intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu huấn luyện về hệ thống tiêu đề chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa kỳ (Library of congress subject headings)

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:386

165
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiêu đề - Chủ đề là một môn học không thể thiếu cho sinh viên ngành Thông tin thư viện, Văn thư lưu trữ. Cần đặt tiêu đề, chủ đề tài liệu như thế nào là khoa học, hợp lý và phải thống nhất theo một tiêu chí nhất định như thế nào đã được các nhà khoa học ngành Thông tin - Thư viện thế giới nghiên cứu và thống nhất từ lâu. Tài liệu sau đây sẽ trình bày định nghĩa, cách thiết lập, nguyên tắc đặt tiêu đề chủ đề tài liệu theo Thư viện Quốc hội Mỹ. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu huấn luyện về hệ thống tiêu đề chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa kỳ (Library of congress subject headings)

  1. HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS) Soạn giả Lâm Vĩnh-Thế Phạm Thị Lệ-Hương Librarian Emeritus Faculty Emerita University of Saskatchewan Modesto Jr. College Saskatchewan, Canada Modesto, CA, U.S.A. LEAF-VN (THE LIBRARY EDUCATION ASSISTANCE FOUNDATION FOR VIET NAM GREAT FALLS, VA, U.S.A. 2009
  2. HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS) Soạn giả Lâm Vĩnh-Thế Phạm Thị Lệ-Hương Librarian Emeritus Faculty Emerita University of Saskatchewan Modesto Jr. College Saskatchewan, Canada Modesto, CA, U.S.A. LEAF-VN (THE LIBRARY EDUCATION ASSISTANCE FOUNDATION FOR VIET NAM GREAT FALLS, VA, U.S.A. © 2009
  3. TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN VỀ HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS) Soạn giả Lâm Vĩnh-Thế Phạm Thị Lệ-Hương Librarian Emeritus Faculty Emerita University of Saskatchewan Modesto Jr. College Saskatchewan, Canada Modesto, CA, U.S.A. DO HỘI THƯ VIỆN VIỆT NAM THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM HỘI HỖ TRỢ THƯ VIỆN VÀ GIÁO DỤC VIỆT NAM (LEAF-VN) Tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Tháng 11 và 12 năm 2009 © 2009 LEAF-VN (THE LIBRARY EDUCATION ASSISTANCE FOUNDATION FOR VIET NAM GREAT FALLS, VA, U.S.A.
  4. SÁCH TẶNG — DEDICATION Tác phẩm này là tặng phẩm của các soạn giả và Hội LEAF-VN (Hội Hỗ Trợ Thư Viện và Giáo Dục Việt Nam) tại Hoa Kỳ cho các Trường Thư Viện, các thư viện Việt Nam để đóng góp vào nhu cầu học hỏi, nghiên cứu và phát triển ngành Thư viện và Thông Tin Học Việt Nam. This publication is a gift from the compilers and the LEAF-VN (The Library and Education Assistance Foundation for Vietnam), U.S.A. to the Library Schools, the libraries in Vietnam as a contribution to the study, research and the development of the field of library and information science in Vietnam.
  5. CẢM TẠ Các soạn giả Lâm Vĩnh-Thế, Phạm Thị Lệ-Hương và Hội LEAF-VN xin chân thành cảm ơn quý vị hội viên, quý vị cố vấn và các thân hữu của Hội LEAF-VN: John Celli, Kent Con- verse, Lien Huong Fiedler, Ngoc My Guidarelli, Hoàng Ngọc Hữu, Bình P. Lê, Esther Mckintosh, Dr. Charles Nguyễn, Dean and professor of School of Engineering, Catholic Univer- sity of America, Ngọc Sương Thomas, Kim-Lien Trenbath, Mai Anh Từ, Harry Wu, President of Laogai Foundation đã giúp đỡ tài chính, cũng như các vị đồng nghiệp ngành thư viện thông tin: Ông Phạm Thế Khang & anh chị em nhân viên Phòng Đọc của Thư Viện Quốc Gia V.N., Ông Nguyễn Xuân Đức, Ông Huỳnh Trung Nghĩa & anh chị em nhân viên Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP HCM, Ông Nguyễn Minh Hiệp & anh chị em nhân viên TV Đ.H. Khoa Học Tự Nhiên TP HCM, Bà Liên-Hương Fiedler, T.S. John Celli, Ông Rann Chrouk nhân viên của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, Bà Ngọc Mỹ Guidarelli của T.V. Virginia Commonwealth University, Richmond, VA., Ông Nguyễn Minh Lân và bà Lý Thu Vân, TS. Trần Huy Bích, cựu Quản thủ thư viện, ĐH UCLA và USC, California, của Viện Việt Học, Westminster, Hoa Kỳ, v.v... đã hỗ trợ cho các soạn giả trong việc tìm tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh để làm minh hoạ, giúp đọc bản thảo và giúp chúng tôi hoàn thành việc soạn thảo, xuất bản tài liệu huấn luyện về vấn đề tiêu đề chủ đề tại Việt Nam. Chúng tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn Hội Thư viện Việt Nam, Thư viện Quốc Gia Việt Nam đã nhận lời tổ chức và bảo trợ cho hai khoá huấn luyện về “Hệ thống tiêu đề chủ đề của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ” này vào tháng 11 và 12 năm 2009. Đặc biệt Thư Viện Quốc Gia đã tài trợ cho việc in 200 đĩa CD tài liệu huấn luyện này. Nếu không có những giúp đỡ quý báu này của tất cả quý vị, việc huấn luyện chuyên môn về tiêu đề chủ đề của Thư viện quốc Hội Hoa Kỳ cũng như xuất bản tài liệu về tiêu đề chủ đề của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ này sẽ không thể thực hiện được tại Việt Nam. Trân trọng cám ơn tất cả quý vị. Soạn giả: Lâm Vĩnh-Thế Phạm Thị Lệ-Hương -i-
  6. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………………………………… i PHẦN MỞ ĐẦU : ĐỊNH NGHĨA TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ ……………………..…………………… 1 PHẦN 1 : LÝ THUYẾT TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ …………………………………………………….. 2 1.1. Biên mục mô tả và Biên mục chủ đề …………………………………………….. 2 1.2. Công tác Biên mục chủ đề và công tác phân loại ……………………………… 2 PHẦN 2 : HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS) 2.1. Lịch Sử ……………………………………………………………………………… 4 2.1.1. Các giai đoạn phát triển ……………………………………………………. 4 2.1.2. Các ấn bản ………………………………………………….……………….. 5 2.1.3. Hiện trạng ……………………………………………………………………. 5 2.2. Những nguyên tắc căn bản ………………………………………………..……. 7 2.2.1. Nguyên tắc dựa trên sự phát triển của sưu tập (Literary warrant) ………………………………………..……………………… 8 2.2.2. Nguyên tắc dựa trên sự sử dụng của độc giả (User and usage) ………………………………….……..…………………….. 8 2.2.3. Nguyên tắc về tiêu đề đồng nhứt (Uniform heading) ……………………. 9 2.2.4. Nguyên tắc về tiêu đề duy nhứt (Unique heading) ………………………. 9 2.2.5. Nguyên tắc về tiêu đề chính xác (Specific entry) ……………………….. 10 2.3. Hệ thống tham chiếu (Syndetic structure) …………………………………… 10 2.4. Các hình thức của tiêu đề (Forms of Headings)……………………………...12 2.4.1. Tiêu đề chỉ đề tài (Topical headings) …………………………………….. 12 2.4.1.1. Tiêu đề chỉ một khái niệm duy nhứt (Single-concept headings) ………………………………………………………………… 13 2.4.1.1.1. Tiêu đề từ đơn (Single-word headings) …………………... 13 2.4.1.1.2. Tiêu đề cụm từ (Multiple-word or phrase headings ……... 13 2.4.1.2. Tiêu đề chỉ nhiều khái niệm (Multiple-concept headings) .………13 2.4.1.3. Tiêu đề đảo ngược (Inverted headings) ..………………………... 14 2.4.2. Tiêu đề hình thức (Form headings) .………………………………………..16 2.4.3. Tiêu đề chỉ tên (Name headings) .…………………………………………. 16 2.4.3.1. Tiêu đề tên người (Personal name headings) …………………… 16 2.4.3.2. Tiêu đề tên hội đoàn (Corporate name headings) ……………… 17 2.4.3.3. Tiêu đề địa danh (Geographic name headings) ….……………… 17 2.5. Tiểu phân mục (Subdivisions) …………………………………………………. 18 2.5.1. Tiểu phân mục đề tài (Topical subdivisions) ……………………………... 18 2.5.2. Tiểu phân mục địa lý (Geographical subdivisions) ………………………. 18 - ii -
  7. 2.5.3. Tiểu phân mục thời gian (Chronological subdivisions) ……………………………. 19 2.5.4. Tiểu phân mục hình thức (Form subdivisions) …………………………………….. 19 2.5.5. Tiểu phân mục phù động tự do (Free-floating subdivisions) ……………………... 20 2.5.6. Tiểu phân mục phù động tự do theo Tiêu đề mẫu (Free-floating subdivisions controlled by pattern headings) ………………………………………. 20 2.5.7. Thứ tự áp dụng tiểu phân mục (Order of Subdivisions)…………………………… 23 PHẦN 3 : ẤN ĐỊNH TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ (Assigning subject headings) ………………………… 24 3.1. Phân tích nội dung tài liệu (Content analysis) ……………………………………….24 3.2. Chọn tiêu đề chủ đề (Selection of subject headings) ………………………………. 25 PHẦN 4 : TIÊU ĐỀ CHUẨN CỦA LC (LC Subject authorities) …………………………………. 28 4.1. Mục đích ………………………………………………………………………………….. 28 4.2. Tiêu đề chủ đề chuẩn (Subject authority headings) (100, 150, 151)………………… 30 4.3. Tiêu đề chuẩn dùng cho tên người (Personal name authority headings) (100)………………………………………………………………………. 32 4.3.1. Tên người dùng làm tiêu đề chuẩn trong dẫn mục chính (100) hay dẫn mục phụ (700, 800)(Personal name authority used for main entry or added entry)………………………………………….. 32 4.3.2. Tên người vừa dùng tên thật, vừa dùng bút hiệu để viết nhiều thể loại khác nhau, được dùng làm tiêu đề chuẩn trong dẫn mục chính (100) hay dẫn mục phụ (700, 800) theo AACR2 Quy tắc 22.2B2 …………………………………………………………………. 34 4.3.3. Tiêu đề chuẩn là tên người dùng làm tiêu đề chủ đề (Personal name authority headings used as subject headings) (100)………………………………………………………………………………. 38 4.3.4. Tiêu đề chuẩn là tên dòng họ dùng làm tiêu đề chủ đề (Family name used as subject headings) (100) …………………………….. 40 4.4. Tiêu đề chuẩn dùng cho tên hội đoàn (Corporate name authority headings) (110) …………………………………………………………………….. 43 4.5. Tiêu đề chuẩn dùng cho tên hội nghị (Conference name authority headings) (111) …………………………………………………………………….. 46 4.6. Tiêu đề chuẩn dùng cho địa danh (Geographic name authority headings) (151) …………………………………………………………………….. 48 4.6.1 Tiêu đề chuẩn địa danh liên kết với tên hội đoàn dung làm tiêu đề chủ đề (Corporate name authority headings combined with geographic name) (110) …………………………………………………..... 51 4.6.2. Tiêu đề chuẩn địa danh liên kết với tên hội đoàn và tiểu phân mục đề tài dùng làm tiêu đề chủ đề …………………………… ……...…. 53 4.7. Tiêu đề chuẩn dùng cho Tên người/Nhan đề (Name/Title authority headings) (100 $t, 700 $t ) ………………………………….…………………….. 57 4.8. Tiêu đề chuẩn cho tùng thư (Series name authority headings) (130) ………..…. .58 - iii -
  8. 4.9. Tiêu đề chuẩn cho nhan đề đồng nhất (Uniform title authority heading) (130) ….…… 60 4. 9. 1. Tài liệu thánh thư, thí dụ kinh thánh có nhan đề đồng nhất trong Trường 130 và 630 (Uniform title for Sacred books) ……………………… 61 4 .9. 2. Nhan đề đồng nhất cho cùng một tài liệu nhưng có nhiều ấn bản với nhiều ngôn ngữ …………………………………………………………… 66 PHẦN 5 : KHUÔN THỨC MARC 21 DÙNG CHO TIỀU ĐỀ CHUẨN VÀ TIỀU ĐỀ CHỦ ĐỀ LC (MARC 21 Format For Subject Authority and LC Subject Headings) ………………………. 70 5. Biểu ghi Tiêu đề chuẩn là gì? (What is an authority record?) ……………………….. 70 5.1. MARC 21 và Tiêu đề chủ đề chuẩn (MARC 21 and Subject Authority) ………….. 71 5. 1. 1. Tiêu đề tên người (Heading – Personal name) (100) ……………………… 74 5. 1. 2. Tiêu đề tên hội đoàn (Heading – Corporate name) (110)………………….. 83 5. 1. 3. Tiêu đề tên hội nghị (Heading – Conference name) (111)…………………. 91 5. 1. 4. Tiêu đề nhan đề đồng nhất (Heading – Uniform title) (130)……………….. 94 5. 1. 5. Tiêu đề - Từ chỉ định thời gian (Heading – Chronological term) (148)………………………………………………………………………. 98 5. 1. 6. Tiêu đề - Từ chỉ định đề tài (Heading – Topical term) (150)……………….. 99 5. 1. 7. Tiêu đề - Từ chỉ định địa lý (Heading – Geographical term) (151)………. 102 5. 1. 8. Tiêu đề - Từ chỉ định thể loại/hình thức (Heading – Genre/Form Term) 155…………………………………………………………………….. 109 5. 1. 9. Tiêu đề - Tiểu phân mục tổng quát (Heading – General Subdivision) (180) ……………………………………………………………. 110 5. 1. 10. Tiêu đề - Tiểu phân mục địa lý (Heading – Geographic subdivision) (181)…………………………………………………………….. 114 5. 1. 11. Tiêu đề - Tiểu phân mục thời gian (Heading – Chronological subdivision) (182………………………………………………………………117 5. 1. 12. Tiêu đề - Tiểu phân mục hình thức (Heading – Form subdivision) (185)…………………………………………………………….. 120 5. 2. Tham chiếu và Tiêu đề chủ đề chuẩn LC (References and LC Authotity) ……. 122 5. 2. 1. Tham chiếu Dùng cho/Xem từ kê dẫn tiêu đề – Tên người (Used for/See from tracing – Personal name) (400)……………………………………………… 124 5. 2. 1. 1 : Tìm tiêu đề chuẩn trong Hồ sơ Tiêu đề chuẩn của LC: ......................126 5. 2. 1. 2. Tìm tài liệu có trong Thư mục trực tuyến của LC (Searching LC Online Catalog) .......................................................................131 5. 2. 2. Tham chiếu Dùng cho/Xem từ kê dẫn tiêu đề – Tên hội đoàn (Used for/See from tracing – Corporate name) (410) …………………………………………. 133 5. 2. 3. Tham chiếu Dùng cho/Xem từ kê dẫn tiêu đề – Tên hội nghị (Used for/See from tracing – Conference name) (411)………………………………………… 137 5. 2. 4.Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề (Từ chỉ định đề tài) (See from tracing (Topical term) (450) ………………………………………………………………….. 140 5. 2. 5. Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề địa danh (See from tracing (Geographic name) (451) …………………………………………………………………………… 142 5. 2. 6. Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề thể loại/hình thức (See from tracing (Genre/form subdivision)) (451)……………………………………………………... 147 5. 2. 7. Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề TPM tổng quát (See from tracing (General subdivision)) (480) ………………………………………………………… 148 - iv -
  9. 5. 2. 8. Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề TPM địa lý (See from tracing (Geographic subdivision)) (481) ………………………………………………………..150 5. 2. 9. Tham chiếu Xem từ kê dẫn tiêu đề TPM thời gian (See from tracing (Chronological subdivision) (482) ………………………………………………………154 5. 2. 10. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề TPM hình thức (See also from tracing (Form subdivision)) (485) ……………………………………………….. 155 5. 2. 11. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (Từ chỉ thời gian) (See also from tracing (Topical term)) (550) …………………………………………………….. 158 5. 2. 12. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (Địa danh) (See also from tracing (Geographic name)) (551) ……………………………………………………. 158 5. 2. 13. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (TPM tổng quát) (See also from tracing (General subdivision)) (580) ……………………………………… 161 5. 2. 14. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (TPM địa lý)(See also from tracing (Geographic subdivision)) (581) ……………………………………………. 163 5. 2. 15. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (TPM thời gian) (See also from tracing (Chronological subdivision)) (582) ……………………………………. 165 5. 2. 16. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (TPM thời gian) (See also from tracing (Chronological subdivision)) (582) ....................................................166 5. 2. 17. Tham chiếu Xem thêm từ kê dẫn tiêu đề (TPM hình thức) (See also from tracing (Form subdivision)) (585)……………………………………………….. 167 5. 3. Thông tin về ghi chú tổng quát của MARC 21 (MARC 21 General Note Information)… 168 5. 3. 1. Ghi chú tổng quát dùng nội bộ (L) (Nonpublic General Note) (667) ……………….169 5. 3. 2. Ghi chú về nguồn thông tin tìm thấy và sử dụng (L) (Source Data Found) (L) (670)………..………………………………………………………………. 170 5. 3. 3. Ghi chú về nguồn thông tin không tìm thấy (Source Data Not Found) (675).……………………………………………………………………………. 171 5. 3. 4. Ghi chú tổng quát để công bố (L) (Public General Note) (680) …………………… 171 5 . 3. 5. Ghi chú về thí dụ của chủ đề được dùng trong kê dẫn tiêu đề (Subject Example Tracing Note (681) ………………………………………………. 174 PHẦN 6. THƯ TỊCH TÀI LIỆU THAM KHẢO (REFERENCES) …..……………………………….. 177 PHẦN 7. TÀI LIỆU THỰC TẬP (MATERIALS FOR PRACTICUM) …………….……………….. 179 PHẦN 8. PHỤ LỤC (APPENDICES) A. Lâm Vĩnh-Thế “Tiêu Đề Đề Mục Trong Công Tác Biên Mục Và Hệ Thống LCSH,” bài thuyết trình được đọc tại Hội thảo toàn quốc về “Xây Dựng và Áp Dụng Subject Headings” do Thư Viện Quốc Gia chủ trì và diễn ra tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP. HCM vào ngày 5/01/2009. http://leaf-vn.org/LCSH-LamVinhThe-Rev.pdf B. Thomas Mann. “Tiêu đề “Việt Nam” trong Bảng Tiêu Đề Đề Mục của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.” http://leaf-vn.org/Thomas-Mann-TDDM-UVN.html -v-
  10. LỜI NÓI ĐẦU Tháng 3 năm 1998, một trong hai người soạn tài liệu nầy, ông Lâm Vĩnh Thế, lúc đó đang giữ chức vụ Trưởng Ban Biên Mục của Thư viện Trường Đại Học Sas- katchewan, Canada, đã đến Hà Nội để tham dự một hội nghị quốc tế về Công nghệ thông tin lần thứ 10 (NIT ’98 : 10th International Conference [on] New Information Tech- nology” tổ chức vào hai ngày 24-26 tháng 3 năm 1998. Tuy hội nghị đã bị hủy bỏ vào giờ chót, một Hội thảo thu nhỏ quốc tế cũng đã được tổ chức tại Thư Viện Quốc Gia vào ngày 24-03-1998, và ông Lâm Vĩnh Thế cũng đã có dịp thuyết trình về đề tài: “Library Development in Vietnam : Urgent Needs for Standardization.” (xem tr. 141-148 kỷ yếu “NIT ’98 : 10th International Conference [on] New Information Technol- ogy : March 24-26, 1998”, Hanoi, Vietnam. Proceedings / edited by Ching-chih Chen. West Newton, Mass. : MicroUse Information, 1998); bài thuyết trình nầy cũng có thể truy dụng tại URL sau đây: http://www.leaf-vn.org/libdev.html; bản dịch ra Việt ngữ “Vấn đề phát triển thư viện tại Việt Nam : chuẩn hóa là điều khẩn thiết nhất,” dịch giả: Phạm Thị Lệ-Hương, có thể truy dụng tại URL sau đây: http://www.leaf-vn.org/ StandardizationUVN.htm). Trong bài thuyết trình nầy, tác giả kêu gọi cộng đồng thư viện Việt Nam thực hiện các tiêu chuẩn cần thiết cho công tác chuyên môn trong thư viện, cụ thể là các chuẩn AACR2 (Anglo-American Cataloging Rules, 2nd Edition), Li- brary of Congress Subject Headings (LCSH) và MARC. Sau đó, chuẩn AACR2 rút gọn (The Concise AACR2 của tác giả Michael Gorman) cũng đã được hai dịch giả Lâm Vĩnh-Thế và Phạm Thị Lệ-Hương dịch ra Việt ngữ với nhan đề Bộ Quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988 xuất bản năm 2002 và 1800 bản được chuyển về để biếu cho cộng đồng thư viện Việt Nam vào năm 2003, dưới sự bảo trợ của Hội Hỗ Trợ Thư Viện và Giáo Dục Việt Nam = The Library and Education Assistance Foundation for Vietnam, gọi tắt là LEAF-VN). Mùa Hè năm 2004, ba khóa tập huấn về AACR2 đã được tổ chức tại Việt Nam (2 tại Hà Nội và 1 tại TP Hồ Chí Minh); phụ trách giảng dạy là Cô Phạm Thị Lệ-Hương và bà Ngọc Mỹ Guidarelli, hai thành viên của hội LEAF-VN, và đã phân phối 800 CD tài liệu “Cẩm nang hướng dẫn sử dụng Bộ quy tắc biên mục Anh-Mỹ rút gọn, 1988” do hai giảng viên này biên soạn. Trong tài liệu này hai giảng viên cũng kêu gọi và cỗ vũ việc thiết lập “Tiêu đề chuẩn Việt Nam” và đề nghị Thư Viện Quốc Gia đứng ra chủ trì việc làm này ngõ hầu tạo lập một “Bộ tiêu đề chuẩn Việt Nam” (Vietnam Authority File) dựa trên LC Authorities. Cẩm nang nầy có thể truy dụng tại URL sau đây: http://leaf-vn.org/AACR2-CamNang.html Cộng đồng thư viện Việt Nam cũng đã thực hiện việc chuyển dịch ra Việt ngữ hai chuẩn Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (bản rút gọn, ấn bản thứ 14) và MARC 21. Ngày 05 tháng 01 năm 2009, Thư Viện Quốc Gia đã tổ chức tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh một khóa Hội thảo toàn quốc về “Xây Dựng và Áp Dụng Subject Headings.” Ông Lâm Vĩnh Thế cũng đã gửi một bài thuyết trình về cho - vi -
  11. khóa hội thảo toàn quốc nầy; bài thuyết trình mang tên : “Tiêu đề đề mục trong công tác biên mục và hệ thống LCSH,” bài thuyết trình nầy có thể truy dụng tại URL sau đây: http://www.leaf-vn.org/LCSH-LamVinhThe-Rev.pdf. Sự thành công của hội thảo toàn quốc đã khích lệ tinh thần rất nhiều đối với các quản thủ thư viện trong và ngoài nước Việt Nam. Hội LEAF-VN quyết định đóng góp vào nỗ lực chuẩn hoá nghiệp vụ căn bản này, và chỉ định hai hội viên Lâm Vĩnh- Thế và Phạm Thị Lệ-Hương phụ trách việc soạn thảo tài liệu để dùng trong khoá huấn luyện giúp các đồng nghiệp ở Việt Nam làm quen với công cụ chuẩn nổi tiếng của ngành biên mục đề mục tại Hoa Kỳ và bắc Mỹ, đó là Library of Congress Subject Headings (Hệ thống Tiêu đề chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ). Để sửa soạn tài liệu cho khóa huấn luyện nầy các soạn giả đã nhận được những giúp đỡ cụ thể của quý vị đồng nghiệp tại Thư viện Quốc Gia, Thư viện Khoa Học Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh, Thư viện Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, TP HCM, Thư viện Viện Việt Học, West- minster, California. Chúng tôi chân thành ghi nhận những trợ giúp quý báu này của các đồng nghiệp tại Việt Nam. Đây là một sự hợp tác chặt chẽ giữa các đồng nghiệp ngành thư viện của Việt Nam với các quản thủ thư viện người Việt tại nước ngoài, với mục đích nâng cao phẩm chất và chuẩn hoá nghiệp vụ thư viện Việt Nam ngõ hầu hòa nhập với cộng đồng thư viện thế giới. Tài liệu nầy được soạn thảo để sử dụng cho các khóa huấn luyên do Hội LEAF- VN phụ trách với sự bảo trợ và tổ chức của Hội Thư Viện Việt Nam và Thư Viện Quốc Gia Việt Nam. Trong khi soạn thảo tài liệu huấn luyện các soạn giả đã sử dụng các sách trong thư viện, tài liệu trên Internet, và việc viết ra tài liệu nầy có thể có lỗi không thể tránh được, nó chỉ được tìm thấy trong lúc phụ trách việc giảng dạy trong khóa huấn luyện, do đó các soạn giả xin chịu trách nhiệm về những lỗi nầy và sẽ xin bổ chính sau để niêm yết trên trang nhà của Hội LEAF-VN (http://www.leaf-vn.org). Hai khóa huấn luyện về Library of Congress Subject Headings cho cộng đồng thư viện Việt Nam sẽ được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào các tháng 11 và 12 năm 2009, và chúng tôi hy vọng rằng nỗ lực của Hội LEAF-VN, của Thư Viện Quốc Gia Việt Nam, và của Hội Thư Viện Việt Nam sẽ giúp nâng cao phẩm chất nghiệp vụ của các đồng nghiệp trong cộng đồng thư viện Việt Nam. Ngày 1 tháng 3 năm 2009 Soạn giả Lâm Vĩnh-Thế & Phạm Thị Lệ-Hương - vii -
  12. HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS SYSTEM) ***** PHẦN MỞ ĐẦU ĐỊNH NGHĨA TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ Tiêu Đề Chủ Đề (TĐCĐ) là cụm từ được sử dụng để dịch cụm từ tiếng Anh Subject Heading theo quyết định chung của cuộc Hội thảo toàn quốc về “Xây Dựng và Áp Dụng Subject Headings”,do Hội Thư Viện Việt Nam, Thư Viện Quốc gia, Vụ Thư Viện, Liên Chi Hội Thư Viện Đại Học Phía Nam và Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP. HCM đồng tổ chức. Hội thảo do Thư Viện Quốc Gia chủ trì và diễn ra tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP. HCM vào ngày 5 tháng 01 năm 2009. Heading: Theo Từ điển Webster’s New Complete Dictionary (New York : SMITHMARK, 1995), ở trang 239, từ Heading có 2 nghĩa; nghĩa thứ 2 được ghi ra như sau: “something that forms or serves as a head.” Theo Từ Điển Anh-Việt = Eng- lish – Vietnamese Dictionary / Trần Kim Nở [và những người khác]. New 3rd ed. 1993 (Hà Nội ; TP Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 1993), ở trang 937, từ Heading được dịch là Tiêu đề, đề mục. Subject: Theo Từ điển Webster’s New Complete Dictionary (New York : SMITHMARK, 1995), ở tr. 513, từ Subject có tất cả 5 nghĩa khác nhau; nghĩa thứ 4 được ghi ra như sau: “the person or thing discussed or treated, với 2 từ đồng nghĩa là TOPIC, THEME. Theo Từ Điển Anh-Việt = English – Vietnamese Dictionary / Trần Kim Nở [và những người khác]. New 3rd ed. 1993 (Hà Nội ; TP Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 1993), ở trang 2075, từ Subject có tất cả 5 nghĩa; nghĩa thứ 1 được dịch là Chủ đề, đề tài, đối tượng. Do đó cụm từ Subject Heading có thể dịch là Tiêu đề chủ đề. Theo cuốn từ điển ODLIS: Online Dictionary for Library and Information Science của Joan M. Reitz, có thể truy dụng tại URL sau đây: http://lu.com/odlis/, cụm từ Sub- ject heading được định nghĩa như sau: “The most specific word or phrase that de- scribes the subject, or one of the subjects, of a work, selected from a list of preferred terms (controlled vocabulary) and assigned as an added entry in the bibliographic re- cord to serve as an access point in the library catalog = Một từ hay cụm từ cụ thể nhứt mô tả chủ đề, hay một trong các chủ đề, của một tác phẩm, được chọn ra từ một danh mục những từ chọn lọc (từ vựng có kiểm soát) và được sử dụng như là một dẫn mục phụ [tiểu dẫn phụ, tiêu đề bổ sung] trong một biểu ghi thư tịch để đóng vai trò của một điểm truy dụng trong một mục lục thư viện.” ***** -1-
  13. PHẦN 1 LÝ THUYẾT TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ 1.1. Biên Mục Mô Tả và Biên Mục Chủ Đề Công tác biên mục gồm hai phần khác hẳn nhau: 1) biên mục mô tả, dựa vào chuẩn AARC2, cung cấp những thông tin về hình thức của tài liệu, thí dụ như tên tác giả, tên của tài liệu (nhan đề), tên nhà xuất bản, năm xuất bản, ấn bản, số tiêu chuẩn quốc tế, vv; và, 2) biên mục chủ đề giới thiệu nội dung của tài liệu. Thành quả của công tác biên mục là một biểu ghi thư tịch cho tài liệu được làm biên mục. Biểu ghi thư tịch chính là một lộ đồ để giúp cho người sử dụng thư viện tìm đến được tài liệu mà họ cần. Lộ đồ nầy bao gồm tất cả những yếu tố cần thiết về hình thức lẫn nội dung của tài liệu. Tất cả những yếu tố nầy sẽ đóng vai trò của những điểm truy dụng để đưa người sử dụng đến tài liệu. Trong Khóa Huấn Luyện nầy, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu về Công Tác Biên Mục Chủ Đề. Trong công tác biên mục chủ đề, biên mục viên sẽ thực hiện hai tác vụ căn bản như sau:  Xác định chủ đề của tài liệu  Chọn một hay nhiềuTĐCĐ, dựa vào một bảng TĐCĐ chuẩn, để đưa vào biểu ghi thư tịch 1.2. Công Tác Biên Mục Chủ Đề và Công Tác Phân Loại Tuy cùng nhắm chung một hướng là cung cấp cho người sử dụng thư viện thông tin về nội dung của tài liệu, và do đó bổ túc cho nhau, hai công tác nầy hoàn toàn khác nhau trong cách thực hiện cũng như sử dụng những chuẩn khác nhau. Trong công tác phân loại, dựa trên các hệ thống phân loại chuẩn như Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Dewey (Dewey Decimal Classification, hay gọi tắt là DDC), Hệ Thống Phân Loại Thập Phân Quốc Tế (Universal Decimal Classification, hay gọi tắt là UDC), hay Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Classification, hay gọi tắt là LCC) v.v., phân loại viên chọn ra một số phân loại, sau đó thêm vào các ký hiệu khác (như số cho tên tác giả, năm xuất bản, v.v.) nhằm tạo ra một ký hiệu dùng để xếp giá cho tài liệu đang được làm biên mục. Mỗi một tài liệu chỉ có một ký hiệu xếp giá mà thôi. Ngay cả khi tài liệu đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, phân loại viên cũng phải quyết định chọn chủ đề nào là chính yếu nhứt để lấy số phân loại, và loại bỏ các chủ đề kia. “Do đó công tác phân loại thường được xem như là phương pháp cung cấp truy cập nội dung của tài liệu theo một đường thẳng (linear approach), chỉ đưa độc giả đến một điểm trên con đường thẳng đó.” (Lâm Vĩnh Thế, Tiêu Đề Đề Mục Trong Công Tác Biên Mục Và Hệ Thống LCSH,” bài thuyết trình được đọc tại Hội thảo toàn quốc về “Xây Dựng và Áp Dụng Subject -2-
  14. Headings” đã nói bên trên, tr. 4) [Độc giả có thể truy cập bài này tại địa chỉ URL này: http://leaf-vn.org/LCSH-LamVinhThe-Rev.pdf ] Công tác biên mục chủ đề thì khác hẳn. Trước hết, dụng cụ làm việc của các biên mục viên là các bảng liệt kê TĐCĐ chuẩn như là Sears List of Subject Headings (thường được gọi tắt là bảng Sears), hoặc Library of Congress Subject Headings (thường được gọi tắt là LCSH) ở Hoa Kỳ, hay Canadian Subject Headings và Réper- toire de vedettes-matière (thường được gọi tắt là RVM; là một bảng TĐCĐ tiếng Pháp, có thể truy dụng trực tuyến tại URL nầy: http://www.collectionscanada.gc.ca/rvm/index- e.html ) ở Canada, v.v. Biên mục viên có thể chọn một hay nhiều TĐCĐ để giới thiệu những chủ đề khác nhau được đề cập, thảo luận trong tài liệu. “Do đó công tác biên mục đề mục thật sự cung cấp phương pháp truy cập nội dung tài liệu theo lối đa chiều (multi-dimensional approach), vì nó giúp độc giả thấy được nội dung đa dạng của tài liệu.) (Lâm Vĩnh Thế, Tiêu Đề Đề Mục Trong Công Tác Biên Mục Và Hệ Thống LCSH, tài liệu đã trích dẫn bên trên, tr. 4). Hệ thống phân loại nghiêng về sắp xếp tài liệu hơn là truy dụng tài liệu. Nó cung cấp cho thư viện một phương thức sắp xếp và lưu trữ tài liệu rất lô-gích. Tuy nhiên giới hạn của số phân loại là tự bản thân nó, với các ký hiệu, đã mang tính “nhân tạo,” người sử dụng thư viện nói chung ít có khả năng nắm vững ý nghĩa của con số phân loại. Ngược lại, TĐCĐ ngay tự bản thân chính là một dụng cụ để truy dụng tài liệu. Nó lại sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, và toàn bộ danh mục các TĐCĐ lại được sắp xếp theo mẫu tự nên rất gần gũi với người sử dụng thư viện. Người ta nghĩ đến một đề tài như thế nào trong đầu thì cứ dùng ý niệm (concept) đó, hoặc cái từ (term) có sẵn trong đầu để tiến hành việc truy dụng tài liệu trong mục lục. Trong Khóa Huấn Luyện nầy, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu hệ thống TĐCĐ chuẩn quan trọng nhứt của Bắc Mỹ: chuẩn LCSH. ****** -3-
  15. PHẦN 2 HỆ THỐNG TIÊU ĐỀ CHỦ ĐỀ CỦA THƯ VIỆN QUỐC HỘI HOA KỲ (LIBRARY OF CONGRESS SUBJECT HEADINGS) 2.1. Lịch sử 2.1.1. Các giai đoạn phát triển Việc sử dụng TĐCĐ trong các thư viện tại Hoa Kỳ đã có từ giữa thế kỷ thứ 19. Ông Charles Ammi Cutter (1937-1903), một trong những nhà thư viện học tiên phong của Hoa Kỳ, đã hệ thống hoá các tiêu chuẩn về TĐCĐ trong cuốn sách kinh điển của ông, Rules for a dictionay catalog (xuất bản lần đầu tiên dưới tựa đề “Rules for a printed dictionary catalogue,” trong cuốn Public libraries in the United States of Amer- ica, do Government Printing Office ấn hành tại Washington, D.C. vào năm 1876; ấn bản thứ 4 là ấn bản cuối cùng ra đời năm 1904; sau đó đã được Hội Thư Viện Anh Quốc in lại vào năm 1972). Rất nhiều thư viện công cộng tại Hoa Kỳ đã chấp nhận hình thức mục lục từ điển theo sự cổ vũ của ông Cutter. Trong mục lục theo lối từ điển nầy, tất cả các phiếu mục lục đều được xếp chung theo một thứ tự mẫu tự duy nhứt. Dĩ nhiên, trong các loại phiếu mục lục nầy có cả những phiếu có mang TĐCĐ. Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress, sau đây sẽ gọi tắt là LC), tuy lúc đó chưa chấp nhận lối mục lục từ điển nầy của ông Cutter nhưng từ lâu vẫn sử dụng TĐCĐ trong mục lục của họ. LC tiếp tục tạo ra ngày càng nhiều những TĐCĐ mới theo với đà phát triển của bộ sưu tập, dựa trên những tiêu chuẩn mà ông Cutter đã hệ thống hóa. Sau khi dọn vào cơ sở mới vào năm 1897 (và chính thức mở cửa cho công chúng vào ngày 1 tháng 11 năm 1897; độc giả có thể đọc trực tuyến sơ lược lịch sử của LC tại URL nầy: http://www.loc.gov/about/history.html), các vị điều hành LC có hai quyết định quan trọng. Thứ nhứt, vào cuối năm 1897, họ quyết định tạo ra một hệ thống phân loại mới để sắp xếp tài liệu trong thư viện; đó là Hệ Thống Phân Loại của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (Library of Congress Classification, sau đây sẽ gọi tắt là LCC). Quyết định thứ nhì, vào năm sau 1898, là áp dụng lối mục lục từ điển của ông Cutter. Vào năm 1899, lần đầu tiên một vị quản thủ thư viện chuyên môn, ông Herbert Putnam, lúc bấy giờ đang là Thư Viện Trưởng của Thư Viện Công Cộng Thành Phố Boston, và vừa đắc cử chức vụ Chủ Tịch Hội Thư Viện Hoa Kỳ, được Tổng Thống Hoa Kỳ William McKinley (1843-1901; Tổng Thống thứ 25 của Hoa Kỳ, 1897-1901) bổ nhiệm làm Quản Thủ Thư Viện của LC (Librarian of Congress). Ông đảm nhiệm chức vụ nầy trong suốt 40 năm (1899-1939) và đã biến LC thật sự thành một “thư viện quốc gia” của Hoa Kỳ, chứ không phải chỉ đơn thuần là thư viện của Quốc Hội mà thôi. Không những cố gắng phát triển bộ sưu tập của LC, ông Putnam còn đặc biệt chú trọng đền việc phát triển việc cung cấp dịch vụ cho các thư viện trên toàn quốc. Vào cuối năm 1901, LC trở thành thư viện đầu tiên tại Hoa Kỳ với sưu tập đạt đến con số -4-
  16. một triệu cuốn. Cũng trong năm nầy, LC bắt đầu in và bán ra các phiếu mục lục (printed catalog cards) cho tất cả thư viện nào cần và muốn mua. Do dịch vụ nầy, càng ngày càng có nhiều thư viện sử dụng các TĐCĐ của LC, và đưa đến yêu cầu xuất bản một danh mục của những TĐCĐ nầy. Ấn bản đầu tiên của danh mục nầy mang tên Subject Headings Used in the Dictionary Catalogues of the Library of Congress và được xuất bản vào năm 1914. Đến ấn bản thứ 8, năm 1975, danh mục nầy bắt đầu mang tên mới cho đến ngày hôm nay: Library of Congress Subject Headings. 2.1.2. Các ấn bản Sau đây là danh sách liệt kê một số ấn bản tiêu biểu với những nét đặc thù: (Chan, Lois Mai, Library of Congress Subject Headings: principles and application. Ấn bản lần 4. Wesport, Conn.: Libraries Unlimited, 2005. Tr. 7-8) 1914 (Ấn bản đầu tiên): gồm có toàn bộ danh mục TĐCĐ với các tham chiếu Xem (See) và Xem Thêm (See Also) 1943 (Ấn bản lần thứ 4): gồm thêm một danh mục riêng rẽ cho các tham chiếu Từ (Refer from) 1948 (Ấn bản lần thứ 5): chính thức đưa các tham chiếu Từ (Refer from) vào danh mục TĐCĐ; giới thiệu lần đầu tiên các ký hiệu cho từng loại tham chiếu 1966 (Ấn bản lần thứ 7): lần đầu tiên được ấn hành bằng cách sử dụng một hệ thống tự động hóa, giúp cho việc tạo ra các phụ trương (supplements) được dể dàng hơn 1975 (Ấn bản lần thứ 8): đổi tên thành Library of Congress Subject Headings – LCSH; bao gồm một bài dài giới thiệu cách sử dụng các Tiểu phân mục (Subdivisions) và một danh mục riêng của các Tiêu Đề dành cho sách nhi đồng (Headings for children’s literature) 1986 (Ấn bản lần thứ 10): lần đầu tiên danh mục cũng được ấn hành dưới dạng điện tử mang tên là SUBJECTS, bây giờ là một bộ phận của cơ sở dữ liệu tiêu đề chuẩn gọi là Library of Congress Authorities 1988 (Ấn bản thứ 11): xuất bản hàng năm kể từ ấn bản nầy. 2.1.3. Hiện trạng Hiện nay, cả LCSH và LCC (Library of Congress Classification -- Hệ Thống Phân Loại của LC) đều có thể truy dụng trực tuyến (online access) trên mạng Classifi- cation Web của LC. Về ấn bản in trên giấy, LCSH hiện nay gồm tất cả 6 quyển, bìa bằng giấy bồi cứng màu đỏ, do đó thường được cộng đồng thư viện Hoa Kỳ gọi chung là “the Red Books.” [“Sách màu đỏ.”] Ấn bản mới nhứt là Ấn bản thứ 31 (2008-2009), gồm tất cả 6 (sáu) quyển; quyển thứ 6 mới thêm vào mang nhan đề là "Supplemental Vocabu- laries" gồm có 3 phần là : 1) các Tiểu phân mục phù động tự do (Free-floating subdivi- sions), 2) Tiêu đề thể loại / hình thức (Genre / form headings), và, 3) Tiêu đề cho sách nhi đồng (Children's subject headings); quyển nầy có thể đặt mua riêng , ở địa chỉ Internet sau đây: http://www.loc.gov/cds/ -5-
  17. Vì sự phát triển của bộ sưu tập của LC nói chung và của LCSH nói riêng là liên tục với rất nhiều TĐCĐ được tu chính, cũng như những TĐCĐ mới được các biên mục viên chủ đề (subject catalogers) của LC cấu tạo ra hàng ngày, LC đã ấn hành thêm một số ấn phẩm phụ sau đây để hỗ trợ cho việc sử dụng LCSH: (Chan, tài liệu đã dẫn, tr. 8; Taylor, Arlene G. Wynar’s Introduction to cataloging and classification. Ấn bản lần 9. Englewood, Colo.: Libraries Unlimited, 2000. Tr. 355). LCSH Weekly Lists: cung cấp các TĐCĐ mới và các TĐCĐ đã được tu chính; có thể truy dụng trực tuyến tại URL sau đây: http://www.loc.gov/aba/cataloging/subject/weeklylists/ Cataloging Service Bulletin (CSB): ấn hành mỗi ba tháng, cung cấp thông tin về TĐCĐ mới, TĐCĐ được tu chính, danh mục những TĐCĐ cho các chủ đề đang được mọi người quan tâm, và những thay đổi về chính sách, về TĐCĐ, và về tiểu phân mục [Truy cập miễn phí tại: http://www.loc.gov/cds/PDFdownloads/csb/index.html ] Subject Headings Manual : ấn hành lần đầu tiên vào năm 1984, dưới hình thức những tờ rời (loose-leaf), cung cấp thông tin về những quy tắc hướng dẫn biên mục viên của LC trong việc ấn định TĐCĐ; ấn bản mới nhứt được ấn hành trong năm 2008; cập nhật (updates) mỗi 6 tháng Free-Floating Subdivisions : An Alphabetical Index: ấn hành mỗi năm một lần, cung cấp danh mục của tất cả những tiểu phân mục phù động tự do tức là những tiểu phân mục có thể dùng chung với bất cứ TĐCĐ nào Library of Congress Subject Headings : Principles of Structure and Policies for Applications : Annotated Version : như nhan đề đã ghi rõ, ấn phẩm này tập trung cung cấp tất cả các thông tin về các nguyên tắc và chính sách của LC liên quan đến vấn đề TĐCĐ, trích ra từ các tài liệu chính thức của LC. Subject Headings Manual, 2008 Free-Floating Subdivisions, 2009 -6-
  18. Library of Congress Subject Headings : Principles of Library of Congress Subject Headings — Structure and Policies for Application. 1990 “The Red Book” — Photo by LienHuong Fiedler Gần đây nhất, kể từ ngày 30-4-2009, LC đã cho phép truy dụng LCSH miễn phí tại URL sau đây: http://id.loc.gov. Không những thế, LC còn cho phép người sử dụng được hạ tải (download) toàn bộ LCSH (vào khoảng hơn 32 MB trong môt hồ sơ nén -- zip file--; sau khi mở ra (unzip file) thì hồ sơ nầy sẽ trên 347 MB) vào máy điện toán của mình để sử dụng. Tuy nhiên đây chỉ là một hồ sơ dữ liệu (data file), được viết bằng ngôn ngữ XML, cần phải có một phần mềm ứng dụng (application program) mới có thể truy tìm (search, query) và hiển thị (display) được. 2.2. Những nguyên tắc căn bản Trong khoảng thời gian từ 1897 đến 1930, chịu ảnh hưởng của những tư tưởng chỉ đạo trong các tác phẩm của ông Charles A. Cutter và dưới sự điều khiển kế tiếp nhau của hai vị Trưởng Khối Biên Mục (Head, Cataloging Division) James M.C. Han- son và Charles Martel, các nguyên tắc về việc thiết lập TĐCĐ của LC dần dà được định hình. Ảnh hưởng của ông Cutter chỉ được LC công nhận một cách bán chính thức trong một bài viết vào năm 1970 của ông Richard S. Angell, lúc đó là Trưởng Khối Biên Mục Chủ Đề (Chief, Subject Cataloging Division), như sau: (Chan, tài liệu đã dẫn, tr. 6) “The final formulation of Cutter’s objectives and rules was taking place at the same time that the Library of Congress was expanding and reorganizing the collec- tions at the turn of the century. His work had a considerable influence on the founders of the Library of Congress catalog = Việc định hình cuối cùng của những mục tiêu và quy tắc của ông Cutter diễn ra cùng một thời gian với việc Thư Viện Quốc Hội mở rộng và tổ chức lại các sưu tập vào đầu thế kỷ. [ghi chú thêm của người viết: đây là đầu thế kỷ 20] Tác phẩm của ông đã có một ảnh hưởng đáng kể đối với các vị đã xây dựng thư mục của Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.” LCSH được xây dựng trên các nguyên tắc căn bản sau đây: -7-
  19. 2.2.1. Nguyên tắc dựa trên sự phát triển của sưu tập (Literary warrant) Đây là một đặc điểm của LCSH. Ngay từ khởi đầu, các nhà lãnh đạo của LC, trong khi tiến hành xây dựng LCSH (cũng như LCC), đã quyết định chọn nguyên tắc chỉ đạo căn bản và quan trọng nầy: các TĐCĐ sẽ được tạo ra hoàn toàn dựa trên sự hiện hữu của các tài liệu trong sưu tập của LC. Điều nầy có nghĩa là LC không tạo ra sẵn một danh mục đầy đủ các TĐCĐ dựa trên hệ thống kiến thức chung của nhân loại (theo kiểu như hệ thống phân loại DDC), rồi sau đó sẽ sử dụng các TĐCĐ trong danh mục nầy trong công tác biên mục chủ đề. Trái lại, danh mục TĐCĐ của LC (sau nầy sẽ trở thành LCSH) được hình thành dần dần với sự phát triển của bộ sưu tập của LC. Do nguyên tắc nầy, LCSH mang 2 khuyết điểm rõ rệt: 1) Thiếu tính nhất quán (inconsistent) trong hệ thống TĐCĐ; điều nầy đã được LC xác nhận trong Lời Tựa của ấn bản lần thứ tư của LCSH (1943); ông David Judson Haykin, lúc đó là Trưởng Khối Biên Mục Chủ Đề của LC (Chief, Subject Cataloging Division) đã viết như sau: “The failures in logic and consistency are, of course, due to the fact that headings were adopted in turn as needed, and that many minds participated in the choice and estab- lishment of headings. = Dĩ nhiên, các thất bại không đạt được tính lô-gích và nhất quán là do sự kiện các tiêu đề đã được chọn tuần tự tùy theo nhu cầu, và quá nhiều người đã tham gia vào việc chọn lựa và xây dựng các tiêu đề.” 2) Hệ thống LCSH mang nặng tính “Mỹ” vì LC, trên thực tế là “thư viện quốc gia” của Hoa Kỳ, và vì thế sưu tập của LC gồm tuyệt đại bộ phận là các ấn phẩm của Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, khuyết điểm nầy được sửa chữa phần nào nhờ dự án SACO (Subject Authority Cooperative Program - http://www.loc.gov/catdir/pcc/saco/) của chương trình PCC (Program for Cooperative Cataloging - http://www.loc.gov/catdir/pcc/), qua đó các thư viện tham gia vào dự án đã đóng góp thêm vào LCSH rất nhiều tiêu đề phản ảnh sưu tập của các thư viện đó. 2.2.2. Nguyên tắc dựa trên sự sử dụng của độc giả (User and usage) Nguyên tắc chỉ đạo thứ nhì của LCSH là nguyên tắc xem “độc giả là trọng tâm, là tiêu điểm = reader as the focus” của công tác biên mục. Một lần nữa ta thấy rõ ảnh hưởng của ông Cutter đối với các nhà lãnh đạo tiên phong của LC. Trong Lời Mở Đầu của ấn bản lần 4 (1904) của cuốn sách Rules for a Dictionary Catalog, ông Cutter đã viết như sau: “The convenience of the public is always to be set before the ease of the cataloger. = Tiện lợi cho công chúng phải được xếp trước tiện nghi của biên mục viên.” Từ “public = công chúng” phải được hiểu là độc giả, hay, trong ngôn ngữ hiện nay, là người sử dụng (user). Điều nầy có nghĩa là TĐCĐ được chọn phải phù hợp với suy nghĩ và thói quen của người sử dụng. Muốn làm được điều nầy thì biên mục viên cần phải trả lời được một loạt những câu hỏi như sau: người sử dụng là người như thế nào, có những nhu cầu gì, và cách họ tiếp cận mục lục (nhứt là mục lục chủ đề) ra sao. Trong các tác phẩm của ông, ông Cutter cho thấy có vẻ như ông nắm rất vững cách suy nghĩ và thói quen của độc giả của ông. Điều nầy chúng ta có thể tin được phần nào vì độc giả trong thời gian hoạt động của ông Cutter (giữa thế -8-
  20. kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20) chưa đạt đến trình độ phức tạp như người sử dụng hiện nay. Trong những thập niên gần đây đã có rất nhiều những cuộc nghiên cứu về người sử dụng cho từng loại hình thư viện, nhứt là từ khi có sự ra đời của mục lục điện tử trực tuyến. Tuy chưa có một cuộc nghiên cứu nào thật sự trả lời rõ ràng những câu hỏi nêu trên, nguyên tắc “độc giả là tiêu điểm” nầy vẫn tiếp tục được xem là kim chỉ nam trong công tác biên mục chủ đề. 2.2.3. Nguyên tắc về tiêu đề đồng nhứt (Uniform heading) Nếu hai nguyên tắc vừa kể trên mang tính chỉ đạo tổng quát về đường lối, chính sách thì nguyên tắc chỉ đạo thứ ba nầy nghiêng nặng về mặt thực tiễn nhiều hơn. Mục tiêu chính yếu của công tác biên mục chủ đề là tập trung lại dưới một TĐCĐ tất cả những tài liệu có trong thư viện bàn về cùng một chủ đề. Vì thế mỗi một chủ đề chỉ có thể được trình bày bằng một TĐCĐ mà thôi. Do đó, khi xây dựng các TĐCĐ, biên mục viên phải chọn để dùng làm TĐCĐ một hình thức duy nhứt trong tất cả những hình thức khác nhau của một ý niệm (concept) hay một từ (term):  các từ đồng nghĩa (synonyms) Thí dụ: Liberty và Freedom [Quyền tự do]  các dạng chính tả khác nhau của một từ Thí dụ: Catalog và Catalogue [Mục lục]  giữa các từ tiếng Anh và từ ngoại ngữ Thí dụ: Bonsai [Nghệ thuật bonsai]  giữa từ bình dân và từ khoa học Thí dụ: Butterflies và Lepidoptera [Bướm và sâu bọ cánh phấn]  giữa từ cổ và từ hiện tại Thí dụ: Computers và Electronic calculating-machines [Máy điện toán và Máy tính điện tử] Tất cả các hình thức không được sử dụng đều được làm tham chiếu để hướng dẫn người sử dụng đến hình thức đã được chọn làm TĐCĐ. 2.2.4. Nguyên tắc về tiêu đề duy nhứt (Unique heading) Nguyên tắc chỉ đạo nầy là một hệ luận từ nguyên tắc vừa nêu bên trên. Nếu mỗi chủ đề chỉ có thể được trình bày bằng một TĐCĐ mà thôi, thì, ngược lại, mỗi TĐCĐ cũng chỉ được sử dụng để trình bày một ý niệm hay một từ mà thôi. Nguyên tắc chỉ đạo nầy là để giải quyết vấn đề các từ đồng âm (homographs) nhưng dị nghĩa. Do đó các TĐCĐ thuộc loại nầy cần phải được làm rõ nghĩa bằng cách thêm nghĩa trong đấu ngoặc đơn; thí dụ: Cold và Cold (Disease) [Lạnh và Cảm lạnh]; Rings (Algebra) và Rings (Gymnastics) [Vòng (Đại số học) và Vòng (Thể dục dụng cụ) ] -9-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
29=>2