết áp. Dùng atropin để điều trị tim đập chậm. Nếu atropin không có hiệu quả, thay thế bằng isoproterenol. Nên dùng máy điều hòa nhịp để kết hợp điều trị. Dùng thuốc trợ tim glycosides, thuốc lợi tiểu và cung cấp O2, nếu cần thiết có thể tiêm tĩnh mạch aminophylline. Glucagon (5-10mg, IV) có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp; hạn chế ảnh hưởng gây suy tim của propranolol. Điều trị co giật có thể dùng diazepam, IV. Tương tác thuốc Propranolol có thể phong bế hoạt động của các thuốc kích thích thần kinh giao cảm (epinephrine, phenylpropranolamine). kết hợp với thuốc tê (anesthetic agents) gây suy tim (cơ tim). Phenothiazines phối hợp với Propranolol làm giảm huyết áp nghiêm trọng. Thyroides hormone có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc phong bế receptor ?. Cần giảm liều Propranolol khi đã điều trị khởi đầu với methimazole hoặc propylthiouracil. Cimethidin làm giảm chuyển hóa proranolol do vậy làm tăng lượng proranolol trong máu. Furosemide và hydralazine làm tăng hiệu quả của proranolol. Tác dụng của tubocurarine và succinylcholine có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của proranolol. Gây cảm ứng các enzyme ở gan bằng phenobarbital, rifambin hay phenytoin có thể tăng chuyển hóa proranolol. Proranolol có thể kéo dài tác dụng làm giảm đường huyết của insulin. Hiệu quả của theophylline (giãn phế quản) có thể ngăn chặn bởi Proranolol. Nên chú ý khi phối hợp các thuốc phong bế receptor ? với thuốc phong bế kênh Ca (calcium channel blockers). Liều dùng Chó a) 0.02-0.06 mg/kg, IV, tiêm chậm. 0.2-1mg/kg, PO. b) Loạn nhịp tim: chó nhỏ 2.5-20mg, PO, mỗi liều cách nhau 8-12 giờ. Chó trung bình, lớn: 10-40mg, PO. Chó lớn hơn:40-80mg, PO, mỗi liều cách nhau 8-12 giờ. c) Giảm huyết áp: 2.5-10mg, PO. Mèo a) 0.04mg/kg, IV. b) Giảm huyết áp: 2.5-10mg, PO. c) Cường năng tuyến giáp: 2.5mg, PO. d) Loạn nhịp tim: 2.5 mg, PO, mỗi liều cách nhau 12-24 giờ. Ngựa a) 0.1-0.3 mg/kg, IV, 2 lần/ngày. b) Đường uống: ngày thứ 1&2:175mg; ngày 3&4: 275mg; ngày 5&6: 350mg. Tiêm tĩnh mạch ngày thứ 1&2: 25mg; ngày 3&4: 50mg; ngày 5&6: 75mg. 84
- 85
- (4) Atenolol Cấu trúc hoá học Tính chất hóa học Là thuốc phong bế ?-adrenergic. Atenolol có màu trắng, dạng bột tinh thể. Ở 37oC, 26.5mg Atenolol hòa tan trong 1 ml nước. . Dược lực học Atenolol là thuốc đặc trưng phong bế tương đối receptor ?1. Ở liều cao, Atenolol sẽ mất tính phong bế ?1 mà sẽ xảy ra phong bế ?2. Atenolol không có bản chất kích thích thần kinh giao cảm như pindolol và cũng không có hoạt tính ổn định màng giống như pindolol hay propranolol. Tác động thứ cấp của atenolol trên tim mạch bao gồm: giảm nhịp tim, dẫn truyền AV giảm, giảm nhu cầu oxy cho cơ tim, giảm huyết áp, hạn chế tăng nhịp tim do isoproterenol. Sử dụng/chỉ định Do bởi tương đối an toàn để sử dụng cho thú bị liệt phế quản, altenolol thường được chọn hơn propranolol. Có hiệu quả đối với loạn nhịp trên tâm thất, tâm thất co bóp sớm, tăng huyết áp và điều trị triển dưỡng (hypertrophic) trên cơ tim ở mèo. Dược động học Ở người, chỉ khoảng 50-60% liều uống được hấp thu. Tuy nhiên thuốc hấp thu rất nhanh. Điểm đặc trưng là thuốc liên kết rất thấp với protein huyết tương và phân phối tốt đến hầu hết các mô. Altenolol ít hòa tan trong lipid và không giống với propranolol, chỉ một lượng nhỏ atenolol được phân phối vào hệ thần kinh trung ương, Altenolol qua nhau thai và nồng độ thuốc trong sữa cao hơn các nơi khác tìm thấy trong huyết tương. Biến đổi sinh học của Altenolol ở gan rất thấp; khoảng 40-50% Altenolol bài thải còn hoạt tính trong nước tiểu và phần còn lại chủ yếu được bài thải qua phân (dạng còn hoạt tính, thuốc không được hấp thu). Thời gian bài thải của thuốc ở chó là 3.2 giờ. Chống chỉ định/ chú ý/ an toàn cho thú sinh sản Thú bị suy tim, thú nhạy cảm với thuốc trong nhóm này, phong bế tim lớn hơn 1 độ, tim đập chậm. các thuốc phong bế không đặc trưng receptor ? còn chống chỉ định cho bệnh nhân bị tác dụng phụ (loạn nhịp tim) khi dùng các thuốc này để điều trị suy tim. Chống chỉ định tương đối đối với 86
- bệnh nhân bị liệt phế quản phổi, bệnh thận, giảm chức năng của các nút dẫn truyền. Ở liều cao, Altenolol có thể che giấu các dấu hiệu liên kết với giảm đường huyết. Nó cũng có thể gây giảm đường huyết hoặc tăng đường huyết và do đó cần chú ý khi sử dụng cho bệnh nhân bị tiểu đường. Altenolol có thể gây nhiễm độc tuyến giáp nhưng trên lâm sàng Altenolol thường được dùng để điều trị tình trạng này. Bất lợi/cảnh báo Bất lợi thường xảy ra ở thú già yếu hoặc bệnh gây mất bù (decompensating) nhịp tim cấp tính. Bất lợi thể hiện trên lâm sàng bao gồm: giảm nhịp tim, gây chết, suy nhược, suy yếu dẫn truyền AV, giảm huyết áp, giảm đường huyết, co phế quản (ít hơn các thuốc phong bế ?1 khác). Bất tỉnh và tiêu chảy thường thấy ở chó. Thuốc có thể gây nghiện khi dùng lâu dài. Quá liều Dấu hiệu quá liều: giảm huyết áp, tim đập chậm, liệt phế quản, suy tim và giảm đường huyết. Nếu uống quá liều, rửa dạ dày kết hợp với than hoạt tính để giải độc. Kiểm tra huyết áp, đường huyết. Điều trị các ảnh hưởng trên tim mạch. Sử dụng dịch truyền và các chất làm tăng huyết áp để điều trị giảm huyết áp. Dùng atropin để điều trị tim đập chậm. Nếu atropin không có hiệu quả, có thể dùng isoproterenol nhưng thận trọng. Suy tim có thể dùng thuốc trợ tim glycosides. Glucagon có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. Tương tác thuốc Altenolol có thể phong bế tác dụng của các thuốc kích thích thần kinh giao cảm (metaproterenol, terbutaline, epinephrine, phenylpropanolamine…) và ngược lại các thuốc này cũng làm giảm hiệu lực của altenolol. Phenothiazines kết hợp với Altenolol có thể làm giảm huyết áp nghiêm trọng. Furosemic và hydralazine hoặc các thuốc gây giảm huyết áp có thể tăng ảnh hưởng làm giảm huyết áp của Altenolol. Altenolol có thể kéo dài hiệu quả điều trị giảm đường huyết của insulin. Sử dụng đồng thời các thuốc phong bế receptor ? với các thuốc phong bế kênh Ca nên chú ý đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh trên cơ tim hoặc suy tim. Liều dùng Chó: Loạn nhịp tim, giảm huyết áp, nhồi máu cơ tim: a) 12.5-50mg, 1 hoặc 2 lần/ngày. b) 0.25-1 mg/kg, PO. Mỗi liều cách nhau 12-24 giờ. c) 6.25-25 mg, mỗi liều cách nhau 12 giờ. e) Điều trị tăng huyết áp: 2mg/kg, 1lần/ngày. 87
- Mèo: a) Điều trị cao huyết áp: 2mg/kg, 1lần/ngày. b) Loạn nhịp tim, giảm huyết áp, nhồi máu cơ tim: 6.25-12.5mg, PO, 1 lần/ngày. 2.4.4. Thuốc kích thích phó giao cảm (1) Pilocarpin Nitrate Cấu trúc hóa học C11H16N2O2 Tác động dược lực Trên mắt: dùng tại chổ gây co đồng tử, co cơ điều tiết, tăng tạm thời nhãn áp sau đó giảm nhãn áp kéo dài. Sự thu hẹp đồng tử kéo dài vài giờ đến một ngày, còn tác động trên sự điều tiết chấm dứt sau 2 giờ. Trên cơ trơn: co cơ khí quản gây hen suyễn, tăng trương lực và vận động của cơ trơn tiêu hóa, ống dẫn tiểu, bàng quang, túi mật và ống dẫn mật. Trên tuyến ngoại tiết: kích thích sự chảy nước bọt, nước mắt, dịch tụy, dịch vị và dịch nhày đường hô hấp. Trên tim mạch: tác động trên tim mạch chưa được giải thích thỏa đáng. 0.1mg/kg, IV làm giảm huyết áp ngăn ngủi. Nếu dùng trước một liều thích hợp chất ức chế nicotin thì pilocarbin gây tăng huyết áp rõ rệt. Tác dụng này bị ức chế bởi atropin. Trên thần kinh trung ương: tiêm tĩnh mạch liều nhỏ gây trạng thái thức tỉnh giống như khi tiêm acetylcholin hoặc kích thích cấu trúc lưới. Tác dụng Kích thích bài tiết nước bọt, mồ hôi. Kích thích tăng trương lực dạ dày – ruột. Dùng trị bệnh chướng hơi, không tiêu, liệt dạ cỏ, tắt dạ lá sách. Liều dùng: tiêm dưới da Ngựa: 100 - 200 mg 88
- Bò: 200 - 400 mg Kích thích nhai lại, ợ hơi: 50 - 60 mg Heo: 2 - 50 mg Chó: 5 - 20 mg Mèo: 1 - 3 mg Độc tính Gây khó thở do co cơ khí quản Gây ngừng tim Tiêu chảy - đau bụng dữ dội Giải độc bằng thuốc đối kháng Atropin cho từng liều nhỏ. (2) Acetylcholine (ACh) Cấu trúc hoá học Dược động học Phân tử acetate và choline là thành phần cấu tạo nên phân tử Ach được nối với nhau bằng một nối ester. Nối ester này dễ dàng bị phá hủy bởi quá trình thủy phân. Khi dùng qua đường uống, ACh bị thủy phân bởi acid dạ dày và hầu như thuốc không được hấp thu. Điều này xảy ra với tất cả các thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm ngoại trừ bethanechol. Khi dùng đường ngoại tiêu hóa, ACh bị thủy phân ngay lập tức bởi enzyme actylcholinesterase (AChE), enzyme này có rất nhiều trong máu. AchE không chuyển hóa tốt các ester khác giống như ACh, vì vậy nó còn được gọi là cholinesterase. Cần dùng liều rất cao để ACh vượt qua sự phân hủy của AChE. Các thuốc kích thích thần kinh giao cảm khác được chuyển hóa bởi các enzyme khác trong huyết tương được gọi là nonspecific cholinesterase hay pseudocholinesterase. Nhìn chung, chúng bị bất hoạt chậm hơn và cho phép chúng tạo ra các tác động dược lực hữu ích. Dược lực học ACh được giải phóng từ hậu hạch thần kinh phó giao cảm, đáp ứng kết quả tương tác hóa học với receptor muscarinic. Tuy nhiên, loại đáp ứng xảy ra tùy thuộc vào vị trí của receptor. Một vài đáp ứng được mô tả như là liệu pháp kích thích hoặc kích thích. Chẳng hạn như, tuyến được 89
- kích thích để tiết nhiều hơn hoặc co cơ phế quản. Những đáp ứng trên các cơ quan được xem là sự ức chế bao gồm: chậm nhịp tim, giãn cơ trơn tiểu động mạch. Trong nhiều trường hợp, cả đáp ứng kích thích và ức chế có thể xảy ra ở những phần khác nhau của cùng một cơ quan. Ví dụ, đáp ứng của một loại thuốc kích thích thần kinh giao cảm, co một vài cơ ở bàng quang và ruột nhưng các cơ khác thì giãn ra. Tất cả những đáp ứng trên sẽ bị phong bế bởi atropin. Tác động trên mắt: ACh gây co cơ vòng móng mắt, đồng tử trở nên nhỏ hơn. Điều này gọi là tình trạng thu hẹp đồng tử. Hiệu quả của những liều cao thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm vượt qua ảnh hưởng của kích thích thần kinh giao cảm sẽ gây giãn đồng tử và có thể nhìn rõ hơn. ACh gây co cơ thể mi ở mắt và điều chỉnh hình dạng của thủy tinh thể. Co cơ thể mi làm cho đồng tử lớn hơn (fatter) do vậy mắt chỉ nhìn thấy những điểm ở gần. Tác động trên tim mạch: ACh tác động trực tiếp gây giãn cơ trơn tiểu động mạch, gây giãn mạch. Điều này chỉ xảy ra ở vị trí mà có sự khác biệt giữa tác động do kích thích phó giao cảm tự nhiên và kích thích phó giao cảm được tạo ra do thuốc. Các tiểu động mạch không bị kích thích bởi hệ thần kinh phó giao cảm và vì vậy nó sẽ mở rộng đáp ứng khi kích thích thần kinh. Huyết áp sẽ không giảm nhiều ở liều thông thường bởi vì phản ứng của cơ quan nhận cảm áp được giảm xuống, dẫn đến tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, bao gồm co mạch để chống giảm huyết áp. Nên dùng liều rất cao để huyết áp giảm xuống một cách đáng kể. Acetylcholine được giải phóng từ thần kinh phó giao cảm tác động trên tim, thần kinh phế vị, tác động trực tiếp làm giảm nhịp tim. Tuy nhiên, khi dùng liều thấp ACh hoặc các thuốc kích thích phó giao cảm khác thì có thể làm tăng nhẹ nhịp tim. Sự tăng nhịp tim chỉ có thể được trung hòa một cách gián tiếp bởi phản ứng của cơ quan nhận cảm áp và hoạt hóa thần kinh giao cảm. Liều cao ACh vượt qua phản ứng của cơ quan nhận cảm áp vì vậy nhịp tim luôn luôn thấp. ACh trực tiếp làm chậm dẫn truyền xung điện qua nút AV, chủ yếu là liên kết điện phối hợp co bóp tâm thất và tâm nhĩ. Liều cao, phong bế một phần hoặc hoàn toàn nút AV và có thể làm ngừng tim. Sử dụng/chỉ định ACh thường được dùng để điều trị tăng nhãn áp và những rối loạn có liên quan đến mắt, bệnh đường tiết niệu. Tác dụng phụ/bất lợi/chống chỉ định Tác dụng phụ thường thấy ở mắt và tim mạch. Tác dụng phụ ở mắt bao gồm: tiết nước mắt quá mức, cận thị do tác động của thuốc trên cơ thể mi, giảm tầm nhìn ở nơi có ánh sáng yếu là kết quả của tình trạng thu hẹp đồng tử. Có thể xảy ra đau đầu. ACh chống chỉ định cho bệnh nhân viêm mống mắt cấp tính, hoặc những phản ứng quá nhạy cảm khác ở mắt. Thuốc kích thích thần kinh phó giao cảm có thể gây giảm huyết áp. Choáng váng và đau đầu 90
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Dược liệu
14 p | 1436 | 338
-
Lý thuyết thiết bị hình ảnh y tế tập 2 part 1
13 p | 129 | 36
-
Giáo trình đại cương về Điệu trị Ung thư - Chương 10
23 p | 153 | 21
-
Giáo trình đại cương về Ung thư - Chương 4
16 p | 123 | 20
-
Tài liệu Giải phẫu và sinh lý học: Phần 1
197 p | 25 | 8
-
HOÈ (Nụ hoa)
6 p | 59 | 5
-
Lý Thuyết Bệnh Học: MẠC CHƯỚNG
5 p | 67 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn