YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu học tập Mỹ phẩm: Phần 1
11
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu học tập "Mỹ phẩm" Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Định nghĩa, phân loại mỹ phẩm, phân biệt mỹ phẩm với thuốc; Yêu cầu chất lượng của mỹ phẩm; Cấu trúc của da và sự lão hóa da; Thành phần của mỹ phẩm dùng cho da;...Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu học tập Mỹ phẩm: Phần 1
- TÀI LIỆU HỌC TẬP MỸ PHẨM
- Tài liệu thuộc bản quyền của Trường Đại học Đại Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA DƯỢC PGS. TS. Phạm Ngọc Bùng (Chủ biên) TÀI LIỆU HỌC TẬP MỸ PHẨM (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - 2023
- TẬP THỂ TÁC GIẢ PGS. TS. Phạm Ngọc Bùng (Chủ biên) BIÊN SOẠN TS. Đoàn Thanh Hiền ThS. Phạm Thị Phương Dung ThS. Nguyễn Hoàng Việt
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 10 Chương 1 11 ĐẠI CƯƠNG VỀ MỸ PHẨM 1.1. Định nghĩa, phân loại mỹ phẩm, phân biệt mỹ 11 phẩm với thuốc 1.1.1. Định nghĩa và phân loại mỹ phẩm 11 1.1.2. Phân biệt và so sánh mỹ phẩm với thuốc 14 1.2. Yêu cầu chất lượng của mỹ phẩm 20 1.2.1. Yêu cầu về tính an toàn đối với sức khỏe 20 1.2.2. Yêu cầu về tính hiệu quả và thuận tiện, ưa dùng 28 1.2.3. Các chỉ tiêu chất lượng của mỹ phẩm 28 1.3. Một số quy định trong quản lý chất lượng mỹ 31 phẩm TÓM TẮT CHƯƠNG 1 35 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 36 5
- TLHT MỸ PHẨM Chương 2 37 MỸ PHẨM DÙNG CHO DA 2.1. Cấu trúc của da và sự lão hóa da 37 2.1.1. Cấu trúc da 37 2.1.2. Lão hóa da 39 2.2. Thành phần của mỹ phẩm dùng cho da 42 2.2.1. Các chất thân nước 42 2.2.2. Các chất thân dầu 42 2.2.3. Các chất diện hoạt (chất hoạt động bề mặt) 46 2.2.4. Các chất giữ ẩm cho da 53 2.2.5. Các chất chống lão hóa 55 2.2.6. Các chất chống oxy hóa 59 2.2.7. Các chất bảo quản 60 2.2.8. Các chất chống tia tử ngoại, chống nắng 61 2.2.9. Các chất làm trắng da 66 2.3. Nguyên tắc bào chế và yêu cầu chất lượng của 67 mỹ phẩm dùng cho da 2.3.1. Nguyên tắc bào chế mỹ phẩm dùng cho da 68 2.3.2. Yêu cầu chất lượng của mỹ phẩm dùng cho da 71 2.4. Một số công thức mỹ phẩm dùng cho da 71 6
- Mục lục 2.4.1. Mỹ phẩm chăm sóc da 72 2.4.2. Mỹ phẩm làm trắng da 82 2.4.3. Mỹ phẩm làm sạch da 82 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 89 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 90 Chương 3 91 MỸ PHẨM DÙNG CHO TÓC, CHO RĂNG 3.1. Mỹ phẩm dầu gội và dầu xả tóc 91 3.1.1. Cấu trúc của tóc và tình trạng tóc 91 3.1.2. Thành phần của dầu gội, tính chất và chức năng 93 3.1.3. Đặc điểm thành phần một số loại dầu gội 95 3.1.4. Thành phần, tính chất lý hóa và chức năng dầu 96 xả tóc 3.1.5. Các tác động của dầu gội đầu và dầu xả tóc 98 3.1.6. Nguyên tắc bào chế và yêu cầu chất lượng của 99 mỹ phẩm dùng cho tóc 3.1.7. Một số công thức mỹ phẩm dầu gội, dầu xả tóc 100 3.2. Mỹ phẩm nhuộm tóc 109 3.2.1. Thành phần của mỹ phẩm nhuộm tóc 109 3.2.2. Nguyên tắc bào chế và yêu cầu chất lượng 111 7
- TLHT MỸ PHẨM 3.2.3. Một số công thức MP nhuộm tóc 111 3.3. Mỹ phẩm dùng cho răng 112 3.3.1. Cấu tạo của răng và các tình trạng xấu về răng lợi 113 3.3.2. Thành phần mỹ phẩm làm sạch răng 114 3.3.3. Cơ chế tác dụng của một số chất có hoạt tính 116 trên răng 3.3.4. Nguyên tắc bào chế và yêu cầu chất lượng của 117 mỹ phẩm cho răng 3.3.5. Một số công thức mỹ phẩm làm sạch răng 118 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 125 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 126 Chương 4 127 MỸ PHẨM DÙNG CHO MÔI - MÓNG - MẮT - KHỬ MÙI 4.1. Son môi (lip makeup products) 127 4.1.1. Các loại son môi 128 4.1.2. Thành phần son môi 129 4.1.3. Nguyên tắc bào chế và yêu cầu chất lượng của 133 son môi 4.1.4. Một số công thức son môi 134 4.2. Sơn móng và sáp trang điểm mắt 139 8
- Mục lục 4.2.1. Một số công thức sơn móng 140 4.2.2. Một số công thức sáp trang điểm cho mắt 141 4.3. Các chế phẩm khử mùi 143 4.3.1. Quá trình hình thành mùi cơ thể và cơ chế 143 khử mùi 4.3.2. Thành phần và chức năng của các thành phần 145 trong mỹ phẩm khử mùi 4.3.3. Nguyên tắc bào chế và yêu cầu chất lượng của 149 các chế phẩm khử mùi 4.3.4. Một số công thức của chế phẩm khử mùi 150 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 154 CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 9
- Lời mở đầu Mỹ phẩm hiện nay được nhập khẩu, sản xuất sử dụng trong nước rộng rãi. Mỹ phẩm tuy chỉ tiếp xúc với các bộ phận bên ngoài cơ thể nhưng cũng như dược phẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, mỹ phẩm được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sử dụng. Tài liệu “Mỹ phẩm” dùng trong chương trình đào tạo Dược sĩ Đại học cập nhật kiến thức cần thiết cho người học để phân biệt được mỹ phẩm với thuốc về mục đích sử dụng, cơ chế tác dụng, đặc điểm thành phần, nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật bào chế và yêu cầu chất lượng. Trên cơ sở kiến thức đã nêu có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cung ứng mỹ phẩm đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu làm đẹp, chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. Do thời lượng của chương trình đào tạo có hạn, tài liệu chỉ đề cập nội dung kiến thức cơ bản như đã nêu trên với 5 loại mỹ phẩm: dùng cho da, dùng cho tóc, cho môi, móng, mắt, cho răng và khử mùi. Hi vọng người đọc có thể tìm hiểu sâu hơn trong tài liệu Cosmetic, Kiểm nghiệm mỹ phẩm… Các tác giả chân thành mong nhận được góp ý, nhận xét của đồng nghiệp. Các tác giả 10
- CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ MỸ PHẨM MỤC TIÊU 1. Trình bày được định nghĩa, phân loại mỹ phẩm. 2. Phân biệt được mỹ phẩm với thuốc về mục đích sử dụng, cơ chế tác dụng, thành phần công thức và độ an toàn. 3. Trình bày được yêu cầu chất lượng, các chỉ tiêu chất lượng của mỹ phẩm, nội dung đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, phương pháp đánh giá mức độ kích ứng da. 4. Trình bày được một số nội dung quan trọng trong quản lý chất lượng của mỹ phẩm. NỘI DUNG 1.1. Định nghĩa, phân loại mỹ phẩm, phân biệt mỹ phẩm với thuốc 1.1.1. Định nghĩa và phân loại mỹ phẩm a. Định nghĩa mỹ phẩm Nghị định về mỹ phẩm của ASEAN định nghĩa mỹ phẩm như sau: Mỹ phẩm là một chất hoặc một chế phẩm dùng tiếp xúc lên những bộ phận bên ngoài cơ thể của con 11
- TLHT MỸ PHẨM người, với mục đích duy nhất hay chủ yếu là làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, cải thiện mùi của cơ thể hoặc bảo vệ duy trì chúng trong điều kiện tốt. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ: Mỹ phẩm là chế phẩm dùng để bôi xoa, phun rắc lên cơ thể hoặc một phần của cơ thể, với mục đích làm sạch, làm đẹp, tăng tính hấp dẫn hoặc thay đổi hình thức cảm quan bên ngoài. b. Phân loại mỹ phẩm Phân loại theo bộ phận cơ thể tiếp xúc mỹ phẩm gồm có: - Mỹ phẩm dùng cho da. - Mỹ phẩm dùng cho tóc. - Mỹ phẩm dùng cho môi, móng, mắt. - Mỹ phẩm dùng cho răng. - Mỹ phẩm khử mùi cơ thể. Phân loại theo nhóm mỹ phẩm ASEAN đưa ra danh mục các loại mỹ phẩm như sau: Kem, nhũ tương, sữa, gel và dầu dùng cho da tay, chân, mặt. Mặt nạ (ngoại trừ những sản phẩm hóa chất lột da mặt). Nền màu (dạng nước, dịch nhão hoặc bột). Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, phấn vệ sinh… Xà phòng vệ sinh, xà phòng khử mùi… 12
- Chương 1. Đại cương về mỹ phẩm - Nước hoa, nước vệ sinh toàn thân. - Các chế phẩm dùng khi tắm (muối, xà phòng, dầu, gel,…). - Chế phẩm làm rụng lông. - Nước khử mùi cơ thể và chống ra mồ hôi. - Sản phẩm chăm sóc tóc, nhuộm và tẩy màu tóc, sản phẩm để uốn, duỗi và cố định tóc, định dạng tóc, sản phẩm vệ sinh tóc (sữa, bột, dầu gội), sản phẩm điều hòa tình trạng tóc (sữa, kem, sáp chải tóc). - Sản phẩm cạo râu (kem, sữa, xà phòng). - Sản phẩm trang điểm, tẩy trang mặt và mắt. - Sản phẩm dùng cho môi. - Sản phẩm dùng chăm sóc và trang điểm móng. - Sản phẩm dùng cho răng và miệng. - Sản phẩm dùng trong tắm nắng. - Sản phẩm tránh bắt nắng da. - Sản phẩm làm trắng da. - Sản phẩm chống nhăn. - Sản phẩm vệ sinh bên ngoài bộ phận kín. 13
- TLHT MỸ PHẨM 1.1.2. Phân biệt và so sánh mỹ phẩm với thuốc a. Phân biệt về công dụng và mục đích sử dụng - Mỹ phẩm được sử dụng làm sạch, làm đẹp, tăng tính hấp dẫn và làm thay đổi hình thức cảm quan của cơ thể con người. - Thuốc là các chế phẩm dùng để chẩn đoán, phòng bệnh và điều trị bệnh của con người. b. Phân biệt về cơ chế tác dụng - Mỹ phẩm chỉ có tác động bảo vệ, duy trì phần bên ngoài cơ thể trong điều kiện tốt nhất. - Thuốc có tác động lên cấu trúc và chức năng của các tổ chức trong cơ thể. c. Phân biệt về thành phần công thức của chế phẩm Trong thành phần công thức của mỹ phẩm có nhiều chất là hóa mỹ phẩm cũng như chất phụ dung môi không gặp trong thành phần công thức thuốc. Một chế phẩm trong thành phần công thức chứa chất có tác dụng điều trị bệnh được xếp loại là thuốc, không được xếp loại là mỹ phẩm, phải tuân thủ các quy chế đăng ký và quản lý áp dụng cho thuốc. Trong mỹ phẩm và dược phẩm (thuốc) có nhiều thành phần dung môi, chất phụ dùng chung trong công thức của chế phẩm. Một số chất dùng chung trong thành phần mỹ phẩm và thuốc được nêu trong bảng 1.1. 14
- Chương 1. Đại cương về mỹ phẩm Quy định xếp loại là mỹ phẩm hay là thuốc có sự khác nhau ở một số nước: FDA (Hoa Kỳ) xếp loại các chế phẩm dùng ngoài là thuốc OTC bao gồm các loại như sau do cần đảm bảo độ an toàn và hiệu lực tác dụng của các thành phần có trong công thức: - Các chế phẩm chống nám; - Các chế phẩm chống nhăn; - Các chế phẩm làm co thắt; - Các chế phẩm chống nấm; - Các chế phẩm giảm tiết mồ hôi; - Các chế phẩm chăm sóc miệng; - Các chế phẩm bảo vệ da; - Các chế phẩm ngăn tia nắng; - Các chế phẩm gây tê dùng ngoài. EU, Australia, Trung Quốc… không xếp loại một số chế phẩm nêu trên là thuốc nhưng có quy định cụ thể danh mục các chất bị cấm sử dụng hoặc bị giới hạn nồng độ sử dụng trong mỹ phẩm. Ví dụ như trong mỹ phẩm, Triclosan không được sử dụng quá nồng độ 0,3%, butyl paraben, propyl paraben dùng riêng biệt không quá nồng độ 0,14%, dùng hỗn hợp không quá 0,8%, 5 loại paraben không được dùng trong mỹ phẩm là: phenyl paraben, benzyl paraben, pentyl paraben, isobutyl paraben, isopropyl paraben. 15
- TLHT MỸ PHẨM Bảng 1.1. Các chất thành phần dùng chung trong mỹ phẩm và thuốc Chức năng Các chất trong thành phần công thức Mài cọ Dicalci phostphat Hấp phụ Kaolin, Silica Chống tạo bọt Simethicon Chống oxy hóa Acid ascorbic, butylated hydroxyanisol, butyl hydroxytoluen, tocofecol Bắt dính Gôm thân nước, polyvinyl acetat, tinh bột Tăng độ nhớt Cellulose, silica Polyethylen, poly isobuten ethylen trisilicat Tạo phức chelat Citrat, ethylen diamin tetraacetic acid (EDTA) và các muối, acid glucoronic Tẩy rửa Natri laurylsulfat, poloxamer Hiệp đồng nhũ Các alcol béo hóa Làm trơn Bơ cacao, dibutyl sebacat, dioctyl adipat, isopropyl myristat, lanolyl, dầu khoáng, squalene Nhũ hóa Acid béo, alcol béo alkoxyl hóa, muối của acid béo, lecithin, polysorbat, sobitat ester Giữ ẩm Glycerin, sorbitol, urea, natri lactat 16
- Chương 1. Đại cương về mỹ phẩm Làm trơn Dầu dừa, lanolin, dầu oliu, petrolatum (tóc, da) Làm mềm dẻo Camphor, dioctyl sebacat Bảo quản Imidazolidinyl urea, paraben phenoxy (Chống nấm ethanol mốc, vi khuẩn) Dung môi, Aceton, ethanol, ethylacetat, propanol, giảm độ nhớt propylen glycol, toluen Ổn định hỗn dịch Carbomer, dẫn chất cellulose, đất sét Hấp thụ tia UV Drometrizol Bảng 1.2. Một số chất chỉ có trong thành phần công thức mỹ phẩm Chức năng Các chất trong thành phần mỹ phẩm Mài cọ Oat meal (bột lúa mạch) Chống tĩnh điện N-lauryl β-alanin Stearyl dimethyl benzylamonium clorid Tẩy rửa Lauryl betain, triethanolamin lauryl ether sulfat Giữ ẩm Pyrolidon carboxylic acid, N - acetyl monoethanolamid Làm trơn Natri hyaluronat, dầu Mink (dầu chồn) (tóc, da) 17
- TLHT MỸ PHẨM Làm mềm dẻo Guartenim 5, 1,3 - dimethylol - 5 - di- methyl hydatoin Hấp thụ tia UV Butylmethoxybenzoylmethan d. So sánh yêu cầu chất lượng của mỹ phẩm và thuốc Mỹ phẩm có một số chỉ tiêu chất lượng giống như đối với thuốc như: tính chất, đặc tính vật lý, hóa lý, độ nhiễm vi sinh, định tính, định lượng (hoặc bán định lượng), yêu cầu về độ ổn định, hạn sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ dị ứng mỹ phẩm cao hơn thuốc cho nên mỹ phẩm được yêu cầu đánh giá nghiêm ngặt hơn về mặt độc tính, độ mẫn cảm, mức độ kích ứng da, niêm mạc. Tỷ lệ dị ứng với mỹ phẩm cao vì mỹ phẩm được sử dụng thường xuyên, trường diễn, mặt khác còn do đặc điểm thành phần trong mỹ phẩm có nhiều loại hóa chất, hóa mỹ phẩm dễ gây mẫn cảm dị ứng với một số cá thể người; do công nghệ sản xuất tạo ra chế phẩm có sản phẩm phụ, tạp chất biến đổi; do sử dụng không đúng hướng dẫn… Tỷ lệ dị ứng mỹ phẩm được thống kê trong một số bảng 1.3. 18
- Chương 1. Đại cương về mỹ phẩm Thống kê dị ứng do mỹ phẩm tại khoa dị ứng lâm sàng bệnh viện Bạch Mai cho thấy số ca dị ứng tăng theo các năm: - Năm 1996: 30 ca. - Năm 1997: trên 60 ca. - Năm 1998: trên 100 ca. - Năm 2000: trên 120 ca. - Năm 2001: trên 150 ca. Bảng 1.3. So sánh tỷ lệ dị ứng mỹ phẩm giữa châu Âu và Mỹ Nơi khảo sát Bắc Cana- Châu Mỹ da Âu Thời gian 2003 - 2003 - 2004 - 2006 2004 2005 Số bệnh nhân 4408 5106 2153 Chất gây dị ứng Nồng Tỷ lệ % bệnh nhân độ dị ứng Hỗn hợp hương I 8,0% 11,5 9,1 11,3 Cobalt clorid 1,0% 8,4 8,4 10,3 p-phenylen diamin 25,0% 11,0 10,6 13,7 Colophonium 20,0% 2,2 2,8 2,6 Thiuram mix 1,0% 3,9 4,6 3,3 19
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn