intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hội thảo Hoạt động tham vấn người dân tại Lâm Đồng một chặng đường nhìn lại và đi tới

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung "Tài liệu hội thảo Hoạt động tham vấn người dân tại Lâm Đồng một chặng đường nhìn lại và đi tới" gồm 5 phần trình bày về: Bối cảnh chương trình UN-REDD, mục tiêu hoạt động của chương trình, hoạt động theo quy trình 8 bước, tự đánh giá hoạt động FPIC...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hội thảo Hoạt động tham vấn người dân tại Lâm Đồng một chặng đường nhìn lại và đi tới

TÀI LIỆU HỘI THẢO<br /> <br /> HOẠT ĐỘNG THAM VẤN NGƯỜI DÂN TẠI LÂM ĐỒNG<br /> Một chặng đường nhìn lại và đi tới<br /> <br /> Chương trình UN-REDD Việt Nam<br /> Đà lạt, ngày 3 0tháng 9 năm 2010<br /> <br /> 1<br /> <br /> Mục lục<br /> Báo cáo tóm tắt........................................................................................................................................... 4<br /> Phần 1. Bối cảnh ........................................................................................................................................ 8<br /> Phần 2. Mục tiêu hoạt động .................................................................................................................... 10<br /> Phần 3. Hoạt động theo quy trình 8 bước ............................................................................................ 11<br /> Phần 3.0 Bước Chuẩn bị ................................................................................................. 11<br /> Phần 3.1 Bước Nâng cao nhận thức cấp huyện, xã, thôn ............................................... 16<br /> Phần 3.2 Bước Tuyển chọn Tuyên truyền viên................................................................ 20<br /> Phần 3.3 Bước Đào tạo Tuyên truyền viên ...................................................................... 22<br /> Phần 3.4 Bước Chuẩn bị cuộc họp thôn .......................................................................... 24<br /> Phần 3.5 Bước Tiến hành cuộc họp thôn ........................................................................ 27<br /> Phần 3.6 Bước Ghi chép quyết định đồng thuận ............................................................. 36<br /> Phần 3.7 Bước Tư liệu hóa và báo cáo UN-REDD VN ...................................................... 38<br /> Phần 3.8 Bước Theo dõi và đánh giá quá trình FPIC ....................................................... 38<br /> Phần 4. Tự đánh giá hoạt động FPIC ................................................................................................... 39<br /> Phần 5. Phụ lục ........................................................................................................................................ 43<br /> <br /> 2<br /> <br /> Bảng những chữ viết tắt<br /> CEM<br /> <br /> Central Commitee of Ethnic Minority<br /> <br /> DARD<br /> <br /> Department of Agriculture and Rural Development<br /> <br /> DONRE<br /> <br /> Department of Natural Resources and Environment<br /> <br /> DPI<br /> <br /> Department of Planning and Investment<br /> <br /> FPIC<br /> <br /> Principles of Free, Prior, Informed and Consent<br /> <br /> Lam Dong TV<br /> <br /> Lam Dong Television<br /> <br /> MARD<br /> <br /> Minisitry of Agriculture and Rural Development<br /> <br /> PPC<br /> <br /> Provincial People’s Committee<br /> <br /> PS Consultant<br /> <br /> Planning and Suppervision Consultant<br /> <br /> Sub-CEM<br /> <br /> Provincial Commitee of Ethnic Minority<br /> <br /> TC Consultant<br /> <br /> Trainer for Interlocutors and Communications Consultant<br /> <br /> TV DL<br /> <br /> Televion of Di Linh district<br /> <br /> TV LH<br /> <br /> Televion of of Lam Ha district<br /> <br /> UNDP<br /> <br /> United Nations Development Programme<br /> <br /> UN-REDD Viet Nam<br /> Programme<br /> <br /> The United Nations Collaborative Programme on Reducing<br /> Emissions from Deforestation and Forest Degradation in<br /> Developing Countries in Viet Nam.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Báo cáo tóm tắt<br /> Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính bằng các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng<br /> của Liên hiệp quốc tại Việt Nam” thuộc Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính bằng các nỗ<br /> lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển của Liên Hiệp Quốc” (gọi<br /> tắt là Chương trình UN-REDD) được Chính phủ Na Uy và một số quốc gia khác tài trợ thông<br /> qua Sáng kiến các hành động khởi động nhanh (Quick Start Actions Initiative).<br /> Cơ quan chủ quản Chương trình là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và Cục Lâm<br /> nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình phối<br /> hợp thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT.<br /> Là chương trình quốc gia đầu tiên chuẩn bị và triển khai chính thức các hoạt động REDD trên<br /> thực địa, Chương trình UN-REDD Việt Nam đi tiên phong trong quá trình tham vấn người dân<br /> (FPIC) ở hai huyện thí điểm, là Lâm Hà và Di Linh. Việt Nam có 53 tộc người, thuộc 8 nhóm<br /> ngôn ngữ, chiếm khoảng 16 triệu dân. Hầu hết các nhóm dân tộc ít người này sống ở các vùng<br /> rừng núi cao. Ở hai huyện thí điểm tỉnh Lâm Đồng nơi dự định triển khai các hoạt động của<br /> Chương trình UN-REDD Việt Nam có khoảng 30 dân tộc ít người, song trong đó chỉ có 6 tộc<br /> người thực sự là các dân tộc bản địa, còn các dân tộc khác đến định cư trong mấy thập kỷ qua<br /> từ các nơi khác trong nước.<br /> Tham vấn người dân (FPIC - Free, Prior, Informed, Consent) là một nguyên tắc dựa vào các<br /> quyền, diễn đạt cụ thể quyền tự quyết, các quyền liên quan đến đất đai, lãnh thổ và tài nguyên<br /> thiên nhiên, quyền về văn hoá, cũng như quyền không bị phân biệt chủng tộc.<br /> Bốn nguyên tắc đơn giản chỉ đạo quá trình thí điểm tham vấn người dân:<br /> 1. Cần tiến hành tham vấn người dân ở tất cả cộng đồng lâm nghiệp và những cộng đồng<br /> sống ngoài rìa rừng;<br /> 2. Phải chủ động quảng bá tham vấn người dân ở các cộng đồng, chứ không chờ cộng<br /> đồng mới triển khai;<br /> 3. Không thể giả định tính đồng nhất giữa các cộng đồng;<br /> 4. Những người được hưởng các quyền sẽ hướng dẫn chủ yếu các quy trình thủ tục tham<br /> vấn phù hợp.<br /> Trong số nguyên tắc chủ đạo của Chương trình UN-REDD là nguyên tắc tham vấn các dân tộc<br /> bản địa cũng như các cộng đồng khác sống dựa vào rừng phải được tôn trọng triệt để, cũng<br /> như có ý nghĩa cốt yếu đảm bảo có được sự tham gia đầy đủ và thiết thực trong các quá trình<br /> hoạch định chính sách và ra quyết định trong các hoạt động của Chương trình UN-REDD.<br /> Việt Nam là một trong 9 nước đầu tiên trên thế giới của chương trình UN-REDD tổ chức hoạt<br /> động này. Các hoạt động đang triển khai ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của<br /> không chỉ các chương trình khác trên thế giới mà còn của nhiều cơ quan, tổ chức trong nước<br /> đặc biệt là các NGOs và các chương trình dự án khác. Kinh nghiệm thu được từ Việt Nam sẽ là<br /> bài học rất tốt để các nước khác học hỏi.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Toàn bộ quá trình tham vấn được tiến hành theo quy trình 8 bước, chia ra làm 3 đợt. Đợt đầu<br /> tiên là triển khai thử nghiệm ngay sau 2 ngày tập huấn cho TTV tại 2 xã và 2 thôn thuộc huyện<br /> Lâm Hà, sau đó mở rộng ra 2 xã và thôn khác 13 thôn (Lâm Hà), 7 thôn (Di Linh). Đợt 2: 11 xã,<br /> 31 thôn. Đợt 3: 6 xã với 25 thôn.<br /> Nếu như đợt tham vấn đầu tiên chưa đặt ra tiêu chí tỉ lệ người dân tham gia, nhưng thống kê<br /> ban đầu cho thấy chỉ có khoảng 30% số thôn đạt trên 70% số hộ cử người tham gia, Di Linh đạt<br /> 56%, Lâm Hà đạt 43%, tính chung 2 huyện tỷ lệ tham gia khoảng trên 46%; việc nghiên cứu<br /> điều chỉnh bổ sung quy trình, bằng những biện pháp tích cực tỷ lệ tham gia của người dân đã<br /> được nâng lên rõ rệt, đợt 2 đạt 59,1%, tuy nhiên đợt 3 chịu ảnh hưởng của thời vụ, bà con<br /> không thể tham gia nhiều do khi có mưa cần lên nương và làm cà phê nên tỷ lệ này có giảm chỉ<br /> đạt 57%. Có thể thấy tỷ lệ 70% số hộ tham gia vẫn là thách thức lớn đòi hỏi có nhiều công sức<br /> chuẩn bị hơn nữa.<br /> Bảng 1: Tóm tắt kết quả qua 3 đợt FPIC<br /> <br /> Đợt 1<br /> <br /> Đợt 2<br /> <br /> Đợt 3<br /> <br /> Tổng cộng<br /> <br /> 10-17.4<br /> <br /> 17-23.5<br /> <br /> 6-11.6<br /> <br /> 21 ngày<br /> <br /> 935<br /> <br /> 1,295<br /> <br /> 523<br /> <br /> 2,753<br /> <br /> 42.7%<br /> <br /> 56.2%<br /> <br /> 63.9%<br /> <br /> 52.6%<br /> <br /> 454<br /> <br /> 1,014<br /> <br /> 1,642<br /> <br /> 3,110<br /> <br /> 56%<br /> <br /> 63.2%<br /> <br /> 55.1%<br /> <br /> 67.2%<br /> <br /> 1,389<br /> <br /> 2,309<br /> <br /> 2,165<br /> <br /> 5,863<br /> <br /> 46.3%<br /> <br /> 59.1%<br /> <br /> 57%<br /> <br /> 54.7%<br /> <br /> Xã<br /> <br /> 7<br /> <br /> 7<br /> <br /> 6<br /> <br /> 20<br /> <br /> Thôn<br /> <br /> 22<br /> <br /> 31<br /> <br /> 25<br /> <br /> 78<br /> <br /> Lâm Hà<br /> <br /> Di Linh<br /> <br /> Tổng cộng<br /> <br /> Có thể nói, Chương trình triển khai 3 đợt tham vấn kết hợp với nâng cao nhận thức trong<br /> khoảng thời gian không dài, với tiếp cận tương đối phù hợp được sự tham gia hỗ trợ tích cực<br /> của các cấp chính quyền địa phương, trong điều kiện: i) hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương<br /> đặc biệt là cấp thôn/buôn còn hết sức hạn chế, ii) triển khai thí điểm khi kinh nghiệm về mô hình<br /> tương tự chưa có, iii) những hạn chế về thể chế, chính sách giao đất, giao rừng, những nghiên<br /> cứu về cơ chế trao đổi cácbon trong điều kiện Việt Nam còn sơ khai, iv) năng lực điều phối các<br /> cấp, ngành trong chương trình đang dần được nâng cao, thì những kết quả thu được qua 3 đợt<br /> tiến hành FPIC là tích cực, quy trình triển khai thực hiện đã bước đầu được điều chỉnh, bổ<br /> sung. Nhận thức của các cấp chính quyền tại địa phương đã nâng lên đáng kể. Những cuộc hội<br /> thảo nâng cao nhận thức cấp xã, tuyên truyền lưu động và họp thôn đã thu hút được đông đảo<br /> người dân tham gia, trao đổi cởi mở về các nội dung khá mới mẻ với cán bộ, người dân, quan<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2