intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu giảng dạy môn Thiết kế và điều hành chương trình du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:60

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu giảng dạy Thiết kế và điều hành chương trình du lịch có nội dung gồm 4 chương: Chương I: thiết kế chương trình du lịch, chương II: định giá chương trình du lịch, chương III: tổ chức xúc tiến và bán chương trình du lịch, chương IV: tổ chức thực hiện chương trình du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu giảng dạy môn Thiết kế và điều hành chương trình du lịch - Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KINH TẾ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TP. Hồ Chí Minh, Năm 2021
  2. MỤC LỤC
  3. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 3 Chương I: THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH Chương này trình bày khái niệm, đặc điểm, phân loại, quy trình thiết kế, yêu cầu thiết kế chương trình du lịch. Thiết kế các chương trình du lịch. I. KHÁI NIỆM CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH (CTDL) Du lịch là ngành mới và chưa được nghiên cứu nhiều do đó chưa có định nghĩa thống nhất về chương trình du lịch (CTDL). Sau đây là một số định nghĩa của 1 số tác giả: Theo Charlers J.Wetelka thì chương trình du lịch được định nghĩa là: “Chương trình du lịch là bất kỳ chuyến đi chơi nào có sắp xếp trước (thường được trả tiền trước) đến 1 hoặc nhiều địa điểm và trở về nơi xuất phát. Thông thường bao gồm sự đi lại, ở, ăn, ngắm cảnh và những thành tố khác” Theo tác giả Gagnon và Ociepka: “Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá trước, khách có thể mua riêng lẻ hoặc mua theo nhóm và có thể dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí” Trong các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về du lịch ở Việt Nam, chương trình du lịch được định nghĩa như sau: “Chương trình du lịch là lịch trình được định nghĩa trước của chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chương trình”. Trong giáo trình “Quản trị kinh doanh lữ hành” của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chương trình du lịch được định nghĩa như sau: “Các chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến đi du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương trình du lịch để thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, tham quan. Mức giá của chuyến đi bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện” Chuyến du lịch (tour), theo qui định của Tổng cục Du lịch là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ bổ sung khác. Chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch (lịch trình từng buổi, từng ngày), các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến
  4. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 4 đi. Nhìn chung, tour gồm các dịch vụ trong lịch trình của khách đã được lên kế hoạch đặt trước và được khách du lịch thanh toán đầy đủ. Từ các định nghĩa trên ta rút ra các đặc trưng của chương trình du lịch như sau: - Chương trình du lịch là một sự hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ đã được sắp đặt trước, làm thỏa mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người. - Phải có ít nhất hai dịch vụ trong chương trình du lịch và việc tiêu dùng được sắp đặt theo một trình tự về không gian và thời gian nhất định. - Giá cả của chương trình du lịch phải là giá gộp các dịch vụ có trong chương trình. - Chương trình du lịch phải được bán trước khi khách tiêu dùng. II. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1. Đặc điểm chương trình du lịch Chương trình du lịch là một sản phẩm đặc biệt, có những đặc điểm cơ bản như sau: - Tính vô hình (intangibility): Chương trình du lịch là một sản phẩm vô hình, du khách không thể nhìn thấy, sờ thấy, hoặc mô tả trước khi họ sử dụng sản phẩm đó. - Tính không đồng nhất (variability): Mỗi lần thực hiện chương trình du lịch là một lần khác biệt, vì để thực hiện phụ thuộc vào rất nhiều yếu như: Tiêu chuẩn của phòng khách sạn, tính hiệu năng của dịch vụ vận chuyển ở sân bay, thái độ của người hướng dẫn… - Tính phụ thuộc vào uy tín của nhà cung cấp: Các dịch vụ có trong chương trình du lịch gắn liền với nhà cung cấp. Cũng dịch vụ đó nếu không phải do nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽ không có sức hấp dẫn đối với du khách. Mặt khác, chất lượng của chương trình du lịch không bảo hành về mặt thời gian không thể hoặc không trả lại dịch vụ vì tính vô hình của chúng. - Tính thời vụ cao (seasonality): Tiêu dùng và sản xuất du lịch phụ thuộc vào nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Chương trình du lịch là sản phẩm dịch vụ mà loại dịch vụ này luôn luôn có thời gian, không gian sản xuất và tiêu dùng là trùng nhau. Vì vậy, có sự tiếp xúc giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Chất lượng của chuyến du lịch chịu sự tác động của yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội cả người sản xuất và cả người tiêu dùng. - Tính dễ bị sao chép (easy to be copied): Vì chương trình kinh doanh du lịch không đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, khoa học hiện đại, dung lượng vốn ban đầu thấp. Chính vì vậy, ta thấy đa số các chương trình du lịch của các công ty gần như giống nhau về các điểm đến, lịch trình, những dịch vụ trong chương trình. - Tính khó bán (hard to sell): Là kết quả của các đặc tính trên, hay nói cách khác, nguyên nhân của tính khó bán chính là do cảm nhận của rủi ro của khách khi mua một
  5. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 5 chương trình du lịch bao gồm: Rủi ro về chức năng sản phẩm, rủi ro về thân thể, rủi ro về tài chính, rủi ro về tâm lý, rủi ro về thời gian và về tâm lý xã hội. 2. Phân loại chương trình du lịch 2.1. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh - CTDL chủ động: Chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình, ấn định ngày thực hiện phù hợp với các công ty lớn có thị trường ổn định - CTDL bị động  Khách đến, đưa ra những yêu cầu cụ thể  Doanh nghiệp xây dựng chương trình  Ít tính mạo hiểm nhưng lượng khách ít - CTDL kết hợp: Doanh nghiệp chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình nhưng ko ấn định ngày thực hiện. Phù hợp với đa số các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2. Căn cứ vào mức giá - CTDL theo mức giá trọn gói  Chương trình bao gồm hầu hết các dịch vụ, hàng hóa trong quá trình thực hiện tour  Số đông các công ty lữ hành xây dựng chương trình loại này - CTDL theo mức giá cơ bản  Chỉ bao gồm các dịch vụ cơ bản (Free & Easy tour)  Phù hợp với khách công vụ, khách trẻ. - CTDL theo mức giá tự chọn  Đáp ứng đúng nhu cầu của từng cá nhân khu du lịch  Phức tạp và tốn kém cho công ty lữ hành 2.3. Căn cứ vào mục đích - CTDL nghỉ ngơi, giải trí (Leisure tours) - CTDL chữa bệnh (Medical tours) - CTDL công vụ MICE - CTDL tôn giáo, tín ngưỡng (Pilgrimage tours) - CTDL sinh thái (Ecotours) - CTDL theo chuyên đề (Thematic tours): Văn hóa, lịch sử, khảo cổ, nhiếp ảnh… 2.4. Căn cứ vào dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc - CTDL trọn gói có người tháp tùng (Escorted tours) - CTDL chỉ có hướng dẫn viên tại điểm đến - CTDL độc lập đầy đủ theo đơn đặt hàng của khách
  6. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 6 - CTDL độc lập tối thiểu theo đơn đặt hàng của khách (giới hạn ở 2 dịch vụ cơ bản) - CTDL tham quan (Excursions): Chương trình trọn gói, trong thời gian ngắn (1- 2 ngày) III. QUY TRÌNH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1. Quy trình chung khi xây dựng chương trình du lịch Chương trình du lịch khi được xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình du lịch. Để đạt được những yêu cầu đó, các chương trình du lịch được xây dựng theo công đoạn chặt chẽ với các bước cơ bản sau đây: Nghiên cứu nhu cầu thị trường (Thị trường khách du lịch, đặc điểm tâm lý khách du lịch, thị trường sản phẩm…) Nghiên cứu khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên du lịch, các nhà cung cấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trường… Xác định khả năng và vị trí của công ty, doanh nghiệp lữ hành. Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch. Xác định mức độ giới hạn cũng như quỹ thời gian và mức giá của chương trình du lịch. Xây dựng lộ trình tuyến tham quan với những điểm du lịch chủ yếu và bắt buộc của chương trình. Lên kế hoạch về phương tiện vận chuyển phù hợp với từng lộ trình tham quan cũng như phương án lưu trú, ăn uống. Chi tiết hóa chương trình với những nội dung, hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm… trên toàn tuyến, hành trình. Xác định giá thành và giá bán của chương trình du lịch. Xây dựng những qui định bắt buộc và cần có của chương trình. Cần lưu ý rằng không phải bất cứ chương trình du lịch nào cũng phải trải qua các bước nêu trên. Nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành khi xây dựng một chương trình du lịch trọn gói có thể bỏ qua một số bước trong số những bước nêu trên. Tuy nhiên, khi xây dựng tour, các nhà làm tour chuyên nghiệp cần thu thập đầy đủ những thông tin cơ bản về cung – cầu du lịch, am hiểu về nhu cầu, thị hiếu, sở thích của từng nhóm thị trường khách, bên cạnh đó có khả năng phát hiện ra những liên kết mới để tạo ra những chương trình du lịch độc đáo trên cơ sở những hiểu biết về tài nguyên du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch. Một chương trình du lịch trọn gói có giá trị phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện về tài nguyên du lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch tại điểm
  7. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 7 đến đó. Vì vậy, để có một chương trình du lịch có giá trị, có khả năng bán cho du khách, những nhà làm tour thường lựa chọn các tài nguyên du lịch có những yếu tố sau: - Giá trị đích thực của tài nguyên, sự nổi tiếng/ độ hấp dẫn của loại tài nguyên đó. Vấn đề cốt lõi của yếu tố này là phải xác định được rằng tài nguyên đó có thể đem lại những giá trị gì cho khách du lịch (giá trị về mặt tinh thần, tri thức, cảm giác…). - Sự phù hợp của tài nguyên với nội dung, mục đích của chương trình du lịch. Những giá trị của tài nguyên du lịch đem lại có đáp ứng những mong đợi của du khách hay không. Khoảng cách để tiếp cận tài nguyên đó cũng như các yếu tố khác có tương ứng với những giới hạn ràng buộc của khách du lịch hay không? - Điều kiện về cơ sở hạ tầng, các điều kiện về hạ tầng kĩ thuật du lịch cũng như vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có tài nguyên có đảm bảo cho việc phục vụ khách hay không? Các chuyên gia xây dựng tour đôi khi sẽ lên một danh sách các tài nguyên du lịch và tiến hành lựa chọn theo nguyên tắc loại trừ trên cơ sở quỹ thời gian, vấn đề tài chính và ý tưởng của chương trình. Ý tưởng của một chương trình du lịch là sự kết hợp cao nhất giữa nhu cầu của khách du lịch và tài nguyên du lịch. Một ý tưởng hay không chỉ tạo ra một chương trình lôi cuốn mà còn góp phần tạo nên một tên gọi dễ nhớ và gắn bó với chương trình đồng thời chính là phương hướng để có được những hình thức du lịch mới, độc đáo. 2. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch Khi xây dựng chương trình du lịch phải chú ý tới một số điểm cơ bản như sau: - Chương trình du lịch phải có tiến độ hợp lí, các hoạt động không nên quá nhiều, gây mệt mỏi cho du khách. Trừ những trường hợp bắt buộc, việc di chuyển phải phù hợp với khả năng chịu đựng về mặt tâm – sinh lí của du khách. Bên cạnh đó, thời gian nghỉ ngơi cần được tổ chức xen kẽ giữa các hoạt động một cách thích hợp, đảm bảo yêu cầu thăm quan nhất là đối với các chương trình du lịch dài ngày. - Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm chán cho du khách. - Chú ý tới các hoạt động đón tiếp đầu tiên và các hoạt động đưa tiễn cuối cùng - hai khâu quan trọng nhất nhằm tạo ra và lưu giữ ấn tượng về chuyến đi cho du khách. - Các hoạt động “team building” hoặc hoạt động tập thể tổ chức vào buổi tối cần thực hiện tốt khâu chuẩn bị và có thời gian hợp lí vì du khách đã có một ngày dài di chuyển và thăm quan, họ muốn được nghỉ ngơi sớm. - Trong những điều kiện cho phép có thể đưa ra các chương trình tự chọn cho du khách. Có nhiều phương pháp để xây dựng và tạo ra các chương trình tự chọn. Trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày hoặc trong chương trình, khách có thể lựa
  8. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 8 chọn một trong các chương trình được tổ chức như thăm quan di tích có liên quan đến một nội dung nào đó trong chương trình nhưng không nằm trong tour được định sẵn, xem biểu diễn văn hóa nghệ thuật, mua sắm (shopping). Nói chung, các chương trình tự chọn thường phát sinh do nhu cầu của du khách, vì vậy bên cạnh việc thỏa mãn khách, cần chú ý tránh ảnh hưởng đến lịch trình chung. - Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời hạn, tài chính… của khách với nội dung và chất lượng của chương trình. Đảm bảo sự hài hòa giữa mục đích kinh doanh với yêu cầu du lịch của du khách. Một chương trình du lịch hoàn chỉnh là khi đọc lên du khách đã có thể cảm nhận được sự lôi cuốn và hấp dẫn, thấy có sự yên tâm khi mọi chi tiết dù là nhỏ nhất của chương trình đã được cân nhắc. 3. Qui trình thiết kế chương trình du lịch trọn gói Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu thị trường - Thời gian rỗi Đây là yếu tố cơ bản quyết định đến việc đi du lịch của du khách. Để tìm cách gia tăng thời gian rỗi của du khách tiềm năng, nhiều chuyên gia kinh tế du lịch đã chia thời gian ngoài giờ làm việc thành các khoảng thời gian có mục đích khác nhau. Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con người sử dụng hợp lý quỹ thời gian và có chế độ lao động đúng đắn. Thời gian rỗi còn được tăng bằng cách giảm thời gian của các công việc ngoài giờ khác như giảm thời gian mua sắm. Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian dành cho du lịch, thể thao và nghỉ ngơi lại nằm trong thời gian nhàn rỗi. Do vậy, du lịch muốn phát triển tốt phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu của thời gian ngoài giờ làm việc. - Khả năng tài chính của du khách Nền kinh tế phát triển sẽ làm cho người dân có mức sống cao, do đó họ có khả năng thanh toán cho các nhu cầu về du lịch trong nước và nước ngoài. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, khách du lịch là người tiêu dùng, ở đó có khá nhiều loại dịch vụ, hàng hóa để du khách mua sắm. Chính vì vậy, thu nhập của người dân là yếu tố quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia du lịch. Thực tế, con người khi muốn đi du lịch, họ không chỉ cần thời gian mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. - Trình độ dân trí Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa chung của dân cư ở một đất nước. Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch của con người ở đó cũng tăng lên. Mặt khác, nếu trình độ văn hóa của cư dân cao thì khi phát triển du lịch, đất nước đó sẽ phục vụ du khách một cách chu đáo và làm hài lòng họ hơn. Ngược lại, chính các hành vi thiếu văn hóa của họ sẽ là nhân tố có thể làm cản trở sự phát triển du lịch.
  9. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 9 Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng - Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là yếu tố đóng vai trò qua trọng trong sự phát triển ngành du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. Tài nguyên du lịch có giá trị cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách. - Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch Sự hiện diện của các cơ quan, tổ chức du lịch là điều kiện cần thiết thể hiện sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch tại nơi họ đến. Các cơ quan, tổ chức du lịch đó sẽ quan tâm đến việc đi lại và đảm bảo phục vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch. Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, thể hiện bởi các trang thiết bị, tiện nghi ở nơi du lịch, cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức du lịch và cơ sở hạ tầng. Các điều kiện về kinh tế liên quan đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch phải kể đến việc cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho các tổ chức du lịch và khách du lịch. Bước 3: Xây dựng mục đích, ý tưởng - Tuyến, điểm của chương trình du lịch thể hiện ngay trong tên của chương trình du lịch, bao gồm một số điểm tài nguyên du lịch có trong chương trình. Thông thường, tuyến du lịch được lập ra căn cứ vào nhiều yếu tố như các điểm, các trung tâm du lịch khác nhau, độ dài thời gian, chặng đường, địa hình, cảnh quan liên quan, điều kiện dịch vụ du lịch. - Mức giá của chương trình du lịch: Mức giá bán áp dụng cho mỗi chương trình du lịch. - Độ dài thời gian của chương trình du lịch là số ngày mà chương trình du lịch đó được thực hiện. Các chương trình du lịch trọn gói thường có độ dài thời gian quy định trước và thường xuất phát vào các ngày nhất định hoặc trong các khoảng thời gian đặc biệt. Độ dài của chương trình du lịch có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tháng. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong tổng chi phí CTDL. - Thời điểm tổ chức chuyến đi du lịch là một thời điểm hay một ngày cụ thể mà chương trình du lịch được bắt đầu tổ chức thực hiện hoặc một khoảng thời gian nhất định được dự tính tổ chức thực hiện. Bước 4: Xây dựng tuyến hành trình cơ bản Xây dựng các tuyến điểm du lịch cơ bản để xác định lịch trình của CTDL, các điểm bắt buộc trong chương trình. Bước 5: Xây dựng phương án vận chuyển Bước 6: Xây dựng phương án lưu trú ăn uống
  10. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 10 Khi xây dựng các dịch vụ ở bước 5 và 6 cần lưu ý: Thời gian nhàn rỗi có liên quan đến độ dài thời gian của các CTDL Thời điểm tổ chức chuyến đi có liên quan đến thời điểm nghỉ ngơi thích hợp của du khách. Mục đích đi du lịch của du khách có ảnh hưởng đến việc xây dựng tuyến điểm trong một CTDL. Mức giá của một CTDL có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của du khách. Phương tiện vận chuyển, lưu trú trong một CTDL chịu tác động về yêu cầu chất lượng phục vụ khách du lịch. Lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm du lịch Bước 7: Chi tiết hóa chương trình du lịch Sau khi xây dựng chương trình khung, các công ty lữ hành phải tiến hành xây dựng các chương trình chi tiết: Chi tiết hóa các điểm du lịch, thời gian cụ thể, các dịch vụ, giá bán… Bước 8: Tính giá thành, giá bán Tính giá thành và giá bán cho chương trình trọn gói hoặc theo yêu cầu của khách. Bước 9: Xây dựng các quy định Các quy định về giờ giấc, các lưu ý khi thực hiện chương trình, những yêu cầu. Bước 10: Hoàn chỉnh chương trình du lịch Hoàn thiện chương trình du lịch để giới thiệu hoặc bán cho khách. IV. YÊU CẦU CỦA THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1. Yêu cầu khi thiết kế chương trình du lịch - Sản phẩm chương trình du lịch phải đáp ứng nhu cầu khách du lịch (về: Sở thích, tài chính, thời gian và kỳ vọng…). - Sản phẩm chương trình du lịch phải đảm bảo được thực hiện tốt (khả thi). - Doanh nghiệp lữ hành phải đảm bảo thực hiện được dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất. - Khách hàng có khả năng thanh toán. - Thời gian tham quan, tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên và khí hậu trong lành tại điểm đến. - Thời gian giải trí, nghỉ ngơi. - Cảm nhận được nét văn hóa đặc trưng và thưởng thức đặc sản của từng địa phương. - Sản phẩm chương trình du lịch phải thể hiện khả năng, thương hiệu của doanh nghiệp. - Sản phẩm chương trình du lịch phải có tính cạnh tranh cao.
  11. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 11 - Sản phẩm chương trình du lịch phải nâng cao nhận thức của du khách về du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa và thiên nhiên. 2. Thiết kế chương trình du lịch 2.1. Nghiên cứu nhu cầu thị trường khách 2.1.1. Các hình thức nghiên cứu chính - Dữ liệu thứ cấp - Chuyến du lịch tìm hiểu, làm quen (Famtrip) - Điều tra trực tiếp: phỏng vấn, phiếu khảo sát 2.1.2. Nhân tố quyết định nội dung tiêu dùng du lịch - Động cơ, mục đích chuyến du lịch - Khả năng thanh toán - Thời gian nhàn rỗi - Thói quen tiêu dùng, thị hiếu, yêu cầu về chất lượng 2.2. Nghiên cứu khả năng đáp ứng của nhà cung cấp 2.2.1. Điểm du lịch - Giá trị đích thực của tài nguyên du lịch - Sự phù hợp của giá trị tài nguyên với mục đích của CTDL - Cơ sở vật chất hạ tầng, điều kiện an ninh, chính trị, văn hóa – xã hội của điểm đến. 2.2.1. Khả năng của công ty lữ hành CTDL phải phù hợp với nguồn lực (nhân lực và vật lực) cũng như khả năng của doanh nghiệp. Nhân viên thiết kế phải căn cứ vào năng lực phục vụ của doanh nghiệp nghĩa là: • Năng lực doanh nghiệp tới đâu thì lựa chọn quy mô, cấp độ, nội dung của chương trình du lịch phải phù hợp đến đó. • Tránh 2 tình huống thiết kế quá cao hay quá thấp so với năng lực doanh nghiệp, sẽ dẫn đến kinh doanh không hiệu quả. Năng lực phục vụ của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Tiềm lực tài chính: Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ thực hiện những dịch vụ tốt hơn. • Những kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch 2.2.2. Khả năng cung ứng dịch vụ vận chuyển Xác định khoảng cách di chuyển, xác định địa hình để lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp, xác định điểm dừng chân trên tuyến hành trình, chú ý độ đốc, tính tiện lợi, độ an toàn, mức giá của phương tiện vận chuyển. 2.2.3. Khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú - Thứ hạng khách sạn
  12. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 12 - Chất lượng phục vụ, mức giá - Mối quan hệ với công ty lữ hành - Khả năng sẵn sàng đón khách 2.2.4. Khả năng cung ứng dịch vụ ăn uống - Vị trí, phong cách nhà hàng - Chất lượng món ăn - Chất lượng phục vụ 2.2.5. Khả năng cung ứng dịch vụ mua sắm, giải trí - Địa điểm mua sắm, chủng loại - Các loại hình giải trí - Quỹ thời gian của chương trình; thời điểm diễn ra các hoạt động mua sắm giải trí có sức hút… 2.3. Xây dựng mục đích, ý tưởng chương trình Thể hiện ở tên gọi của chương trình sao cho lôi cuốn được sự chú ý và nhất thiết trong nội dung phải thể hiện một số điều mới lạ. Ý tưởng của chương trình là sự kết hợp cao nhất, sáng tạo nhất giữa nhu cầu của khách du lịch và tài nguyên. Ý tưởng mới sẽ tạo ra một tên gọi lôi cuốn và trong một chừng mực nào đó sẽ tạo ra loại hình du lịch mới. 2.4. Xây dựng tuyến hành trình cơ bản Tuyến được lập ra căn cứ vào: - Động cơ, mục đích đi du lịch - Giá trị điểm đến - Các điểm, trung tâm du lịch, đầu mối giao thông - Độ dài thời gian - Chặng đường, địa hình - Điều kiện dịch vụ du lịch 2.5. Xây dựng phương án vận chuyển Xây dựng các phương án vận chuyển phù hợp với thời gian các tuyến đường, đối tượng khách du lịch, phương án tổ chức. Dịch vụ vận chuyển cần đảm bảo an toàn, tin cậy với chất lượng được bảo đảm kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên. 2.6. Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống Dựa vào bảng đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ đã thiết lập ở phần đánh giá khả năng cung ứng. Lựa chọn phương án và nhà cung ứng dịch vụ có khả năng thỏa mãn cao nhất nhu cầu đặt ra của khách hàng. 2.7. Điều chỉnh, bổ sung, chi tiết hóa CTDL
  13. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 13 - Chi tiết hóa lộ trình: Đưa ra tuyến hành trình & các điểm bắt buộc phải có trong chương trình. - Chi tiết hóa lịch trình: Đưa ra hoạt động + thời gian và địa điểm cụ thể diễn ra hoạt động. 3. Một số điểm lưu ý - Sản phẩm cho khách inbound (quốc tế), cho khách outbound, khách nội địa… + Khách inbound: Tham quan ít điểm trong một ngày; nghỉ ngơi và giải trí nhiều; bắt đầu và kết thúc một ngày trễ… + Khách nội địa: Tham quan nhiều điểm trong một ngày; nghỉ ngơi và giải trí ít; bắt đầu và kết thúc một ngày sớm… - Những thói quen khác lạ của một số du khách (Israel, những khách Hồi Giáo…) - Khách cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa (thủ tục đến các căn cứ…). - Giá cả dịch vụ đầu vào của các nhà cung cấp (theo mùa, chế độ khuyến mãi, chế độ ưu đãi...). Ví dụ: Nếu doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh vì giá khách sạn đó cho công ty chúng ta quá cao so với giá khách sạn dành cho đối thủ cạnh tranh thì chúng ta hướng khách vào những khách sạn, resort khác hoặc xây dựng chương trình hấp dẫn, tìm cách thuyết phục... - Các chi phí có thể giảm giá linh họat được: Nhân dịp khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm của các đối tác cung cấp dịch vụ… - Giá của các đối thủ cạnh tranh. - Tình hình thời tiết, kế hoạch tham quan, làm việc của khách. - Sự ảnh hưởng của các đối tác cung cấp dịch vụ (như đột xuất sửa chữa phòng, điểm tham quan ngưng hoạt động (Lăng Bác), hàng không thường hủy, over book hoặc delay, tàu hỏa … 4. Những hạn chế, rủi ro trong quá trình thiết kế sản phẩm du lịch - Không hiểu rõ về tuyến điểm, giá cả dịch vụ, thời gian phục vụ… - Không hình dung hết những phát sinh có thể xảy ra như: bão, lũ, thiên tai, hàng không hủy chuyến hoặc over book, khách sạn full phòng… - Đối tượng khách là người già (tour leo núi, hang động, tàu thuyền…). - Hoàn thành các thủ tục xin phép cho khách cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa, khách tàu biển (visa nhập, thủ tục nhập cảnh Việt Nam), sự độc quyền …. V. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HẤP DẪN Ở VIỆT NAM 1. Du lịch miền Bắc Bảo tàng và du lịch văn hóa, du lịch di sản khẳng định rõ vai trò của các di sản văn hóa đối với du lịch. Bảo tàng gắn với du lịch, phục vụ du lịch là một trong những
  14. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 14 phương thức quan trọng để thực hiện xã hội hóa và trở thành thiết chế văn hóa, giáo dục đặc biệt, vừa là nơi lưu giữ, tuyên truyền, quảng bá các giá trị di sản văn hóa vừa là tiềm năng du lịch đặc biệt góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Đó là hình mẫu gắn kết liên ngành vì sự phát triển bền vững. Theo số liệu của Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO), thế giới hiện có hơn 49.000 bảo tàng. Ở Việt Nam, tính đến nay đã có 134 bảo tàng (gồm bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng tỉnh, bảo tàng chuyên ngành, bảo tàng ngoài công lập) và 3.165 di tích cấp quốc gia. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng.  Hà Nội + Khu vực lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh + Khu phố cổ + Hệ thống các viện bảo tàng + Các nhà hát dân tộc + Hệ thống các đình chùa  Hà Nội - Hạ Long  Hà Nội - Hải Phòng- Cát Bà  Hà Nội - Ninh Bình  Hà Nội - Lào Cai  Hà Nội - Hòa Bình 2. Du lịch miền Trung – Tây Nguyên - Con đường di sản Miền trung - Ba quốc gia: Một điểm đến - Du lịch sinh thái rừng, biển đảo - Du lịch nghỉ dưỡng 3. Du lịch miền Nam - Chương trình du lịch TP.HCM, Vũng Tàu, Phú Quốc - Du lịch sông nước ĐBSCL CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Chương trình du lịch là gì? Khi xây dựng chương trình du lịch cần lưu ý những vấn đề gì? Vì sao? 2. Trình bày các bước để xây dựng một chương trình du lịch để bán.
  15. Chương I: Thiết kế chương trình du lịch 15 3. Giới thiệu các chương trình du lịch ấn tượng của Việt Nam. Xây dựng chương trình khung cho CTDL trên.
  16. Chương II: Định giá chương trình du lịch 16 Chương II: ĐỊNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH Chương này trình bày các yếu tố cấu thành giá du lịch. Xây dựng giá thành chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch. I. XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1. Xác định giá thành Giá thành của một CTDL là tất cả những chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp lữ hành (DNLH) phải chi trả cho 1 lần thực hiện CTDL. Giá thành của một chương trình du lịch cho một chuyến cho một khách du lịch (nếu tính cho cả đoàn khách du lịch thì gọi là tổng chi phí của chương trình để thực hiện chuyến đi) bao gồm những chi phí trực tiếp mà công ty du lịch tour phải chi trả để tiến hành thực hiện chuyến đi theo chương trình tour du lịch cụ thể. 2. Phương pháp xác định Để tính giá thành, các doanh nghiệp cần phải phân loại và nhóm toàn bộ các chi phí để thực hiện chương trình tour du lịch của một chuyến đi làm hai loại: - Chi phí biến đổi là chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được qui định cho từng khách, chúng gắn liền trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt của từng khách. Các chi phí biến đổi tính cho một khách. Ví dụ: Lưu trú, ăn uống, bảo hiểm cá nhân, vé tham quan, khăn, nón, nước, lệ phí sân bay… - Chi phí cố định (tính cho cả đoàn khách): Là tổng chi phí của các dịch vụ mà mọi thành viên trong đoàn du lịch dùng chung, không bóc tách cho từng khách riêng lẻ như: Chi phí hướng dẫn viên du lịch, chi phí thuê phương tiện vận chuyển, các chi phí thuê ngoài khác… Dựa trên hai nhóm chi phí trên, ta có thể tính giá thành của một CTDL theo phương pháp sau: Phương pháp tính giá thành theo khoản mục chi phí. Đây là phương pháp phổ biến nhất, thông thường có thể lập bảng cụ thể để xác định gía thành của một CTDL. Công thức tính giá thành: Giá thành cho một khách: z = VC1 + Tổng chi phí cho cả đoàn khách: Z = z*Q = VC* Q + FC Trong đó: z: giá thành cho một khách Z: tổng chi phí cho cả đoàn khách Q: Số thành viên trong đoàn FC: Tổng chi phí cố định VC: Tổng chi phí biến đổi
  17. Chương II: Định giá chương trình du lịch 17 3. Các nhân tố tác động đến giá thành tour - Độ dài chương trình (tour dài hay ngắn) - Loại phương tiện vận chuyển: Máy bay, tàu hỏa, ô tô, phương tiện khác. - Chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp. - Số lượng khách trong đoàn (khách đông giá thành có thể giảm và ngược lại chi phí cố định tính cho một khách tăng lên khi số lượng khách giảm xuống). - Quy mô doanh nghiệp lữ hành (quy mô lớn thì chi phí quản lý chung lớn, nhưng nếu số lượng đoàn và số lượng khách không tương xứng với quy mô doanh nghiệp thì chi phí quản lý chung tính vào giá thành sẽ lớn). - Những yếu tố khác: rủi ro, tình huống bất thường xảy ra làm tăng chi phí. II. XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH 1. Các yếu tố cần phân tích khi xác định giá bán của CTDL Sau khi có các nghiên cứu thị trường và nhu cầu của khách hàng tiềm năng, nhà quản lý căn cứ vào phương pháp tính giá trên để lấy ra được tổng chi phí bình quân cho một khách hàng theo tour du lịch cụ thể. Từ đó, xác định biên độ tìm kiếm lợi nhuận để đưa ra giá bán, phù hợp cho một khách hàng theo kỳ vọng mà nhà quản lý hướng tới, trong tour du lịch đó. Giá bán chương trình tour du lịch của một chuyến đi được cấu thành bởi các yếu tố thành phần như: Giá thành, chi phí khác, chi phí bán hàng, lợi nhuận và thuế giá trị gia tăng… Để xác định giá bán của CTDL cần chú ý tới các yếu tố sau: - Giá thành của CTDL - Tính mùa vụ du lịch - Mức giá công bố trên thị trường - Mục tiêu của công ty lữ hành - Vai trò và khả năng của công ty trên thị trường. 2. Các phương pháp xác định giá Trên cơ sở tính giá thành, ta có thể xác định giá bán của một CTDL dựa vào công thức sau: G = Z + Cb + Ck + P + T Trong đó: P: khoản lợi nhuận dành cho doanh nghiệp lữ hành Cb: chi phí bán, gồm hoa hồng cho các đại lý, chi phí khuếch trương Ck: Các chi phí khác: quản lý, thiết kế chương trình… T: các khoản thuế (chưa tính thuế giá trị gia tăng) 3. Công thức tính giá bán theo lợi nhuận mục tiêu
  18. Chương II: Định giá chương trình du lịch 18 Giá bán chương trình du lịch cho một chuyến = 4.Công thức tính số khách tham gia chương trình du lịch trong một chuyến để hòa vốn Số khách cần thiết tham gia chuyến đi để đạt điểm hòa vốn = 5. Công thức tính số khách cần thiết để đạt lợi nhuận mục tiêu: Số khách cần thiết tham gia tour để đạt lợi nhuận mục tiêu = III. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐỊNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH Định giá là một nghệ thuật vì nó không đơn thuần chỉ là đưa ra một giá bán cho sản phẩm, mà nó còn làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt, cũng như quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Để đạt hiệu quả cao trong việc định giá sản phẩm dịch vụ, các doanh nghiệp phải thực hiện theo các quy tắc cho việc định giá sau: - Nắm chắc nhu cầu của khách, của toàn xã hội và khả năng cung ứng của toàn thị trường trong quan hệ cung cầu. - Không bao giờ được định giá thấp hơn chi phí để cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh. - Doanh nghiệp muốn đặt một mức giá cao cho sản phẩm dịch vụ mới, đừng ngại bắt đầu bằng việc định giá thấp và sau đó từ từ tăng lên. Sẽ thuận lợi hơn nếu trước đó doanh nghiệp đã xây dựng được danh tiếng tốt cho sản phẩm dịch vụ của mình. - Nếu doanh nghiệp muốn tăng giá lên đôi chút khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, hãy nhớ bổ sung một cái gì đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Nguyên tắc cuối cùng cần chú ý là việc theo dõi tình hình lạm phát và nắm chắc diễn biến của thị trường, thời tiết, thời vụ... có thể giúp doanh nghiệp đôi chút về việc xác định giá bán cho sản phẩm dịch vụ. Qua nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hiện nay, tác giả xin đưa ra các bước định giá sản phẩm đơn giản, có tính chất định hướng và tham khảo cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch như sau: Bước 1: Doanh nghiệp có định tạo thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ mới? Doanh nghiệp đang định bán dịch vụ tour du lịch mới. Trên thị trường đã có một số doanh nghiệp tổ chức thực hiện dịch vụ tour du lịch đó rồi. Nên việc định giá bắt đầu với một vấn đề cơ bản cần quan tâm hàng đầu.
  19. Chương II: Định giá chương trình du lịch 19 Bước 2: Thực hiện khảo sát định tính Doanh nghiệp bắt đầu việc định giá bằng việc tiến hành phỏng vấn các nhóm khách hàng tiềm năng để phán đoán xem họ sẽ sẵn sàng trả tiền vì cái gì. Doanh nghiệp cần xem điều gì làm khách hàng thích hay không thích ở sản phẩm dịch vụ tour du lịch này. Bước 3: Thực hiện khảo sát định lượng Doanh nghiệp vừa mới hoàn tất các bước đệm, bây giờ đến thời điểm của các hành động khó khăn hơn. Bước này có thể là các cuộc điều tra qua mạng internet hoặc trực tiếp. Khảo sát định lượng thường tốn kém hơn bước khảo sát định tính, bởi vậy doanh nghiệp hãy chuẩn bị những câu hỏi thật sát với chủ đề nếu muốn tiết kiệm chi phí. Bước 4: Kế hoạch tấn công Trước khi quyết định giá sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp nên quyết định phương cách mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để xâm nhập thị trường. Ví dụ, doanh nghiệp có muốn gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh thông qua việc bán hàng giá thấp để chiếm lĩnh thị phần hay không? Hoặc doanh nghiệp định đặt giá cao hơn đối thủ cạnh tranh và chỉ chiếm lĩnh một thị phần tuy nhỏ nhưng bao gồm các khách hàng trung thành? Bước 5: Bắt đầu khởi động Các công ty lớn như Procter & Gamble hay Johnson & Johnson đổ khá nhiều tiền để tiến hành các thử nghiệm trên nhiều thị trường khác nhau nhằm xác định được giá đúng cho các sản phẩm mới. Còn đối với các công ty nhỏ, doanh nghiệp không có đủ chi phí để chạy theo cách làm của các đại gia trên, hãy tận dụng những thông tin mà mình có để chọn ra một mức giá phù hợp với chiến lược của bạn. Bước 6: Hãy giữ cái đầu “lạnh” Giả sử sau khi đã đi đúng hướng và dịch vụ du lịch tour mới của doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng và một ý nghĩ tiếp theo đến với doanh nghiệp: Tại sao không tăng giá lên để kiếm thêm chút lợi nhuận? Doanh nghiệp nên thận trọng với suy nghĩ này: thực sự việc kích giá lên khó khăn hơn nhiều so với việc giảm giá xuống. Nếu dịch vụ tiêu thụ chậm, doanh nghiệp nên cân nhắc đến việc giảm giá - nhưng đừng giảm quá nhiều. Trên thực tế tổng lượng tiêu thụ dịch vụ có thể tăng thêm 5 khi giảm 1 giá bán. Tuy vậy việc giảm giá có thể làm lu mờ hình ảnh thương hiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trong dài hạn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Giá thành, giá bán là gì? Trình bày các phương pháp xác định giá bán. 2. Trình bày các yếu tố tác động đến giá bán. Cần lưu ý gì khi xác định giá bán. 3. Bài tập:
  20. Chương II: Định giá chương trình du lịch 20 - Xây dựng chương trình cụ thể theo tuyến: TP.HCM – Cần Thơ, Miền Trung, Tây Nguyên, miền Bắc. - Tính giá thành CTDL: TP.HCM – Đà Nẵng (3 ngày/2 đêm) đoàn 20 khách Ngày 1: Xuất phát đi Đà Nẵng bằng đường hàng không. Nghỉ ngơi, tắm biển. Ngày 2: Tham quan các địa điểm của Thành phố. Ngày 3: Thăm quan và quay về TPHCM tối cùng ngày. Nội dung chi phí: Khách sạn: 400.000VND/2 người/đêm Ô tô: 13.000VND/km Máy bay: 750.000/ người/chặng Ăn: 25.000 VND/sáng. Trưa, tối: 120.000VND/bữa Phí hướng dẫn: 350.000VND/ngày Vé tham quan: 300.000VND/người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2